Ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp - Trường THCS Thọ Nghiệp

Ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp - Trường THCS Thọ Nghiệp

ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TỔNG HỢP

Học sinh làm đề cương ôn tập

Câu 1: Đọc hai câu ca dao sau:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

 (Ca dao)

 Cho biết từ chiều trong chiều chiều với từ chiều trong chín chiều là các từ dồng âm hay đồng nghĩa? Vì sao?

Câu 2: Tìm những yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và cho biết ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo đó?

Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ: "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Pham Tiến Duật; "Đồng chí" - Chính Hữu; "Bếp lửa" - Bằng Việt?

Câu 4: Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới?

Câu 5: Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời của mẹ em năm trên lưng.

 a. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đây có phải là hiện tượng phát triển nghĩa để làn cho từ trở thành từ nhiều nghĩa hay không? Vì sao?

 b. Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Phân tích cái hay của việc sử dụng phép tu từ đó?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn 9 tổng hợp - Trường THCS Thọ Nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 TỔNG HỢP
Học sinh làm đề cương ôn tập
Câu 1: Đọc hai câu ca dao sau:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
 (Ca dao)
 Cho biết từ chiều trong chiều chiều với từ chiều trong chín chiều là các từ dồng âm hay đồng nghĩa? Vì sao?
Câu 2: Tìm những yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ và cho biết ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo đó?
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ: "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" - Pham Tiến Duật; "Đồng chí" - Chính Hữu; "Bếp lửa" - Bằng Việt?
Câu 4: Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) theo cách diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới?
Câu 5: Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em năm trên lưng.
 a. Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Đây có phải là hiện tượng phát triển nghĩa để làn cho từ trở thành từ nhiều nghĩa hay không? Vì sao?
 b. Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ nào? Phân tích cái hay của việc sử dụng phép tu từ đó?
Câu 6: Cho biết hàm ý được sử dụng trong các câu sau: 
 a. " Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi."
 b. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Câu 7: Trong truyện Kiều, khi miêu tả Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du chủ yếu sử dụng búp pháp ược lệ cổ điển. Em hiểu như thế nào về búp pháp này?
Câu 8: Đọc hai câu thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đên sập cửa.
 Cho biết hai câu thơ trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của việc sử dụng phép tu từ ấy?
Câu 9: Đọc đoạn văn sau: 
 "Cái mạnh của người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hoỏng này thì thật khó bề phát huy chí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng" 
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới - Vũ Khoan)
Phân thích sự liên kết nội dung và hình thức của đoạn văn trên.
Câu 10: Chỉ ra các phép liên kết trong những câu sau:
a. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
 Người khôn, người đến chốn lao xao.
b. Được mùa chớ phụ ngô khoai
 Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
Câu 11: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 dòng tờ giấy thi với chủ đề lợi ích của việc đọc sách, trong dó có sử dụng một câu đặc biệt và một câu rút gọn. Chỉ rõ câu đặc biệt và câu rút gọn ấy.
Câu 12: Chép lại chính xác bốn câu thơ cuối bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go và nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoan thơ đó.
Câu 13: Phân tích những nét chung và những nét riêng của ba nữ thanh niên xung phong qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
Câu 14: Phát hiện rồi sửa lỗi liên kêt câu trong đoạn văn sau:
 Chính Hữu là nhà thơ - chiến sĩ. Thế nhưng ông đã khắc hoạ thật chân thực, sinh động hình tượng anh bộ đội. Các anh phải vượt qua bao nhiêu gian nan, thiếu thốn vì vẫn gắn bó bấy nhiêu với nhau trong nghĩa tình đồng chí thiêng liêng.
Câu 15: Hãy cho biết đoạn văn dưới đây, tác giả đã dùng phép liên kêt nào để liên kết các câu văn?
 Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão... Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu.
(Lão Hạc - Nam Cao)
Câu 16: Cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?... không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?...
(Làng - Kim Lân)
Câu 17: Hãy cho biết tình huống và ý nghĩa của tình huống trong các truyện ngắn: Làng - Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng; Bến quê - Nguyễn Minh Châu; Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.
Câu 18: Nêu ý nghĩa nhan đề của các truyện ngắn: Làng - Kim Lân; Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long; Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng; Bến quê - Nguyễn Minh Châu; Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê.
Câu 19: Tại sao trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, các nhân vật lại không được đặt tên cụ thể?
Câu 20: Chép lại những câu thơ có chứa hàm ý trong bài thơ Mây và sóng của Ta- go và giải đoán hàm ý trong những câu thơ ấy?
Câu 21: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong các trường hợp sau:
a. Trường học của chúng ta là tờng học của chế độ dân chủ nhân dân nhằm mục đích đào tạo những côn dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của đất nước. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
 Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắnghơn nưa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh - Về vấn đề giáo dục)
b. Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
 Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là tri thức.
(Nguyễn Đình Thi - Tiếng nói của văn nghệ)
c. Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
(Nam Cao - Chí Phèo)
Câu 22: Cho biết câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa hàm ý? Giải đoán hàm ý trong câu văn ấy?
 Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món nước chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)

Tài liệu đính kèm:

  • docCau hoi On tap Ngu van 9 ky II.doc