Ôn tập về các biện pháp tu từ

Ôn tập về các biện pháp tu từ

ÔN TẬP VỀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1.So sánh : So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 A như B

- So sánh mặt trời -> hòn lửa: có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.

2. Ẩn dụ : ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

- Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì: lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời / Bác có sự tương đồng: Đem nguồn sáng, sự sống cho con người.

3. Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

 Ví dụ : Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

- Nhân hóa hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn dự báo số phận êm ấm của nàng Vân.

4. Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 Ví dụ : Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim

- Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm Giữa trái tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

 

doc 1 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 893Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập về các biện pháp tu từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy: 9B: /5/ 2010
 9D: 24 /5/2010
Soạn: 16/5/ 2010
Ôn tập về các biện pháp tu từ 
1.So sánh : So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 A như B
- So sánh mặt trời -> hòn lửa: có sự tương đồng về hình dáng, màu sắc à để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa gần gũi.
2. ẩn dụ : ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì: lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời / Bác có sự tương đồng: Đem nguồn sáng, sự sống cho con người. 
3. Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vậtbằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vậttrở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
 Ví dụ : Hoa cười ngọc thốt đoan trang / Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
- Nhân hóa hoa, mây, ngọc, tuyết để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân sánh ngang với vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng phải mỉm cười, nhường nhịn à dự báo số phận êm ấm của nàng Vân.
4. Hoán dụ: Hoán dụ là gọi tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
 Ví dụ : Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước / Chỉ cần trong xe có một trái tim
- Trái tim chỉ người chiến sĩ yêu nước, kiên cường, gan dạ, dũng cảm à Giữa trái tim và người chiến sĩ có quan hệ gần gũi với nhau, lấy bộ phận để chỉ toàn thể.
5. Nói quá: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu đạt.
Ví dụ : Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Nói quá mức độ mồ hôi để nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân.
6. Nói giảm, nói tránh: Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên. Nói Bác đang nằm ngủ là làm giảm đi nỗi đau mất Bác.
7. Liệt kê: Là cách sắp xếp lối tiếp hàng loạt từ, cụm từ cùng loại để diễn tả đày đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. 
+ VD: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng mọt mầm non măng mọc thẳng.
+ trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông ... -> Nổi bật cuộc sống xa hoa, thái độ “SCMBay” của PDTốn. 
8. Điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp đi, lặp lại từngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp đi, lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
Ví dụ: Ta làm con chim hót ..xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” -> Nhấn mạnh ước nguyện tha thiết chân thành của tác giả muốn cống hiến một chút nho nhỏ của riêng mình ( chim hotá, cành hoa, nốt trầm ) cho mùa xuân tươi đẹp chung của đất nước. 
9. Chơi chữ : Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
 Ví dụ : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc / Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- Quốc quốc, gia gia -> là chơi chữ chỉ nước, nhà => nỗi nhớ nước thương nhà của nhà thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docOnvaoLop10Chi tiet de hieu.doc