Ôn thi vào lớp 10 - Đề 6

Ôn thi vào lớp 10 - Đề 6

ĐỀ SỐ 6

Câu 1. Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi.

Câu 2. Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

 Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng

 (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Câu 3.

Viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận quy nạp ( khoảng 10 -12 dòng) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”

Câu 4.

Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 939Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn thi vào lớp 10 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ SỐ 6
Câu 1. Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du bằng một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi.
Câu 2. Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ,em nằm trên lưng
 (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Câu 3. 
Viết đoạn văn nghị luận theo cách lập luận quy nạp ( khoảng 10 -12 dòng) nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”
Câu 4.
Hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Câu 1. Học sinh dựa vào nội dung ở sách để tóm tắt
Cần phải làm được – Truyện gồm ba phần
+ Gặp gỡ và đính ước
+ Gia biến và lưu lạc.
+ Đoàn tụ
Câu 2.
Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dưở câu thơ thứ 2. Từ mặt trời chỉ em bé trên lưng mẹ thể hiện sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con.
Mẹ coi đứa con bé bỏng như là nguồn sống của mình.
Câu 3.
Về hình thức: Viết một đoạn văn nghị luận xã hội theo chác lập luận quy nạp, câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
Về nội dung: Thể hiện những nhận thức , suy nghĩ đúng về vai trò, vị trí của người thầy trong mối quan hệ với học sinh và xã hội.
Giaỉ thích ý nghĩa câu tục ngữ : Khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh.
Nêu một số biểu hiện về công lao của người thầy và phân tích ý nghĩa của những công lao đó ( thể hiện đạo đức, lương tâm, tình thương, trách nhiệm và vị trí cao cả của người thầy trong sự nghiệp trồng người cho đất nước)
Từ đó suy nghĩ về lồng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu thương đối với thầy cô của bản thân. Bày tỏ thái độ phê phán với những biểu hiện tiêu cực đối với thầy cô hiện nay.
Câu 4
Yêu cầu chung:
Đây là bài nghị luận về một bài thơ, yêu cầu bàn về hình ảnh nanh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, nên bài làm có thể kết hợp nhiều thao tác nghị luận và cần nêu được các nhận xét , đánh giá cũng như sự cảm thụ riêng về hình tượng.
Có nhiều cách trình bày nhưng cần chú ý những vấn đề sau:
1/ Mỏ bài
 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, vấn đề nghị luận( hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp giản dị, chất phác, có tinh thần chịu đựng gian khổ và tình đồng động đồng chí sâu sắc)
2/ Thân bài.
Trình bày những nhận xét , đánh giá về hình ảnh anh bộ đội trong bài thơ:
Anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo khổ :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh bộ đội rất gắn bó với làng quê “ giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” .Nhưng khi tổ quốc cần, họ sẵn sàng hi sinh tất cả để lên đường vì nghĩa lứn, vì tình yêu đất nước:
Ruộng nương anh gữi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Anh bộ đội có tinh thần chịu đựng vượt lên gian khổ hiểm nguy đến phi thường. Tuy thiếu thốn về vật chất: áo rách , quần và, chân không dày và cả sự hành hạ của những cơn sốt rét rừngnhưng họ vẫn lạc quan “ miệng cười buốt giá”.
Nổi bật ở các anh là tình đồng chí đồng đội sâu sắc, thắm thiết.
Tình đồng chí của các anh được hình thành trên cơ sở vững chắc : cùng giai cấp, cùng lí tưởng, cùng hoàn cảnh và nhiệm vụ chiến đấu. Tình đồng chí được thể hiện chân thực cảm động “ thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 3/ Kết bài.
- Vẻ đẹp của các anh là sự bình dị, chân thật mà cũng rất phi thường.
- Các anh tiêu biểu cho vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docON THI VAO LOP 10 DE SO 6.doc