Tóm tắt các tác phẩm
1. Tóm tắt “Chuyện cũ trong phủ chú Trịnh”
Bài tuỳ bút ghi lại đời sống xa hoa vô độ của triều đình phong kiến thời vua Lê, chúa trịnh suy tàn, Thịnh Vương Trịnh Sâm chỉ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý, nên việc xây dựng đình đài cứ phải làm liên tục, việc phục dịch rất tốn kém, lãng phí. Bao nhiêu vật quý ở chốn nhân gian, chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu thứ gì.Bọn hoạn quan cung giám “nhờ gió bẻ măng” tha hồ nhũng nhiễu cướp bóc, doạ dẫm người dân để thu của, lấy tiền đến mức bà mẹ của tác giả cũng phải chặt đi những cây quý ở trong nhà để tránh khỏi bị vạ lây.
2. Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”
Chuyện kể về Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương đẹp người, đẹp nết được chàng Trương Sinh cưới về làm vợ. Gia đình đang yên ấm, hạnh phúc thì Trương Sinh phải đi lính. ở nhà Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ- Vũ Nương thanh minh, TS không nghe đã đánh mắng đuổi nàng đi. Nàng bèn trẫm mình tự vẫn ở bến sông Hoàng Giang. Nhờ cái bóng trên tường và qua lời bé Đản nói Trương Sinh rất hối hận nhận ra nỗi oan của Vũ Nương. Khi nhận được chiếc hoa vàng Phan Lang ở dưới Thuỷ cung đưa về. Trương Sinh đã lập đàn giải oan và xin Vũ Nương tha thứ. Nàng trở về từ biệt Trương Sinh rồi lại đi ngay.
1. Bằng lời kể của Trương Sinh hãy kể lại “chuyện người con gái Nam Xương”
- Khi kể chú ý: Giữ nguyên nội dung câu chuyện
- Sáng tạo bằng lời kể
- Chú ý đưa yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm nhân vật
VD
Tôi là Trương Sinh, được sinh ra trong một gia đình giàu có.cùng làng tôi có nàng Vũ Thị Thiết rất đẹp gái lại thuỳ mị nết na.Tôi thấy rất mến nàng nên đã xin mẹ bạc trăm đến xin hỏi cưới nàng về làm vợ.
Chú ý:- Miêu tả thái độ của Trương sinh khi nghe tin về vợ (qua lời bé Đản)
- Khi biết rằng vợ bị oan.
Tóm tắt các tác phẩm 1. Tóm tắt “Chuyện cũ trong phủ chú Trịnh” Bài tuỳ bút ghi lại đời sống xa hoa vô độ của triều đình phong kiến thời vua Lê, chúa trịnh suy tàn, Thịnh Vương Trịnh Sâm chỉ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý, nên việc xây dựng đình đài cứ phải làm liên tục, việc phục dịch rất tốn kém, lãng phí. Bao nhiêu vật quý ở chốn nhân gian, chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu thứ gì...Bọn hoạn quan cung giám “nhờ gió bẻ măng” tha hồ nhũng nhiễu cướp bóc, doạ dẫm người dân để thu của, lấy tiền đến mức bà mẹ của tác giả cũng phải chặt đi những cây quý ở trong nhà để tránh khỏi bị vạ lây. 2. Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” Chuyện kể về Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương đẹp người, đẹp nết được chàng Trương Sinh cưới về làm vợ. Gia đình đang yên ấm, hạnh phúc thì Trương Sinh phải đi lính. ở nhà Vũ Nương sinh con trai đặt tên là Đản. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ- Vũ Nương thanh minh, TS không nghe đã đánh mắng đuổi nàng đi. Nàng bèn trẫm mình tự vẫn ở bến sông Hoàng Giang. Nhờ cái bóng trên tường và qua lời bé Đản nói Trương Sinh rất hối hận nhận ra nỗi oan của Vũ Nương. Khi nhận được chiếc hoa vàng Phan Lang ở dưới Thuỷ cung đưa về. Trương Sinh đã lập đàn giải oan và xin Vũ Nương tha thứ. Nàng trở về từ biệt Trương Sinh rồi lại đi ngay.... Bằng lời kể của Trương Sinh hãy kể lại “chuyện người con gái Nam Xương” - Khi kể chú ý: Giữ nguyên nội dung câu chuyện - Sáng tạo bằng lời kể - Chú ý đưa yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm nhân vật VD Tôi là Trương Sinh, được sinh ra trong một gia đình giàu có...cùng làng tôi có nàng Vũ Thị Thiết rất đẹp gái lại thuỳ mị nết na...Tôi thấy rất mến nàng nên đã xin mẹ bạc trăm đến xin hỏi cưới nàng về làm vợ........ Chú ý:- Miêu tả thái độ của Trương sinh khi nghe tin về vợ (qua lời bé Đản) - Khi biết rằng vợ bị oan........ Kể lại cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung từ khi tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh Chú ý: - Khi nghe tin cấp báo quân Thanh đã kéo vào thành Thăng Long. Quang Trung lên ngôi Hoàng Đế ............ Thái độ của Quang Trung khi “thu quân” qua lời dụ quân sĩ.... kiểu bài phân tích tác phẩm Khái niệm Tác phẩm văn chương là những sản phẩm ra đời từ quá trình lao động và nghệ thuật của người nghệ sĩ. Phản ánh hiện thực cuộc sống, thông qua đó thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả Có ba dạng: Thơ, văn xuôi, kịch Phân tích tác phẩm. Tìm hiểu phân tích giá trị nghệ thuật để làm toát lên nội dung nhưng cần phải đặt trong mối quan hệ với tác giả và hoàn cảnh sáng tác Các bước làm bài Bước 1: Nắm vững thể loại và đặc điểm của từng thể loại Thơ Thơ là hình thức nghệ thuật cao quý (Sóng Hồng) Thơ là tiếng gọi đàn, tiếng gọi đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu (Tố Hữu) Thơ là người thư kí trung thành của trái tim( Nhà thơ Đức: Đuytel ) * đặc điểm của thơ Ngôn ngữ thơ rất hàm xúc: một từ, một hình ảnh, 1 ý thơ đều có nhiều nét nghĩa (đen/ bóng) có nhiều tầng nghĩa (cụ thể/trìu tượng) nhiều cung bậc cảm xúc. Nói về tính hàm xúc, nhà nghiên cứu văn học Trung Quốc Ngô... Phát nói: “Thơ phải được ý ngoài lời, lời trong thơ hàm xúc vô cùng thì mới là tôn chỉ của người làm thơ. Cho nên, ý thừa hơn lời tuy cạn mà vẫn sâu. Lời thừa hơn ý thì tuy công phu mà vẫn vụng. Còn như ý hết mà lời ....cũng hết thì không đáng là người làm thơ vậy” Từ ngữ trong thơ rất chọn lọc, độc đáo, gợi hình, gợi cảm, nhất là các từ láy Trong quá trình sáng tác, bên cạnh việc khai thác tứ thơ, các nhà thơ luôn dụng công mà trau truốt trong việc dùng từ để tìm được những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, độc đáo để sử dụng có hiệu quả. Các nhà thơ thiên tài thường sử dụng rất hiệu quả ngôn từ dân tộc, đặc biệt là từ láy ( Nguyễn Du là người sử dụng ngôn ngữ dân tộc rất thành công trong việc thể hiện các ...............) Nghệ thuật chọn từ trong thơ gọi là đúc chữ: “Hãy chọn trong ngàn cân quặng chữ để làm tìm ra một chữ mà thôi” ( Mai- a- cốp- xky) Thơ thể hiện ngữ âm, nội dung thông qua các biện pháp tu từ: tu từ từ vựng, tu từ ngữ âm Tu từ về ngữ âm: thể hiện trong các điệp âm, cách gieo vần tạo nên tính nhạc cho thơ, những vần thơ hay thường rất giàu tính nhạc, chủ yếu qua cách gieo vần. -Vần trong thơ thường được gieo theo chiều dọc Ví dụ: Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới xa Hoa trôi man mác biết là về đâu” Tu từ về từ vựng: Dùng nhiều nhất là ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ, tượng trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Trong thơ của Thanh Hải, Chế Lan Viên... Trong thơ thường dùng các điển tích, điển cố Nhịp điệu âm thanh trong thơ chính là việc ta có thể ngừng nghỉ hay ngân nga lúc đọc, lúc ngâm. Tiết tấu góp phần không nhỏ trong việc thể hiện cái thần của bài thơ Truyện Truyện là hình thức tự sự thông qua nhân vật, sự việc, hoàn cảnh để phản ánh bức tranh xã hội, gửi gắm thông điệp của tác giả lựơng thông tin phản ánh hiện thực trong truyện lớn hơn trong thơ Đặc điểm nổi bật: gần gũi với đời sống, tái hiện cuộc sống với tất cả các tính sinh động, phức tạp Đặc điểm của truyện: Tác phẩm truyện thường thể hiện tư tưởng thông qua cốt truyện, nhân vật. Cốt truyện là toàn bộ hệ thống các sự việc xảy ra trong truyện từ khi mở đầu đến khi kết thúc. Cốt truyện được coi là xương sống của tác phẩm, cốt lõi của chủ đề Nhân vật là linh hồn của truyện, là phương tiện để nhà văn thể hiện chủ đề.... + Nhân vật trung tâm + Nhân vật tư tưởng + Nhân vật chính + Nhân vật phụ + Nhân vật chức năng + Nhân vật chính diện + Nhân vật phản diện... .............. Kết cấu: Truyện được xây dựng theo một trình tự gọi là kết cấu. Có nhiều loại kết cấu. + Kết cấu chương hồi + Kết cấu theo thời gian + Kết cấu theo nhân vật, sự việc Ngôn ngữ: + Ngôn ngữ tác giả: là lời kể của tác giả hoặc lời bình luận + Ngôn ngữ nhân vật: Thượng xuất hiện khi nhân vật đối thoại hoặc độc thoại Bước 2: Xác định đề (Tuỳ yêu cầu của đề mà xác định cho chuẩn) Đọc kĩ đề, xác định đúng thể loại ( căn cứ vào các từ ngữ mà đề bài cho) chú ý những từ ngữ bóng bẩy, nhiều nghĩa, các từ Hán Việt, các từ có nghĩa riêng trong đề....... Rút ra yêu cầu: phân tích tác phẩm nào, phân tích toàn bộ hay một nhân vật hay một vấn đề của tác phẩm Bước 3: Tìm ý, lập dàn ý văn học trung đại Thống kê các tác giả,. tác phẩm, đoạn trích của văn học trung đại STT Tác phẩm, đoạn trích Tác giả Nội dung Nghệ thuật 1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ - Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ VN - Niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến - Truyền kì viết bằng chữ Hán. - Kết hợp những yếu tố hiện thực và kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện, xây dựng nhân vật rất thành công. 2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ (thế kỉ 18) - Đời sống xa hoa vô độ của bọn vua chúa, quan lại phong kiến thời vua Lê-chúa Trịnh suy tàn Tuỳ bút chữ Hán, ghi chép theo cảm hứng sự việc, câu chuyện con người đương thời một câch cụ thể, chân thực, sinh động. 3 Hoàng lê nhất thống chí Hồi thứ 14 Ngô gia văn phái Thế kỉ 18 - Hình ảnh anh hùng dân tộc QT-NH với chiến công thần tốc vĩ đại đại phá quân Thanh mùa xuân 1789 - Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh - Tiểu thuyết lịc sử chương hồi viết bằng chữ Hán. - Cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự việc, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua hành động và lời nói 4 Truyện Kiều Nguyễn Du Thế kỷ 18 Cuộc đời và tính cách NDu, và vị trí của ông trong lịch sử văn học VN - Giới thiệu tác giả, tác phẩm..., truyện thơ Nôpm lục bát... - Tóm tắt TP, sơ lược giá trị nội dung và NT 5 Chị em Thuý Kiều Nguyễn Du - Trân trọng ca ngợi vẻ đẹp của chị em K, dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh - Thể hiện cảm hứng nhân văn của ND - NT ước lệ cổ điển, lấy thiện nhiên làm chuẩn mực để tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rõ nét chân dung hai chị em. 6 Cảnh ngày xuân Nguyễn Du - Bức tranh thiên nhiên lễ hội tháng ba tươi đẹp, trong sáng - Từ ngữ hình ảnh giàu chất tạo hình 7 Kiều ở lầu Ngưng Bích Nguyễn Du - Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo rất đáng thương, đáng trân trọng của K - MT nội tâm nhân vật - Bút pháp tả cảnh ngụ tình 8 Mã Giám Sinh mua Kiều Nguyễn Du - Bóc trần bản chất con buôn xấu xa đê tiện của MGS - Hoàn cảnh đáng thương của K - Tố cáo xã hội phong kiến chà đạp lên sắc tài nhân phẩm của người phụ nữ - Nghệ thuật kể chuyện, kết hợp với miêu tả ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại để khắc hoạ tính cách nhân vật MGS 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nguyễn Đình Chiểu TK19 - Hiểu được vài nét về cuộc đời NĐC - TT LVT - Khát vọng hành động cứu đời của TG, khắc hoạ những phẩm chất của hai nhân vật: VT tài ba dũng cảm. KNN hiền hậu nết na ân tình - Là truyện thơ Nôm, một trong những tác phẩm xuất sắc của NĐC được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả rất dản dịmộc mạc, giàu màu sác Nam Bộ 10 Lục Vân Tiên gặp nạn Nguyễn Đình Chiểu - Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. - Thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả đối nhân dân lao động - Nghệ thuật kể kết hợp với tả nhân vật qua hành động, ngôn ngữ, lời thơ giàu cảm xúc bình dị, dân dã, giàu màu sắc Nam Bộ nguyễn dữ với truyền kì mạn lục Tác giả: Hiện nay chưa rõ năm sinh năm mất. Chỉ biết Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ thứ 16. Là con của Nguyễn Tường Phiên( Từng đỗ Tiến Sĩ) và là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Dữ học giỏi thông minh, đỗ cử nhân...nhưng ông chỉ làm quan có một năm rồi xin từ chức về ở ẩn nuôi mẹ sống gần gũi với những người lao động giỏi.... Nguyễn Dữ sáng tác không nhiều, tài sản để lại rất khiêm tốn, nổi tiếng nhất là tập Truyền kì mạn lục Tác phẩm: Sơ lược về Truyền kì mạn lục - Thể loại truyền kì: Là một thể loại văn học cổ được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam Truyền kì mạn lục: Ghi chép tản mạn những chuyện li kì được lưu truyền trong dân gian Là tác phẩm văn xuôi bằng chữ Hán gồm 20 truyên xen lẫn một số thư từ, văn biền ngẫu Nhân vật chính trong những câu chuyện ấy là những người phụ nữ hay nho sĩ ẩn dật. Được viết theo truyện cổ tích nhưng lại viết về con người thực sự ở Việt Nam đương thời... Kết thúc mỗi truyện đều có lời bình - bàn luận thêm về ý nghĩa câu chuyện ( Chưa rõ lời bình của tác giả hay của người đời sau thêm vào) Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lâm đời hậu Lê khen là áng Thiên cổ kì bút B.Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương Vị trí: Là câu chuyện thứ 16 trong 20 truyện của tập Truyền kì mạn lục và là một trong 11 câu chuyện viết về người phụ nữ Tìm hiểu tác phẩm a. Tóm tắt Chuyện kể về Vũ Thị Thiết là người con gái quê ở Nam Xương đẹp người, đẹp nết được chàng Trương Sinh cưới về làm vợ. Gia đình đang yên ấm, hạnh phúc thì Trương Sinh phải đi lính. ở ... ủa VT còn được khắc hoạ qua việc không nhận đền ơn báo đáp thể hiện qua nụ cười rất trong sáng, vô tư của chàng: “ Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn” Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận xét “ Cái cười yêu, đáng kính sao! Một là cái cười của anh hùng quân tử (cái cười thật độ lượng), hai là cái cười của anh con trai (trước một cô gái), ba là cái cười của quần chúng rộng lượng”. Với Vân Tiên làm việc nghĩa không cần báo đáp, chàng đã trả lời dứt khoát “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Cách nói của chàng trai Bộ giản dị đáng yêu thể hiện quan niệm nhân sinh rất hào hiệp, vô tư giống như quan niệm sống của ông Ngư, ông Tiều, ông Quán, chàng đã khẳng định việc mình làm hoàn toàn vô tư, tự nguyện, xuất phát từ lòng nhân nghĩa- vì nghĩa lớn trừ kẻ ác, bênh vực kẻ yếu. Đúng như quan niệm sống: “ Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” (So sánh với câu của nho giáo: “Kiến ngãi bất vị vô dũng dã” thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng) Cách nói của VT giản dị hơn vừa phê phán những kẻ tầm thường vừa khẳng định việc làm phi nghĩa là lẽ sống của các bậc hiền nhân quân tử. Người anh hùng là người làm việc nghĩa dẹp mọi bất bình trong xã hội. VT đã nói và làm theo đạo đức Nho giáo. 2..Tác giả không miêu tả ngoại hình, không đi sâu vào thế giới nội tâm mà thông qua cử chỉ hành dộng, lời nói của nhân vật mà bộc lộ tính cách. Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng mẫu người như Hớn Minh, Tử Trực, Vân Tiên là những con người đức hạnh, đạo nghĩa-> có ý nghĩa tích cực trong xã hội đang suy đồi về đạo đức. VT tiêu biểu cho những chàng trai Nam Bộ hảo hán một thời, là nhân vật lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin, ước mơ và khát vọng theo quan niệm “văn dĩ tải đạo”: “Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm cau trau mình” bài tập vận dụng Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục vân Tiên cừu Kiều Nguỵêt Nga” để làm nổi bật rõ niềm tin, ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu Xác định đề Kiểu bài: Phân tích nhân vật + chứng minh Chú ý: Lời nói Hành động Tâm trạng Cách nhân vật giải quyết vấn đề - Nội dung: Tấm lòng hào hiệp vì nghĩa lớn, dũng cảm... Từ tâm, nhân hậu Quan niệm rõ ràng về nhân nghĩa ( Dẫn chứng: Lấy trong đọan trích. Chú ý so sánh với nhân vật Thạch Sanh, Từ Hải...) So sánh cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu với cuộc đời của Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu và Lục Vân Tiên cùng đi học, đi thi, cùng bị mù và bị bội hôn. Lục Vân Tiên được sáng mắt -> thi đỗ -> Đi đánh thắng giặc Ô Qua -> Làm quan và cùng Kiều Nguyệt Nga hưởng hạnh phúc. Còn Nguyễn Đình Chiểu thầy đồ, nhà thơ, ông lang thì vẫn vĩnh viễn mù loà và suốt đời nghèo khó. Ông qua đời trong ốm đau và bệnh tật, trong sự tiếc thương vô hạn của học trò và đồng bào..... -> Sự khác nhau đó thể hiện lí tưởng, khát vọng của nhà thơ về người anh hùng trung hiếu tiết nghĩa và người anh hùng vì dân trừ bạo phò đời giúp nước. lục vân tiên gặp nạn Vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần 2 từ câu 949-988 Chỉ vì tính đó kị ghen ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình mà Trịnh Hâm đã hãm hại VT đẩy chàng xuống sông đang lúc VT bị mù cả hai mắt-> đó là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, là hiện thân của cái ác đang hoành hành trong xã hội cũ, nhưng tác giả không mất niềm tin ở con ngừơi, ở cái thiện, cái cao đẹp, lòn tin đó ông gửi vào nơi thôn dã, ở những con người lao động bình thường, nghèo khổ mà nhân hậu vị tha. Cách nhìn đó xuất phát từ lập trường của nhân dân... Tìm hiểu chi tiết Hành động tội ác của Trịnh Hâm. Tám câu thơ đầu tác giả đã nêu ra tâm địa độc ác của Trịnh Hâm. Trước cảnh mù loà của LVT, hắn đã không hề có một chút thương cảm. Từng là bạn bè với nhau khi cùng đến trường thi. Giờ gặp lại bạn trong lúc khó khăn, bệnh hoạn lại hét lòng tin cậy: “Tình trước ngãi sau. Có thương xin khá giúp nhau phen này” và chính miệng hắn cũng đã khăng khăng: “Đương cơn hoạn nạn gặp nhau> Người lành lỡ bỏ người đau sao đành”. Vậy nhưng hắn lại làm ngược lại. Hắn đã lừa cho Tiểu Đồng vào rừng sâu và trói vào gốc cây cho thú dữ ăn thịt. Hơn thế nữa, Trịnh Hâm lại là một kẻ xảo trá. Hành động tội ác của hắn không phải là vô tình mà là một âm mưu khá tinh vi đã được hắn hoạch định trước: Đưa VT xuống thuyền với lời hứa sẽ đưa về tận nhà, đợi khi trời tối đấy VT xuống sông cho nước cuốn trôi rồi lại giả tiếng kêu cứu nhằm lừa mọi người hòng che giấu tội ác của mình. Trịnh Hâm là mẫu người tiêu biểu cho cái xấu, cái ác của xã hội lúc đó. Động cơ thủ ác của hắn là gì? Chẳng quen biết, thù hằn gì, chỉ gặp nhau trên đường đi thi, trong lần uống rượu làm thơ trong quán nhưng chỉ vì thấy VT đức cao tài giỏi đã sinh lòng đố kị, ganh ghét: “ Kiệm Hâm là đứa so đo Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng Khoa này Tiên ắt đầu công, Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi” Chỉ vì dục vọng thấp hèn mà hắn trở nên tàn bạo như thế.... Nhân vật ông Ngư. Việc làm của ông Ngư Hình ảnh ông Ngư cùng với gia đình với việc làm nhân nghĩa, cao cả thấy người bị nạn là cứu, thấy việc nhân nghĩa là làm không hề tính toán thiệt hơn: “ Ông chài trông thấy vớt ngay lên bờ Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày” Lời thơ mộc mạc không đẽo gọt chau chuốt kể lại sự việc môt cách tự nhiên như gợi tả mói chân tình của gia đình ông Ngư đối với người bị nạn. Cả nhà hối hả lo chạy chữa cứu sống VT bằng mọi cách với phương thuốc dân dã thể hiện tình cảm thương xít chăm sóc rất ân cần và chu đáo, cả gia đình ông lão vây quanh nan nhân, mỗi ngừi một việc, khẩn trương vì sự sống của nạn nhân cho dù chưa biết VT là ai. Đó là tấm lòng nhân hậu của những con người lương thiện, đối lập với mưu toan thấp hèn làm hại người của Trịnh Hâm... Saukhi cứu sống VT, nghe chàng kể lại tình cảnh khốn khổ của mình, ông Ngư đã mời VT ở lại: “ Ngư rằng: ngươi ở cùng ta Hôm mai hẩm hút với già cho vui” Dù cuộc sống của gia đình ông Ngư chỉ hẩm hút rau cháo qua ngày nhưng ấm tình người, ông đã sẵn sàng cưu mang Vân Tiên lúc hoạn nạn với tấm lòng vàng “lá lành đùm lá rách” -> đạo lí truyền thống của người VN Quan niệm nhân nghĩa của ông ngư: “Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn” Ông không hề tính toán đến ơn cứu mạng VT, với ông, cứu VT là ông đã dành lại sự sống cho người lương thiện, làm được một việc nhĩa không chờ báo đáp, quan niệm nhân nghĩa của ông giống với Lục Vân Tiên , khi quan niệm đó gắn vời người lao động thì nó trở nên sâu sắc bởi đó chính là quan niệm của nhân dân và của Nguyễn Đình Chiểu. Đoạn trích là lời ca ca ngợi những con người nhâ ái “ Thương người như thể thương thân”, hành động của ông Ngư lặng lẽ âm thầm nhưng đã giúp cho cái thiện thắng cái ác. Đây chính là bài ca ca ngợi chính nghĩa va ca ngợi đạo đức của nhân dân VN Cuộc sống của ông Ngư. Cái thiện được biểu hiện qua cuộc sống cao đẹp của ông Ngư, lời nói của ông về cuộc sống của mình cũng chính là tiêng lòng tác giả, dường như nhà thơ đã nhập thân vào nhân vật để ngợi ca dãi bày những suy nghĩ về cuộc sống trên sông nước được cảm nhận bằng con mắt và trái tim của tác giả nên có phần thi vị hoá -> Đó là cuộc sống lao động trong sạch thoát ra ngoài vòng danh lợi : “ Rầy doi mai vịnh vui vầy, Ngày kia hứng gió đêm nầy chơi trăng Một mình thong thả làm ăn Khoẻ quơ chài lưới, mệt quăng câu dầm” Những câu thơ mộc mạc, bình dị, lời thơ thanh thoát, nhịp thơ đều đặn như tiếng khua chèo trên sông nước, môi trường cuộc sống tắm mình trong thiên nhiên tự do phóng khoáng, tràn đầy chất thơ -> đó là niềm vui của con người tự mình làm củ cuộc sống Không gian rộng mở với những doi, vịnh, gió trăng ( vừa có chiều ngang, chiều rộng không gian mở...). Cuộc sống của người lao động hiện lên chân thực với công việc chài lưới kéo câu dầm tạo nên cái sự thi vị trong sự hoà nhập vào thiên nhiên “hứng gió”, “chơi trăng”, “tắm mưa”, “trải gió”...cuộc sống ấy đầy niềm vui. Ba lần nhà thơ nhắc đến chữ Vui bởi ông có sự gắn bó say mê với cuộc sống vì vậy mới có cảm hứng ngợi ca dào dạt đến thế, trong lời thơ ta nghe như có tiếng phách tre, đàn kìm thong thả đệm theo. Ông Ngư như một ông Tiên giữa đất đất Chín Rồng Cuối cùng là hình ảnh chiếc thuyền nan thấm đẫm cái cảm hứng lãng mạn, yêu đời vui sống hoà nhập với thiên nhiên phóng khoáng tự do: “ Thuyền nan một chiếc ở đời Tắm mưa trrải gió trong vời Hàn Giang” Cuộc sống tắm mưa trải gió hoàn toàn xa lạ với tính toán nhỏ nhen, ích kỉ sẵn sàng chà đpạ lên đạo dứac nhân nghĩa như Trịnh Hâm Với ảnh hưởng của bút pháp ước lệ cổ điển hình ảnh Ngư ,Tiều là chỉ những chí sĩ ẩn dật muốn chốn đời, lánh đời tìm về với thiên nhiên, vì vậy nhà thơ xây dựng hình ảnh ông Ngư gần với hình ảnh một nhà Nho ở ẩn hơn là người lao động bình thường. Đây là đoạn thơ hay của tác phẩm bởi nó chính là tiếng lòng cuả Nguyễn Đình Chiểu Niềm tin của tác giả . - Gửi gắm niềm tin vào cái thiện và con người lao động, Nguyễn Đình Chiểu đã bộ lộ quan điểm rất tiến bộ, từng trải trong cuộc đời ông hiểu rất rõ cái ác, cái xâu thường ẩn khuất sau những mũ cao áo dài của bọn người có địa vị cao sang như Thái Sư, Võ Công, trịnh Hâm... nhưng vẫn còn những cái đẹp, cái tốt tồn tại bền vững nơi n cao sang như Thái Sư, Võ Công, Trịnh Hâm... nhưng vẫn còn những cái đẹp, cái tốt tồn tại bền vững nơi những con người lao động nghèo khổ, nhân hậu vị tha trọng nghĩa khinh tài như ông ngư, ông Tiều. Nhà thơ Xuân Diệu lại một lần nữa nhận xét: “ Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một điểm của tâm hồn Đồ Chiểu.” Tóm lại: Qua đoạn trích này, ta thấy rõ sự đối lập giữa thiện và ác. Thái đọ tác giả ở đây cũng rất rõ ràng: Ông hết lòng thương yêu những con người có nhân cách cao thượng như VT, KNN, ông Ngư...và ông cũng ghét cay ghét đắng những kẻ xấu, kẻ ác như bọn cướp Phong Lai, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm...Nhà thơ đã hết lòng tin tưởng nơi nhân dân lao động, những người tuy nhèo khổ nhưng đầy lòng nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Ghi nhớ: Đoạn thơ nêu lên sự đối lập giữa thiện và ác; giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện lòng tin của tác giả đối với người dân lao động. Một đoạn thơ giàu cảm xúc, khoáng đạt, ngữ bình dị, dân dã. Bài tập Phân tích hình ảnh ông Ngư trong đoạn trích ( Xem phần phân tích ở trên) Quan niệm sống của ông Ngư và của NĐC có những nét giống nhau. Hãy chép lại những câu nói về quan niệm sống giống nhau đó và nêu rõ đó là quan niệm sống như thế nào? Quan niệm sống của nhân vật LVT và nhân vật ông Ngư trong truyện LVT có những nét giống nhau. Đó là không ham muốn, ước mơ về tiền bạc, của cải,hỉ dốc sức mình cứu con người, luôn tìm việc nghĩa, hướng về điều thiện một cách hào hiệp, vô tư, Những câu thơ nói về quan niệm sống giống nhau đó Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn ( LVT cứu KNN) Ngư rằng lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ( Lục Vân Tiên gặp nạn)
Tài liệu đính kèm: