Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

 “ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

 Miền nam mong Bác nỗi mong cha”

 Sinh thời, Bác Hồ thường nói” Miền Nam trong trái tim” , hẹn ngày thống nhất Bác sẽ vào thăm. Nhưng khi miền Nam được giải phóng, nước nhà thống nhất thì Bác không còn nữa, để lại bao nhiêu nỗi nhớ thương cho cả dân tộc. Năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, non sông thu về một mối, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. cùng với đoàn cán bộ từ miền Nam ra viếng lăng Bác, với cảm xúc dâng trào của một đứa con về thăm cha,Viễn Phương cho ra đời “ Viếng lăng Bác”. Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với Bác, là tiếng lòng của nhân dân miền Nam, của dân tộc đối với Bác

Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thành kính là lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù hợp với không khí trang nghiêm nơi lăng Bác. Mạch cảm xúc vận động theo trình tự thời gian kết hợp với không gian của một chuyến viếng thăm. Vì vậy, đọc bài thơ mà như ta theo chân tác giả vào lăng viếng Bác. Khổ 1 cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre; khổ 2-3 từ dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ cảm xúc và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khổ 4 là cảm xúc khi sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ mong muốn lòng mình được mãi mãi ở lại nơi lăng Bác.

 

doc 2 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương)
	“ Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
	 Miền nam mong Bác nỗi mong cha”
	Sinh thời, Bác Hồ thường nói” Miền Nam trong trái tim” , hẹn ngày thống nhất Bác sẽ vào thăm. Nhưng khi miền Nam được giải phóng, nước nhà thống nhất thì Bác không còn nữa, để lại bao nhiêu nỗi nhớ thương cho cả dân tộc. Năm 1976, cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, non sông thu về một mối, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. cùng với đoàn cán bộ từ miền Nam ra viếng lăng Bác, với cảm xúc dâng trào của một đứa con về thăm cha,Viễn Phương cho ra đời “ Viếng lăng Bác”. Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với Bác, là tiếng lòng của nhân dân miền Nam, của dân tộc đối với Bác
Đây là một trong những bài thơ cảm động và xuất sắc nhất viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, gồm 4 khổ, mỗi khổ có 4 câu. Cảm hứng bao trùm bài thơ là niềm xúc động, thành kính là lòng biết ơn và tự hào, xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. Giọng điệu thành kính, trang nghiêm của bài thơ rất phù hợp với cảm xúc, và cũng phù hợp với không khí trang nghiêm nơi lăng Bác. Mạch cảm xúc vận động theo trình tự thời gian kết hợp với không gian của một chuyến viếng thăm. Vì vậy, đọc bài thơ mà như ta theo chân tác giả vào lăng viếng Bác. Khổ 1 cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng tập trung ở hình ảnh hàng tre; khổ 2-3 từ dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác, nhà thơ cảm xúc và suy ngẫm về lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Khổ 4 là cảm xúc khi sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ mong muốn lòng mình được mãi mãi ở lại nơi lăng Bác.
Hai câu thơ đầu như một lời tự sự đã chứa đựng bao nhiêu cảm xúc:
	“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Bác đã vĩnh viễn ra đi khi đất nước còn chia cắt. Câu thơ của Viễn Phương mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “ con” và “Bác” vừa gần gũi vừa thân thương, vừa trân trọng, vừa thành kính như một đứa con đã lâu nay được trở về thăm cha. Vì vậy, tác giả đã dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” như dấu đi một nỗi đau đang chất chứa trong lòng mình. Cũng trong khổ thơ này, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tác giả về cảnh quanh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận đó là linh hồn quen thuộc của quê hương Việt:
	“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Oâi! Hàng tre xanh xanh Việt nam
	Bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng.”
Hình ảnh những hàng tre quen thuộc đi vào mạch cảm xúc rất tự nhiên mà có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ liên tưởng đến cây tre Việt Nam, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ kiên cường của dân tộc Việt Nam. Tre vừa được hiểu theo nghĩa thực, vừa được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Vì vậy, Lăng Bác như ở giữa làng quê Việt Nam và trở nên gần gũi và giản dị, và lăng Bác cũng như đang ở giữa lòng dân tộc, thật ấm áp vô cùng! Nói đến tre là nói đến Việt Nam, nói đến Việt Nam là liên tưởng ngay đến Bác. Một sự kết nối khó có thể hiểu khác được!
Khổ thơ thứ hai được bắt đầu từ hình ảnh “Mặt trời”:
	“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Có hai “mặt trời”: “mặt trời” trong câu thơ trên là hình ảnh thực, “mặt trời” trong câu thơ dưới là hình ảnh ẩn dụ. Bác chính là mặt trời sáng rực, vừa thể hiện cái vĩ đại bất diệt, vừa sự sống cho nhân loại; vừa là mặt trời sáng rực của cách mạng vô sản ... Lấy “mặt trời” để ví với Bác, nhà thơ thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là sự tôn kính của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Sự tôn kính ấy còn thể hiện trong hình ảnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác:
	“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
	Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Người vào thăm Bác, mang hoa viếng Bác, đó là một hình ảnh thực. Nhưng nhà thơ lại muốn nói đến một “ tràng hoa” khác. Nhìn dòng người bất tận nối tiếp nhau, nhà thơ thấy giống như một tràng hoa dâng Bác. Lại là một sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ, tô đậm niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác Hồ.
Đến khổ thơ thứ 3, nhà thơ diễn tả cảm xúc của mình khi đã vào trong lăng:
	“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
	Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
	Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
	Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Khổ thơ gồm 4 câu 7 chữ cân đối, trang nghiêm, phù hợp với không khí thiêng liêng và thanh tĩnh trong lăng. Không gian và thời gian như ngừng đọng trước một hình ảnh có tính vĩnh hằng. Nhà thơ cảm nhận như Bác chỉ đang ngủ một “giấc ngủ bình yên”. Đó cũng là ấn tượng thật của mọi người khi được vào thăm lăng, viếng Bác. Hình ảnh “ vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của nhà thơ. Có thể liên tưởng ấy bắt đầu từ ánh sáng rất dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng. Khi đã xuất hiện thành hình ảnh thơ, “ vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
Từ hình ảnh “ vầng trăng”, nhà thơ lại tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh “ trời xành”. Bầu trời xanh là hình ảnh thiên nhiên lớn lao, vĩnh hằng. “Trời xanh”, “vầng trăng”, “mặt trời” trở thành một mối tổng hòa của một vũ trụ bao la, kì vĩ. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “ Bác sống như trời đất của ta”. Bác ra đi, nhưng vẫn còn mãi với quê hương đất nước, như trời xanh còn mãi. Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người: “ Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Câu thơ biểu hiện cụ thể và trực tiếp nỗi đau xót trong hình thức của một câu hỏi tu từ.
Và đến khổ thơ cuối, nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam:
	“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
	Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
	Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
	Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
“ Mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “ trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt chân thành , mộc mạc kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp nhữ “ muốn làm”, bày tỏ niềm mong ước, tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào cảnh vật bên lăng Bác: “muốn làm con chim hót”, “muốn làm bông hoa tỏa hương,” và hơn hết, “muốn làm cây tre trung hiếu” nhập vào “hàng tre bát ngát” quanh lăng Bác.
Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
Bài thơ có giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào. Với thể thơ tám chữ xen lẫn những dòng thơ bảy chữ hoặc chín chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của lòng mong ước. Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ- biểu tượng như “ Mặt trời trong lăng”, “ tràng hoa”, “ vầng trăng”, “ trời xanh” vừa thân thuộc vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao. Tất cả đều xuất phát từ tình cảm của một đưa con từ miềm Nam về thăm cha; tình cảm của cả dân tộc đối với vị lãnh tụ kính yêu.
Em chưa một lần ra viếng Bác nhưng qua bài thơ này, tác giả đã cho em có cơ hội được mong ước. Cảm ơn nhà thơ đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về Bác, về lăng Bác, về những tình cảm giản dị, chân thành mà thành kính thiêng liêng của dân tộc ta, non sông ta dành cho Bác.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_bai_tho_vieng_lang_bac_vien_phuong.doc