Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 9

Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 9

1, Trong câu ca dao : "Vì mây cho núi lên trời - Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng", phép

nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?Chọn câu trả lời đúng:

A. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.

B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

C. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

2, Câu văn sau dùng phép liệt kê gì, xét theo ý nghĩa?

"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán."

Chọn câu trả lời đúng:

A. Liệt kê không theo từng cặp.

B. Liệt kê theo từng cặp.

C. Liệt kê không tăng tiến.

D. Liệt kê tăng tiến.

3, Câu văn nào dưới đây có sử dụng phép nói giảm nói tránh?Chọn câu trả lời đúng:

A. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

B. Không đợi được các con cháu về đông đủ, ông cụ ấy đã đi xa.

C. Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

D. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt.

4, "Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ? Chọn câu trả lời đúng:

A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết.

B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường.

C. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt.

D. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da.

5,Câu ca dao "Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" sử dụng

biện pháp tu từ gì?Chọn câu trả lời đúng:

A. So sánh, hoán dụ.

B. Nhân hóa, so sánh.

C. So sánh, nói quá.

D. So sánh, nói giảm.

6, Nói quá là gì?Chọn câu trả lời đúng:

A. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác.

B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến.

C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng.

D. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau.

7, Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất.Nhận xét nào sau đây nói đúng

nhất về các ví dụ trên?Chọn câu trả lời đúng:

A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh.

C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh.

D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.

8, Câu thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" sử dụng phép ẩn dụ thuộc kiểu Chọn câu trả lời đúng:

A. ẩn dụ phẩm chất.

B. ẩn dụ cách thức.

C. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

D. ẩn dụ hình thức.

9,Liệt kê là gì? Chọn câu trả lời đúng:

A. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

B. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc người nói.

C. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong cuộc sống thực tế.

D. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP TV LỚP 9
1, Trong câu ca dao : "Vì mây cho núi lên trời - Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng", phép
nhân hóa được tạo ra bằng cách nào?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật. 
B. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. 
C. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. 
D. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. 
2, Câu văn sau dùng phép liệt kê gì, xét theo ý nghĩa?
"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..."
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Liệt kê không theo từng cặp. 
B. Liệt kê theo từng cặp. 
C. Liệt kê không tăng tiến. 
D. Liệt kê tăng tiến. 
3, Câu văn nào dưới đây có sử dụng phép nói giảm nói tránh?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. 
B. Không đợi được các con cháu về đông đủ, ông cụ ấy đã đi xa. 
C. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 
D. Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt. 
4, "Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da"
Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết. 
B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường. 
C. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt. 
D. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da. 
5,Câu ca dao "Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" sử dụng
biện pháp tu từ gì?Chọn câu trả lời đúng: 
A. So sánh, hoán dụ. 
B. Nhân hóa, so sánh. 
C. So sánh, nói quá. 
D. So sánh, nói giảm. 
6, Nói quá là gì?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Là một phương thức chuyển tên gọi từ một vật này sang một vật khác. 
B. Là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc trưng tích cực nào đó của một đối tượng được nói đến. 
C. Là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. 
D. Là cách thức xếp đặt để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng có mối liên hệ giống nhau. 
7, Cho các ví dụ sau: chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, long trời lở đất...Nhận xét nào sau đây nói đúng
nhất về các ví dụ trên?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. 
B. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh. 
C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh. 
D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. 
8, Câu thơ "Một tiếng chim kêu sáng cả rừng" sử dụng phép ẩn dụ thuộc kiểu Chọn câu trả lời đúng: 
A. ẩn dụ phẩm chất. 
B. ẩn dụ cách thức. 
C. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
D. ẩn dụ hình thức. 
9,Liệt kê là gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
B. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc người nói. 
C. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong cuộc sống thực tế. 
D. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm. 
10, Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
"Bồng bồng cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi cho tôi mượn cái gầu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên".
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Nhân hoá. 
B. Nói quá. 
C. Điệp từ. 
D. Nói giảm nói tránh. 
=====================
1, Trong cụm danh từ "mọi phép thần thông", từ nào là từ trung tâm?
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Mọi. 
B. Thần thông. 
C. Phép. 
D. Thần. 
2, Nghĩa của từ "hiền lành" là gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Sống lương thiện, không gây hại cho ai. 
B. Dịu dàng, ít nói. 
C. Hiền hậu, dễ thương. 
D. Sống hòa thuận với mọi người. 
3, Từ "nhà trường" là đơn vị ngôn ngữ có đặc điểm gì về cấu tạo? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Từ ghép đẳng lập. 
B. Từ đơn. 
C. Từ ghép chính phụ. 
D. Từ láy. 
4, Từ nào sau đây có yếu tố "hữu" cùng nghĩa với "hữu" trong "bằng hữu"? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
B. hữu ngạn. (3) 
C. hữu hạn. (2) 
D. hiền hữu. (1) 
5, Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Tươi tốt. 
B. Vất vả. 
C. Chăm chỉ. 
D. Làm lụng. 
6, Hoảng đến mức có biểu hiện mất trí là Chọn câu trả lời đúng: 
A. hoảng sợ. 
B. hoảng hồn. 
C. hoảng loạn. 
D. hoảng hốt. 
7, Từ "véo von" trong câu "Cô út vừa mang cơm đến dưới chân đồi thì nghe tiếng sáo véo von." thuộc loại từ nào? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Từ đơn. 
B. Từ ghép chính phụ. 
C. Từ ghép đẳng lập. 
D. Từ láy. 
8, họn cách giả thích đúng nhất cho nội dung của mỗ từ dưới đây
Trang trí
Trang sức
Trang hoàng
9, Đọc đoạn văn: "Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.Ngày ngày, chồng đi thả lưới, vợ ở nhà kéo sợi. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. Lần đầu kéo lưới chỉ thấy có bùn, lần thứ nhì kéo lưới chỉ thấy cây rong biển, lần thứ
ba kéo lưới thì bắt được một con cá vàng".Trong đoạn văn trên có mấy số từ?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Sáu. 
B. Bẩy. 
C. Năm. 
D. Bốn. 
10, Việc vay mượn các từ ở những ngôn ngữ khác có tác dụng Chọn câu trả lời đúng: 
A. làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của tiếng Việt. 
B. làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt. 
C. làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. 
D. làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt
======================
Thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
 "Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)".
(Quê hương, Giang Nam)
Chọn câu trả lời đúng: 
A. Thể hiện rõ mối quan hệ giữa tác giả và cô gái. 
B. Kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ của tác giả và cô gái. 
C. Bộc lộ rõ thái độ của tác giả đối với sự việc và hình ảnh cô gái. 
D. Miêu tả về cô gái. 
2, Cho câu văn: "Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau".
Trong câu văn trên, chủ ngữ trả lời cho câu hỏi gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Cái gì? 
B. Ai? 
C. Là gì? 
D. Con gì? 
3,Trạng ngữ không được dùng để làm gì?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu. 
B. Chỉ chủ thể của hành động được nói đến trong câu. 
C. Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu. 
D. Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu. 
4, Trong câu "Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi", thành phần phụ chú có quan hệ thế nào với những từ ngữ trước đó? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Quan hệ bổ sung. 
B. Quan hệ điều kiện. 
C. Quan hệ tương phản. 
D. Quan hệ nguyên nhân. 
5, Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung...) 
B. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). 
C. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó. 
D. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép). 
6, Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Ông lão trở về và thấy trước mặt cung điện nguy nga, mụ vợ lão đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. 
B. Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quý của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành. 
C. Ông lão trông thấy, hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ vợ. 
D. Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng đầu. 
7, Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng. 
B. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây. 
C. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu. 
D. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà. 
8,Câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì?
Anh có thích đọc Tam quốc không? (Đôi mắt, Nam Cao)Chọn câu trả lời đúng: 
A. Hỏi. 
B. Khẳng định. 
C. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc. 
D. Phủ định. 
9, Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Sử dụng từ cầu khiến. (1) 
B. Sử dụng ngữ điệu cầu khiến. (2) 
C. Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
10,Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Có các từ nghi vấn. (1) 
B. Khi viết, ở cuối câu có dấu chấm hỏi. (3) 
C. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn. (2) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
====================
1, Phép thế là biện pháp tạo ra sự liên kết giữa các câu,các đoạn văn bằng cách:
Chọn câu trả lời đúng: 
A. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. 
B. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ đã có ở câu trước. 
C. lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước. 
D. sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. 
2, Có các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Dùng từ nối và câu nối. 
B. Dùng từ nối và đoạn văn. 
C. Dùng lí lẽ và dẫn chứng. 
D. Dùng câu nối và đoạn văn. 
3, "Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão:
- Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi."
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)Thái độ và lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt đã vi phạm phương châm hội thoại nào?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Phương châm lịch sự. 
B. Phương châm về lượng. 
C. Phương châm quan hệ. 
D. Phương châm về chất. 
4, họn câu trả lời cho phù hợp với câu hỏi để có những nhận xét đúng về quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại?
Thủ trưởng và nhân viên
Hai người bạn
Bà và cháu
5, Trong hội thoại, người có vai trò xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai trò xã
hội cao như thế nào?Chọn câu trả lời đúng: 
A. Ngưỡng mộ. 
B. Thân mật. 
C. Sùng kính. 
D. Kính trọng. 
6, Một người cha là giám đốc công ti nói chuyện với người con là trưởng phòng tài vụ của
công ti đó về tài khoản của công ti. Khi đó, quan hệ giữa họ là quan hệ gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Quan hệ gia đình. 
B. Quan hệ bạn bè, đồng nghiệp. 
C. Quan hệ chức vụ xã hội. 
D. Quan hệ tuổi tác. 
7, Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn trích sau: "Những người yếu đuối thường
hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh".Chọn câu trả lời đúng: 
A. Phép thế. 
B. Phép trái nghĩa. 
C. Phép nối. 
D. Phép lặp. 
8, Nhận xét nào nói đúng nhất mục đích của việc sử dụng các phương tiện để liên kết đoạn
văn trong văn bản? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Làm cho các đoạn văn có thể bổ sung ý nghĩa cho nhau. (2) 
B. Làm cho ý nghĩa giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản. (1) 
C. Làm cho hình thức của văn bản được cân đối. (3) 
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
9, Thế nào là hành vi "cướp lời" (xét theo cách hiểu về lượt lời)? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Nói tranh lượt lời của người khác. 
B. Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời của người đó. 
C. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu. 
D. Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời của người đó. 
10,Trong hội thoại, vai xã hội là gì? Chọn câu trả lời đúng: 
A. Quan hệ thân - sơ của những người tham gia hội thoại. 
B. Vị thế của những người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. 
C. Lượt lời của những người tham gia hội thoại. 
D. Tình cảm của những người tham gia hội thoại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP TV LOP 9.doc