Phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê"

Phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê"

Phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê"

Tác giả

Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, rất hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.

Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm. Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là nhà thơ của làng quê. Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương, gia đình, bằng hữu. Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn là hay nhất, cảm động nhất. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.

Xuất xứ

Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến.

Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ "Khóc Dương Khuê"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích  bài thơ "Khóc Dương Khuê"
Tác giả
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, rất hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp.
Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm. Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là nhà thơ của làng quê. Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương, gia đình, bằng hữu. Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn là hay nhất, cảm động nhất. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta.
Xuất xứ
Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến.
Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ.
Chủ đề
Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp của một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết.
Phân tích
1. Bạn thân qua đời đột ngột. Được tin đau đớn bàng hoàng:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”
Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây man mác” bao la. Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía. Thật vô cùng điêu luyện.
2. Nhớ từ thuở
Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớ mãi không nguôi. Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tình bạn đẹp, thủy chung. Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy:
- Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào:
“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau”
- Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi:
“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
- Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp. Một chén rượu, một cung đàn, một điệu hát nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời:
“Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích điển phần trước sau”
- Cùng chung hoạn nạn. Cùng chung tuổi già. Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dài ngao ngán:
“Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!”
- Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau. Nhiều mừng vui bịn rịn. Phảng phất lo âu. Xúc động bồi hồi. Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện:
“Cầm tay hỏi hết xa gần,
Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can”
3. Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời
- Bạn đã mất rồi. Tin buồn đến quá đột ngột. Đau đớn cực độ như chết đi nửa con người. Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra. Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình:
“Làm sao bác vội về ngay
Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời”
- Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên”. Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vì tuổi già lại ốm đau, Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng. Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âm lại qua đời. Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa. Nhà thơ nhắc lại 2 điển tích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia) để diễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng.
Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn. Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ:
“Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai ai biết mà đưa.
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn”
- Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết. Nhà thơ như “lặng” đi. Tuổi già vốn ít lệ. Chỉ biết khóc bạn trong lòng:
“Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan”
Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại:
“Lão nhân khốc vô lệ,
Hà tất cưỡng nhi liên”
Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt) giàn giụa ra.
Kết luận
“Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệu trầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết. Câu thơ nào, vần thơ nào cũng như thấm đầy lệ. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế?
Top of Form
Bottom of Form
Thu vịnh
Nguyễn Khuyến
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như từng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Nhân hững cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Cảm hứng chủ đạo
Thu vịnh có nghĩa là vịnh mùa thu, cũng có thể hiểu mùa thu làm thơ ngâm vịnh. Bài thơ nói lên những rung động của tâm hồn. Nguyễn Khuyến, trước cảnh đẹp mùa thu; ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc.
Phân tích
1. Đề
Câu 1, tả vẻ đẹp trời thu nơi đồng quê: xanh ngắt, thăm thẳm “mấy từng cao”. Còn có cái bao la, mênh mông của bầu trời mà ta cảm nhân được. Câu 2 tả một nét thu hữu tình. Gió thu nhè nhẹ, lành lạnh “hắt hiu” gợi buồn, khẽ lay động những ngọn tre, ngọn măng trên luỹ tre làng. “Cần trúc lơ thơ” là một hình ảnh đầy chất thơ mang theo hồn quê man mác.
2. Thực
Cảnh thu sáng sớm hay hoàng hôn, chập tối hay canh khuya? Mặt ao thu “nước biếc” bao phủ mơ màng một làn sương “như từng khói phủ”. Đêm đêm nhà thơ mở rộng cửa sổ (song thưa) để đón trăng thu. Hai chữ “để mặc” trong câu thơ “Song thưa để mặc bóng trăng vào” rất thần tình, gợi tả tâm hồn rộng mở và thanh cao của thi nhân. Nguyễn Khuyến thưởng trăng nào có khác gì Nguyễn Trãi 600 năm về trước: “Hé cửa đêm chờ hương quế lọt” (Hương quế: trăng). Phần thực tả trăng nước mùa thu mang vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng. Nhà thơ như đang chan hòa, đang trang trải lòng mình với thiên nhiên.
3. Luận
Lấy hoa để nhắc lại hoài niệm; lấy tiếng ngỗng không chỉ mượn động để tả tĩnh mà còn để gợi tả nỗi niềm cô đơn của mình. “Hoa năm ngoái” như một chứng nhân buồn. Có khác gì Đỗ Phủ xưa: “Khóm cúc tuôn rơi dòng lệ cũ”? “Ngỗng nước nào”, một câu hỏi nhiều bâng khuâng. Quê hương mình, đất nước mình nhưng hồn quê nay đã sầu tủi, hồn nước nay đã bơ vơ đã thành “nước nào” rồi. Tiếng chích chòe, tiếng cuốc kêu, tiếng ngỗng gọi đàn trong thơ Nguyễn Khuyến đầy ám ảnh. Lấy cái nhìn thấy đối với cái nghe thấy, lấy thời gian đối với không gian, Nguyễn Khuyến đã khơi gợi trong hồn ta cái chất thơ của tình thu quyện vào trong cảnh thu. Thu vịnh là như thế!
4. Kết
Niềm hứng khởi và nỗi thẹn của nhà thơ. Ngập ngừng muốn cất bút làm thơ để vịnh thu, nhưng rồi lại thẹn. Thẹn với ai? Với danh sĩ Đào Tiềm đời nhà Tấn bên Trung Quốc ngày xưa. Thẹn về tài thơ hay thẹn về khí tiết? Lấy điển tích này diễn đạt bằng một so sánh, Nguyễn Khuyến khiêm tốn và kín đáo giãi bày tâm sự mình, khẳng định lương tâm một nhà nho quyết giữ vững khí tiết: “Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu” (Di chúc).
Kết luận
Có yêu mùa thu nhiều lắm mới tả, mới vịnh mùa thu hay như vậy. Một nét thu là một nét vẽ thoáng và nhẹ, thanh và trong, thực và mộng. Bầu trời và mặt nước, ngọn tre và làn gió thu, bóng trăng và màn sương khói, chùm hoa và tiếng ngỗng trời chứa đựng cả một hồn thu đồng quê xa xưa. Trong cái hồn thu ấy thoáng hiện tâm tình, tâm hồn thi nhân: thanh cao, giàu khí tiết, lặng lẽ và cô đơn. Cảnh thu, tình thu đẹp mà thoáng buồn, đầy chất thơ. “Thu vịnh” là một bài thơ kiệt tác.
Top of Form
Bottom of Form
Thu điếu
Nguyễn Khuyến
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Xuất xứ, chủ đề
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu ba bài “nức danh nhất” về thơ nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà nho nặng tình với quê hương đất nước. “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm”, “Thu vịnh”  chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Phân tích
1. Đề
Mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc mùa thu đồng quê. Chiếc ao thu “nước trong veo” có thể nhìn được rong rêu tận đáy, tỏa ra khí thu “lạnh lẽo” như bao trùm không gian. Không còn cái se lạnh đầu thu nữa mà là đã thu phân, thu mạt rồi nên mới “lạnh lẽo” như vậy. Trên mặt ao thu đã có “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” tự bao giờ. “Một chiếc” gợi tả sự cô đơn của thuyền câu. “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ; âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự tun hút của cảnh vật (trong veo – bé tẻo teo) – Đó là một nét thu đẹp và êm đềm.
2. Thực
Tả không gian 2 chiều. Màu sắc hòa hợp. có “sóng biếc” với “lá vàng”. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí”. Phép đối tài tình làm nổi bật một nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Ngòi bút của Nguyễn Khuyến rất tinh tế trong dùng từ và cảm nhận, lấy cái lăn tăn của sóng “hơi gợn tí” phối cảnh với độ bay xoay xoay “sẽ đưa vèo” của chiếc lá thu. Chữ “vèo” là một nhãn tự mà sau này thi sĩ Tản Đà vừa khâm phục, vừa tâm đắc. Ông thổ lộ một đời thơ mới có được một câu vừa ý: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (cảm thu, tiễn thu).
3. Luận
Bức tranh thu được mở rộng dần ra. Bầu trời thu “xanh ngắt” thăm thẳm, bao la. Áng mây, tầng mây (trắng hay hồng?) lơ lửng nhè nhẹ trôi. Thoáng đãng, êm đềm, tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Không một bóng người lại qua trên con đường làng đi về các ngõ xóm: “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. “Vắng teo” nghĩa là vô cùng vắng lặng không một tiếng động nhỏ nào, cũng gợi tả sự cô đơn, trống vắng. “Ngõ trúc” trong thơ Tam nguyên Yên Đổ lúc nào cũng gợi tả một tình quê nhiều bâng khuâng, man mác:
“Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy
Thuyền ai khách đợi bến dâu đây?”
(Nhớ núi Đọi)
“Ngõ trúc” và “tầng mây” cũng là một nét thu đẹp và thân thuộc của làng quê. Thi sĩ như đang lặng ngắm và mơ màng đắm chìm vào cảnh vật.
4. Kết
“Thu điếu” nghĩa là mùa thu, câu cá. 6 câu đầu mới chỉ có cảnh vật: ao thu, chiếc thuyền câu, sóng biếc, lá vàng, tầng mây, ngõ trúc mãi đến phần kết mới xuất hiện người câu cá. Một tư thế nhàn: “tựa gối ô ... trầm bổng, du dương. Thể hiện lòng yêu mến, tự hào đối với “Nam thiên đệ nhất động”.
4. Khổ xếp (ba câu cuối):
Cảm xúc của du khách: Xúc động thành kích tụng niệm. Ngợi ca và biết ơn Phật tổ: “Cửa từ bi công đức biết là bao!”. Đi xa dần, nhìn lại, lưu luyến đầy say mê: “Càng trông phong cảnh càng yêu”. Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với lòng tín ngưỡng Phật giáo. Chu Mạnh Trinh đã nói lên thật hay và hồn nhiên tình cảm ấy của du khách khi đi lễ hội Chùa Hương.
Kết luận
Ngòi bút tài hoa. Miêu tả cảnh sắc Hương Sơn rất đẹp, vẻ đẹp thiên nhiên với suối, am, chùa, động đượm mùi Thiền mà thoát tục. Các nét vẽ rất điển hình mang cái hồn của “bầu trời cảnh bụt”. Hình ảnh đẹp - vẻ đẹp thần tiên. Người đọc như cảm thấy Hương Sơn hiển hiện. Chất thơ, chất nhạc du dương tạo nên nét tài hoa và giá trị thẩm mĩ bài hát nói này. Nhà thơ như mời gọi chúng ta đi trẩy hội chùa Hương, để thỏa lòng “ao ước bấy lâu nay”.
Top of Form
Bottom of Form
Tóm tắt vở kịch "Âm mưu và tình yêu"
Tác giả
Sile (1759-1805) là kịch tác gia vĩ đại, “viên công tố của toàn nhân loại đã kêu gọi loài người cùng hướng về trời sao”. Cùng với Gớt, Sile là một trong hai ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Đức thế kỷ 18.
Tác phẩm kịch gồm có: Những tên cướp (1780), Âm mưu và tình yêu (1784), Người thiếu nữ ở Orlêăng (1801), Vinhem Ten (1804), Sile đã xây dựng thành công những vở kịch có xung đột dữ dội, những nhân vật, tính cách điển hình thể hiện mãnh liệt khát vọng tự do và tinh thần bất khuất chống cường quyền bạo lực.
Tóm tắt vở kịch “Âm mưu và tình yêu”
Vở kịch có 5 hồi bằng văn xuôi.
Luizơ là con gái nhạc công Mile yêu thiếu tá Fecđinăng là con trai Tể tướng Fôn Vante. Phu nhân Minfo là tình nhân của Công tước nay đã bị Công tước chán bỏ. Tể tướng bắt ép thiếu tá phải kết duyên cùng phu nhân Minfo để lấy lòng Công tước. Fecđinăng gặp Minfo nói cho phu nhân biết là chàng đã có người yêu là nang Luizơ, cô vô cùng xấu hổ. Tể tướng làm nhục Luizơ, gọi nàng là con đĩ, mạt sát ông bà Minle. Tể tướng và thiếu tá đấu khẩu dữ dội. Thiếu tá kiếm tuốt trần, đâm bị thương một số nhân viên pháp đình.
Đổng lí Vuôm hiến kế bắt giam ông bà Mile. Muốn cứu bố mẹ, Luizơ phải viết một bức thư tình gửi cho Thị vệ trưởng Fôn Canbơ do chúng đọc. Chúng đưa bức thư tình ấy cho Fecđinăng. Fecđinăng thách Thị vệ trưởng đấu súng làm cho hắn vô cùng sợ hãi. Đau khổ Fecđinăng pha thuốc độc bắt người yêu cùng mình uống. Uống xong thuốc độc, Luizơ mới nói ra sự thật đau lòng! Cùng lúc ấy, Tể tướng phải nộp mình cho nhân viên pháp đình.
Hồi hai: Ngang trái
1. Xung đột diễn ra dữ dội tại nhà nhạc công Mile
Luizơ bị Tể tướng sỉ nhục đã ngất đi. Fecđinăng đỡ lấy người yêu rồi kêu lên hoảng hốt: “Cứu nàng với, nàng sợ hãi ngất đi rồi!”. Trong lúc đó, nhạc công Mile nắm lấy gậy, căm giận nhìn Tể tướng, bà Mile vô cùng sợ hãi, quỳ sụp xuống chân Tể tướng. Tể tướng ra lệnh bắt giam Luizơ: “Bắt lấy nó, dù nó ngất hay tỉnh. Khi nào vòng sắt gông vào cổ nó rồi, người ta sẽ dùng đá ném cho nó tỉnh lại”. Bà Mile cất tiếng kêu van, trái lại, ông nhạc công Mile thì giận dữ khinh bỉ gọi Tể tướng và các nhân viên pháp đình là “lũ vô lại”.
2. Cuộc đấu khẩu dữ dội giữa hai cha con - Thiếu tá và Tể tướng.
- Tể tướng ra lệnh cho các nhân viên pháp đình bắt Luizơ. Thiếu tá bảo vệ người yêu, tuốt kiếm. Nhân viên pháp đình sợ hãi lùi ra, lại xông vào. Thiếu tá đâm bị thương vài tên.
Thiếu tá cầu xin Tể tướng “đừng dồn ép con thêm nữa”. Lại cầu xin: “ đừng dồn ép con đến chỗ cùng đường cha ơi!”. Tể tướng mắng nhiếc bọn nhân viêc pháp đình là “quân tôi đòi hèn mạt”, tự tay túm lấy Luizơ, giao cho một tên nhân viên pháp đình, đồng thời thách thức Thiếu tá: “Tao muốn xem liệu chính ta có phải nếm lưỡi kiếm này không?”.
- Vấn đề đạo lý được đặt ra: liệu con có dám đâm cha để bảo vệ người yêu hay không? Xung đột kịch diễn biến đến cao trào.
- Thiếu tá mạt sát Tể tướng: “Thượng đế đã lầm, đã lẫn chọn tên đao phủ đê hèn lên làm Tể tướng mạt hạng”. Không chỉ là con lên án cha mà đó là tiếng nói nhân danh công lý và nhân dân lên án bạo quyền, lên án một xã hội - phong kiến cát cứ - đã lỗi thời.
- Fecđinăng dọa: “Nếu nàng lên giá nhục hình, nhưng là cùng với Thiếu tá con trai Tể tướng” - Một sự ngập ngừng đầy tính kịch. Và Tể tướng châm biếm: “Tức thì cuộc trừng bày sẽ càng thú vị!”. Kiên quyết ra lệnh bắt Luizơ: “Lôi nó đi!”.
- Lại van xin! Tất cả vì tình yêu mà Fecđinăng vẫn chưa tìm được, chưa lựa chọn được cách ứng xử. Một mặt chàng quyết dùng thanh kiếm sĩ quan (danh dự và quyền lực) mà “che phủ cho người thiếu nữ này”; mặt khác lại van xin một chút tình cha con nào đó còn sót lại trong lòng Tể tướng: - “Cha vẫn cương quyết ư?” - Xung đột càng trở nên dữ dội, khi Tể tướng vừa châm biếm vừa ra lện: “Lên giá nhục hình mà mang kiếm bên mình thì chẳng hợp chút nào Lôi nó lôi nó đi, đi, chúng mày rõ ý tao rồi đấy!”.
3. Có thể xem đây là “bước đột biến” của Hồi hai này!
Lưỡi kiếm lại xuất hiện, tiếng nói của Fecđinăng càng quyết liệt hơn. Giằng lấy Luizơ từ tay nhân viên pháp đình, ôm lấy Luizơ, chĩa lưỡi kiếm vào nàng và nói: “Thà tôi đâm lưỡi kiếm này qua xác vợ tôi còn hơn nhìn nàng bị cha sỉ nhục!” - Từ người yêu, Luizơ đã trở thành vợ, Thiếu tá khẳng định quyết tâm bảo vệ người yêu của mình. Tể tướng vẫn thách thức. Xung đột kịch càng trở nên quyết liệt: “Đâm đi, nếu mũi kiếm của mày còn đủ nhọn!”. Đó là sự thách thức của cường quyền! Tể tướng muốn ép con trai mình kết duyên cùng phu nhân Minfo. Trở lực lớn nhất là tình yêu của Luizơ. Phải bắt nàng để triệt phá, để thực hiện “âm mưu” và để tấn công bề trên, đó là Công tước! Cái ác đi kèm cái hèn hạ, sự đê tiện và sỉ nhục, đó là nhân cách của Tể tướng, và buồn thay, đó còn là một người cha - một người cha đã bán mình cho quỷ dữ.
4. “Bước mở nút” - xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm rồi chùng lại, mâu thuẫn được giải quyết. Cử chỉ Fecđinăng buông Luizơ, ngước mắt nhìn trời ghê gớm. Thiếu tá độc thoại. Chàng cầu đến Chúa. Sức chịu đựng của một con người đã vượt quá giới hạn và chỉ một cách “dùng đến thủ đoạn của loài ma quỷ!”. Sẵn sàng trả giá, và thách thức: “Được các người cứ đưa nàng lên giá nhục hình đi!”. Như một cú đánh trời giáng khi Fecđinăng thét vào tai Tể tướng: “Ta sẽ đi kể cho tất cả cung điện này nghe một câu chuyện nhan đề là: Người ta đã leo lên ghế Tể tướng bằng cách nào!”. Như bị sét đánh, Tể tướng sụp đỏ. Như loài ma quỷ sợ ánh sáng. Hắn đã kinh hoàng kêu lên: “Thế là thế nào, Fecđinăng! Hắn ra lệnh: buông con bé ra!” rồi chạy theo Thiếu tá.
Kết luận
Nhạc công Mile xuất thân bình dân và Fecđinăng xuất thân quyền quý đã dũng cảm và ngoan cường chống bạo quyền vì khát vọng tự do và hạnh phúc. Hồi hai đầy kịch tính. Có lúc ta xúc động về lưỡi kiếm của Fecđinăng sẽ vang lên, hoặc là đâm chết người yêu và tự sát, hoặc là đâm vào Tể tướng. Và thật thú vị, bạo quyền đã bị đánh gục chỉ bằnh một câu nói mạnh như sấm sét. Tình yêu làm nên sức mạnh phi thường.
Xung đột dữ dội. Chỉ một hồi kịch ngắn, ta vần tìm ra năm bước như một vở kịch: giao đãi, phát triển, cao trào, đột biến và mở nút. Và đó là nét đặc sắc của kịch Sile và kịch cổ điển Đức trong thế kỷ 18.
Top of Form
Bottom of Form
Đoạn văn “Đám tang lão Gôriô”
Tác giả
Banzăc (1799 - 1850) là nhà tiểu thuyết Pháp nổi tiếng, “một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực”. Ông đã sáng tạo ra bộ “Tấn trò đời” đồ sộ, bất hủ gồm 87 tác phẩm với trên 2000 nhân vật. Miếng da lừa (1871), Ơgiêni Grăng đê (1833), Lão Gôriô (1834), Ảo mộng tiêu tan (1837 - 1843), là những kiệt tác của Banzăc.
Bằng ngòi bút chân thực, cụ thể lịch sử, Banzắc đã xây dựng hàng loạt tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Qua bộ Tấn trò đời, tác giả đã phê phán xã hội tư sản, vì nó như một tấn hài kịch, trong đó đồng tiền tác oai tác quái, gây ra biết bao bi kịch đau lòng.
Phân tích đoạn văn “Đám tang lão Gôriô”
1. Lão Gôriô xưa kia nhờ buôn bán lúa mì mà giàu có. Nhưng hai “ái nữ” của lão đã bòn rút đến đồng vàng cuối cùng. Cuối đời lão sống cô đơn, nghèo khổ trong cái quán trọ tồi tàn của mụ Vôke. Lão chết năm 69 tuổi. Không một người thân thích. Người ta đã tháo đinh quan tài, đặt lên ngực lão “cái hình ảnh” của hai  cô con gái yêu thương của lão khi chúng nó “còn bé bỏng, đồng trinh và trong trắng” - Một chi tiết hiện thực vô cùng chua chát nói lên sự vô tình, bạc bẽo của hai đứa con gái lấy chồng giàu sang.
2. Chỉ có Raxtinhăc và Crixtôphơ (hai người cùng ở chung nơi quán trọ) cùng với hai gã đô tuỳ đưa lão đến ngôi nhà thờ Thánh - Êchiên-đuy-Mông. Xác chết của kẻ nghèo khó được đặt trước một giáo đường nhỏ, thấp và tối. Tang lễ sơ sài, qua quýt mất 20 phút với cái giá 70 quan do hai vị linh mục, chú bé hát lễ và người bõ nhà thờ. Tang lễ qua quýt thế thôi, rẻ rúng thế thôi, bởi lễ “trong một thời kỳ mà tôn giáo không lấy gì làm giàu lắm để cầu kinh làm phúc”. Như vậy là, Thánh đường, linh mục, tang lễ đều được cân, đo, đong, đếm bằng tiền.
Bốn người có mặt trong tang lễ cũng vì tiền mà đến. Crixtôphơ vì nghĩa vụ” mà anh ta đến đưa đám, vì lão Gôriô chết “đã làm cho anh ta kiếm được mấy món tiền đãi công kha khá”.
3. Không có người đưa đám, lại đã năm giờ rưỡi rồi, xác chết lão Gôriô được chở nhanh đến nghĩa địa, lúc ấy có hai chiếc xe có treo huy hiệu nhưng không có người ngồi, một của bá tước Đơ Rextô, và một của nam tước Đơ Nuyxinghen theo sau chiếc xe tang đến nghĩa địa! Dù là con gái, nhưng nay đã trở thành mệnh phụ rồi, không thể đi đám ma một kẻ nghèo khó, hèn mọn! Một nét vẽ sâu sắc lên án tình đời bạc bẽo!
4. Cảnh hạ huyện vội vội vàng vàng. Bài kinh ngắn cầu cho kẻ xấu số do chàng sinh viên trả tiền (như một sự bố thí). Người nhà hai cô con gái và đám người nhà đạo biến ngay! Hai dã đào huyệt mới hất được vài xẻng đất xuống che lấp chiếc áo quan thì ngẩng đầu lên đòi tiền đãi công! “Ơ gien móc túi thấy không còn đồng nào, chàng buộc phải vay Crixtôphơ 20 xu”. Cái món nợ này lại ghi vào số nợ của người xấu số ngày một thêm chồng chất! Ai sẽ trả cho lão Gôriô?
Cảnh nghĩa địa là “ngày tàn, một buổi hoàng hôn ẩm ướt” trên bầu trời có những đám mây. Trong cái khung cảnh buồn bã ấy, Raxtinhăc “não lòng ghê gớm” “giọt nước mắt tràn ra”. Đây là giọt nước mắt duy nhất trong đám tang lão Gôriô.
Kết luận
Một đám tang của kẻ già nua, cô đơn và nghèo hèn. Số tiền làm lễ ở nhà thờ, tiền đọc kinh cầu nguyện lúc hạ huyệt, tiền đãi công phu đào huyệt, và tiền thuê đòn đám ma - bấy nhiêu khoản tiền, ai bố thí cho lão Gôriô? Cha cố và con chiên, cha và con, tất cả đều vì tiền. Bằng những chi tiết chân thực, cụ thể, Banzăc đã là hiện lên một đám tang của kẻ nghèo hèn trong cái xã hội kim tiền, tình đời đen bạc. Chúng ta hãy đọc lên vần thơ này để ai điếu lão Gôriô bất hạnh:
“ Ai chết đó? Trục xoay và bánh đẩy,
Xe tang đi về tận thế giới nào?
Chiều đông tàn, lạnh xuống tự trời cao,
Không lửa ấm, chắc hồn buồn lắm đó”
(“Nhạc sầu” - Huy Cận)
Top of Form
Bottom of Form

Tài liệu đính kèm:

  • docPTich chi tiet tpham Nguyen Khuyen.doc