Ôn tập Văn học nước ngoài

Ôn tập Văn học nước ngoài

VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

CỐ HƯƠNG – LỖ TẤN

Đề 1: Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong Cố hương của Lỗ Tấn

I. MB

- Giới thiệu tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn gắn với ký ức của nhà văn và quê hương mình.

- Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi” hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Quốc trước cách mạng.

II. TB

1. Câu chuyện đan xen kỷ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn và được phản chiếu qua tâm trạng của nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp về tư tưởng: nhận thức về thực trạng và xã hội thể hiện niềm tin vào khả năng thay đổi số phận của người dân.

2. Nhân vật “tôi”

a. Tôi trong những ngày ở quê

- Cảnh sắc cố hương ngày “tôi” trở về tạo nỗi buồn man mác gắn với tâm trạng của kẻ li hương. Khung cảnh thể hiện rõ tâm trạng báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.

- “Gần về đến làng trởi lại càng u ám .lòng tôi lại càng se lạnh.”, “làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được”. Tâm trạng buồn, lặng lẽ.

b. Tâm trạng của tôi trong những ngày ở quê.

- Hồi ức vể người bạn Nhuận Thổ – tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới, giai cấp giữa hai đứa trẻ. Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê “Giữa ruộng dưa một đứa trẻ 11, 12 tuổi cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm đinh ba đang cố đâm theo con tra. Con vật bỗng quay lại luồn qua háng đứa bé chạy mất” Một tuổi thơ, một tình bạn trong sáng, hạnh phúc.

- Cảm xúc khi gặp lại Nhuận thổ là sự cảm nhận bi đát về thực tại xã hội. Sự đổi thay về hình dạng lẫn tâm tính của người bạn cũ “Ngày trước Nhuận Thổ là một đứa bé khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đỗi mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Giờ đây sau hai mươi năm Nhuận Thổ đã thay đổi hoàn toàn “Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận thổ trong ký ức tôi. Anh cao gấp hai lần trước, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết nhăn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một cái áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm. Bàn tay này không phải bàn tay tôi còn nhớ hồng hào, lanh lẹ, mập mạp, cứng rắn mà thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Văn học nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn học nước ngoài
Cố hương – Lỗ Tấn
Đề 1: Phân tích tâm trạng nhân vật “tôi” trong Cố hương của Lỗ Tấn
I. MB
- Giới thiệu tác phẩm Cố hương của Lỗ Tấn gắn với ký ức của nhà văn và quê hương mình. 
- Suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật “tôi” hướng về những người dân quê, tạo nhận thức về thực trạng đáng buồn của xã hội Trung Quốc trước cách mạng.
II. Tb
1. Câu chuyện đan xen kỷ niệm tươi đẹp và thực tại đáng buồn và được phản chiếu qua tâm trạng của nhân vật “tôi”
- Nhân vật “tôi” không đồng nhất với tác giả nhưng luôn là người phát ngôn trực tiếp về tư tưởng: nhận thức về thực trạng và xã hội thể hiện niềm tin vào khả năng thay đổi số phận của người dân.
2. Nhân vật “tôi”
a. Tôi trong những ngày ở quê
- cảnh sắc cố hương ngày “tôi” trở về tạo nỗi buồn man mác gắn với tâm trạng của kẻ li hương. Khung cảnh thể hiện rõ tâm trạng báo hiệu những thay đổi đáng buồn của quê cũ.
- “Gần về đến làng trởi lại càng u ám..lòng tôi lại càng se lạnh.”, “làng cũ tôi đẹp hơn kia! Nhưng phải nhớ rõ đẹp như thế nào, nói rõ đẹp ở chỗ nào thì thật không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được”. Tâm trạng buồn, lặng lẽ.
b. Tâm trạng của tôi trong những ngày ở quê.
- Hồi ức vể người bạn Nhuận Thổ – tình bạn trong sáng và không phân biệt ranh giới, giai cấp giữa hai đứa trẻ. Nhuận Thổ là hiện thân sức sống mạnh mẽ của người dân quê “Giữa ruộng dưa một đứa trẻ 11, 12 tuổi cổ đeo vòng bạc, tay lăm lăm đinh ba đang cố đâm theo con tra. Con vật bỗng quay lại luồn qua háng đứa bé chạy mất” à Một tuổi thơ, một tình bạn trong sáng, hạnh phúc.
- Cảm xúc khi gặp lại Nhuận thổ là sự cảm nhận bi đát về thực tại xã hội. Sự đổi thay về hình dạng lẫn tâm tính của người bạn cũ “Ngày trước Nhuận Thổ là một đứa bé khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đỗi mũ lông chiên bé tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng”. Giờ đây sau hai mươi năm Nhuận Thổ đã thay đổi hoàn toàn “Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận thổ trong ký ức tôi. Anh cao gấp hai lần trước, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những vết nhăn sâu hoắm. Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Anh đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một cái áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm. Bàn tay này không phải bàn tay tôi còn nhớ hồng hào, lanh lẹ, mập mạp, cứng rắn mà thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
à Đoạn văn miêu tả tỉ mỉ, sống động chân dung Nhuận Thổ xưa và nay để thấy sự thay đổi ghê gớm của Nhuận Thổ. Và đó cũng là thực trạng sa sút, nghèo khổ của xã hội Trung Quốc.
- Tình cảnm đan xen giữa quá khứ và thực tại tạo nên ám ảnh nặng nề. Những con người sống mòn mỏi bởi thói đố kỵ, bần tiện và nhu nhược thiếu sức sống chính là do chính sách cai trị hà khắc và cuộc sống khó khăn.
c. Nhận vật tôi trong những ngày xa quê
- Không còn chút vấn vương quê cũ.
- Niềm hy vọng nhen nhóm giữa Thủy Sinh và Hoàng khơi dậy niềm tin của tác giả vào tương lai.
d. Hình tượng con đường
- Chứa đựng suy ngẫm nhân sinh sâu sắc và ước mơ đổi đời cho dân nghèo.
- Khẳng định tinh thần lạc quan và đúc kết chân lý: làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường đó thôi.
* Nhận xét:
- Tình cảm gắn bó với mảnh đất và con người quê hương của Lỗ Tấn. Suy nghĩ với ý thức chữa bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc thời xưa.
- Sự vĩ đại trong tư tưởng của nhà văn, ý nghĩa dự báo về tương lai của dân tộc Trung Quốc.
III. KB
- Cảm nhận về quê hương của tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Liên hệ thực tế.
Đề 2: Phân tích nhân vật Nhuận Thổ
I. MB: Hs tự làm
II. TB
	Nhuận Thổ là nhân vật có vị trí quan trọng trong lòng tác giả. Mọi sự thay đổi của làng quê đều tập trung từ nhân vật này. Nhuận Thổ không xuất hiện nhiều (chỉ trực tiếp xuất hiện ở phần giữa và hiện ra trong suy nghĩ của nhân vật “tôi” ở phần cuối) Nhưng qua Nhuận Thổ và gắn bó với Nhuận Thổ là cả sự thay đổi lớn về cảnh vật và con người quê hương.
	- Ngày trước Nhuận Thổ là “đứa bé có khuôn mặt tròn trĩnh, sáng loáng”. Một đứa trẻ nhà quê ngờ nghệch mà “lên tỉnh hắn mới được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả”. tuổi thơ của Nhuận Thổ gắn với làng quê đầy thú vui như: bẫy chim trên tuyết, nhặt vỏ sò ngoài biển. Nhận vật “tôi” chưa bao giờ được về thăm quê của Nhuận Thổ nhưng trong ký ức lại có ấn tượng thật đẹp và ngộ nghĩnh “một cảnh tượng thần tiên và kỳ dị, một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng giữa nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát trên bờ biển trồng toàn dưa hấu bát ngát một màu xanh rờn. Giữa ruộng dưa một đứa bé khoảng mười một, mười hai tuổi cổ đeo vòng bạc tay lăm lăm cái đinh ba đang cố sức đam theo một con tra. Con vật bỗng quay lại luồn qua háng đứa bé chạy mất”. Những chuyện lạ lùng của Nhuận Thổ là cho nhân vật “tôi” ngỡ ngàng và thích thú. Sự hồn nhiên của tuổi thơ đã làm cho “tôi” – một cậu ấm và Nhuận Thổ trở thành đôi bạn thân. Cuộc chia tay của đôi trẻ thật xúc động “Nhuận Thổ phải về quê hắn, lòng tôi “xốn xang”, tôi khóc to lên. Hắn lẩn trong bếp cũng khóc mà không chịu về. Nhưng rồi bố hắn cũng bắt hắn đi. Sáu đó hắn có nhờ bố hắn mang lên cho tôi một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp. Tôi cũng vài lần gửi cho hắn ít quá. Nhưng từ đấy chúng tôi không hề gặp nhau nữa”. Đó là tình bạn gắn bó thời thơ ấu giữa Nhuận Thổ và tôi. Một tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
- Sự thay đổi lớn lao của Nhuận Thổ
	+ Hơn hai mươi năm sau Nhuận Thổ đã thay đổi nhiều đến nỗi lúc đầu gặp lại nhân vật “tôi” đã ngạc nhiên vô cùng “Người đi vào là Nhuận Thổ. Tôi nhận ra ngay đó là Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong ký ức tôi. Anh cao gấp hai lần trước, khuôn mặt tròn trĩnh Cặp mắt giống hệt cặp mắt bố anh ngày trước, mi mắt viền đỏ húp mọng lên. Tôi không lấy làm lạ, ở miền biển gió thổi suốt ngày, đại để ai cũng thế cả. Bàn tay này cũng không phải là bàn tay mà tôi còn nhớ hồng hào,lanh lẹ, mập mạp, cứng rắn mà vừa thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
	à Chân dung Nhuận Thổ được miêu tả tỉ mỉ sống động. Cả Nhuận thổ bây giờ và ngày xưa trong hồi ức của nhân vật “tôi” là sự thay đổi rõ rệt từ tầm vóc đến khuôn mặt, nước da, cặp mắt cho đến cách ăn mặc, dáng điệu, bàn tay Đó không phải là sự thay đổi bình thường từ một đứa bé trở thành người đàn ông mà là sự sa sút vì vất vả, nghèo khổ, đói rét. Phương thức miêu tả kết hợp giữa hồi ức và đối chiếu giúp người đọc hình dung rõ rệt sự thay đổi của Nhuận Thổ. Qua đó ta thấy được tình cảnh sống điêu đứng của Nhuận Thổ và của người nông dân miền biển nói chung.
	+ Đáng thương hơn nữa là thái độ của Nhuận Thổ với nhân vật “tôi”. Nhuận Thổ đứng lại nét mặt vừa hớn hở vừa thê lương, môi mấp máy không nói ra thành tiếng. Rồi bỗng anh lấy dáng điệu cung kính, chào rất rành mạch “Bẩm ông!”
* Lưu ý: học thuộc phần ghi nhớ
Ghi nhớ
	Trong truyện ngắn Cố hương, thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là của Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Những đứa trẻ – M. Goorki
Đề bài: Phân tích những đặc điểm của A-li-ô-sa
Mở bài: Hs tự làm
Thân bài
Cậu bé A-li-ô-sa mồ côi cha lại không có mẹ, ở với ông ngoại nhưng thường bị đánh đòn.
Ba đứa trẻ nhà lão đại tá ốp-xi-an-ni-cốp sống trong cảnh giàu sang nhưng cũng chẳng sung sướng gì mẹ chết sống với dì ghẻ bị bố cấm đoán và đánh đập.
à Chúng rất khác nhau về thân thể nhưng lại có hoàn cảnh giống nhau, sống thiếu tình thương nên chúng chơi rất thân với nhau.
Những quan sát, nhận xét của A-li-ô-sa về nhứng đứa trẻ:
Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, A-li-ô-sa thấy mấy đứa trẻ có vẻ nghĩ ngợi, gương mặt sầm lại và cậu bé “thông cảm với sự im lặng, nghị ngợi của bọn nó”. Cậu bé thấy “chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con” à Đây là hình ảnh so sánh chính xác khiến người đọc thấy được hình ảnh những đứa trẻ tội nghiệp qua niềm thương cảm của câu bé A-li-ô-sa.
Khi A-li-ô-sa kể những câu chện cổ tích cho chúng thì thấy chúng “lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau đó nhẹ nhàng bảo – những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đấy là những truyện cổ tích. Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất môi mím chặt và phồng má lên, còn thằng kia tay chống khuỷu lên đầu gối, cúi về phía tôi tay kia quàng lên vai em nó ấn em nó cúi xuống”.
Khi lão đại tá xuất hiện mới hỏi 2 câu tức thì mầy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. Đây lại là so sánh chính xác vừa diễn tả dáng vẻ tội nghiệp của mấy đứa trẻ, vừa gợi lên đời sống tinh thần của chúng: chúng bị người cha áp chế đến mức trở thành câm lặng nhẫn nhục không dám hé răng.
Lão đại tá trong ấn tượng của A-li-ô-sa là “một ông già với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lùng thùng màu nâu nhạt như thầy tu, đồi đội chiếc mũ xù lông”. Thái độ của lão hách dịch “đứa nào đấy?”, ông ta chỉ vào tôi. Rồi sau đó chỉ vào tôi “đứa nào gọi nó sang”. Cuối cùng ông nắm chặt lấy vai tôi lôi ra cổng, ông ta làm cho tôi sợ đến phát khóc, nhưng ông bước dài nhanh đến nỗi tôi chưa kịp khóc òa lên thì đã ở ngoài đường rồi còn ông ta đang đứng trước cổng, giơ ngón tay dọa tôi và nói: “Cấm không được đến nhà tao”.
à Thái độ ấy khiến cậu bé sợ đến phát khóc, lão đại tá là con người lạnh lùng, vô cảm có sự phân biệt giai cấp rõ rệt
Kết bài:
- Nhà văn M.Goorki có tài kể chuyện, thuật lại sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa bản thân ông và mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
Chú ý: Học thuộc thêm phần ghi nhớ.
Ghi nhớ
	Trong đoạn trích Những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh đan xen đời thường với truyện cổ tích, Mác xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hoc nuoc ngoai 9 hay.doc