Ôn thi cấp III môn Ngữ văn 9 - Đề số 1

Ôn thi cấp III môn Ngữ văn 9 - Đề số 1

Câu1(2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời ngắn gọn các câu hỏi bên dưới;

“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi. Chỉ e vịêc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” ( Ngữ Văn 9. Tập I)

a)Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b)Chàng và thiếp là những nhân vật nào trong tác phẩm?

c)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gi?

d)Phân tích phẩm hạnh của nhân vật được thể hiện trong đoạn trích trên.

 

doc 1 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi cấp III môn Ngữ văn 9 - Đề số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ôn thi cấp III - Đề số 1
Câu1(2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời ngắn gọn các câu hỏi bên dưới;
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên thế là đủ rồi. Chỉ e vịêc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.” ( Ngữ Văn 9. Tập I)
a)Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b)Chàng và thiếp là những nhân vật nào trong tác phẩm?
c)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gi?
d)Phân tích phẩm hạnh của nhân vật được thể hiện trong đoạn trích trên.
 Câu 2(1điểm)Giải nghĩa các thành ngữ sau và cho biết các thành ngữ đó có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Nói nhăng nói cuội; ăn đơm nói đặt; ăn ốc nói mò; nói có sách, mách có chứng.
Câu 3 (1 điểm) Tìm hiểu ý nghĩa của từ “miền Nam” trong các câu thơ sau ? Trường hợp nào được dùng với nghĩa gốc, trường hợp nào được dùng với nghĩa chuyển? Phương thức chuyển nghĩa là gì?
a Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. (Viễn Phương)
b Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ
 Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu. (Lê Anh Xuân)
Câu 4 (1điểm)
 Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn thơ sau:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã,
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
(Tế Hanh, Quê hương)
Câu 5( 5 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm “Truyền kì mạn lục” và “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_cap_iii_mon_ngu_van_9_de_so_1.doc