Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Dàn ý văn nghị luận xã hội

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Dàn ý văn nghị luận xã hội

 Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý

Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.

pdf 37 trang Người đăng Đăng Hải Ngày đăng 25/05/2024 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Dàn ý văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10 
Đề 1: Lòng tự trọng 
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý 
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn 
luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần 
thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh 
giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự 
trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức 
tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng. 
II. Thân bài 
1. Giải thích về lòng tự trọng 
- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm 
cách, danh dự của chính mình. 
- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân 
=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc 
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng 
a. Tự trọng là sống trung thực 
- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra 
lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng 
Dẫn chứng cụ thể tích cực 
- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai 
- Trong văn học có nhân vật Phương Định, nhân vật Lão Hạc. 
b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. 
- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của 
mình 
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân 
tộc. 
Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài 
bạn. 
Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn 
không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung 
thực trong học tập và trong thi cử. 
3. Đánh giá về lòng tự trọng 
- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội 
- Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng 
- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,. 
4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng 
- Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới 
những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. 
III. Kết bài 
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 
Đề 2: Lòng vị tha 
A. Mở bài 
Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều 
đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha. 
B. Thân bài 
1. Vị tha là gì? 
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì 
riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không 
phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ 
được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người 
nhận hoặc cộng đồng. 
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không 
đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại. 
2. Những biểu hiện của lòng vị tha: 
2.1. Trong công việc 
– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì 
xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người. 
– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy 
công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách. 
– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái 
của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện 
để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện) 
Ví dụ: Người mẹ, Kiều trong Truyện Kiều. 
2.2. Trong quan hệ với mọi người 
– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng 
cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng 
mình để làm vui lòng người khác. 
– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau 
cái vui của thiên hạ). 
– Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ 
hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm. 
– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao 
giờ họ làm phương hại đến người khác. 
3. Ý nghĩa của lòng vị tha trong cuộc sống: 
3.1. Đối với bản thân 
– Có lòng vị tha mới được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỉ, 
chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung 
đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để 
kết nối tình cảm và tìm lấy sự an bình cho tâm hồn. 
– Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi 
trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn. 
– Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp 
đỡ và dễ thành công trong cuộc sống. 
3.2.Đối với xã hội 
– Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào 
chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những 
hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn. 
– Lòng vị tha là động lực xây nên những giá trị khoa học và nghệ thuật đích thực đóng 
góp cho con người. Nhà thơ Đỗ Phủ khi xưa ước mơ về ngôi nhà chung che bão tố khắp 
văn sĩ trên đời. Nam Cao coi tình thương đồng loại là nguyên tắc sống, là lẽ sống của con 
người. Trong khi tổ chức đời sống chưa hợp lí, chưa bình đẳng giữa con người thì tình 
yêu thương vị tha là phương cách duy nhất hữu ích để cân bằng. Yêu thương sẽ dành cho 
người thiệt thòi một cơ hội được học tập, vươn lên và bình đẳng nhau trong những giá trị 
chung tốt lành của xã hội. 
– Lối sống vị tha phù hợp với xu thế của thời đại mới, thời đại toàn cầu hóa, trên cơ sở 
hợp tác và chia sẻ. 
4. Phê phán: 
– Sống vị tha không có nghĩa là nuông chiều những thói hư tật xấu, bao biện dung túng 
những khuyết điểm. Sống vị tha phải có bản lĩnh cá nhân, luôn có chủ kiến cá nhân, 
không lệ thuộc vào người khác. 
– Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết sống cho bản thân mình, lạnh lùng, dửng dưng trước 
nỗi đau của đồng loại. Lối sống ích kỉ sẽ gây ra sự mất đoàn kết, làm suy giảm sức mạnh 
tập thể, của động đồng. 
– Phê phán những làm từ thiện nhưng không phải xuất phát từ tâm mà để nổi tiếng. 
Bài học nhận thức: 
– Rèn luyện đức tính vị tha bằng cách luôn tự hỏi bản thân đã gì cho người khác trước khi 
cho bản thân mình. 
– Biết tha thứ cho người khác và cũng tha thứ cho bản thân mình. 
– Biết lắng nghe cũng như biết chia sẻ với người khác những điều không vừa ý. 
C. Kết bài: 
Vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ 
được .Cũng có những người ta khoogn thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết 
đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí. 
Đề 3: Lòng yêu nước 
A. Mở bài 
Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế 
hệ 
Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không. 
B. Thân bài 
Giải thích về lòng yêu nước 
• Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không 
ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. 
• Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất 
nước mình. 
Biểu hiện của lòng yêu nước 
• Thời kì chiến tranh 
– Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó 
khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc. 
– Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để 
chi viện cho chiến trường 
– Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ 
– Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì 
đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. 
– Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn 
Văn Thạc 
– Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể 
nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước” 
• Thời kỳ hòa bình 
– Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong 
muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững. 
– Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa 
đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. 
• Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình 
yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con 
người 
• Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành 
động thực tế để giải quyết những vấn đề đó. 
• Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các 
áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ 
những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự 
do cho dân tộc. 
Vai trò của lòng yêu nước 
• Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp 
đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người 
khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi 
dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong 
hành trình sống khắc nghiệt. 
• Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất 
nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình. 
Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước 
Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể: 
• Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người 
đủ sức, đủ tài. 
• Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, 
quy định của nhà trường, cơ quan công tác 
• Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng 
• Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật 
• Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. 
•  
C. Kết bài 
• Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam 
• Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng 
hướng về tổ quốc 
• “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay” 
Đề 4: Lòng hiếu thảo 
A. Mở bài: nêu vấn đề cần nói 
“Công cha như núi Thái Sơn 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” 
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. Không chỉ chúng ta có 
lòng biết ơn đ ...  Lạc đề hoặc không làm 
C. Kết bài: 
*Mức tối đa: Khẳng định 
- Nguồn cội của mỗi người là gia đình và quê hương, nên hiểu rộng hơn quê hương 
không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là tổ quốc, tình yêu gia đình luôn 
gắn với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. 
- Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng 
đồng 
ĐỀ SỐ 20: 
Cám ơn đời mỗi sớm mai thức dậy 
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương 
Sống để yêu thương 
Giới thiệu được vấn đề nghị luận (trích dẫn câu của Trịnh Công Sơn). 
* Giải thích quan niệm “sống để yêu thương”: 
-Sống là sự tồn tại của con người trong cuộc đời, vũ trụ. 
- Tình yêu thương là thuộc tính cơ bản , quan trọng, cao đẹp nhất của con người để tạo nên 
phẩm chất cho con người, cái đẹp cho xã hội. 
- “Sống để yêu thương” là thông điệp nhắc nhở mỗi chúng ta cuộc sống là điều linh thiêng 
nhất trong trái đất này. Hãy để tình yêu thương thắp sáng, sưởi ấm trái tim con người. Như 
thế cuộc đời mới có ý nghĩa. 
* Phân tích, bàn luận vấn đề: 
Câu thơ của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho ta một bài học sâu sắc về tình yêu thương giữa 
những con người trong xã hội. 
-Tại sao trong cuộc sống cần có tình yêu thương? 
+ Cuộc sống của con người không đơn thuần chỉ là sự tồn tại của một cá nhân riêng lẻ mà nó 
là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. 
+ Tình yêu thương xuất phát từ trái tim, tâm hồn, tấm lòng rộng mở, vị tha nhân hậu. Sẵn 
sàng cho đi, hiến dâng một cách tự nguyện không toan tính...làm được như vậy ta sẽ thấy tâm 
hồn thanh thản, nhẹ nhõm. 
+ Tình yêu thương bắt nguồn từ tình cảm gia đình, tình cảm với những người thân như ông 
bà, cha mẹ, anh chị em...Mỗi ngày qua đi sẽ thật đáng quý nếu như ta biết giành thời gian đến 
những người thân yêu. Từ đó giúp bản thân ta hình thành những phẩm chất tốt đẹp. 
+ Đối với mọi người trong cộng đồng xã hội: Biết quan tâm chia sẻ (bạn bè những người có 
hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh...) từ đó tạo nên một xã hội văn minh, nhân ái... 
*Học sinh lấy dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh. 
*Phê phán những biểu hiện tiêu cực trong lối sống hiện nay: 
- Nhiều người nhất là một số bạn trẻ sống thờ ơ, vô cảm, không biết quan tâm, chia sẻ với 
người khác. 
- Có người tự đánh mất thời gian đáng quý của mình vào những tệ nạn xã hội khiến cuộc sống 
trở nên u ám, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 
*Bài học: 
- Con người không thể sống thiếu tình thương. Thượng đế đã ban cho ta phép màu nhiệm là 
cuộc sống. Vì vậy hãy biết trân trọng nó. 
- Là học sinh phải biết tu dưỡng đạo đức để trái tim biết yêu thương, biết rung động trước nỗi 
đau của người khác. 
- Phê phán lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm, ích kỉ của người khác 
ĐỀ SỐ 21: ĐỨC HI SINH 
1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận : 
- Giới thiệu về đức hi sinh (là truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam xuất hiện ở khắp mọi nơi 
trong cuộc sống của chúng ta) 
2. Giải thích được khái niệm của đề bài 
- Giải thích sơ lược: đức hi sinh là những suy nghĩ, hành động vì người khác, vì cộng đồng. 
Người có đức hy sinh không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn là người biết đặt quyền lợi của 
người khác, của cộng đồng lên trên quyền lợi của bản thân mình) 
+ Giải thích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: 
- Nêu biểu hiện của đức hy sinh: Cha mẹ hi sinh cả cuộc đời vì con cái ,không kể công ,làm mọi 
việc vì con ,sẵn sàng đánh đổi cuộc đời mình vì con  
-Trong một gia đình anh ,chị hi sinh vì em : nghỉ học đi làm để cho em được đi học . 
- Khẳng định: đức hy sinh là tình cảm cao đẹp, là phẩm chất cao đẹp của con người. Người có đức 
hy sinh luôn được moi người yêu mến, trân trọng, có tác dụng cảm hóa cái xấu,bắc nhịp cầu nhân 
ái xóa bỏ hận thù . 
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề: 
- Liên hệ thực tế để thấy: 
+Trong lịch sử , không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê , đã liều mình cứu chúa . 
Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi , cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam . 
Trong kháng chiến , Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân , hạnh phúc gia đình chọn con 
đường , đầy khó khăn , nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân 
+ Có nhiều tấm gương giàu đức hy sinh, các chiến sĩ đã không tiếc tuổi xuân ,hi sinh xương máu 
của mình để mang lại độc lập tự do cho dân tộc 
 + Chiến sĩ công an truy bắt tội phạm ,quên mình vì người khác, vì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng 
đất nước. 
+ Những chiến sĩ ngày đêm bảo vệ vùng trời ,vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc . 
+ Bác Hồ chính là biểu tượng cao đẹp nhất của con người hy sinh quên mình vì nhân dân, vì dân 
tộc.Bác hi sinh cả cuộc đời mình để lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang độc lập đem lại 
cơm áo hạnh phúc cho nhân dân. 
 + Phê phán :Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến 
quyền lợi của cá nhân mình Người không có đức hi sinh hay bị rụt rè , sợ sệt trước cái chết , 
không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn , những việc khó không muốn giải quyết. 
- Tóm lại vấn đề: - Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền thống đạo lý của 
con người, dân tộc Việt Nam Mỗi người cần ý thức được điều này để góp phần làm cho cuộc 
sống có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn. 
4. Liên hệ bản thân 
- Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống 
bình yên tươi đẹp .Cần phát huyđức hi sinh để ngày càng có nhiều người biết " sống vì mọi người 
" hay " một người vì mọi người , mọi người vì một người ". 
- Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện đức hi sinh ngay từ những việc làm nhỏ 
nhất . 
ĐỀ SỐ 22 
: Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa “ của Nguyễn Thành Long anh thanh niên đã 
tâm sự với ông họa sĩ:“ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” 
Từ lời tâm sự trên em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay? 
a. Mở bài: 
-Giới thiệu được vai trò của lí tưởng trong cuộc sống và thanh niên phải sống có lí tưởng 
b. Thân bài 
* Giải thích: 
- Lý tưởng chính là mục đích sống cao đẹp. Sống đẹp là lối sống mình vì mọi người thể 
hiện bằng sự cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc để xây dựng quê hương, 
đất nước. 
- Lí tưởng của thanh niên Việt Nam hiện nay là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây 
dựng chủ nghĩa xã hội. 
* Đánh giá: 
- Lý tưởng là mục đích sống, quyết định sự thành công 
- Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc sống để đạt 
được những điều tốt đẹp. 
- Lý tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa, giúp con người hoàn 
thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách. 
-Suy nghĩ về những tấm gương sống có lý tưởng cao đẹp: 
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: Bác Hồ, chú bé Lượm, Kim 
Đồng, Võ Thị Sáu. 
+ Ngày nay: Những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc 
xây dựng đất nước: anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành 
Long, những người chiến sĩ hải quân, Lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư Việt Nam. 
 - Từ những tấm gương trên tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao 
đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình. 
- Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang 
làm. 
* Bàn bạc mở rộng: 
- Trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có một số ít người sống không có lý tưởng , có lối 
sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường hay dựa dẫm ỷ lại vào gia đình, người 
thân. 
- Học sinh không có lý tưởng thường mải chơi, lười học bài, dựa dẫm vào sách học tốt, 
sách giải. 
- Những người đó sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội bị mọi người lên án và 
phê phán 
c. Kết bài 
- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và khái quát được tầm quan trọng của lý tưởng 
sống cao đẹp 
ĐỀ SỐ 23: 
 TỪ LỜI TRÒ CHUYỆN CỦA ÔNG HAI ĐỐI VỚI ĐỨA CON ÚT HÃY VIẾT 
MỘT BÀI VĂN VỚI CHỦ ĐỀ “NIỀM TIN” 
 Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: 
- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? 
Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: 
- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! 
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: 
- Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ... 
 (Trích Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một) 
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề 
– Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất 
niềm tin là mất tất cả.Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã 
có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân 
thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” . Vậy niềm tin 
có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống? 
b. Thân bài: 
* Khái quát về đoạn trích: Trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ông Hai là nhân 
vật chính. Ông là một người nông dân yêu làng, yêu nước, gắn bó thủy chung với 
cách mạng với Cụ Hồ. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông vô 
cùng tủi hổ, dằn vặt, đau đớn. Ông nói chuyện với đứa con út để tạo dựng, củng cố 
và khẳng định niềm tin vào Cụ Hồ, vào kháng chiến. 
* Giải thích: Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó. Có thể 
là tin vào một người hay một sự vật, sự việc nào đó; tin vào chính mình. Bởi vì họ 
nghĩ điều đó là đúng và đáng tin tưởng 
* Phân tích và bàn luận: 
- Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết. Niềm tin tiếp thêm cho con người 
sức mạnh để con người có ước mơ, mục đích cao đẹp; mở ra những hành động tích 
cực vượt lên những khó khăn, thử thách; giúp con người gặt hái những thành công. 
- Niềm tin giúp mọi người yêu cuộc sống, yêu con người, hy vọng vào những điều 
tốt đẹp. 
- Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không 
khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm chí mất cả sự sống. 
– Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không 
chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp 
mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết 
dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là 
điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công. 
- Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, thất bại lần đầu đã gục 
ngã, buông xuôi. 
- Niềm tin còn được củng cố nhờ sự cổ vũ, động viên của những người xung quanh. 
* Bài học nhận thức và hành động: 
- Mọi người phải xây dựng niềm tin trong cuộc sống. Tin tưởng vào khả năng, năng 
lực của bản thân, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. 
- Phải dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. 
- Phải tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân. 
c. Kết bài: 
- Kết luận: khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin. 
- Liên hệ bản thân. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfon_tap_ngu_van_lop_9_dan_y_van_nghi_luan_xa_hoi.pdf