Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

Đề bài: Phân tích bài thơ “ khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

Bài làm:

Tuổi thơ mỗi chúng ta ai cũng được nghe nghe những tiếng ầu ơ hát ru của bà, của mẹ, đó là khúc ca êm ái, dịu dàng đưa ta vào giấc ngủ đồng thời cũng là sự gửi gắm mơ ước, tâm tình của người mẹ, người bà, người chị. Trong những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước ác liệt, ở chiế trường miền nam Nguyễn Khoa Điềm cũng đa sáng tạo một khúc hát ru với cái tên độc đáo khó quên “ khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” để nói lên tình cảm và những mơ ước của người mẹ dân tộc Tà Ôi

Bao trùm toàn bài thơ là hình ảnh sinh động và chân thực cảu bà mẹ dân tộc tà ôi vừa địu con vừa làm đủ mọi việc, giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, trực tiếp chiến đấu với một tình thương yêu bao la, mênh mông, thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có 3 khúc được sáng tạo theo âm điệu dân ca ru con của đồng bào Tà Ôi, mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào thiết tha như vỗ về yêu thương.

Em Cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

 Mở đầu bài thơ là lời người mẹ ru em Cu Tai ngủ trên lưng, một điều đặc bệt ở đây là em bé ngủ trên lưng mẹ chứ không phải ngủ trên nôi, trên võng và mẹ ru em không phải là trong lúc rỗi việc hay rảnh rang, em bé ngủ trên lưng mẹ, lưng mẹ làm nôi cho em, mẹ ru em nhưng vẫn đang làm công việc vì thế mà giấc ngủ của em không bình thường và lời ru của mẹ cũng không giống mọi lời ru

 ở khúc ca thứ nhất là lời người mẹ ru con khi đang giã gạo

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Tiếng ru nghiêng theo nhịp chỳa làm cho giấc ngủ của em Cu Tai cũng nghiêng theo. Câu thơ mang dáng nét tạo hình vừa diễn tả công việc bận rộn, nặng nhọc của mẹ vừa diễn tả ghiấc ngủ khjông bình thường nghiêng ngiêng của em trên lưng mẹ, nhịp giấc ngủ của em hoà cùng nhịp động tác của mẹ, lời ru theo nhịp giã mỗi câu bị ngắt làm hai như chuyển theo nhịp chày nhịp thở của mẹ, hơi thở của em hoà trong hơi thở của mẹ, em như đang chia xẻ sự vất vả với mẹ, cuộc sống cuae em và cuộc sống của mẹ không tách rời

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát bằng lời

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ “Khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích bài thơ “ khúc hát ru những em bé đứng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
Bài làm:
Tuổi thơ mỗi chúng ta ai cũng được nghe nghe những tiếng ầu ơ hát ru của bà, của mẹ, đó là khúc ca êm ái, dịu dàng đưa ta vào giấc ngủ đồng thời cũng là sự gửi gắm mơ ước, tâm tình của người mẹ, người bà, người chị. Trong những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước ác liệt, ở chiế trường miền nam Nguyễn Khoa Điềm cũng đa sáng tạo một khúc hát ru với cái tên độc đáo khó quên “ khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” để nói lên tình cảm và những mơ ước của người mẹ dân tộc Tà Ôi 
Bao trùm toàn bài thơ là hình ảnh sinh động và chân thực cảu bà mẹ dân tộc tà ôi vừa địu con vừa làm đủ mọi việc, giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, trực tiếp chiến đấu với một tình thương yêu bao la, mênh mông, thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có 3 khúc được sáng tạo theo âm điệu dân ca ru con của đồng bào Tà Ôi, mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào thiết tha như vỗ về yêu thương.
Em Cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ
 Mở đầu bài thơ là lời người mẹ ru em Cu Tai ngủ trên lưng, một điều đặc bệt ở đây là em bé ngủ trên lưng mẹ chứ không phải ngủ trên nôi, trên võng và mẹ ru em không phải là trong lúc rỗi việc hay rảnh rang, em bé ngủ trên lưng mẹ, lưng mẹ làm nôi cho em, mẹ ru em nhưng vẫn đang làm công việc vì thế mà giấc ngủ của em không bình thường và lời ru của mẹ cũng không giống mọi lời ru 
 ở khúc ca thứ nhất là lời người mẹ ru con khi đang giã gạo 
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Tiếng ru nghiêng theo nhịp chỳa làm cho giấc ngủ của em Cu Tai cũng nghiêng theo. Câu thơ mang dáng nét tạo hình vừa diễn tả công việc bận rộn, nặng nhọc của mẹ vừa diễn tả ghiấc ngủ khjông bình thường nghiêng ngiêng của em trên lưng mẹ, nhịp giấc ngủ của em hoà cùng nhịp động tác của mẹ, lời ru theo nhịp giã mỗi câu bị ngắt làm hai như chuyển theo nhịp chày nhịp thở của mẹ, hơi thở của em hoà trong hơi thở của mẹ, em như đang chia xẻ sự vất vả với mẹ, cuộc sống cuae em và cuộc sống của mẹ không tách rời
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát bằng lời
Giấc ngủ của em thấm mồ hôi vất vả của mẹ, giấc ngủ tựa trên gối là đôi vai gầy nhấp nhô của mẹ. Trong giấc ngủ em có cảm nhận được sức chịu đựng vô bờ của mẹ, dù đôi vai gầy nhấp nho làm gối nhưng ấm áp và yên tâm làm sao, lúc nào em cũng được ấp ủ trong hơi ấm, tình yêu của mẹ “ lưng đưa nôi và tim hát thành lời” bằng cách sử dụng hàng loạt hoán dụ “mồ hôi”, “ má” “vai” “lưng”, “tim” và nhân hoá” “lưng đưa nôi” “ tim hát” đã diễn tả một cách sâu sắc tình yêu thắm thiết của người mẹ đối với con, lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên, tình mẹ dạt dào, tình mẫu tử đã hát thành lời . Những lời ru bật lên từ trái tim 
Ngủ ngoan A Kay ơi, ngủ ngoan A Kay hỡi
Mẹ hát ru con bằng tim chứ không phải bằng lời đó là tiếng hát tự trong đáy thẳm tâm hồn 
Mẹ thương A Kay mẹ thương bộ đội 
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân
Mẹ mong con sớm trở thành một chàng trai tà ôi cao lớn khoẻ mạnh phi thường để có thể vung chày lún sân giã cho hạt gạo trắng ngần để bộ đội được ăn no đánh thắng.
Bằng những chi tiết chọn lọc sự liên tưởng so sánh, nhà thơ vừa tả được động tác giã gạo của người mẹ vừa tả được giấc ngủ của em bé trên lưng lại vừa nói lên được tình yêu của người mẹ đối với đứa con yêu dấu của mình 
Rời tay chày mẹ lại lên núi tỉa bắp khúc hát ru lại đưa con lên núi để mẹ tiếp tục công việc của mình, lời ru lại theo nhịp chọc lỗ, tỉa bắp trên nương 
Mẹ đang tỉa bắp trên núi ca lưi
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Hình ảnh so sánh và đối lập, ngộ nghĩnh và chân thực rất hợp với cách suy nghĩ cụ thể và giản đơn của những người miền núi “ lưng núi thì to” với “ lưng mẹ thì nhỏ” nhằm khẳng định đức tính kiên trì chịu đựng gian khổ của người mẹ 
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng 
Biện pháp nghệ thuất ẩn dụ được sử dụng hay trong câu thơ, “ mặt trời của bắp” là mặt trời của tự nhiên vĩnh hằng, đem lại ánh sáng, sự sống cho muôn loài dem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai. Còn mặt trời của mẹ chính là đứa con yêu, con không chỉ là nguồn hạnh phúc toả sáng vô vàn mà còn là niềm vui, hi vọng nguồn an ủi, sức động viên tiếp thêm nghị lực sống cho mẹ cũng như mặt trời toả nắng, đem lại sự sống cho cây cối muôn loài, so sánh ngầm đứa con với mặt trời là muốn nói với mẹ đứa con thành thiêng liêng cao quý nhất, thành lẽ sống, nguồn sống của mẹ, hay hơn nữa là mặt trời ấy lại nằm ngay trên lưng vô cùng gần gũi như là một phần cơ thể của mẹ, cùng mẹ sống và làm việc 
Mẹ nhân hậu lòng mẹ bao la nặng tình làng, nghĩa xóm 
Mẹ thương a cay mẹ thương làng đói
Gắn liền với công việc tỉa bắp là ước mơ của mẹ 
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều 
Mai sau con lớn phát mười ka lưi 
Mẹ mong con có thể như Đam San, phi phàm, có sức thần, phát hoang cả mười dãy Ka lưi, một ước mơ thật giản dị mà cũng thật lớn lao “mơ cho mẹ hạt bắp lên đều” để có bắp nuôi con, để có bắp cứu làng đói, tình thương của mẹ gắn liền với tình yêu dân làng đói khổ thật cảm động biết bao
Nừu như chủ yếu hai khúc hát ru trên của mẹ là khúc hát ru trong công việc của người hậu phương phục vụ tuyền tuyến chiến đấu, giã gạo nuôi quân, tỉa bắp nuôi mình, nuôi con, nuôi quân, nuôi dân làng thì ở khúc hát ru thứ 3 mẹ đang làm công việc của người chiến sỹ, mẹ đã trở thành người mẹ chiến sỹ, người chiến sỹ trên trận tuyến, đánh Mỹ ở ngay trên qê hương mình, buôn làng mình 
Mẹ đang chuyển lán mẹ đi đạp rừng
Anh trai cầm súng chị gái cầm chông
Mẹ địu em đi để giành trận cuối
Nhịp thơ vẫn ngắt đổi theo mỗi dòng, theo nhịp chân bước, những lời thơ xếp theo lối trùng điệp, đuổi nhau giục giã, khẩn trương. lòng thương con của mẹ đã hoà chung với tình yêu thương buôn làng, yêu đất nước 
Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường
Từ trong đói khổ em vào trường sơn
Mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền nam thống nhất đất nước, việc làm và tình cảm của mẹ gắn thành từng khối chính sau mỗi lời ru ta thấy ước mơ của mẹ lại dâng cao hơn thể hiện nguyện vọng thiết tha của mẹ với quê hương với cách mạng và cuối cùng mẹ bật lên ước muốn khao khát được thấy Bác Hồ, thấy con đượ trở thành người tự do 
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ
Mai sau con lớn làm người tự do
Tấm lòng của mẹ chan chứa dung hoa hai tình cảm thiên nhiên cao đẹp, tình thương con mênh mông rộng lớn, muốn hi sinh tất cả cho con hoà quyện trong tình yêu đất nước thiết tha. điệp khúc “ mai sau con lớn” “ con mơ cho mẹ” đã tô đậm những khát vọng ấp ủ khôn nguôi trong lòng người mẹ, “làm người tự do” đó không chỉ là mơ ước của người mẹ tà ôi lam lũ, nghèo đói mà còn là ước mơ của cả dân tộc Việt Nam thời kỳ đó, đó là giấc mơ chiến thắng.
Với bố cục cân đối cùng nhiều điệp khúc phù hợp vơíu thể loại hát ru cùng lời thơ giản dị ngọt ngào cứ trở đi trở lại dìu dặt, êm ái, êm đềm đưa con vào giấc ngủ sâu, là dịp gửi gắm tâm tình của người mẹ, mẹ mong muốn cho con ngủ ngoan, nhưng không dừng ở đó mẹ còn muốn con mơ “ hạt gạo trắng ngần” để bộ đội được ăn no đánh thắng..mẹ muốn con mơ hạt bắp lên đều, được làm người tự do, mơ cho mẹ được gặp Bác Hồ 
Lòng thương con của mẹ đã hoà chung với tình thương yêu bộ đội, bản làng đất nước, lòng kính yêu Bác Hồ, những tình cảm ấy hoà quyện đi cả vào những lời tâm sự riêng tư nhất với đứa con bé bỏng. Tình cảm mẹ con vẫn sâu nặng thiêng liêng như tình cảm đã có từ bao đời nhưng giờ đây tình cảm ấy mở rộng hơn, nâng cao hơn gắn liền với những tình cảm lớn của thời đại.
Với kết cấu độc đáo 3 khổ thơ là 3 khúc ru vừa có sự trùng điệp nhấn mạnh nhưng vừa có sự biến hoá, phát triển, những lời của mẹ và của tác giả đan xen hoà quyện như những giai điệu đẹp làm nên khúc hát ru vừa trữ tình đằm thắm, vừa trầm tư sâu lắng. qua bài thơ lần lượt hiện lên những công việc, những tấm lòng của người mẹ chiến khu gian khổ, bền bỉ, quyết tâm trong công việc, thắm thiết yêu con và khát khao đất nước được độc lập tự do 
Bài thơ khúc hát ru những em bé lớn teen lưng mẹ xứng đáng là bài ca lòng mẹ việt nam, là tượng đài tráng lệ về bà mẹ việt nam anh hùng đảm đang, nó nhắc nhở chúng ta ghi sâu trong tình cảm, kính yêu và biết ơn người mẹ hiền của mỗi chúng ta, tự hào về những bà mẹ việt nam anh hùng 
Đề bài: 
Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta Go
Bài làm:
Tình mẫu tử từ xưa đến nay luôn luôn là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi với con người đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ vơi cạn đối với các nhà thơ. Nừu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao, Nguyễn Khoa điềm làm khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, thì đại thi ào ấn độ Ta Go trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình vì bị mất 2 đứa con đã viết tập thơ “ trẻ thơ” trong đó có bài “ Mây và sóng” để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.
Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những phút giao cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây với sóng, nhưng qua giọng kể trong sáng ngây thơ của em câu chuyện về tình mẹ con cũng được tái hiện và tình yêu thương mẹ của bé được bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc hơn 
Mở đầu là cuộc gặp gỡ trò chuyện của em với mây
“ mẹ ơi trên mây có người gọi con: “bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc” lời mời gọi của mây mới hấp dẫn làm sao, còn gì thích thú hơn khi được vui chơi suốt cả ngày “ từ khi thức dậy cho tới lúc chiều tà” hơn nữa lại được chơi với “ bình minh vàng” và “ vầng trăng bạc” thế giới thiên nhiên hấp dẫn làm sao, những lời rủ rê và mời gọi mới hấp dẫn làm sao và con đường đi đến thế giới ấy cũng thật dễ dàng, chẳng cần phải cố gắng gì nhiều 
“ Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời cậu sẽ được nhấc bổng lên đến tận tầng mây” 
Lời mời gọi rủ rê ấy thật khó có thể từ chối với một em bé đang ở tuổi thích vui đùa, dong chơi và có lẽ bé đã bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê của họ 
Con hỏi nhưng làm thế nào lên đó được 
được chơi suốt ngày với bình minh vàng và vầng trăng bạc thì thú vị nhất còn gì đó là tình cảm là tâm lý rất tự nhiên của lứa tuổi như bé
Song cùng lúc suy nghĩ muốn di cùng mây là ý nghĩ về mẹ là tình thương của mẹ dành cho em “Mẹ mình đang đợi ở nhà”, “làm sao có thể rời mẹ mà đến được” 
Câu hỏi mà cũng là cau khẳng định, khẳng định sự lựa chọn cuộc sống với tình yêu thương. Hỏi chỉ là để khẳng định cái lý do chính đáng và chắc chắn để bé kiên quyết từ chối những lời rủ rê mời gọi hấp dẫn cảu mây.Bởi bé không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ phải một mình ở nhà. Tình yêu thương mẹ đã chiến thắng những lời mời gọi của những người ở trên mây mặc dù cái thế giới mà họ hứa hẹn với bé thật vô cùng kỳ diệu 
Nhưng không phải vì thế mà bé không có trò chơi, từ chối lời mời gọi của mây bé đã tự nghĩ ra trò chơi của mình, trò chơi ấy rất sáng tạo và thú vị ở chỗ nó hoà hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẹ con trong trò chơi của bé luôn có mẹ.
Nhưng con biết...xanh thẳm
Nơi chơi không phải là chốn xa tận nào mà chính là dưới mái nhà thân yêu cảu hai mẹ con, chơi đùa với vầng trăng là ôm mặt mẹ, ôm lấy mẹ, câu thơ không chỉ tả cách chơi trong trò chơi sáng tạo của bé mà còn thể hiện niềm hạnh phúc vô biên tràn ngập của con, của sự hoà hợp thương yêu là của hai mẹ con giữa thiên nhiên vũ trụ.
Sau cuộc trò chuyện với mây em lại gặp sóng và nếu lời mời gọi của mây là hấp dẫn thì lời mời gọi của sóng lại càng hấp dẫn hơn rất nhiều lần và cách đến với những lời mời gọi ấy cũng thật dễ dàng.
Bọn tớ ca hát
Hãy đến..
được ca hát được ngao du còn gì thú vị bằng, song cũng như câu trả lời với mây, câu trả lời cảu bé với sóng lại một lần nữa khẳng định tình yêu thương mẹ của bé đã chiến thắng lời mời gọi hấp dẫn của sóng.
Con nói..
Và một trò chơi khác nữa cũng không kém phần hấp dẫn cũng đưa em tới những bến bờ kỳ lạ của riêng mình
Con là sóng.
Nô dỡn với những bến bờ kỳ lạ là những con sóng lăn, lăn, vỗ mãi, vỗ mãi, là tiếng cười giòn tan của sóng- con, tiếng cười dịu dàng của bờ – mẹ bến bờ này cũng đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy tin yêu, trìu mến, với bé trò chơi kỳ lạ cũng là trò chơi hấp dẫn nhất, hay hơn tất cả những trò chơi của mây, của sóng, không ai trên thế gian này biết được mẹ con ta đang ở chốn nào, nghĩa là mẹ con ta có thể ở khắp nơi không ai có thể tách rời, phân biệt, tình mẹ con là thiêng liêng bất tử. Ba câu thơ không chỉ diễn tả trò chơi của bé và niềm hạnh phúc của bé khi luôn có mẹ ở bên cạnh mà còn mang chiều sau khái quát triết lý về tình yêu thương mẹ con, hạnh phúc của tình mẹ con thật gần gũi, giản dị nhưng cũng vô cùng lớn lao, thiêng liêng vĩnh hằng như vũ trụ, như thiên nhiên và kỳ diệu thay điều đó lại do chính con người, chính bé tạo ra.
Tròng bài thơ mặc dù hình ảnh người mẹ ko xuất hiện một cách trực tiếp nhưng lại có mặt trong suốt câu chuyện của bé, trong những lời sưng hô âu yếm cảu bé “ mẹ ơi” và đặc biệt là trong các trò chơi của bé . Có thể nói mẹ có mặt ở khắp mọi nơi trong tâm hồn ngây thơ trong sáng của bé 
 bé luôn cảm nhận được tình cảm của mẹ dành cho mình trong tâm hồn trong trái tim cảu bé cũng dạt dào tình yêu thương của bé dành cho mẹ. Có thể nói lấy hình ảnh là câu chuyện của bé nhà thơ đã diễn tả được một cách chân thực và cảm động nhất của tình mẫu tử, thiêng liêng tuy nhiên, không dừng lại ở đó bài thơ còn làm cho ta suy ngẫm và liên tưởng đến bao điều khác trong cuộc sống, đó là tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng là một trong những tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong cuộc sống của con người, nó có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn quyến rũ nhất thời, nó thành điểm tựa vững chắc trong cuộc sống con người . Không những thế nhà thơ còn giúp ta hiểu được mọi điều hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai ban phát mà ở ngay trên trần thế này, trong mái nhà thân yêu này và chính con người tạo ra hạnh phúc của chính mình.
Bằng hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé và qua hình ảnh của thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng giàu sức gợi cảm, bài htơ đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt chính vì thế khi bài thơ ra đời cách chúng ta hàng thế kỷ nhưng những gì nhà thơ nói với chúng ta vẫn vô cùng gần giũ và mới mẻ, đó là một bài thơ nói về hạnh phúc tuổi thơ và lấp lánh vẻ đẹp nhân văn của một hồn thơ vĩ đại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docKhuc hat ru ngung em be.doc