Phân tích bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải

Phân tích bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải

 I. MỞ BÀI

- Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.

- Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ.

 II. THÂN BÀI

 1. Giới thiệu chung:

 Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời.

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH BÀI THƠ “MÙA XUÂN NHO NHỎ” CỦA THANH HẢI
	I. MỞ BÀI
- Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ.
	II. THÂN BÀI
	1. Giới thiệu chung:
	Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời. 
	2. Cảm nhận bài thơ:
KHỔ 1:	“Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
- “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”: 
+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím). 
	+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống. 
	+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
è Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
- “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”: 
	+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện.Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động. 
	+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...
	+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
- “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:
 	+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
	+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
	+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình. 
	+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương. 
KHỔ 2:	“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
- Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của màu xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.
- Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
	+ “Lộc” không nằm trên những cành non 
	+ “lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.
“Lộc giắt đầy quanh lưng
........................................
Lộc trải dài nương lúa”
	+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển......
è Phải chăng hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước. 
- “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”:
	+ Điệp cấu trúc + hai từ láy
	+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp. 
KHỔ 3: Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.	
	“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước”
- Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.
- Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.
- Đất nước như vì sao / so sánh: chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại. 
KHỔ 4+5: Trước mùa xuân lớn của đất nước, nhà thơ tâm niệm về mùa xuân riêng của mỗi cuộc đời và dạt dào một khát vọng hiến dâng:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa”
- Hình ảnh thơ đưa ta trở về bức tranh xuân được tác giả vẽ ra ở bốn câu thơ đầu. 
- Cách kết cấu lặp lại ấy đã tạo ra sự đối ứng chặt chẽ cho bài thơ.
- Điệp ngữ “Ta làm...” tạo nên một điệp khúc rạo rực, đậm chất suy tưởng.
- Thanh Hải muốn thì thầm với tất cả niềm mong mỏi, khát khao: mong được sống có ích, được cống hiến cho đời. Nhà thơ xem đó là lẽ rất tự nhiên của con người, cuộc đời như con chim đem tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời. 
- Liên hệ: Tố Hữu với bài “Một khúc ca xuân”:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
“Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
- Cái nguyện ước khiêm tốn từ “cành hoa nhỏ, con chim hót” giờ đây chủ động ngân lên “nốt nhạc trầm”. 
- Một nốt nhạc trầm mà xao xuyến trong bản hòa ca chứ không phải một nốt cao lảnh lót để khẳng định chính mình -> chân thành, khiêm tốn.
- Thanh Hải rất có ý thức về sự đóng góp, dâng hiến của mình. Đó là những cống hiến rất nhỏ bé. Dù nhỏ bé, lặng thầm nhưng cái tinh túy nhất, cao đẹp nhất của chình mình (xao xuyến) cho cuộc đời chung. 
- Cách xưng hô thay đổi “tôi-ta”. Từ lời tâm sự, bộc bạch của riêng mình về phương châm sống và làm việc, Thanh Hải đã nói hộ cho tất cả mọi người về lẽ sống ở đời. 
“Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Một sáng tạo độc đáo trong sự kết hợp hình ảnh cùng từ “mùa xuân”. Đã có biết bao định ngữ gắn với mùa xuân: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân hồng...với Thanh Hải đó là “mùa xuân nho nhỏ”.
- Từ láy “nho nhỏ” lung linh, tỏa sáng trong ước nguyện chân thành của nhà thơ được nói ở khổ thơ trên.
- Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải được thêu dệt từ tiếng chim hót, từ một nhành hoa, từ nốt trầm xao xuyến mà nhà thơ đã khát khao được hóa thân. 
- Và mùa xuân ấy cứ lặng lẽ, âm thầm, không phô trương, không ồn ào dâng tặng cho đời, cống hiến cho đời với tất cả lòng khiêm tốn, thiết tha, trân trọng. Nhẹ nhàng thôi nhưng nhà thơ đã gửi đến mọi người mối quan hệ giữa cuộc đời mỗi người và cuộc đời chung, giữa cá nhân và xã hội. Mỗi người sẽ là một mùa xuân, mùa xuân rất nhỏ thôi nhưng sẽ tô thắm cho mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Bởi vì, nhà thơ ý thức được rằng, nếu sống lẻ loi thì: 
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian
Sốn chăng một đốm lửa tàn mà thôi” (Tố Hữu)
- Chủ thể trữ tình từ chỗ “hứng” (đón nhận) đến “nhập vào hòa ca” (hòa nhập) và đã “dâng cho đời” (cống hiến). Đó là sự phát triển tự nhiên, hợp lí của cảm xúc.
- Lời tâm niệm bỗng chốc trở thành lời nhắn nhủ thiết tha tới mọi người, mọi thế hệ:
“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
- Điệp ngữ “dù là...”được nhắc lại hai lần liên tiếp khẳng định một khát vọng cống hiến mạnh mẽ. Đó là sự cống hiến thường xuyên, liên tục và trọn vẹn; bây giờ và mãi mãi. 
Khổ cuối: 
- Khổ kết bài thơ bộc lộ niềm yêu mến, tự hào của nhà thơ với quê hương đất nước trong tiếng hát tự nguyện – muốn hát lên điệu hát của quê hương xứ Huế-câu Nam ai, Nam Bình để đón mừng mùa xuân.
- Phải yêu đời lắm, thiết tha với đời lắm nhà thơ mới có thể hát trong hoàn cảnh ngặt nghèo của bản thân – đang ốm nặng và sắp qua đời. Điều đó làm ta càng yêu quý, trâ n trọng tiếng hát từ tấm lòng nhà thơ.
3. Nhận xét đánh giá:
- Thể thơ năm chữ phù hợp với tâm trạng reo vui, dòng cảm xúc dạt dào của nhà thơ.
- Những hình ảnh thực, giản dị, tự nhiên kết hợp với những hình ảnh khái quát, giàu ý nghĩa tạo nên chiều sâu cho cảm xúc.
- Thanh Hải quan niệm mỗi người là một mùa xuân nhỏ góp phần tô điểm làm nên một mùa xuân chung rộng lớn.
III. Kết bài:
- Nhận ra tâm niệm của Thanh Hải: vấn đề lẽ sống, ý nghĩa của đời sống con người.
- “Mùa xuân nho nhỏ” thật sự đã góp thêm cho đời một khúc ca xuân.
- Bài học bản thân: “Đời người chỉ có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình...” (trích “Thép đã tôi thế đấy” – N. Ô-xtơ-rôp-xki-

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_bai_mua_xuan_nho_nho_thanh_hai.doc