Ôn thi vào 10 phần Nghị luận xã hội

Ôn thi vào 10 phần Nghị luận xã hội

Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

 Dàn ý:

1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2/ Thân bài:

a) Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:

*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:

 - Tiêu cực:

 + Xin điểm, chạy điểm

 + Mua bằng cấp

 + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn

 + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học .

 + Thi hộ, thi thuê .

 + Chạy chức chạy quyền

- Bệnh thành tích trong giáo dục:

 +Báo cáo không đúng thực tế

 + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích

 + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng

 +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm

 + Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 833Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi vào 10 phần Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài1: Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
 Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2/ Thân bài:
Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục , trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ biến hiện nay. Nó thể hiện qua một số biểu hiện chính sau:
 - Tiêu cực: 
 + Xin điểm, chạy điểm
 + Mua bằng cấp
 + Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
 + Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học.
 + Thi hộ, thi thuê.
 + Chạy chức chạy quyền
Bệnh thành tích trong giáo dục :
 +Báo cáo không đúng thực tế
 + Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
 + Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
 +HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm
 + Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo
Phân tích đúng sai lợi hại:
Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao
Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài: 
 +Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nớc ít nhân tài
 + Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
 + Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
Nguyên nhân của hiện tượng này là : 
Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
Do nhà trờng: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế 
Cách khắc phục: 
Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ đứng trong XH hiện đại 
 XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử dụng họ
Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm. Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
3/ Kết bài: 
Thâu tóm lại vấn đề
 KĐ, PĐ , rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)
MOI TRUONG
Cõu2: (6 điểm)
Với nhan đề : Mụi trường sống của chỳng ta, dựa vào những hiểu biết của em về mụi trường, viết một bài văn ngắn trỡnh bày quan điểm của em và cỏch cải tạo mụi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
Cõu2:(6điểm)
Nờu vấn đề và triển khai thành bài văn nghị luận gồm cỏc ý cơ bản sau :
a. Nờu vấn đề nghị luận : Mụi trường sống của chỳng ta thực tế đang bị ụ nhiễm và con người chưa cú ý thức bảo vệ.
b. Biểu hiện và phõn tớch tỏc hại : 
- ễ nhiễm mụi trường làm hại đến sự sống.
- ễ nhiễm mụi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
c. Đỏnh giỏ :
- Những việc làm đú là thiếu ý thức bảo vệ mụi trường, phỏ huỷ mụi trường sống tốt đẹp.
- Phờ phỏn và cần cú cỏch xử phạt nghiờm khắc.
d. Hướng giải quyết :
- Tuyờn truyền để mỗi người tự rốn cho mỡnh ý thức bảo vệ 
mụi trường.
- Coi đú là vấn đề cấp bỏch của toàn xó hội.
 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Dạng đề
1.Suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Trăm hay không bằng tay quen”
Lý thuyết
1. Mở bài
-Dẫn dắt vấn đề:
- Nêu vấn đề:
Thực hành
1. Mở bài :
- Dựa vào nội dung: Bàn về MQH giữa lí thuyết và thực hành
- “ Trăm hay không bằng tay quen”
Dạng đề bài tơng tự : 
2. “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”
3. “Cái nết đánh chết đẹp” 
4.“Nhiễu điều thơng nhau cùng”
5. “Bầu ơi  một giàn”
6. “Là lành đùm lá rách
7. “Công cha  đạo con8. “Uốngnớc nhớ nguồn"
9. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”
10. “Gần mực thì đen
Gần đèn thì rạng”
11.“Học thầy không tày học bạn”
“Không thầy đố mày làm nên”
12. “Có tài mà không có đức là ngời vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
13. “Thời gian là vàng”
14. “Tri thức là sức mạnh”
15. “ Xới cơm thì xới lòng ta
So đũa thì phải so ra lòng ngời” 
2. Thân bài : 
a. Giải thích:
- Nghĩa đen:
- Nghĩa bóng:
- Nghĩa cả câu:
2. Thân bài:
a. Giải thích :
- Trăm hay: Học lí thuyết nhiều qua sách, báo , ở nhà trờng 
- Tay quen : Làm nhiều, thực hành nhiều thành quen tay.
- Học lí thuyết nhiều không bằng thực hành nhiều.
b. KĐ: đúng, sai
- Khảng Định:
- Quan niệm sai trái:
- Mở rộng :
b. Khẳng định : Đúng, sai
 b1. Khẳng định: 
- Câu tục ngữ trên đúng. Vì sao?
+ Chê học lý thuyết nhiều mà thực hành ít (dẫn chứng) 
+ Khen thực hành nhiều ( dẫn chứng)
 b2. Quan niệm sai trái :
- Nhiều ngời chỉ chú trọng học lí thuyết nhiều mà không thực hành (Và ngợc lại).
 b3. Mở rộng :
- Có ý cha đúng: Đối với những công việc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao.
 - Học phải đi đôi với hành vi :
+ Lí thuyết giúp thực hành nhanh hơn, chính xác hơn hiệu quả cao hơn.
+ Thực hành giúp lí thuyết hoàn thiện, thực tế hơn
3. Kết bài:
- Giá trị đạo lí đối với đời sống mỗi con ngời.
- Bài học hành động cho mọi người, bản thân
3. Kết bài :
Nhận thức cho mỗi ngời trong đời sống phải chú trọng nhiều đến thực hành.
- Gợi nhắc chúng ta hoàn thiện hơn
- Trong cuộc sống hiện đại : 
 Học phải đi đôi với thực hành
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí " Uống nước nhớ nguồn"
 A. Mở bài:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu đó là câu " Uống nước nhớ nguồn". Câu thành ngữ nói lên lòng biết ơn đối với những người đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
B. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen:
Nước là sự vật có trong tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
Nguông là nơi nước bắt đầu chảy.
Uống nước là tận dụng môi trường tự nhiên để tông tại và phát triển.
+ Nghĩa bóng:
Nước là thành quả vật chất và tinh thần mang tính lịch sử của cộng đồng dân tộc.
Uống nước là hưởng thụ cái thành quả của dân tộc
Nguồn là những người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
Nhớ nguồn: là lòn biết ơn cho ông. bà, tổ tiên của dân tộc.
- Nhận định đánh giá:
+ Đối với những người được giáo dục chu đáo có biểu hiện sâu sắc và có lòng tự trọng thì luôn có ý thức trân trọng, giữ gìn phát huy những thành quả đã có của quê hương.
+ Đối với những kẻ kém hiểu biết thì nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, thái độ coi thường, chê bai thành quả dân tộc.
+ Ngày nay khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của dân tộc mỗi chúng ta không chỉ khắc sâu thêm lòng biết ơn tổ tiên mà còn phải có trách nhiệm nỗ lực học tập và lao động tốt hơn để góp phần công sức nhỏ bé của mình vào kho tàng di sản dân tộc.
C. Kết bài:
Hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ chúng ta hãy tự xem xét và điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình. Nghĩa là mỗi chúng ta không chỉ có quyền được hưởng thụ mà còn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển chung của dân tộc.
GV yêu cầu HS viết bài, trình bày trước lớp
GV nhận xét, sửa.
Đề 1: Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng Em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình.
A. Mở bài 
Cuộc sống ngày một phát triển, văn minh, Việt Nam vươn lên mạnh mẽ trên trường quốc tế.
Việt Nam dang khẳng định mình là một quốc gia hoà bình, phát triển, văn minh và thân thiện. Thế những chúng ta vẫn bắt gặp những hành vi thiếu ý thức của một số người danh làm xấu đi hình ảnh đất nước và con người Việt
Câu trả lời nằm trong chính mỗi chúng ta.
B. Thân bài
1. Nêu hiện tượng
Nếu đi dạo một vòng thành phố, bạn sẽ bắt gặp những hành vi thiếu ý thức làm ảnh hưởng tớ vệ sinh công cộng diễn ra rất phổ biến trong đời sống hằng ngày như một nỗi nhức nhối chung 
+ Một người ngang nhiên vứt rác tung toé ra đường.
+ Rác bay từ trên gác xuống đường bất chấp ai ở bên dưới,
+ Vứt rác xuống hồ.
+ Những nơi nhiều khách tham quan du lịch rác ở khắp nơi
Những hành vi đó không phải là cá biệt. Người ta xả rác như các quyền được thế, thành một cố tật xấu khó sửa chữa.
Nhất trong những khu tập thể, rác trở thành vấn đề bức xúc của nhiều người và rác còn làm đau đầu cả những nhà quản lí.
2. Lí giải nguyên nhân
Thiếu ý thức cộng đồng bắt nguồn từ tư tưởng ích kỉ của một số cá nhân, họ chỉ biết sach nhà mình, sạch mặt mình còn người khác thì mặc kệ.
Việc xả rác bừa bãi lặp đi lặp lại thành thói quen, nhiều người ban đầu khó chịu sau quen mắt, rồi quen tay từ lúc nào không biết. Người lớn làm ắt hẳn trẻ con làm theo. Lâu dần trở thành thói tật chung.
Các đó thị chịu sức ép lớn từ quá trình đô thị hoá, trong khi các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được.
Cũng xuất phát từ việc xây dựng cơ sở cộng cộng của các thành phố còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có một chiến lược dài hơi từ các cấp quản lí
3. Hâu quả
Việc xả rác bừa bãi đem đến hậu quả khôn lường và người lãnh chịu hâu quả ấy đôi khi chính là những người gây ra.
Vứt rác bất kể mảnh thuỷ tinh, những thứ dễ trơn trượt nguy hại cho ai dẫm phải
Những khu du lịch vẵng khác chỉ ví rác thải bừa bãi, mất mĩ quan, mùi sú uế bốc lên khó chịu cho du khách.
Vứt rác trong thành phố làm cho diện mạo xanh – sach đẹp mất dần. Bạn bè quốc tế đến Việt Nam sẽ có đánh giá ra sao.
Những hồ điều hoà của thành phố tù đọng, nổi lềnh bềng rác rưởi, nước hồ bốc mùi khó chịu.
Việt Nam đang hội nhập, nhiều cuộc họp, hội nghị quan trong được tổ chức, những vân hội mới mỏ ra trước mắt dân tộc không lẽ chỉ vì hành động vô ý thức của một vài người làm xấu đi hình ảnh của cả đất nước
Thanh niên Việt Nam bước ra thế giới ngày một nhiều, không lẽ hành trang hội nhập của các ban là cả những thói xấu không nên có.
4. Cách giải quyết
Singapo nổi tiếng là một quốc gia sạch nhất thế giới, cần 50 năm để thay đổi thói quen cả một dân tộc. ở đây nếu vứt rác, nhổ bã kẹo cao su ra đường ngay cả việc khạc nhổ bừa bãi cùng bị phạt nặng.
Chúng ta cần có những quy định nghiêm khắc đói với những hành vi làm ảnh hưởnh tới vệ sinh cộng cộng,
Hơn cả là ý thức của mỗi người. Thay đổi một thói quen cần thời gian dài, nên bắt đầu ngay từ hôm nay.
Việc giáo dục ý thức nơi công cộng cần đưa vào nhà trường, các bài học không đơn thuần là lí thuyết, cần cho các em tìm hiểu thực tế và nâng cao dần ý thức và có hành vi phù hợp.
Kết bài 
Mơ ước chung của nhân dân ta : trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành một trong những con rồng châu á
Mỗi người cùng đóng góp sức mình vào công cuộc chung ấy.
Bắt đầu bằng việc làm nhỏ của mỗi người : bỏ rác đúng nơi quy định
nghị luận xã hội 
GV : Nguyễn Hữu Thắng 
Đề bài : Những người không chịu thua số phận
A. Mở bài
Trong cuộc sống không ai tránh khỏi những lúc kho khăn khốn khó, có nhiều người ngay từ khi sinh ra đã mang trên người những khuyết tật. Có những người buông xuôi chịu chấp nhân số phận, nhưng co những người không đầu hàng.
Biết vươn lên trong khps khăn đôi khi là tuyệt vọng là một lẽ sống cao đẹp, họ viết lên những câu truyện cổ tích trong đời sống hằng ngày.
B. Thân bài
1. Nêu hiện tượng
Giữa cu ... inh.
Trên lớp mải nói chuyện, không nghe giảng về nhà học những kiến thức trong sách giáo khoa như các máy, miến sao mai trả lới như nhắc lại những điều đã học trơn tru là được, nhưngc kiến thức ấy không có tác dụng gì với người học.
Nhất là vào các dịp thi như học kì, tốt nghiệp và ngay cả kì thi đại học quan trọng cũng diến ra việc học vẹt học tủ. Thời gian không dành cho việc “sôi kinh nấu sử” mà đoán già đoán non đề vào phần gì.
Nếu đượ hỏi 10 bạn sẽ không đươi 5 bạn học sinh sẽ trả lời rằng mình có học vẹt, học tủ.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của căn bệnh trên chính là bệnh lười. Ngày thường còn dành thời gian để chơi, xem ti vi, chơi gamekhông ôn bài tiếp thu kiến thức thường xuyên, khi thi, giưũa một rừng kiếm thức nhất là với những môm học thuộc đành phải học tủ và cầu mọng cho thoát.
Điều khác nữa là trong lớp mải nói chuyện, làm việc riêng, không chú ý vào bài giảng nên không hiểu lâu dần thành mất gốc, học vẹt chỉ là học phần ngọn không hiểu chắc chắn về kiến thức cơ bản.
Một thực tế không thể phủ nhận là nguyên nhân còn có từ chính những người lớn, từ chương trình học còn nặng về lí thuyết yếu thực hành của nước ta.
4. Hậu quả
Việc học như trên để lại hậu quả nghiêm trọng. Học vẹt nên kiến thức không chắc nếu bài học thuộc lòng thì có thể thi qua nhưng nếu cần vận dụng thì đành cắn bút hay gian lận, quay cóp.
Học tủ gây nên nhiều việc dở khóc dở cười, bị tủ đè không biết trách ai, đến lúc thi xong hối hận thì việc cũng đã rồi. Đôi khi kì thi ấy vô cùng quan trọng trong đời mỗi người.
Việc học tủ, học lệch trở nên phổ biến là vô cùng nguy hại, để làm chủ kiến thức khổng lồ trong tương lai cần bắt đầu từ nhưngc điều cơ bản hôm nay, không ai có thể xây nhà từ nóc được.
Từ việc trên ấy tới những tiêu cực dau lòng trong gioá dục Việt Nam nhiều năm qua như bài toán chưa tìm ra lời giải.
5. Giải pháp
Có được một giải pháp chấm dứt học lệch, học tủ quả là khó, xin bắt đầu từ chình những người học, câu hỏi dành cho chúng ta.
C. Kết bài
Lê-nin từng day : học, học nữa, học mãi
Mỗi bạn học sinh cần lựa chọn một phương pháp học cho phù hợp.
Đề bài : Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển nhưng đã có nhiều học sinh đạt huy chương vàng ...viết bài văn nên suy nghĩ của em
A. Mở bài 
- Hiếu học là một truyền thống quý báu từ ngàn đời nay của nhân dân ta 
- Biết bao thế hệ đã tiếp nối truyền thống ấy và viết lên những thành tích vô cùng đnág tự hào 
- Trong những năm qua dù đất nước ta còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa phát triển nhưng các bạn học sinh, sinh viên có nhiều thành tích trong các cuộc thi lớn của khu vực và trên thế giới 
- Đó là những tấm gương đáng tự hào cho tất cả chúng ta noi theo. 
B. Thân bài 
1. Nêu hiện tượng 
- Việt Nam cong nhiều hạn chế vầ kinh tế, đất nước còn nghèo, nhiều thiên tai lũ lụt, cuộc sống vất vả lam lũ . Nhà nước xác đinh “đầu tư cho giáo dục là hàng đầu” song so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới vẫn còn hạn chế. Nền giáo dục VN cần đến một chặng đường dài để duổi kịp nước bạn như Nhật Bản, Singgapo...
- Chúng ta có thể kể đến thật nhiều những tấmm gương học tập , những người vinh danh hai tiếng Việt Nam thân thương vơi bạn bè quốc tế 
+ Được biết, trong 30 năm qua, học sinh Việt Nam tham dự cỏc kỳ thi khu vực và quốc tế đó cú 442 giải, trong đú 99 huy chương vàng, 47 huy chương bạc, 170 huy chương đồng và 26 bằng khen.
+ Tại 2 kỳ thi Olympic chõu Á và 5 kỳ thi Olympic quốc tế năm 2006 , Việt Nam cú 31 học sinh dự thi và đó mang về cho đất nước 27 huy chương, trong đú cú 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 16 huy chương đồng và 1 giải khuyến khớch.
+ Năm 2007 ba học sinh tiờu biểu vừa đạt HCV Olympic Quốc tế vừa qua là: Đỗ Xuõn Bỏch (HCV Olympic Toỏn quốc tế lần thứ 48), Nguyễn Thị Ngọc Minh (HCV Húa học quốc tế lần thứ 39) và Nguyễn Tất Nghĩa (HCV Vật lý quốc tế lần thứ 38). 
+ Nêu những thành tích khác ....
2. Thành tích trên là niềm tự hào lớn lao và là bài học ý nghĩa và thiết thực với các bạn học sinh 
- Những tấm gương thể hiện sâu sắc truyền thồng hiếu học của nhân dân ta. Chũng ta ghi nhớ biết bao câu chuyện xưa về những trạng nguyên nghèo khó, lớn lên trong bùn đất nhọc nhằn...chũng ta cùng không quên nhưng bia đá Văn Miếu, ghi lại truyền thống thi cử và khoa bảng của dân tộc ta với “hiền tài là nguyên khi quốc gia, nguyên khí mạnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước yếu” lời nhắc nhở ấy bao thàng nam qua vần nguyên giá trị và được thế hệ sau tiếp nối. 
- Thể hiện quyết tâm vươn lên học tốt của HSSV VN , nhưng những bông hoa trên mảnh đất khô, bất chấp sự khắc nghiệt của thiên nhiên, những bông hoa vẫn nở tô điểm cho cuộc đời, những HSSV ấy biết vươn lên và vươn lên không ngừng 
- Họ góp phần nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế trong măt bạn bè năm châu . Bác Hồ từ nói “chính là nhờ một phần...Các cháu” . Việt Nam cong là quốc gia nghèo, đang trên hành trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá , những con người ấy đã cho thấy nguồn lực tiềm tàng, cơ sở cho sự phát triển trong tương lại vì con người chính là nhân tố chính của sự phát triển, là động lực mạnh mẽ. 
- Họ trỏ thành tấm gương tốt đẹp cho thế hệ trẻ, không ít bạn trẻ còn mải mê với những thù chơi vô bỏ, những quan niệm sống sai lầm, những HSSV ấy nêu lên mộ lẽ sống đẹp cho chúng ta noi theo.
3. Lí giải nguyên nhân : Điều gì cho họ sức mạnh để làm nên những điều kì điệu như vậy...
- Cần kể đến sự lỗ lực không ngừng của mỗi người , bằng quyết tâm và lòng say mê khoa học ...
- Sự dạy bảo tận tình của nhà trường và thầy cô, điều kiện giảng dạy nước ta còn nhiều hạn chế, tình yêu nghề và say mê với công việc cho các thầy các cô sự sáng tạo lòng nhyiệt tình với các em học sinh và sự nghiệp giáo dục 
- Sự tạo điều kiện của nhà nước, đầu tư cho giáo dụ là quốc sách, tập trung phát triẻn con người 
- Những người thân động viên và khích lệ tạo nên sức mạnh bên trong cho các bạn quýet tấm dàng giải cao về cho đất nước 
4. Cần học tập như thế nào 
- Học là sự nghiệp cả đời , là niềm hạnh phúc của mỗi người, tuy nhiên mỗi người có một mục đích học tập khác nhau, không ít người vì cái lợi trước mắt, ích kỉ, ...học cần biết đem kiến thức đã học phục vụ cho đất nước. 
- Không ít ngươì lơ là việc học 
- Cần xác định thái độ học tập đúng đắn 
- Có biện pháp học tập phù hợp : HS tự nêu các biện pháp 
- Xã hội cần chăm sóc và quan tâm hơn nữa tơi sự nghiệp giáo dục của nước nhà 
C. Kết bài 
- ....là những tấm guơng cho mỗi bạn học sinh soi mình vào đó, chúng ta thấy được khích lệ, động viên, thêm nghị lực học tập , - Liên hệ bản thân em 
Đề bài : Câu nói của M. Go- rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguiồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì?
A. Mở bài 
Một danh nhân từng nói “Tri thức là sức mạnh” bởi chỉ có kiến thúc con người và xã hội mớiphát triển không ngưng.
Vậy làm thế nào để trau dối kiến thức cho bản thân, mở rộng vốn hiểu biết cho ming.
Một người bạn thầm lặng bên cạnh chúng ta là sách như M. Go-rơ-ki nói “Hãy yêuđường sống”
Câu nói của đại văn hoà người Nga cúng là một chân lí đã được thực tế chứng minh 
B. Thân bài 
1. Giới thiệu về MG
Mg là nhà văn vĩ đại của nước Nga, Người dặtk nền móng cho dòng văn học mới của nhân loại – hiện thực xã hội chủ nghĩa
Ông có một cuộc đời đầy gian khổ và bi kịch, bản thân chỉ được đi học trong những năm tháng ngắn ngủi khi còn là thiếu nhi, trường học lớn của ông chính là cuộc đời và những trang sách
MG là tấm gương lớn tự học, tự trau dồi khiến cả nhân loại khâm phục.
Câu nói trên chính là những đúc rút từ cuộc đời và chiêm nghiệm của ông 
2. Luận điểm 1 : Sách làng nguồn kiến thức to lớn của nhân loại
Sách ra đời từ rất sớm khi các bộ tộc, dân tộc tự viết, khắc văn tự của riêng mình lên vách đá trong hang tối, viết lên thẻ tre, dùng cây khắc lên đất nungđẻ ghi lại những hiểu biết đầu tiên, sơ khai về thế giới tự nhiên và xã hội
Từ đó cho đến nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự ra đời của nghề in, phát minh ra giấy và hơn cả là nhu cầu học tập và trao đổi thông tin của con người nên sach có những bước tiến dài . Sách ghi lại trên giấy in gon nhẹ thuận tiện cho người sử dụng rồi sách điện từ khiến con người có thể đọc sách ở bất kì đâu chỉ với 1 click chuột. Nhìn lại lịch sử ấy, một cuốn sách cũng thăng trầm như lich sử con người. 
Sách đi cùng con người và phản ánh lại tất cả mọi lĩnh vực của đời sống như tự nhiên, văn hoá, kinh tế, lịch sử, địa línó trở thành kho kinh nghiệm vô cùng quý giá cho chúng ta. Mọi thông tin cần biết, con người đều tìm thấy trong mỗi trang sách cùng những điều bổ ích lí thú 
Dẫn chứng : Sách lịch sử cho chúng ta hiểu biết về quá khứ xa xưa của loài người
Sách thiên văn - địa lí chi chúng ta biết sự hình thành trái đất đến những thiên hà xa xôi
Sách sinh học cho ta hiểu về sự hình thành con người từ những mầm sống nhỏ nhoi, loài khủng long huyền thoại
Không những cung cấp tri thức sách còn bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp cho con người 
Dẫn chứng : Đọc những tác phẩm viết về thân phận con người đau khổ chúng ta đồng cảm, xúc động, chia sẻ ( Chị Dậu, Lãc Hạc)
Sách mang đên cho ta tình yêu thiên nhiên, biết ước mơ khi đọc những trang cổ tích .
Tình yêu đất nước cao đẹp cũng nhờ những trang sách con người được lớn lên về nhận thức và cả tâm hồn
Như vậy sách có một vai trò quan trong trong cuộc sống con người, nó vượt qua mọi ranh giới vầ thời gian, không gian đem đến cho con người hiểu biết về quá khứ, nhận thức được hiện tai và dự cảm về tương lai.
3. Luận điểm 2 : MG chỉ rõ sách mang đến tri thức và tri thức là con đường sống bởi lẽ
- Tri thức là sức mạnh, nhận thức quy luật tự nhiên và xã hội con người sẽ có tác động hợp lí, hiệu quả, chứng minh khả năng chinh phục, chủ nhân của mình.
- Tri thức là cơ sở cho moi phát minh nhờ những sáng tạo ấy con người mới tiếp tục phát triển không ngừng
- Tri thức còn là sức mạnh cách mạng đánh tan kẻ thù, chiến thắng đói nghèo
- Dẫn chứng : Với bản thân mỗi người tri thức là cơ sở cho nghề nghiệp tương lai, đảm bảo cho cuộc sống bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội
Với đất nước : Trong chiến tranh những sáng tạo to lớn giúp ta đánh tan đế quốc Pháp và Mĩ : Phá thuỷ lôi, bắn B52 của Mĩ, ngày nay những nhà khoa học lai tạo nhiều giống cây trồng mới năng xuất cao giúp bà con nông dân ổn định cuộc sống, đưa Vn thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giớiLàm nên những điều thần kì ấy chỉ nhờ có tri thức và sự nỗ lực không ngừng.
Thu thức còn đưa đát nước thoát khỏi lạc hâu và sánh vai với bạn bè quốc tế.
Tóm lại tri thức là điều sống còn với mối cá nhân, dân tộc và với toàn nhân loại. Tri thức bắt nguồn từ nhiều nguuồn khác nhau nhưng đọc sách vẫn là con đường chủ yếu.
C. Kết bài 
- Khẳng định lời dạy của GK đúng đắn qua mội thời đại và với mọi dân tộc 
- Bản thân em cần học và đọc sách như thế nào

Tài liệu đính kèm:

  • docon_thi_vao_10_phan_nghi_luan_xa_hoi.doc