Ôn tập Ngữ văn 9 – Phần văn bản

Ôn tập Ngữ văn 9 – Phần văn bản

PHẦN THỨ NHẤT

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM :

I/. VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI :

1. Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích trong “Truyền kì mạn lục” )

 a) Tác giả : Nguyễn Dữ ( Sống TK XVI )

 - Quê Thanh Miện – Hải Dương.

 - Học trò giỏi của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm quan một năm xin về ở ẩn.

 b) Tác phẩm :

 - Thể loại : Truyền kì – chữ Hán , viết theo lối văn xuôi biền ngẫu ( P. thức Tự sự )

 - Giải thích nhan đề “truyền kì mạn lục” Ghi chép tản mạn những truyện li kì được lưu truyền.

 - Thời gian ra đời: Thế kỉ 16.

* Nét chính nội dung :

 - Khẳng định nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thương cảm cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.

* Nét chính nghệ thuật : Thành công nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình ( Kịch tính )

 

doc 45 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 – Phần văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 – PHẦN VĂN BẢN
PHẦN THỨ NHẤT
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM :
I/. VĂN XUÔI TRUNG ĐẠI :
1. Chuyện người con gái Nam Xương ( Trích trong “Truyền kì mạn lục” )
 a) Tác giả : Nguyễn Dữ ( Sống TK XVI )
 	- Quê Thanh Miện – Hải Dương.
	- Học trò giỏi của ông Nguyễn Bỉnh Khiêm, làm quan một năm xin về ở ẩn.
 b) Tác phẩm :
	- Thể loại : Truyền kì – chữ Hán , viết theo lối văn xuôi biền ngẫu ( P. thức Tự sự )
	- Giải thích nhan đề “truyền kì mạn lục” ’ Ghi chép tản mạn những truyện li kì được lưu truyền.
	- Thời gian ra đời: Thế kỉ 16.
* Nét chính nội dung : 
	- Khẳng định nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam, đồng thời thương cảm cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính chất bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến.
* Nét chính nghệ thuật : Thành công nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình ( Kịch tính )
 c) Hệ thống các luận điểm : “Phân tích CNCGNX để nêu bật gtrị tố cáo XH và gtrị nhân đạo sâu sắc”
	- Tố cáo xã hội :thông qua số phận con người “nhỏ nhoi, bi kịch” của VNương dưới CĐPK
	+ Cuộc đời bất hạnh của nhân vật Vũ Nương.
	+ Những nguyên nhân xã hội tạo nên nỗi bất hạnh đó.
	- Giá trị nhân đạo : khẳng định nét đẹp tâm hồn của người PNVN và đồng thời thương cảm cho số phận của họ.
	+ Đề cao phẩm giá, ca ngợi đức hạnh và những tình cảm cao đẹp của Vũ Nương.
	+ Xót xa trước những bất hạnh của nàng, ao ước cho VN được hạnh phúc.
2 . Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh ( Trích trong “Vũ trung tùy bút” )
 a) Tác giả : Phạm Đình Hổ ( 1768 - 1839 )
	- Còn gọi là Chiêu Hổ, quê Hải Dương,làm quan dưới thời vua Minh Mạng (triều Nguyễn )
 b) Tác phẩm : 
	- Giải nghĩa “Vũ trung tùy bút” : Tuỳ bút viết trong những ngày mưa.
	- Thể loại : Tuỳ bút – chữ Hán, phương thức Tự sự thiên về trữ tình.
	- Thời gian ra đời: Thế kỉ đầu thế kỉ 19.
* Nét chính nội dung : Giúp người đọc hiểu về đời sống xa hoa vô độ của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời vua Lê – chúa Trịnh.
* Nét chính nghệ thuật : Ghi chép sự việc cụ thể, chân thực, sinh động.
 c) Hệ thống các luận điểm : “Tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh qua đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”
	- Nội dung khái quát : bộ mặt của giới cầm quyền phong kiến thời vua Lê – chúa Trịnh và thái độ căm ghét những kẻ gây hại cho dân qua Ngôn ngữ miêu tả – kể.
	- Biểu hiện :
	+ Thú xa hoa của chúa Trịnh Sâm : tô vẽ hào nhoáng, ăn chơi phong lưu, đàn ca nhã nhạc( ngôn ngữ miêu tả tỉ mỉ...)
	+ Bọn cận thần “mượn gió bẻ măng” ( cụ thể từng vụ việc và các thủ đoạn bất lương bọn tay chân nhà chúa )
	+ Tình cảnh khống khổ của nhân dân : ghi lại câu chuyện có thực, kể cả xảy ra trong nhà mình.
	+ Thái độ bất bình của nhà văn qua giọng kể.
	- Nghệ thuật tùy bút : Sinh động, chân thực làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân dạo của tác phẩm.
3/. Hoàng Lê nhất thống chí . ( Đoạn trích : Hồi thứ 14 )
 a) Tác giả : “Ngô gia văn phái” 
	- Quê Tả Thanh Oai, Hà Tây.
	+ Ngô Thì Chí ( 1753 – 1788 ) làm quan và trung thành tuyệt đối với nhà Lê. Viết 7 Hồi đầu.
	+ Ngô Thì Du ( 1772 – 1840 ) có làm quan dưới triều Nguyễn ( Gia Long ). Viết 7 Hồi giữa.
 b) Tác phẩm :
	- Giải nghĩa “Hoàng Lê nhất thống chí” : ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê”
	- Thể loại : tiểu thuyết Chương hồi – phương thức Tự sự, viết theo thể Chí ( ghi chép ) – chữ Hán. ( vừa có tính chất Văn học, vừa có tính chất Lịch sử )
	- Thời gian ra đời: cuối thế kỉ 18 – đầu thế kỉ 20.
* Nét chính nội dung : Tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
* Nét chính nghệ thuật : Tiểu thuyết chương hồi kết hợp tự sự và miêu tả, thể hiện quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc.
 c) Hệ thống các luận điểm : “Phân tích hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong Hoàng Lê nhất thống chí”
	-Những nét phẩm chất người anh hùng:
	+ Hành dộng mạnh mẽ quyết đoán.
	+ Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén.
	+ Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
	+Tài dụng binh như thần.
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
II/. TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI:
4/. TRUYỆN KIỀU : Đoạn trường tân thanh – thường gọi Truyện Kiều.
 a) Tác giả : Nguyễn Du ( 1765 – 1820 ) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên 
- Quê Nghi Xuân – Hà Tĩnh.
- Thân thế : Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống Văn học, cha Nguyễn Nghiễm làm quan tới chức Tể tướng.
- Bản thân :
+ Sinh ra trong thời đại nhiều biến động điều đó tác động đến tình cảm và nhận thức của
Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
+ Có hiểu biết sâu rộng Văn hoá dân tộc và Văn chương Trung Quốc.
+ Sự từng trải tạo vốn sống phong phú và ông là người giàu tình yêu thương, thông cảm với những đau khổ của nhân dân.
 b) Tác phẩm : Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều )
	- Giải nghĩa “ Đoạn trường tân thanh” : tiếng kêu mới đứt ruột.
	- Nguồn gốc : sáng tạo từ “Kim, Vân, Kiều truyện” – tác giả Thanh Tâm Tài nhân , Trung Quốc.
	- Thể loại : Truyện thơ Lục bát – chữ Nôm, phương thức chính Tự sự.
	- Thời gian ra đời: Đầu thế kỉ 19.
	- Tóm tắt ND chính.
4.1- Chị em Thúy Kiều.
	- Vị trí : Phần mở đầu, giới thiệu gia cảnh và tập trung giới thiệu tài sắc chị em Thúy Kiều.
* Nét chính nội dung : Khắc họa bức chân dung hai chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh.
* Nét chính nghệ thuật : Sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp của con người, thể hiện cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du.
* Hệ thống luận điểm : “Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều”
	- Bức chân dung hai chị em : mỗi người một vẻ nhưng đều là những tuyệt sắc giai nhân 
	+ Toàn diện, cốt cách duyên dáng, thanh cao – tinh thần trong trắng.
	+ Mỗi người một vẻ riêng.
	- Vẻ đẹp của Thúy Vân : sự trang trọng, đoan trang và quý phái, dự báo một số phận bình lặng, êm đẹp.
	+ So sánh vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp Thúy Vân ( ngôn ngữ, chi tiết)
	- Vẻ đẹp của Thuý Kiều : là sự kết hợp cả sắ, tài và tình, dự cảm về một số phận truân chuyên, “Hồng nhan bạc phận”
	+ Sắc :
	+ Tài :
	+ Tình:
	 Sắc đẹp khiến tạo hoá ghen ghét, số phận Kiều gặp nhiều cảnh trái ngang, đau khổ.
4.2 - Cảnh ngày xuân.
	- Vị trí : Sau đoạn tả tài sắc chi em Thúy Kiều, đây là cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.
* Nét chính nội dung : Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. 
* Nét chính nghệ thuật : Từ ngữ, bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình.
* Hệ thống luận điểm : “Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích Cảnh ngày xuân”
	- Gợi tả khung cảnh ngày xuân:
	+ Ngày xuân trôi mau : tiết tháng ba, những cánh én như “đưa thoi”giữa bầu trời trong sáng tiếc nuối.
	+ Bức hoạ mùa xuân: cỏ non trải rộng tận chân trời,hoa lê điểm trắngtrên nền cỏ non xanh.
	+ Màu sắc: hài hoà gợi những nét đặc trưng : mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết ( Sinh động :”điểm”)
	- Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh:
	+ Các hoạt động của lễ hội.
	+ Hội đạp thanh.
	 Gợi tả sự đông vui ( DT :yến anh, chi em, tài tử, giai nhân) gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt(sắm sửa, dập dìu) làm rõ tâm trạng người đi hội ( gần xa nô nức)gợi tả và nổi bật không khí hội xuân nhộn nhịp, dập dìu (hình ảnh ẩn dụ :”nô nức yến anh”)
	+ Khắc hoạ truyền thống văn hoa xưa.
	- Cảnh chị em Kiều du xuân trở về :
	+ Cảnh tan hội, chiều tàn: không còn nhộn nhịp, không khí lặng dần, nhuốm buồn.
	+ Những từ láy : biểu đạt sắc thái cảnh và tâm trạng con người.
	+ Cảm giác vui xuân đang còn mà linh cảm về sắp xảy ra, buồn bã đã xuất hiện.
4. 3 – Mã Giám sinh mua Kiều .
	- Vị trí : Phần thứ hai, sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình cứu cha và gia đình khỏi tai họa. Đây là đoạn nói về việc Mã Giám sinh đến mua Kiều.
* Nét chính nội dung : Phê phán vạch trần bản chất con buôn, bất nhân bất nghĩa của Mã Giám sinh.
* Nét chính nghệ thuật : Miêu tả chân thực ngoại hình, hành vi cử chỉ, ngôn ngữ lời nói... làm nổi bật bản chất xấu xa bên trong.
* Hệ thống luận điểm : “Tính cách đê tiện, bỉ ổi của Mã Giám Sinh và tâm trạng đau đớn tủi nhục của Thúy Kiều qua Mã Giám Sinh mua Kiều”
	- Tính cách bản chất Mã Giám Sinh:
	+ Lai lịch bất minh, giả danh sinh viên Quốc tử giám.
	+ Đỏm dáng, đàng điếm, thô lỗ, vô học ( ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động )
	+ Sành sỏi với những thủ đoạn “con buôn”:tàn nhẫn, cò kè mặc cả một cách đê tiện, bỉ ổi xem Kiều như một món hàng.
	+ Là tên ma cô “ buôn thịt, bán người” chuyên mua gái cho lầu xanh của Tú bà.
	- Tâm trạng Thuý Kiều :
	+ Đau đớn, tủi nhục, ê chề...
	+ Câm lặng, thụ động vì tự nguyện bán mình.
4. 4 – Kiều ở lầu Ngưng Bích .
	- Vị trí : Phần thứ hai, sau khi biết mình bị lừa vào lầu xanh Kiều định tự vẫn Tú Bà hứa đợi bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế và đưa Kiều ra giam lỏng tại lầu Ngung Bích đợi thực hiện âm mưu mới.
* Nét chính nội dung : Tả cảnh cô đơn, buồn tủi, lo lắng cho số phận không biết rồi sẽ ra sao và tấm lòng thủy chung, nhân hậu của Thúy Kiều.
* Nét chính nghệ thuật : Tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
* Hệ thống luận điểm : “Tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích”
	- Buồn cô đơn, trơ trọi : trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, mênh mông vắng lặng quanh lầu Ngưng Bích.
	- Nỗi nh ... hông nghe nên phải tự vẫn để giữ gìn phẩm giá.
	+ Sau khi chết vẫn còn đau đớn vì bị ruồng rẫy. ( lời nói với Phan Lang )
	b. Giá trị phản ánh hiện thực qua câu chuyện Vũ Nương.
Luận điểm 1 : Thông qua câu chuyện về Vũ Nương – tác giả Nguyễn Dữ phản ánh, tố cáo XHPK có chiến tranh.
	- Thái độ của người mẹ : dặn con biết giữ gìn tính mạng , không nên xông pha...đây là thái độ thường không có ở những người mẹ với con trai 
	+ DC. “ giữ mình làm trọng, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, quan cao tước lớn nhường cho người ta”
	- Thái độ của người vợ : không cần công danh sự nghiệp, chỉ mong có được ngày trở về bình an.
	+ DC. “ chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên ”
a Tóm lại : Người dân sợ hãi cảnh sống li tán, lầm than bởi chiến tranh, dù vẫn phải dấn thân nơi chiến trường nhưng lại cố tránh mũi tên , hòn đạn, giữ gìn mạng sống. Khát khao cuộc sống hòa bình, yên ổn làm ăn.
Luận điểm 2 : Phê phán xã hội phong kiến hà khắc, bất bình đẳng, khinh thường người phụ nữ, ước mong về một xã hội tốt đẹp hơn với con người, nhất là phụ nữ.
	- Nguyên nhân trực tiếp khiến Vũ Nương hàm oan phải tự vẫn là do lời nói ngây thơ của đứa con, làm cho Trương Sinh do có tính đa nghi mà đổ oan cho vợ.
	- Nguyên nhân gián tiếp nhưng lại là nguyên nhân chính gây nên cái chết cho Vũ Nương là chiến tranh :
	+ Chiến tranh khiến Trương Sinh phải « xa lìa » gia đình, con thơ chưa biết mặt cha.
	+ Vì xa gia đình, vốn tính đa nghi nên tin lời con trẻ, trong khi trước kia chưa từng để « xảy tiếng thất hòa ».
	- Chiến tranh làm mẹ nhớ con sinh bệnh mà chết.
	- Chế độ phong kiến lạc hậu, hẹp hòi, hà khắc khiến cho Vũ Nương không còn cách lựa chọn nào khác là phải tự vẫn.
	+ Không thể minh oan, dù họ hàng, làng xóm thanh minh biện bạch...
	c. Nghệ thuật :
	- Bố cục chặt chẽ, nhân vật có tính cách riêng.
	- Nghệ thuật kể chuyện khéo léo ( dùng hình ảnh cái bóng làm « nút thắt » ).
	- Chi tiết kì ảo, hoang đường ( cuộc sống thủy cung ) thể hiện ước mơ về một xã hội tốt đẹp, tố cáo xã hội PK không có nơi dung thân cho người phụ nữ như Vũ Nương ).
2/. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH.
* Đây là đoạn trích từ “ Vũ trung tùy bút ” : tuỳ bút viết trong mưa.
* Phân tích : theo 2 nội dung.
	a. Cuộc sống giàu sang, xa hoa của chúa Trịnh Sâm.
- Xây dựng đình đài liên tục, đi chơi liên miên.
	- Thông qua việc miêu tả tỉ mỉ : cuộc du thuyền, huy động con người, bày trò giải trí lố lăng, tốn kém.
	+ DC. Nội thần mặc áo giả làm đàn bà bán hàng, dàn nhạc, ca hát quanh bờ hồ...
	- Ỷ quyền thế, thực chất cướp đoạt của quý của thiên hạ để trang trí, tô điểm nơi ở của chúa.
	+ DC. Di chuyển những cây đa to, tảng đá, non bộ...
a Tóm lại : Cách miêu tả tỉ mỉ, kĩ, kể với giọng khách quan , kông hề bộc lộ cảm xúc... 9ể bản thân sự việc tự nói lên vấn đề. Nêu ý kiến, nhận xét “ Triệu bất tường”  dự đoán điềm gở, xấu, chẳng lành bất bình thường trong cảnh tưởng như thái bình thịnh trị, báo trước sự suy vong tất yếu.
	b. Hành vi “Thừa gió bẻ măng của lũ hoạn quan vừa ăn cướp vừa la làng thông qua việc miêu tả thủ đoạn của chúng.
	- Được chúa dung dưỡng, theo lệnh chúa, chúng đắc lực giúp chúa thỏa mãn thú ăn chơi xa xỉ.
	+ DC. Ra ngoài dọa dẫm, dò xét nhà có chậu hoa cây cảnh, chim quý... ghi hai chữ “phụng thủ” ( tiến chúa ), đêm đến lẻn ra đem về, phá tường đập nhà để đưa cây, đá quý, non bộ...Dọa tống tiền.
	+ DC. Chi tiết bà cung nhân là mẹ của người viết tự chặt cây quý là chi tiết tăng tính chân thực “ sợ vạ từ bọn cướp ngày nương bóng chúa”. 
a Tóm lại : Đây là thủ đoạn quen thuộc, khiến người dân kêu van chí chết dâng nộp tiền, mất không cây quý, đá quý. Tác giả chỉ dùng biện pháp ghi chép, miêu tả tỉ mỉ, khách quan, ở đoạn cuối bộc lộ cảm xúc xót xa, tiếc nuối, giận mà không làm gì được vì mình cũng chỉ là hạng thuộc hạ, thảo dân dưới quyền cai trị của một vương triều thối nát.
3/. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ. (Ngô Gia văn phái )
* Hoàng Lê nhất thống chí : nghĩa là “Chép chuyện vua Lê thống nhất đất nước”.
* Phân tích : theo nhân vật – vấn đề.
	a. Hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ : 
Luận điểm 1 : Là hình ảnh của một vị chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo, nhà chính trị nhãn quan bén nhạy, tự tin.
	- Thái độ giận dữ định kéo quân tiến đánh khi nghe cấp báo giặc chiếm Thăng Long, triều đình nhà Lê đầu hàng.
	- Ngay sau đó đổi ý nghe theo quần thần lên ngôi Hoàng đế chính vị hiệu, đoàn kết lòng dân, đốc xuất quân hành quân thần tốc.
	+ DC. Cứ hai người khiêng một người...
	- Tranh thủ ý kiến cao nhân La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp.
	- Tổng duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định chiến lược.
Luận điểm 2 : Là nhà chính trị, quân sự, ngọai giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa, trông rộng, biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí – ân uy gồm tài
	- Nội dung lời phủ dụ ( Hịch ) ngắn gọn hào hùng ’ tăng phấn khích, tự hào quyết tâm, khẳng định chủ quyền dân tộc trong lịch sử xây dựng và giữ nước.
	- Hiểu sở trường thuộc hạ, độ lượng công minh, khen chê thưởng phạt phân minh
+ DC. Ngô Văn Sở... chịu tội và xin lấy công chuộc tội.
	- Ý chí quyết thắng, nhìn xa trông rộng, tự tin vào bản thân và tướng sĩ.
	+ DC. Hẹn ăn tết tại Thăng Long, tính toán kế hoạch lâu dài.
Luận điểm 3 : Hình ảnh của một vị vua – tổng chỉ huy oai phong lẫm liệt.
	- Thân chinh cầm quân, tổng chỉ huy và tự mình chỉ huy một mũi tiến công.
	- Oai phong cưỡi voi khí thế như chẻ tre.
	+ DC. Tướng như từ trên trời rơi xuống, Quân như từ dưới đất chui lên, áo bào xạm khói súng.
	b. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị : mưu cầu lợi riêng – bất tài, kiêu căng, chủ quan, tự mãn.
	- Chỉ chăm chú tiệc tùng, vui chơi không đề phòng bị quân Tây sơn đánh.
	+ DC. Tướng sợ mất mật, ngựa không kịp thắng yên cương, người không kịp mặc áo giáp, vất cả ấn tín tháo chạy...Còn quân sĩ hoảng loạn giày xéo lên nhau mà chạy...làm tắc nghẽn cả một khúc sông...
	c. Số phận triều đình Lê : phải chịu nỗi nhục của kẻ đầu hàng, làm bù nhìn khốn cùng thê thảm.
	- Chầu chực nhưng vẫn không được Tôn Sĩ Nghị tiếp.
	- Vua Lê cùng Thái hậu sợ hãi bỏ chạy, chịu số phận của kẻ vong quốc ( cướp thuyền...)
	d. Nghệ thuật : 
	- Viết đúng sự thật lịch sử, thể hiện lập trường dân tộc thể hiện tinh thần yêu nước’ thái độ phấn chấn hả hê’ bộ mặt kiêu ngạo, hèn hạ, thảm hại ’ cùng giọng văn ngậm ngùi thương cảm.
4/. Chị em Thúy Kiều ( truyện Kiều – Nguyễn Du ).
* Vị trí : phần một Gặp gỡ – Đính ước.
* Phân tích : theo bố cục. 	
	a. Tả chung hai chị em ( 4 câu đầu ) :Là bức chân dung về hai chị em, mỗi người một vẻ nhưng đều hoàn mĩ.
	- Vẻ đẹp trong trắng, cao quý , tuyệt đẹp : đánh giá chung “hai ả tố nga”.
	- Vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần thanh cao, trong trắng như tuyết, như mai.
	b. Chân dung Thuý Vân ( 4 câu ) : Là vẻ đẹp cao sang, quý phái khác thường.
	- So sánh và ân dụ : dùng hình ảnh của thiên nhiên ( hoa , trăng, ngọc, tuyết, mây)
	- Nhận xét nhân cách : trang trọng khác vời, đoan trang 
a Tóm lại : vẻ đẹp đoan trang hiền thục, phúc hậu, quý phái ’ hoà hợp êm đềm với xung quanh “ mây thua, tuyết nhường” ’ dự báo trước một cuộc đời bình lặng suôn sẻ.
	c. Chân dung Thuý Kiều ( 12 câu ) : là vẻ đẹp của tuyệt sắc giai nhân, mặn mà sắc sảo, thông minh tài trí hơn người .
	- Bút pháp so sánh, ẩn dụ,ước lệ tượng trưng ’ gợi tả dùng chuẩn mực thiên nhiên làm đối tượng so sánh.
	+ DC. Làn thu thủy : nước mùa thu, nét xuân sơn : dáng núi mùa xuân, hoa ghen... liễu hờn...
	+ DC. Dùng điển tích “ nghiêng nước nghiêng thành”.
a Tóm lại : vẻ đẹp của Thúy Kiều khiến người đọc tưởng tượng một cách phong phú hơn – vẻ đẹp trừu tượng không cụ thể ’ gợi qua ánh mắt, so sánh với mĩ nhân thời xưa... Vẻ đẹp 
của Kiều là phi thường, không tạo sự hài hòa, êm đềm với tự nhiên đến mức “ hờn ghen”	’ Dự báo trước cuộc đờisố phận gian truân, bạc mệnh, bất hạnh khổ đau trước một tương lai đầy tao ương, sóng gió
	- Là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn “so bề tài sắc lại là phần hơn” với Thuý Vân và “sắc đành đòi một tài đành họa hai”
	+ DC. Thông minh trời phú, tòan diện lí tưởng, đặc biệt ngòai “thi, họa, ca, ngâm” còn biết nhạc “tay nhà khúc lựa nên chương”
a Tóm lại : thiên “Bạc mệnh” là biểu hiện của tâm hồn đa sầu, đa cảm ’ vẻ đẹp của “sắc –tài- tình” làm cho tạo vật hờn ghen, đố kị.
	d. Nghệ thuật :
	- Chủ yếu dùng biện pháp song song – đòn bẩy, nhân hóa – ẩn dụ – so sánh.
	- Bút pháp ước lệ tượng trưng.
NGHỊ LUẬN VẤN ĐỀ XÃ HỘI.
I/. NGHỊ LUẬN MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG – ĐẠO LÍ .
1. Định nghĩa : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống... của con người.
2. Yêu cầu :
	- Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,..Chỉ rõ chỗ đúng ( chỗ sai ) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng người viết.
	- Có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ ; lời văn chính xác, sinh động.
	- Vận dụng các phép lập luận :
	+ Giải thích.
	+ Chứng minh.
	+ Phân tích. 
	+ Tổng hợp.
3. Bố cục : 3 phần
	Mở bài :Nêu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
	Thân bài : 
	- Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tuởng, đạo lí.
	- Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung.
	Kết bài : Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
* Lưu ý : Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng người viết.
4. Một số dàn ý : ( Theo đề SGK )
	Đề :

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP - NGU VAN 9.doc