Ôn tập Ngữ văn 9 (phần văn học trung đại)

Ôn tập Ngữ văn 9 (phần văn học trung đại)

Câu 1: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục.

TL: -Về tác giả:

 +Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI,giai đoạn chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển cuối thế kỉ XV,bắt đầu rơi vào tình trạng loạn ly suy yếu.

 +Nguyễn Dữ là một dật sĩ tiêu biểu,chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn giữ cách sống thanh cao đến trọn đời. Dùvậy,qua tác phẩm,ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.

 -Về tác phẩm:

 +Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện viết bằng chữ HÁN,theo lối văn biền ngẫu có xen lẫn một số bài thơ.

 +Nhân vật chính trong các truyện là phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng gặp nhiều bất hạnh,những trí thức phong kiến sống ngoài vòng cương toả của lễ giáo.

 +Kết thúc mỗi tác phẩm có lời bình,bàn luận về ý nghĩa câu chuyện (hiện nay chưa xác định được lời bình của tác giả hay của người đời sau thêm vào).

 +Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lân đời hậu Lê khen là”Thiên cổ kì bút”,”Chuyện người con gái Nam xương” là một trong hai mươi truyện trên.

Câu 2:Trình bày những hiểu biêt của em về giá trị nghệ thuật của những đoạn đôi thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?

TL:Giá trị nghệ thuật của hững đoạn đối thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Chuyện có nhiều lời thoại và tự bạch của nhân vật,được sắp xếp rất đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn,góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật (lời của bà mẹ Trương Sinh là của một người nhn hậu và từng trải; lời của Vũ Nương bao giờ cũng chân thật,dịu dàng,mềm mỏng có tình, có lý,ngay cả trong lúc tức giận nhất,là lời của một người phụ nữ hiền thục,nết na,trong trắng,không có gì khuất tất;lời của bé Đản hồn nhiên thật thà)

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 802Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 (phần văn học trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƠN TẬP NGỮ VĂN 9:
(PHẦN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI)
Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
Câu 1: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục.
TL: -Về tác giả:
 +Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI,giai đoạn chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển cuối thế kỉ XV,bắt đầu rơi vào tình trạng loạn ly suy yếu. 
 +Nguyễn Dữ là một dật sĩ tiêu biểu,chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn giữ cách sống thanh cao đến trọn đời. Dùvậy,qua tác phẩm,ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người.
 -Về tác phẩm:
 +Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện viết bằng chữ HÁN,theo lối văn biền ngẫu có xen lẫn một số bài thơ.
 +Nhân vật chính trong các truyện là phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng gặp nhiều bất hạnh,những trí thức phong kiến sốùng ngoài vòng cương toả của lễ giáo. 
 +Kết thúc mỗi tác phẩm có lời bình,bàn luận về ý nghĩa câu chuyện (hiện nay chưa xác định được lời bình của tác giả hay của người đời sau thêm vào).
 +Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lân đời hậu Lê khen là”Thiên cổ kì bút”,”Chuyện người con gái Nam xương” là một trong hai mươi truyện trên.
Câu 2:Trình bày những hiểu biêt của em về giá trị nghệ thuật của những đoạn đôái thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ?
TL:Giá trị nghệ thuật của hững đoạn đối thoại và những lời tự bạch trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Chuyện có nhiều lời thoại và tự bạch của nhân vật,được sắp xếp rất đúng chỗ làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn,góp phần không nhỏ vào việc khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật (lời của bà mẹ Trương Sinh là của một người nhân hậu và từng trải; lời của Vũ Nương bao giờ cũng chân thật,dịu dàng,mềm mỏng có tình, có lý,ngay cả trong lúc tức giận nhất,là lời của một người phụ nữ hiền thục,nếùt na,trong trắng,không có gì khuất tất;lời của bé Đản hồn nhiên thật thà)
Câu 3:Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương”.
TL:Xưa có chàng Trương vừa cưới vợ xong đã đầu quân đi lính để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương,bụng mang dạ chửa. Mẹ Tương Sinh ốm chết Vũ Nương lo ma chay chu tất.Giặc tan,Trương Sinh trở về nhà,nghe lời con trai bèn nghi vợ mình không chung thuỷ.Vũ Nương bị oan,thanh minh không được,bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Sau khi vợ trầm mình tự sát,một đêm Trương Sinh cùng con trai ngồi bên đèn,đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới với me ïđêm đêm.Lúc đó Trương Sinh mới hiểu vợ mình bị oan.
 Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương,do cứu thần rùa Linh Phi,vợ vua Nam Hải,nên khi chạy nạn,chết đuối ở biển được Linh Phi cứu sống để trả ơn.Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang trở về trần gian,Vũ Nương gởi chiếùc hoa vàng cùng lời nhắn với Trương Sinh.Trương Sinh nghe Phan Lang kể,thương nhớ vợ vô cùng bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang.Vũ Nương trở về”Ngồi trên kiệu hoa,đứng giữa dònglúc ẩn,lúc hiện”.
Câu 4:Phân tích tấn bi kịch và vẻ đẹp người phụ nữ qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” 
* Tích hợp (tiếng Việt)
1.Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người,một nhân vật?(2:dẫn trực tiếp,dẫn gián tiếp)
2.Thế nào là dẫn trực tiếp?(Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép)
3.Thế nào là cách dẫn gián tiếp?(Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và thay đổi các dấu câu).
4.Lời trao đổi của nhân vật trong tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?(trực tiếp).
5.Dấu hiệu để nhận ra lời nói của nhân vật được dẫn ra trong tác phẩm văn xuôi?(Thường được viết tách ra như kiểu viết đoạn văn; có thêm dấu gạch ngang ở đầu lời nói.)
*Phân tích tấn bi kịch và vẻ đẹp người phụ nữ qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Gợi ý bài làm:
Gợi ý
Bài làm
I Mở bài:
-Giới thiệu “Chuyện người con gái Nam Xương” –Nguyễn Dữ.
-Nội dung của truyện
-Nêu vấn đề
II- Thân bài:
1-Phân tích những nét phẩm chất tốt đẹp của Vũ nương:
+Vũ Nương vừa cĩ nhan sắc vừa cĩ đức hạnh
+Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung.
+Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo
2-Phân tích bi kịch (nỗi oan của Vũ Nương):
-Nỗi oan
-Ý nghĩa cái chết của Vũ Nương (giá trị hiện thực, giá trị tố cáo)
III- Kết luận :
-Giá trị của truyện
-Cảm nghĩ về người phụ nữ trong xã hội cũ.
I-
“Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuơi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ 16, một kiệt tác văn chương cổ.Truyện kể lại một câu chuyện truyền kì cĩ nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong dân gian về bi kịch gia đình.Qua nhân vật Vũ Nương( Vũ Thị Thiết), tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của đức hạnh, của lịng vị tha và thể hiện số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II-
-Số phận của Vũ Nương là một bi kịch thương tâm, Nguyễn Dữ đã dành sự đồng cảm sâu sắc và lịng cảm phục đối với nàng. 
+Vũ Nương vừa cĩ nhan sắc vừa cĩ đức hạnh: “tính tình thùy mị nết na, lại thêm cĩ tư dung tốt đẹp”.Nhờ vậy nên Trương Sinh, con nhà hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. 
+Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là người vợ hết mực thương chồng và thủy chung. Biết chồng cĩ tính “đa nghi” nàng đã“ giữ gìn khuơn phép” khơng để xảy ra cảnh vợ chồng phải “thất hịa”. Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tịng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xơi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rĩt chén rượu đầy chúc chồng “được hai chữ bình yên”; nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê cũ...Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi cơng danh phù phiếm ở đời. Những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương nhớ chồng khơn kể xiết : “...mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn gĩc bể chân trời khơng thể nào ngăn được”. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
...Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khơng thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...
 (Ching phụ ngâm)
 Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thơng với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lịng thủy chung thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
+Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, hiếu thảo. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết sức thuốc thang”, “ngọt ngào khơn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sĩc nuơi dạy con thơ . Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương xĩt”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “như đối với cha mẹ đẻ mình”. Qua đĩ, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang chung thủy, người mẹ hiền đơn hậu. Đĩ là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.
-Cũng như bao nhiêu người phụ nữ ngày xưa, cuộc đời của Vũ Nương là những trang buồn đầy nước mắt.Sau ba năm đợi chờ, Trương Sinh đã bình yên trở về. Đây cũng là lúc đất bằng nổi sĩng, bi kịch lại đến với nàng. Trương Sinh trở về, con thơ vừa học nĩi. Tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với đơi vợ chồng trẻ. Nhưng rồi chuyện “cái bĩng” từ miệng đứa con thơ đã làm cho Trương Sinh ngờ vực, “đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu,khơng cĩ gì gỡ ra được”. Vốn tính hay ghen lại gia trưởng , vũ phu, ít học hành. Trương Sinh đã đối xử với vợ hết sức tàn nhẫn. Giấu biệt lời con nĩi, Trương Sinh đã mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi. Vợ phân trần, khơng tin; hàng xĩm khuyên can cũng chẳng ăn thua gì cả! Chính chồng và con – những người thân yêu nhất của Vũ Nương đã xơ đấy nàng đến bên bờ vực thẳm. Thời chiến tranh loạn lạc, nàng đã trải qua những năm tháng cơ đơn, giờ đây đứng trước nỗi oan, nàng chỉ biết nuốt nước mắt vào lịng...Vũ Nương chỉ cĩ một con đường để bảo tồn danh tiết : nhảy xuống sơng Hồng Giang tự tử. Lời nguyền của nàng với trời và thần sơng đã làm cho người đời xĩt xa đối với người con gái “bạc mệnh...duyên phận hẩm hiu”. Vũ Nương khơng phải làm “làm mồi cho cá tơm”, “làm cơm cho diều quạ”, khơng bị người đời phỉ nhổ mà nang đã được các nàng tiên trong cung nước thương tình vì nàng vơ tội, rẽ một đường nước cho nàng thốt chết. Và cũng chẳng bao lâu sau đĩ, Trương Sinh biết vợ mình chết oan chỉ vì chuyện “chiếc bĩng”. Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi, nhưng hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ “trâm gãy bình rơi”,quyền làm mẹ , làm vợ của nàng vĩnh viễn khơng cịn nữa. Đĩ là nỗi đau đớn nhất của ngườ phụ nữ.
Nguyễn Dữ đã ghi lại câu chuỵện cảm động thươg tâm này với tất cả tấm lịng nhân đạo. Cái chết đau thương của Vũ Nương cĩ giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc. Nĩ lên án chiến tranh phong kiến đã làm cho đơi lứa phải li biệt, người vợ trẻ sống vất vả cơ đơn; lên án lễ giáo phong kiến khắt khe với tệ gia trưởng độc đốn, gây nên bi kịch gia đình, làm tan vỡ hạnh phúc. Vì lẽ đĩ mà “Chuyện người con gái Nam Xương” cĩ giá trị nhân bản sâu sắc.
III- “Tryền kì mạn lục” là kiệt tác của nền văn học cổ Việt Nam, xứng đáng là “thiên cổ kì bút”. Người đọc mãi mãi thương cảm Vũ Nương, thương cảm những người phụ nữ tài hoa bạc mênh. “Chuyện người con gái Nam Xương” tố cáo hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ 16, nêu bật thân phận và hạnh phúc người phụ nữ trong bi kịch gia đình. Gần 500 năm sau, “Chuyện người con gái Nam Xương” mà nỗi xĩt thương đối với số phận bi thảm của người vợ, người mẹ như vẫn cịn mãi trong ta.
-CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tùy bút)
Câu hỏi:
Theo em, thể văn tùy bút trong bài “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” có gì khác so với thể truyện trong “Chuyện người con gái Nam Xương”?
Trả lời:
-Truyện thì có cốt truyện và một hệ thống nhân vật. Cốt truyện được triển khai bằng các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng có tính xung đột, nhânvật được miêu tả từ ngoại hình đến nội tâm thể hiện tính cách nhân vật. Với truyện trung đại còn có các chi tết tưởng tượng, hoang đường.
-Tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực qua đó tác giả bộc lộ những cảm xúc ...  năng cứu người giúp đời. Tnhf huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng.
+Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn.”
+Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.
* Phân tích cụ thể:
A- Mở bài: Giới thiệu đoạn trích , giới thiệu nhân vật và nêu khái quát dặc điểm nhân vật:
“Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta . Trong đó, Nguyễn Đình Chiểu trong đã xây dựng Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng, nhân vật đẹp nhất . Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
B- Thân bài: (làn lượt phân tích 4 ý trên)
-Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghĩa đến tình yêu.
-Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời. Tnhf huống đánh cướp là thử thách đầu tiên, là cơ hội hành động cho chàng.
-Sau khi từ biệt thầy học, trên đường đi thi thì gặp đám cướp làm cho dân chúng tán loạn “Đều đem nhau chạy vào rừng, lên non”. Hỏi rõ nguyên nhân, Vân Tiên khảng khái xin nhận việc diệt cướp:
Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này
 	Mặc cho mọi người khuyên can, Vân Tiên vẫn cứ xông ra tìm vũ khí:
Vân Tiên ghé lại bên đường
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô
 	Chàng chỉ có một mình, vũ khí chỉ là chiếc gậy thô sơ, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”.Điều đó càng chứng tỏ tinh thần dũng cảm của chàng.
	Cách đánh của Lục Vân Tiên cong khai , đàng hoàng, quang minh chính đại như các anh hùng hảo hán: gọi tên, trách mắng:
Kêu rằng : Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Đánh bọn cướp là vì chúng hại dân, đó một hành độâng hoàn toàn vì nghĩa.
	Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật thật đẹp:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dang
Vân Tiên tả xung hữu đột như mãnh tướng Triệu Tử Long trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, phút chốc làm cho lâu la bốn phía vỡ tan, tướng cướp Phong Lai cũng toi mạng bỡi một gậy của Vân Tiên.Trận đánh kết thúc nhanh chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Đó không phải là trận đánh của vũ lực mà là trận đánh của chính nghĩa chống gian tà. Và chính nghĩa dù vũ khí thô sơ , dù một than một mình nhưng nhất định thắng lợi . Đó là niềm tin và ước vọng của nhân dân.
+Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Vẻ đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn.”
-Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng nghiã khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.
+Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han.
+Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn , Vân Tiên vội gạt ngay:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Ơû đây có phần câu nệ lễõ giáo (nam nữ thụ thụ bất thân), nhưng chủ yếu là do đức khiêm nhường của Vân Tiên:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Chàng không muốn nhận cái lạy tạ trả ơn của hai cô gái.
+ Vân Tiên từ chối lời mời về thăm nhà để cha nàng đền đáp công ơn, chàng cho rằng làm ơn không cần trả ơn. Dường như đối với Lục Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
C – Kết bài:
	Qua nghệ thuật đặc trưng khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ kể mang tính dân gian, ta cảm nhận phẩm chất nghiã hiệp của Lục Vân Tiên. Với những nét tính cách đó , hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
Đoạn trích: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Câu hỏi:
Chứng minh hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư (trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” là hai nhân vật đối lập như nước với lửa?
Trả lời:
+Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi đi liền nối tiếp nhau như là một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của hóa công để thử thách và kiểm nghiệm lòng người , tình người. Tình huống “Lục Vân Tiên gặp nạn” trên sông và được cứu là một trong những tình huống để nói lên quan niệm về cái thiện cái ác ,về nhân dân lao động .Trong đó hai nhân vật Trịnh Hâm và ông ngư là hai nhân vật đối lập như nước với lửa.
	+Ơâng Ngư là đại diện cho cái thiện , còn Trịnh Hâm đại diện cho cái ác .Tính chất thiện ác trong hai nhân vậït này được thể hiện qua những hành động cụ thể và được đẩy lên đến mức tột cùng.
	-Nếu như Trịnh Hâm quyết tìm cách hãm hại Vân Tiên: Trong lúc thầy trò Lục Vân Tiên lâm vào tình cảnh khổ sở, đáng thương: tiền hết, mù lòa, một thầy một tớ bơ vơ nơi xa lạ, công danh Vân Tiên lở dở vậy mà với tư cách người bạn, Trịnh Hâm không những không hề giúp đỡ lại còn tìm cách hãm hại một cách dã man. Y sắp xếp cả một kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo: dùng mưu mẹo ti tiện lừa tiểu đồng vào rừng, trói lại bỏ mặc , rồi đưa Vân Tiên lên thuyền với lời hứa đưa bạn về đến tận quê nhà. Nhưng 
Đêùn đêm khuya lặng lễ như tờ
..
Trịnh Hâm khi ấy ra tay
Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời.
Sau đó y hô hoán mọi người dậy và giả vờ kêu cứu, giả bộ thương xót để phi tan tội ác:
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phôi pha.
Hành động của y thật độc ác, bất nhân bất nghĩa bỡi vì nạn nhân của y hoàn toàn bất ngờ, không cách chống đỡ, vì nạn nhân chính là bạn của y,từng nhờ y giúp đỡ và y đã nhận lời.
	-Thì ông Ngư lại tìm mọi cách để cứu Vân Tiên. Thấy người bị nạn thì liền “vớt ngay lên bờ” và đem về nhà chạy chữa để cứu sống Vân Tiên:
Hối con vầy lửa một giờ,
Oâng hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Câu thơ thật mộc mạc chân chất, giàu màu sắc Nam Bộ. Hiển hiện trước mắt người đọc cảnh vội vã, lo lắng cấp cứu người bị nạn của vợ chồng,con cái ông chài. Mỗi người một việc, ông chài giục giã vợ con nhanh tay, nhanh chân làm cho Vân Tiên tỉnh lại: Hối con vầy lửa, ông hơ, mụ hơ..không gì cụ thể và sinh động hơn. 
 Đó là tình người tự nhiên, hồn hậu, vô tư nhất, cảm động nhất. Đối lập hoàn toàn vơiù những mưu toan thấp hèn, độc ác của Trịnh Hâm.
	-Trịnh Hâm hãm hại Vân Tiên chẳng có lí do gì chính đáng, Chỉ vì Vân Tiên giỏi giang hơn hắn, chỉ vì trong cuộc thi thơ phú hắn kém tài. Đó chính là xuất phát từ tính đố kị, ghen ghét tài năng, không muốn người khác hơn mình:
Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng.
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi.
	Thế nhưng nay Vân Tiên đã mù, đã bỏ thi còn hắn thì đã đỗ cử nhân. Vân Tiên hoàn toàn vô hại đối với bước đường công danh của hắn. Vậy tại sao hắn vẫn tìm cấch giết hại? Chỉ có thể nói đó là loại người độc ác từ trong bản chất, từ trong máu thịt, loại tiểu nhân đắc chí. Mối oán thù nhân một câu chuyện văn chương trong tâm địa đứa tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện độc ác không ngờ mà người bình thường thật khó hình dung tưởng tượng.
	* Chỉ với tám dòng thơ mà Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lại một hành động tội ác, một âm mưu đê hèn của một loại người trong xã hội. Tàn nhẫn và xảo quyệt xuất phát từ tính đố kị nhỏ nhen, lại cũng có chút ít trình độ văn hóa đã khiến Trịnh Hâm trở thành nhân vật khá tiêu biểu cho cái ác trong truyện Lục Vân Tiên.
	-Đối lập với tính ích kỉ ,nhỏ nhen đến thành độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp của ông Ngư: không những cứu sống Vân Tiên mà ông còn sẵn lòng cưu mang chàng:
Ngư rằng : người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
Từ “hẩm hút” thật Nam Bộ, thật ân cần vừa nói lên cuộc sống nghèo khổ vừa bộc lộ tấm lòng nghĩa khí của người dân lao động sẵn sàng cưu mang,giúp đỡ người bất hạnh ,cơ nhỡ . Ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp:
Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn
-Trịnh Hâm chỉ lo đến công danh cá nhân còn ông Ngư lại mơ ước một cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi. Một cuộc sống hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh , trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo đức, nhân nghĩa,
	+Trịnh Hâm và ông Ngư là hai nhân vật đối lập nhau như lửa với nước trong “Truyện Lục Vân Tiên”. Trịnh Hâm với lòng ghen ghét, đố kị đã biến hắn thành một kẻ độc ác, bất nhân, bất nghĩa. Còn ông Ngư hiện lên giữa đời, sống trong sạch, thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, sự bạo ngược hung tàn, và bao giờ cũng có mặt đúng lúc để cứu giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghĩa “ Xin tròn nhân ngãi còn hơn bạc vàng”.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_9_phan_van_hoc_trung_dai.doc