Ôn thi vào lớp 10 bài Sang thu (Hữu Thỉnh)

Ôn thi vào lớp 10 bài Sang thu (Hữu Thỉnh)

Sang thu (Hữu Thỉnh)

Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương

Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương

Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới.

Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gió Sang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏng manh đó.

Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ). Dòng sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay màu trời, sắc nước Hữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình” “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm,

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi vào lớp 10 bài Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sang thu (Hữu Thỉnh)
Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương
Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương
Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới.
Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gióSang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏng manh đó.
Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ)... Dòng sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay màu trời, sắc nướcHữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình” “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp
Song thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ở cả chút ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về”
Tiếp tục thể hiện những dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn nhưng ý nghĩa của khổ cuối không chỉ dừng lại ở đó:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới: mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ Hàng cây như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng, mưa, sấm chớp hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người.
Không hiểu sao, khi đọc bài thơ này, tôi chợt thấy nhớ rất nhiều những năm tháng đã qua của mình. Miền kí ức tuổi thơ được đánh thức bởi mùi hương ổi, bởi ngõ xóm thân quen ấy. Và có lẽ cũng nhờ giọng điệu êm nhẹ dễ cuốn người đọc vào dòng cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên của tác giả. Nét độc đáo nhất của bài là những hình ảnh chính xác và giàu sức gợi tạo nên một bức tranh thu giản dị mà sống động. Đây xứng đáng là một bài thơ thu hay trong thế giới thi ca!
( Sưu tầm đó)
Người ta nói mùa thu là mùa của thi nhận,của tình yêu,của những bài thơ dịu dàng.Hương thu thấm đẫm ngọt nào trong vạn vật như đc in dấu lung linh ,huyền ảo qua mỗi vần thơ ở bài Sang Thu của nhà thơ HỮU THỈNH
"Bỗng nhận ra...
..đã về "
Ngọn jó se ở đây ta có thể hiểu là ngọn gió heo may se se lạnh ban phát cái hương vị còn sót lại của làng quê.Hình ảnh giọt sương thu gợi ta và gợi cảm :"giọt sương chùng chình" gợi tả 1 ngõ nhỏ yên ắng,1 không gian sương khói lãng đãng lúc thu về.Giợt sương thu là hình ảnh mang tâm trạng ngập ngừng ,bịn rịn,bâng khuâng đang đợi chờ 1 nguời nào đó.
Cảm xúc của nhà thơ :"Bỗng","hình như" là 2 tâm trạng của nhà thơ:bất ngờ và bối rối,bâng khuâng.Có phải nhà thơ đang thầm hỏi lòng :thu về từ bao giờ?theo gió hay theo huơng?Thu đến mà ko báo trước để lòng người xao xuyến bâng khuâng
Khi cả đất trời vào thu
"Sông đựoc lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu "
Nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh vật để cho dòng sông đc dịp mà thanh thản,mà trầm ngâm suy nghĩ.Tuơng phản với hình ảnh dòng sông à lũ chim :"chim bắt đầu vội vã".Ta cảm nhận lũ chim như hình dung đc cái lạnh của thu đã về và cuộc hành trình về phương Nam của chúng bắt đầu với những tiếng gọi nhau ,những âm thanh,những tiếng đập cánh vội vã,gấp gáp hơn.Nhà thơ Xuân Diệu khi cảm nhận về mùa thu cũng nói tới cánh chim : "Chim nghe trời rộng giang thêm cánh"
Đặc sắc nhất là 2 câu thơ :
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
Trong đám mây của mùa thu vẫn còn vương chút nắng hạ nên từ "vắt" đc nhà thơ dùng thật sống động,gợi hình,tạo dáng.Đám mây như 1 dãi lụa mềm tạo thành chiếc cầu nối cho nhịp thời gian .Liên tưởng của nhà thơ làm bầu trời xanh kia trờ nên kì diệu .Chút nắng còn sót lại của mùa hạ vàng ,thu êm đềm vừa chợt đến đám mây vừa ngỡ ngàng như bước qua bờ bên kia .cám giác như vừa là thực ,vừa là ảo,vừa rõ ràng mà lung linh.
Nếu như ở khổ 1 là cảm nhận về sự kì diệu của mùa thu ,khổ 2 là những biến đổi của cảnh vật thì khổ 3 là tình thu chan chứa.Trời đã bớt đi những cơn mưa ,chỉ còn lại những giọt nắng và vì vậy sự suy nẫm triết lí của nhà thơ đc thể hiện thật đúng lúc."Vẫn còn bao nhiêu nắng...cây đứng tuổi"
Có thể nhận ra biện pháp tu từ nhân hoá làm câu thơ mang chiều sâu triết lí .Hàng cây đứng tuổi hay đó chính là những nguời đã từng trải qua nhiều khó khăn gian nan của cuộc đời.
Các hình ảnh nắg,mưa ,sấm chớp ..tượng trưng cho những bến đổi,vang động bất thường trong cuộc sống.Thế nhưng tất cả lắng xuống ,đi vào chừng mực rồi ổn định .Chỉ còn kết lại bài thơ hình ảnh hàng cây đứng tuổi gợi bao suy nghĩ sâu xa .Hàng cây đứng tuổi vững vàng trước sấm sét ,phải chăng cũng là sự điềm tĩnh bình thản của con người khi đã đi qua bao mưa nắng ,thử thách của cuộc đời .Con nguời đứng tuổi ko còn sôi nổi như 1 thời trẻ dại mà tâm trạng của họ trờ nên chín chắn ,đằm thắm hơn.hình như ko mong đợi mà thu vẫn về.Bốn mùa luân chuyển như đời nguời vội vã,lo toan.Lúc ngoảnh lại mới thấy mái tóc pha sương và mình đã ko còn trẻ.Đời người đã sang thu từ khi nào.
Thiên nhiên sang thu,con nguời cũng sang thu.Cảnh thu,tình thu vào nhau thắm thiết.Con người lưu luyến chưa muốn chia tay với mùa hạ,còn khi bước sang thu,họ trờ nên nghiêm trang,chững chạc mang vẻ đẹp sâu lắng kín đáo nhưng kiêu hãnh tự hào.
Bài thơ là bức tranh mùa thu đẹp để ta yêu mến,tự hào về cảnh sắc quê hương đất trời.Những suy ngẫm trong thơ cho ta ý thức sâu hơn về trách nhiệm của con người cuộc đời.
^__^
Khoảnh khắc giao mùa có lẽ là khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của tự nhiên ,nó gieo vào lòng người những rung động nhẹ nhàng khiến ta như giao hoà, đồng điệu .Khi chúng ta chưa hết ngỡ ngàng bởi một Xuân Diệu “tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì ” thì đã gặp một Hữu Thỉnh tinh tế ,sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang Thu” .
Bài thơ là những cảm nhận ,những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kỳ diệu của thiên nhiên trong buổi giao mùa .Không phải là sắc “mơ phai” hay hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” mà là hương ổi thân quen nơi vườn mẹ đã đánh thức những giác quan tinh tế nhất của nhà thơ :
Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se,
Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ .Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian .Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê .Và không chỉ có thế ,cả sương thu như cũng chứa đầy tâm trạng,thong thả, chùng chình giăng mắc trên khắp nẻo đường thôn :
Sương chùng chình qua ngõ 
Hình như thu đã về .
Sương thu đã được nhân hoá ,hai chữ “chùng chình” diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu . Nếu ở câu thơ đầu tiên nhà thơ “bỗng nhận ra” thu về khá bất ngờ và đột ngột thì sau khi cảm nhận sương thu ,gió thu, thi sỹ vẫn ngỡ ngàng thốt lên lời thầm thì như tự hỏi :Hình như thu đã về!? Tâm hồn thi sỹ nắm bắt những biến chuyển nhẹ nhàng, mong manh của tạo vật trong phút giao mùa cũng êm đềm, bâng khuâng như bước đi nhỏ nhẹ của mùa thu .
Không gian nghệ thuật của bức tranh thu được mở rộng hơn ,cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi :
Sông được lúc dềnh dàng 
Chim bắt đầu vội vã 
Sông nước đầy nên mới “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình chậm lại ,những đàn chim vội vã bay về phương nam Không gian thu thư thái , hữu tình và chứa chan thi vị , đặc biệt là hình ảnh :
Có đám mây mùa hạ 
Vắt nửa mình sang thu .
Câu thơ giúp ta hình dung về đám mây mỏng nhẹ ,trắng xốp ,kéo dài như tấm khăn voan duyên dáng của người thiếu nữ thảnh thơi , nhẹ nhàng “ vắt nửa mình sang thu”.Câu thơ có tính tạo hình không gian những lại có ý nghĩa diễn tả sự vận động của thời gian : thu bắt đầu sang , hạ chưa qua hết , mùa thu vừa chớm , rất nhẹ , rất dịu , rất êm , mơ hồ như cả đất trời đang rùng mình thay áo mới 
Khổ thơ thứ ba diễn tả rất rõ sự biến chuyển của không gian và cũng là một thoáng suy tư của nhà thơ trước cảnh vật, đất trời :
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi .
Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây , song chỉ là “vẫn còn” , “đã vơi dần”, “ cũng bớt bất ngờ” bởi mùa thu đã đến .Ý thơ còn gợi liên tưởng đến con người khi đã lớn tuổi và từng trải thì những giông gió, thăng trầm của cuộc đời ít làm con người ta bất ngờ, bị động .Những suy tư đó của tác giả có lẽ đã góp phần làm cho “Sang thu” trở nên giàu ý nghĩa . 
Hình ảnh thơ đẹp , ngôn từ tinh tế , giọng thơ êm đềm và những rung động man mác ,bâng khuâng của tác giả trong buổi giao mùa đã tạo nên một dấu ấn không dễ phai mờ trong lòng bao độc giả . Có lẽ vì vậy mà sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà .
Phân tích bài thơ Sang Thu
Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ :
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được nước dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu 
Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề người ta chợt xốn xang trong lòng. Làn gió se se lạnh của mùa thu cũng rất khác với cái gió tê tái của mùa đông. Nó chỉ khiến ta hơi co người lại một chút và để rồi thảnh thơi đón nhận cả một lưồng khí thu mát rượt trong lòng. Có lẽ, sẽ chẳng ở đâu có cái gió se lạnh ấy ngoài mùa thu của đất Bắc – cái gió se mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ. Một hương thơm thu một làn heo may thu đã làm nên cái mở độc đáo cho bài thơ, thậm chí dường như còn độc đáo đến bất ngờ cho cả nhà thơ : “Bỗng nhận ra hương ổi”. Thu đến chẳng hề báo trước! Thu sang từ bao giờ Hữu Thỉnh cũng không biết nữa! Ông chỉ nhận ra một sự bất ngờ mà như đã đợi từ lâu lắm. Thu sang mang theo hơi thửo của mình và mang theo cả cái vẻ thu mơ màng mờ ảo:
“Sương chùng chình qua ngõ”
Sương thu cũng có cái nét đặc biệt riêng của nó. Nó không tan nhanh như sương mùa hạ, cũng chẳng dầy đặc như sương mùa đông. Sương thu là những làn khói mong manh bay vờn nhẹ trên những nãi nhà, ngoài vườn. Sương thu không vô cảm, nó cũng mang hồn người . Sương đang đợi ai, sương đang chờ ai mà sao lưu luyến thế? Từ láy “chùng chình” tạo cho ta cảm giác “dùng dằng nửa ở nửa về”. Đến sương lúc này cũng là sương thu mà Hữu Thỉnh vẫn còn ngẩn ngơ mãi:
“Hình như thu đã về”
Ông thờ ơ quá chăng hay bởi lòng ông đang bối rỗi? Thu về tự bao giờ? Từ hương ổi hay từ làn gió heo may? Thu làm lòng người xao xuyến quá chừng để đến nỗi không biết thu đến thực hay mơ!
Sau một thoáng bỡ ngỡ, nhà thơ như chợt bừng tỉnh- thu đã về thật rồi! Khép lại những hoài nghi, Hữ Thỉnh chẳng còn nghĩ gì ngoài cảm xúc đang dâng trào:
“Sông được nước dềnh dàng,
Chim bắt đầu vội vã”.
Nhịp thơ nhanh và gấp cũng như hơi thở của mùa thu đã bắt đầu đập mạnh. Sông vào mùa này chẳng có mưa to gió lớn nên nước cứ “dềnh dàng”. Con sông tràn trề nước mà hình như cứ không chịu chảy, cứ cố nán lại để đợi chờ ai. Sông chờ nước mùa thu chăng? Một hình ảnh thơ thật thi vị và lãng mạn. Nhưng đàn chim thì không thể dềnh dàng được nữa, chúng phải vội vã bay về phương Nam tránh rét. Tất cả đều đang chuyển mình, đang thay đổi. Thậm chí ngay cả đám mây mùa hạ cũng thấy sốt ruột, phải “Vắt nửa mình sang thu”. Phải chăng đám mây kia có hai nửa thì một nửa nằm bên mùa hạ, nửa kia thuộc về mùa thu. Không biết ở đây là mùa thu lưu luyến mùa thạ hay nhà thơ đang mong chờ mùa hạ mà vẫn lưu luyến mùa thu đây? Điêu này thì Hữu Thỉnh thật khác với các nhà thơ khác. Cũng viết về mùa thu, Nguyễn Khuyến viết: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” – có nghĩa là thu của Nguyễn Khuyến đã thực là thu, nó không còn vương vấn chút gì của mùa hè rực lửa. Còn Hữu Thỉnh, ông viết mùa thu nhưng lại là vào lúc giao mùa. Chắc hản phải yêu mùa thu lắm Hữu Thỉnh mới vẽ ra được một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm đất trời, nồng đượm hơi ấm quê nhà như thế.
Trong làng thơ dân tộc, đã và sẽ có nhiều bài thơ thu hay. Nhưng có lẽ sẽ chẳng ai biết mà lại quên được một chớm “Thu sang” của Hữu Thỉnh - một mùa thu nhẹ nhàng, nữ tính, trông qua như một cô thôn nữ mộc mạc mà sao lại đằm thắm khó quên đến thế!
(sưu tầm)

Tài liệu đính kèm:

  • docOn thi vao lop 10CD4 Sang Thu.doc