Ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 7

Ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 7

GIỚI HẠN:

Tuần 19 -> 25. (Bài 18 -> 24)

NỘI DUNG:

+ Phần Văn: Trắc nghiệm: Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX. Tục ngữ về con người và xã hội. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đức tính giản dị của Bác Hồ. Y nghĩa văn chương.

+ (Phần TLV, và tiếng Việt: Tuy không làm bài luận, nhưng đề vẫn có thể hỏi về lí thuyết trắc nghiệm hoặc viết đoạn văn về kiến thức Ngữ văn . HS cần xem lại các GN về TLV nghị luận đã học và GN về tiếng Việt ).

KIẾN THỨC CẦN NHỚ:

+ Định nghĩa về tục ngữ? Nội dung và nghệ thuật các câu tục ngữ đã học.

+ Phần GHI NHỚ về các bài đã học:

- Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.

 ->Tr 5.

- Tục ngữ về con người và xã hội. -

> Tr 13.

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. -> Tr 27

- Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

 -> Tr 37.

- Đức tính giản dị của Bác Hồ.

 -> Tr 55.

- Y nghĩa văn chương.

 -> Tr 63.

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi giữa học kì II môn Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI
GIỮA HỌC KÌ II
NGỮ VĂN 7, TUẦN 26
GIỚI HẠN: 
Tuần 19 -> 25. (Bài 18 -> 24)
NỘI DUNG: 
+ Phần Văn: Trắc nghiệm: Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX. Tục ngữ về con người và xã hội. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. Đức tính giản dị của Bác Hồ. Yù nghĩa văn chương. 
+ (Phần TLV, và tiếng Việt: Tuy không làm bài luận, nhưng đề vẫn có thể hỏi về lí thuyết trắc nghiệm hoặc viết đoạn văn về kiến thức Ngữ văn . HS cần xem lại các GN về TLV nghị luận đã học và GN về tiếng Việt ).
KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 
+ Định nghĩa về tục ngữ? Nội dung và nghệ thuật các câu tục ngữ đã học. 
+ Phần GHI NHỚ về các bài đã học: 
Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX.	
 ->Tr 5.
Tục ngữ về con người và xã hội.	 - 
> Tr 13.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.	 -> Tr 27
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
 -> Tr 37.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 -> Tr 55.
Yù nghĩa văn chương.
 -> Tr 63.
+ Phần trắc nghiệm khách quan và tự luận (Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề).
ĐỀ THAM KHẢO
Phần 1: ( 2 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.
Tục ngữ và ca dao – dân ca khác nhau ở:
a. Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn.
b. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian; ca dao – dân ca là tiếng hát tâm hồn của người bình dân cổ truyền, thiên về trữ tình.
c. Tục ngữ thường có 2 nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng; ca dao – dân ca có khi có nhiều nghĩa.
d. Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao – dân ca gieo vần lưng và vần chân.
Cách giải thích tục ngữ nào đúng nhất? (Câu: Cái răng cái tóc là góc con người)
a. Cái răng cái tóc là một góc, một phần của một con người
b. Cái răng cái tóc góp phần làm đẹp cho con người không ít cho nên cần phải gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc và làm đẹp cho nó.
c. Cái răng cái tóc chỉ là một góc, một phần nhỏ của cơ thể con người do vậy không nên dành cho nó quá nhiều ưu ái (nên dành cho cái đầu, bộ óc hay trái tim)
d. Cái răng cái tóc không chỉ là một góc, một phần , một bộ phận không thể thiếu của con người. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cho con người về hình thức mà còn giúp cho việc ăn uống, bảo vệ cái đầu. Bởi vậy, chăm sóc bảo vệ và làm đẹp cho cái răng, cái tóc đúng cách là một việc làm cần thiết và phần nào chứng tỏ trình độ văn hoá thẩm mĩ và tính cách, sở thích của mỗi người.
Phần 2: (8 điểm) Có thể chọn làm một trong hai đề sau:
1. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng đã đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
2. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ ghép và từ láy cũng đã đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
HƯỚNG DẪN ĐỀ THAM KHẢO, 
PHẦN VIẾT ĐOẠN VĂN
Hai đề cần có những ý chính sau:
Giới thiệu vấn đề, nêu phạm vi và hướng chứng minh (1 điểm)
Có một số dẫn chứng được nêu và phân tích chọn lọc về:
Từ đồng nghĩa và trái nghĩa
 (mỗi loại ít nhất 2 ví dụ) (6 điểm)
Từ ghép và từ láy 
(mỗi loại ít nhất 2 ví dụ) (6 điểm).
Kết luận: (1 điểm)
TƯ LIỆU 
. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa cũng đã đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
BÀI LÀM THAM KHẢO:
(Lưu ý: 
1. Khi làm bài, HS không cần ghi MB, TB, KB. Viết xong mỗi đoạn, chỉ cần xuống hàng, xích vào hai ô giấy rồi viết tiếp. Ơû đây ghi MB, TB, KB ra là để hướng dẫn cho rõ các phần.
2. Tùy theo yêu cầu của đề mà viết dài hay ngắn. Ơû dây chỉ hướng dẫn cho các em cách viết đoạn văn. Đề thi có thể nội dung sẽ cho khác, nhưng cách viết đoạn văn thì không khác.)
MB: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Chỉ qua các từ đồng nghĩa, trái nghĩa chúng ta cũng có thể chứng minh được sự giàu đẹp ấy của TV qua việc nghiên cứu một vài câu ca dao, tục ngữ, thơ văn trong kho tàng VHDG VN:
TB: (DẪN CHỨNG CHỈ MỘT HOẶC HAI VÍ DỤ TRONG CÁC TƯ LIỆU SAU)
Tư liêu từ đồng nghĩa, trái nghĩa:
Dùng từ trái nghĩa, 
Làng gần cho chí xóm xa
Mến yêu trăm vạn mái nhà thân quen (Chế Lan Viên).
Làm người phải biết đắn đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng? 
Đang cơn nước đục lờ đờ
Cắm sào đợi nước bao giờ cho trong? 
Con sông bên lở bên bồi
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong
Con sông kia nước chảy đôi dòng
Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào?
Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa:
1. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non? (ca dao)
 Xét từ ‘non’: 
+ Với nghĩa sự vật (danh từ) , 
Non đồng nghĩa với núi.
+ Với nghĩa tính chất (tính từ) 
Non trái nghĩa với già.
=> Câu ca dao có dùng biện pháp chơi chữ bằng cách khai thác từ đồng nghĩa (non = núi) và từ trái nghĩa ( non =/= già)
2. Đi tu Phật bắt ăn chay,
Thịt chó ăn được , thịt cầy thì không (ca dao)
 -> Thịt cầy = thịt chó . 
=> Chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, ýù châm biếm những kẻ ngụy biện, thường lấy lí do nầy lí do kia để “phá giới”, làm những điều càn rỡ không đúng đạo lí.
KB: Dĩ nhiên, Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp không chỉ ở các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. TV còn rất giàu và đẹp ở các mặt khác nữa như giàu thanh điêu, giàu vốn từ thơ văn, tế nhị trong cách nói uyển chuyển
Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ ghép và từ láy cũng đã đủ chứng tỏ rằng tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
MB: Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. Chỉ qua các từ ghép và từ láy chúng ta cũng có thể chứng minh được sự giàu đẹp ấy của TV qua việc nghiên cứu một vài câu ca dao, tục ngữ, thơ văn trong kho tàng VHDG VN:
TB: : (DẪN CHỨNG MỘT HOẶC HAI VÍ DỤ TRONG CÁC TƯ LIỆU SAU)
Giàu hình thức diễn đạt: từ ghép
 -> Làng quê vào ngày mùa rực lên một màu vàng của sự trù phú, ấm no. Màu luá chín vàng xuộm, nắng ngã màu vàng hoe, quả xoan vàng lịm, lá mít vàng sẫm, lá sắn héo vàng tươi, chuối chín vàng đốm, bụi mía vàng xọng, rơm thóc vàng dòn, gà, chó vàng mượt, mái nhà rơm vàng mới 
-> Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. (Vũ Tú Nam)
Giàu hình thức diễn đạt: từ láy:
+ Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ (ca dao)
 + Dưới sân quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
+ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.
+ Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa người còn nhé theo./ Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
KB: (như trên, hoặc dựa vào ghi nhớ SGK trang 37)
Dĩ nhiên, Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp không chỉ ở các từ từ ghép , từ láy. TV còn rất giàu và đẹp trên nhiều phương diện khác như: ngữ âm có tới 6 thanh điệu. ngữ pháp rất uyển chuyển, vốn từ vựng thi ca rất dồi dàoTiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn cho sức sống của dân tôc Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC BÀI ĐÃ HỌC
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Tục ngữ: (SGK/ 3).
-> Câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của đời sống (tự nhiên, LĐSX, xã hội)
Phân tích: (8 câu về TN & LĐSX)
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
ND: quan sát thực tế về thời gian sáng tối để sử dụng hợp lí trong lao động và sinh hoạt:
- Tháng 5: đêm ngắn, ngày dài.
- Tháng 10: đêm dài, ngày ngắn.
NT: Lối nói: thậm xưng, giàu hình ảnh, làm cho ý muốn nói vừa rõ ràng, cụ thể vừa rất gây ấn tượng.
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
ND: trời nhiều sao thì ít mây, do đó sẽ nắng. Ngược lại, trời ít sao thì nhiều mây, vì vậy thường có mưa
NT: kết cấu 4/4 đối xứng, đối từ với 2 ý tương phản nhau.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
ND: kinh nghiệm dự đoán bão, nêu biểu hiện từ xa của hiện tượng và lời khuyên phòng vệ
NT: gieo vần lưng (gà, nhà) dễ nhớ, dễ thuộc.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo tại lụt.
-> Hiện tượng cần đề phòng mưa, lụt. -> Gieo vần lưng (bò, lo)
Tấc đất tấc vàng.
ND: Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, là nơi sinh sống của con người (phải đổ mồ hôi để cải tạo, đổ máu xương để gìn giữ).
NT: Cách so sánh, đối vế, đối chữ (đất, vàng) , có hình ảnh mà hàm súc.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
-> Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. 
-> Từ Hán Việt hàm súc, ngắn gọn (tục ngữ cổ xưa)
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
-> Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố: nước, phân, cần, giống.
-> Kết cấu 2/2/2/2 đối xứng, đối từ với các ý tương phản, bổ sung cho nhau.
Nhất thì, nhì thục.
-> Nhất: trồng đúng thời vụ, nhì : làm đất kĩ.
-> Kết cấu 2/2 đối xứng, đối từ với 2 ý tương phản, bổ sung cho nhau.
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Phân tích: 
1. Một mặt người bằng mười mặt của.
-> Câu tục ngữ nêu lên một tư tưởng quý trọïng con người, đặt con người lên trên mọi thứ của cải
Vần lưng ( người – mười) dễ nhớ, dễ thuộc.
2. Cái răng cái tóc là góc con người.
 Cái răng cái tóc là một phần thể hiện hình thức, tư cách của con người. Suy rộng ra, những gì thuộc về hình thức con người đều thể hiện nhân cách của người đó.
Vần lưng ( tóc – góc) dễ nhớ, dễ thuộc.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Hiểu theo nghĩa bóng câu này có ý giáo dục về lòng tự trọng, về nhân phẩm của con người.
Cách đối vế, từ ngữ (đói-rách, sạch-thơm) r ...  chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?
a. thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
b. mục đích của hành động được nói đến trong câu
c. nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
d. nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
19. Trạng ngữ trong câu: “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư bản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?
a.Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
b. mục đích hành động được nói đến trong câu
c. nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
d. nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu
20. trong câu, bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy, đúng hay sai?
a. đúng
b. sai
21. Chứng minh trong văn nghị luận là gì ?
a. là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nào đó.
b. là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu
c. là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nào đó.
d. là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó
22. Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục ?
a. luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng
b. lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận
c. lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm
d. không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
23. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài “Sự giàu đẹp của TV” có những đặc điểm gì nổi bật ?
a. Bố cục chặt chẽ với ba phần: ĐVĐ, GQVĐ, KTVĐ.
b. Dẫn chứng cụ thể, phong phú làm nổi bật các đặc điểm đẹp và hay của Tv.
c. Lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục.
d. Tất cả đều đúng.
24. Điền vào chỗ trống các dẫn chứng diễn tả nội dung nói lên Tv là một thứ tiếng đẹp ở sự trong sáng - giản dị - cụ thể ; tề nhị - gợi cảm ; hồn nhiên - dí dỏm :
a. 
b. 
c. 
..
25. Điền vào chỗ trống các dẫn chứng diễn tả nội dung nói lên TV là một thứ tiếng giàu nhạc điệu ; vốn từ ; hình thức diễn đạt :
a. 
b. 
c. 
26. Câu rút gọn “Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” đã được lược bỏ thành phần nào ?
a. CN
b. VN
c. CN & VN
d. Trạng ngữ
27. Việc lược bỏ một số thành phần câu để tạo thành câu rút gọn nhằm mục đích gì ?
a. làm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn
b. tránh lặp từ
c. ngụ ý, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người
d. tất cả đều đúng
28. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu “ Người VN ngày nay có ít lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” được thêm vào câu để làm gì ?
a. để xác định thời gian
b. để xác định mục đích
c. để xác định nguyên nhân
d. để xác định nơi chốn
29. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của TV, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó” đươc thêm vào câu để làm gì ?
a. để xác định nguyên nhân
b. để xác địnhnơi chốn
c. để xác định phương tiện
d. để xác định mục đích
BÀI 23: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG. 
1. Bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a. tự sự
b. nghị luận
c. biểu cảm
d. miêu tả.
2. Vì sao em biết 1Bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” thuộc phương thức biểu đạt mà em biết ở câu 1?
a.Vì bài nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
b. Vì bài tái hiện trạng thái sự vật, con người.
c. Vì bài bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
d. Vì bài trình bày diễn biến sự việc.
3. Theo em, nghệ thuật nghị luận ở bài 
“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” có những đặc điểm gì nổi bật.
a. Bố cục chặt chẽ với ba phần: ĐVĐ, GQVĐ, KTVĐ.
b. Dẫn chứngcụ thể, phong phú làm nổi bật đức tính giản dị của Bác.
c. Lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục.
d. Tất cả đều đúng.
4. Điền vào chỗ trống các chi tiết chứng minh tính giản dị của Bác trong đời sống:
a. 
b. 
5. Điền vào chỗ trống các chi tiết chứng minh tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người.
a. 
b. 
6. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu”Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.” Được thêm vào câu để làm gì?
a. Để xác định nơi chốn
b. Để xác định mục đích
c. Để xác định nguyên nhân
d. Để xác định thời gian
7. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và lính trọng như thế nào người phục vụ” ?
a ở đầu câu
b. ở giữa câu
c. ở cuối câu
8. Qua bài văn này, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị?
a. Đây là một phẩm chất trong lối sống: đơn giản mà tự nhiên, không cầu kì xa hoa.
b. Đây là mộtđặc điểm trong cách suy nghĩ, nói năng giao tiếp trong sáng dễ hiểu, đi vào bản chất của vấn đề hay sự việc, tiếp cận với chân lí.
c. Đây là một đặc điểm trong lời nói và bài viết: giản dị trong thơ văn vì muốn cho nhân dân hiểu, nhớ và làm được. 
d. Tất cả đều đúng.
9. Câu : “Nhưng chớ hiểu lầm là Bác sống khắc khổ theo lối tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết, ẩn dật.” Là kiểu câu nào?
a Câu rút gọn
b. Câu đặc biệt
c. Câu chủ động
d. Tất cả đều sai
10. Câu “ Bác sống thanh bạch giản dị như vậy, bởi vì người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân.” Là kiểu câu nào?
a Câu rút gọn
b. Câu đặc biệt
c. Câu chủ động 
d. Câu bị động
11. Trong bài viết, những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận của tác giả, thường xuất hiện ở vị trí nào? 
A Đầu mỗi luận cứ
b. Sau các dẫn chứng
c. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ
d. Đầu mỗi đọan văn.
12. Tính chất nào phù hợp với bài viết“ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?
a tranh luận
b. so sánh
c. ngợi ca
d. phê phán
13. Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác tông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai?
A, Đúng.
B. Sai.
14. Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác bắt nguồn từ lí do gì?
a Vì tất cả mọi người VN đều sống giản dị
b. Vì đất nước ta còn nghèo nàn, thiếu thốn.
c. Vì bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân.
d. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương bác.
15. Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
A Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất.
b. Vì đó là cuộc sống đơn giản
c. Vì đó là cách sống mà mọi người đều có
d. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm không màng đến hưỏng thụ vật chất, không vì riêng mình
BÀI 24: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt).
 1.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc văn chương là gì?
A Đó là lòng thương người 
b. Đó là lòng thương muôn vật, muôn loài
c. Đó là lòng vị tha
d. Tất cả đều đúng.
2. Điền vào chỗ trống các chi tiết nói lên công dụng của văn chương.
. 
. 
. 
..
3. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Từ khi có người lấy tiếng chim, tiếng suối làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay” được thêm vào câu để làm gì?
a. Để xác định nơi chốn
b. Để xác định mục đích
c. Để xác định nguyên nhân
d. Để xác định thời gian
4. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu: “Từ khi có người lấy tiếng chim, tiếng suối làm đề tài ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay”
a ở đầu câu
b. ở giữa câu
c. ở cuối câu
5. Em hãy biến đổi câu chủ động: “Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” thành câu bị động.
6. Câu: “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” là kiểu câu nào? 
a Câu rút gọn
b. Câu đặc biệt
c. Câu chủ động 
d. Câu bị động
7. Người ta thường dùng câu bị động trong những trưòng hợp nào ?
a Muốn tạo ấn tượng khách quan (Hiểu chủ thể là ai cũng được)
b. Chủ thể rõ ràng, hiển nhiên, không cần nói ra nữa.
c. Không muốn nêu ra chủ thể vì một lí do tế nhị nào đó.
d. Tất cả đều đúng.
8. Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong bài viết của mình?
a. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương
b. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của v. chương
c. Quan niệm của Hoài Thanh về công dụng của v. chương trong LS loài người 
d. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học
9 Bài Ý nghĩa v.chương của Hoài Thanh đã nêu được một cách đầy đủ và toàn diện các ý nghĩa văn chương đối với cuộc sống của con người. Điều đó đúng hay sai?
A đúng
b. sai
10 Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của v. chương là gì ?
a cuộc sống lao động của con người 
b. tình yêu lao động của con người 
c. lòng thương người và rộng ra, thương cả muôn vật, muônloài
d. do lực lưọng thần thánh tạo ra
11. Công dụng nào của Vchương được HT khẳng định trong bài viết của mình?
A văn chương giúp cho con người gần người hơn
b. văn chương gíup cho tình cảm và gợi lòng vị tha
c. văn chương là lọi hình giải trí của con người 
d. văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai.
12. Tại sao HT lại nói: “ Văn chương sẽ là sự sống muôn hình vạn trạng”?
a Vì cuộc sống trong v chương chân thật hơn bất kì môt loại hình nghệ thuật nào khác
b. Vì nhiệm vụ của nhà văn là phải ghi chép lại tất cả những gì ông ta nhìn thấy ngoài đời
c. Vì v chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội
d. Cả a, b, c đều sai HẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docThigiuaHKII.doc