Ôn tập Ngữ văn 9 - Thuật ngữ

Ôn tập Ngữ văn 9 - Thuật ngữ

ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 THUẬT NGỮ

I.Thuật ngữ là từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các VB khoa học và công nghệ.

- Ví dụ :

(1) Muối là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển

(2) Muối là tinh thể trắng, có vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn

(3) Nước là hợp chất các nguyên tố Hy- đrô và ôxi có công thức là H20.

(4) Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a- xít.

- Cách giải thích (1 và 2) là cách giải thích thông thường.

- Cách giải thích (3 và 4) thể hiện đặc tính bên trong của sự vật và chỉ có thể nhận biết qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học, nếu không có kiến thức hoá học thì không thể hiểu được. Đây là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.

II. Mỗi lĩnh vực khoa học đều có những thuật ngữ riêng như môn Địa lý: thạch nhũ; Hoá học: ba- dơ; Ngữ văn: ẩn dụ, Toán: phân số thập phân.

III. Thuật ngữ không có tính biểu cảm:

Ví dụ: Muối là hợp chất có thể hoà tan trong nước (1)

- Tay nâng đĩa muối chén gừng,

Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau (2)

Muối (1) là thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi thêm nghĩa nào ngoài muối.

Muối (2) là từ thông thường, đứng trong tổ hợp từ “gừng cay muối mặn”, gợi lên những vất vả , gian truân mà con người phải nếm trải trong đời.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 - Thuật ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn tập Ngữ văn 9 	Thuật ngữ
I.Thuật ngữ là từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các VB khoa học và công nghệ.
Ví dụ :
Muối là chất lỏng không màu, không mùi có trong sông, hồ, biển
Muối là tinh thể trắng, có vị mặn, thường tách từ nước biển, dùng để ăn
 Nước là hợp chất các nguyên tố Hy- đrô và ôxi có công thức là H20.
Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a- xít.
Cách giải thích (1 và 2) là cách giải thích thông thường.
Cách giải thích (3 và 4) thể hiện đặc tính bên trong của sự vật và chỉ có thể nhận biết qua nghiên cứu bằng lý thuyết và phương pháp khoa học, nếu không có kiến thức hoá học thì không thể hiểu được. Đây là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
II. Mỗi lĩnh vực khoa học đều có những thuật ngữ riêng như môn Địa lý: thạch nhũ; Hoá học: ba- dơ; Ngữ văn: ẩn dụ, Toán: phân số thập phân..
III. Thuật ngữ không có tính biểu cảm:
Ví dụ: Muối là hợp chất có thể hoà tan trong nước (1)
Tay nâng đĩa muối chén gừng,
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau (2)
Muối (1) là thuật ngữ, không có tính biểu cảm, không gợi thêm nghĩa nào ngoài muối.
Muối (2) là từ thông thường, đứng trong tổ hợp từ “gừng cay muối mặn”, gợi lên những vất vả , gian truân mà con người phải nếm trải trong đời.
Trau dồi vố từ
1. Có hai hình thức trau dồi vố từ
a. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Nắm vững đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
Ví dụ1: Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
( dùng thừa chữ đẹp vì thắng cảnh là phong cảnh đẹp).
Ví dụ2: Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
( Nói “đẩy mạnh quy mô” là không đúng vì quy mô chỉ đội rộng lớn về tổ chức, ta nên thay bằng mở rộng)
b. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
- quan sát, lắng nghe tiếng nói hàng ngày của những người xung quanh và trên ccác phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách, báo, ghi chép những từ ngữ mới nghe, đọc được.
- Gặp từ khó thì nghiên cứu, tra từ điển hoặc hỏi thấy cô giáo.
-Cần sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh giao tiếp phù hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUAT NGU TRAU DOI VON TU.doc