Phân tích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Phân tích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

Đề Bài: Phân tích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

 Bài Làm

 Là một nhà thơ cách mạng hoạt động suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Thanh Hải (1930-1980) đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến trọn vẹn cho quê hương. Niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đát nước và ước nguyện chân thành của người con xứ Huế mộng mơ ấy đã được gửi gắm trọn vẹn trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác 11/1980. Bài thơ như một lời tâm niệm cuối cùng của một con người mà cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng và gắn bó với thơ. Mạch cảm xúc, tư tưởng của bài thơ đi từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mùa xuân của mỗi con người, từ đó thể hiện khát vọng được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.

 Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được cảm nhận bằng sự xuất hiện của bông hoa tím:

 “Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc

 Ơi con chim chiền chiện

 Hót chi mà vang trời”.

 Nhà thơ chỉ dùng vài nét chấm phá nhưng cảnh mùa xuân hiện lên trong thơ ông thật là tươi đẹp, màu sắc dịu dàng, hài hoà tươi trẻ: màu xanh của con sông hoà hợp với màu tím biếc của hoa để tạo nên một bức tranh mùa xuân đơn sơ mà lộng lẫy. Từ hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du là một bậc thầy về phối sắc đã chọn gam màu xanh, trắng để nói lên cái thanh,dịu,mát của mùa xuân:

 “Cỏ non xanh tận chân trời

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

 Nhưng Thanh Hải đã chọn xanh, và tím . Phải chăng quê hương xứ Huế lúc nào cũng hiện hữu trong tâm hồn ông nên cảnh mùa xuân cũng mang nét đặc trưng của xứ Huế? Cái không gian mùa xuân ấy phóng khoáng, bay bổng, dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ.

 Động từ “mọc” được tác giả đảo lên đầu câu thơ khiến cho ta thấy được sức mạnh tiềm ẩn trong bông hoa tím biếc và sức sống mạnh mẽ đó làm cho bông hoa không còn lẻ loi, cô độc giữa dòng sông xanh mênh mông.

 Bức tranh, mùa xuân ấy không chỉ có màu sắc mà còn rộn ràng tiếng hót của chim chiền chiện-sứ giả của mùa xuân. Tiếng chim đã làm cho không gian thêm náo nức, lạ thường.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1109Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề Bài: Phân tích “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
 Bài Làm
 Là một nhà thơ cách mạng hoạt động suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Thanh Hải (1930-1980) đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến trọn vẹn cho quê hương. Niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đát nước và ước nguyện chân thành của người con xứ Huế mộng mơ ấy đã được gửi gắm trọn vẹn trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” sáng tác 11/1980. Bài thơ như một lời tâm niệm cuối cùng của một con người mà cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng và gắn bó với thơ. Mạch cảm xúc, tư tưởng của bài thơ đi từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mùa xuân của mỗi con người, từ đó thể hiện khát vọng được dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào cuộc đời chung.
 Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời được cảm nhận bằng sự xuất hiện của bông hoa tím:
 “Mọc giữa dòng sông xanh
 Một bông hoa tím biếc
 Ơi con chim chiền chiện 
 Hót chi mà vang trời”.
 Nhà thơ chỉ dùng vài nét chấm phá nhưng cảnh mùa xuân hiện lên trong thơ ông thật là tươi đẹp, màu sắc dịu dàng, hài hoà tươi trẻ: màu xanh của con sông hoà hợp với màu tím biếc của hoa để tạo nên một bức tranh mùa xuân đơn sơ mà lộng lẫy. Từ hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du là một bậc thầy về phối sắc đã chọn gam màu xanh, trắng để nói lên cái thanh,dịu,mát của mùa xuân:
 “Cỏ non xanh tận chân trời 
 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
 Nhưng Thanh Hải đã chọn xanh, và tím . Phải chăng quê hương xứ Huế lúc nào cũng hiện hữu trong tâm hồn ông nên cảnh mùa xuân cũng mang nét đặc trưng của xứ Huế? Cái không gian mùa xuân ấy phóng khoáng, bay bổng, dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ.
 Động từ “mọc” được tác giả đảo lên đầu câu thơ khiến cho ta thấy được sức mạnh tiềm ẩn trong bông hoa tím biếc và sức sống mạnh mẽ đó làm cho bông hoa không còn lẻ loi, cô độc giữa dòng sông xanh mênh mông.
 Bức tranh, mùa xuân ấy không chỉ có màu sắc mà còn rộn ràng tiếng hót của chim chiền chiện-sứ giả của mùa xuân. Tiếng chim đã làm cho không gian thêm náo nức, lạ thường.
 Khung cảnh mùa xuân sống động, tươi mát khiến cho tâm hồn tác giả ngây ngất, say mê và sự say mê được thể hiện cô đọng trong hai câu thơ:”
 “Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng”.
 “Giọt” có thể là giọt sương, giọt nắng nhưng cũng có thể đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Âm thanh ta chỉ có thể nghe bằng thính giác nhưng tác giả lại cảm nhận được bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thật tài tình.Tác giả đã hứng lấy những giọt âm thanh mùa xuân với thái độ chân trọng và nâng niu.
 Chỉ bằng vài nét phác hoạ đơn sơ mà bức tranh thiên nhiên mùa xuân đã hiện lên thật mơ mộng với chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời, chiều sâu của cảm xúc trong tâm hồn nhà thơ. Đó là vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và cũng là niềm vui chân thành của nhà thơ.
 Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời,tứ thơ chuyển sang mùa xuân của đất nước, cách mạng mà mở đầu bằng hình ảnh:
 “Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng 
 Lộc trải dài nương mạ
 Tất cả như hối hả
 Tất cả như xôn xao
 Đất nước bốn ngàn năm 
  phía trước ”
 Nhà thơ nhắc đến hai lực lượng: người cầm súng và người ra đồng. .Không phải chỉ đơn thuần họ là những người đang đối mặt với những khó khăn gian khổ mà sâu xa hơn, họ là đại diện cho hai lực lượng chính đang chiến đấu và lao độngđể bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ cũng chính là nhân tố để làm nên mùa xuân cho toàn dân tộc. “Lộc” nghĩa là những chồi non đang căng tràn nhựa sống nhưng “lộc” trong bài thơ còn có thể hiểu là sức sống của mùa xuân, biểu tượng cho niềm hi vọng, cho sự lạc quan khi mùa xuân đến. Đối với người cầm súng, “lộc” chính là những tán lá ngụy trang để che chở, để bảo vệ cho họ, mang lại niềm lạc quan. Người ra trận mang lá nguỵ trang như mang cả sức sống của mùa xuân.Đối với người ra
đồng “ lộc” chính là những nương mạ xanh non mơn mởn. Họ gieo trồng sự sống và đem lại vụ mùa bội thu cho đất nước. Mối quan hệ giữa con ngưỡi và mùa xuân là mối quan hệ mật thiết và hữu cơ. Mùa xuân mang lại hạnh phúc cho con người, con người thì chiến đấu để bảo vệ mùa xuân. Qua đây ta thấy được cái độc đáo, sự tinh tế của nhà thơ khi sử dụng từ “lộc” 
Nhịp thơ hối hả,khẩn trương với điệp từ điệp ngữ diễn tả khí thế của con người đang lao động ,chiến đấu cho mùa xuân đất nước.Nhịp thơ đang nhanh để hoà vào cái không khí náo nức ,sôi động của mùa xuân bỗng chậm lại như bắt vào cái hình ảnh chợt xuất hiện trong ký ức của nhà thơ:
 “Đất nướcphía trước”
Đất nước ta với một bề dày lịch sử bốn ngàn năm tuy còn nhiều vất vả nhưng vẫn đi lên phía trước với một sức mạnh không gì cưỡng nổi. Đó là một quy luật và cũng là mơ ước của nhà thơ trong một khoảnh khắc mùa xuân tràn đầy tin tưởng và lạc quan.
 Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển biến vừa hợp lôgic vừa đột ngột, vừa mới mẻ:
 “Ta làm tóc bạc”
 Thanh Hải nguyện làm con chim hót để góp tiếng hót làm vui, làm bông hoa làm đẹp cho đời. Không mơ ước làm nốt nhạc cao vút trong bản hoà ca của dân tộc, nhà thơ khiêm nhường làm một nốt trầm “xao xuyến” lòng người. Nốt trầm ấy tuy chỉ là một nốt phụ nhưng lại không thể thiếu trong việc góp phần làm nên sự thành công của bản nhạc.
 Điệp ngữ “ta làm” được lặp lại nhiều lần như càng nhấn mạnh những ước mơ đơn sơ, bình dị nhưng không kém phần da diết, trăn trở của nhà thơ.
 ở trên tác giả xưng “tôi” nhưng ở đây lại xưng “ta”. Cái “ tôi”, cái “ ta”,là biểu thị cho cái chung, cái riêng. “Ta” vừa là số ít chỉ nhà thơ vừa là số nhiều chỉ chung mọi người. Dường như ước nguyện của mỗi cá nhân đã hoà vào dòng chảy của muôn người. Tất cả đều muốn cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình cho quê hương, cho đất nước.
 “Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời”.
 Mùa xuân nho nhỏ chính là ẩn dụ cho cuộc đời của nhà thơ. Đối với Thanh Hải, sông là phải cống hiến, cống hiến là mùa xuân cuộc đời nhà thơ. Nhà thơ khiêm nhường làm một mùa xuân nho nhỏ bởi mỗi muà xuân nho nhỏ sẽ góp phần làm nên một mùa xuân lớn lao cho đất nước. Có lẽ điều làm cho ta xúc động nhất là sự khiêm nhường ấy lại chính là sự hi sinh thầm lặng. Sự hi sinh ấy vô điều kiện vượt qua mọi thời gian, không gian quy ước:
 “Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc”.
 Câu thơ đã sử dụng hình ảnh hoán dụ giàu sức gợi không chỉ cho cuộc đời con người từ trẻ đến già mà còn chỉ mọi thế hệ. Trước lúc lìa đời Thanh Hải vẫn muốn sống có ích cho xã hội. Điệp từ “dù là” như một lời tự khẳng định để dặn dò mình, một sự kiên trì chống chọi với tuổi già và bệnh tật. Với nhà thơ, sống là phải cống hiến tuyệt đối. Phải chăng đây là một lẽ sống mà tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta. Có điều, ước muốn của nhà thơ tại sao chỉ là một mùa xuân nho nhỏ? Bởi vì, có lẽ nhà thơ quan niệm mùa xuân lớn lao là mùa xuân thiên nhiên, đất nước, còn con người chỉ là một phần nhỏ bé của mùa xuân nên chỉ là con số tượng trưng cho sự tối thiểu mà thôi. Ước nguyện của Thanh Hải đã khiến cho ta nhớ đến câu thơ của Tố Hữu:
 “Một ngôi sao chẳng sáng đêm 
 Một bông lúa chín chẳng nên mùa màng
 Một người đâu phải nhân gian 
 Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi”.
 Nếu như chúng ta biết rằng nhà sáng tác bài thơ này khi nằm trên giường bệnh thì chúng ta càng đồng cảm với ước nguyện của nhà thơ hơn bởi vì Thanh Hải không chỉ trung thành với lẽ sống cao cả đầy trách nhiệm mà còn sống với tất cả niêm tin và tinh thần lạc quan, yêu đời đáng khâm phục.
 Khổ cuối bài thơ ngân vang lên trong âm hưởng của một khúc ca Huế sâu lắng:
 “Mùa xuân đất Huế”.
 Nhà thơ đã nhắc lại những khúc ca xứ Huế để hoà nhập với dòng chảy âm thanh rộn rã, tưng bừng của mùa xuân. Khúc ca mùa xuân này cũng là hạnh phúc trong tâm hồn của nhà thơ.
 Bằng thể thơ năm chữ giàu nhạc điệu, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó của TG với đất nươc, với cuộc đời,thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước,góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời. Tình cảm chân thành củaTG trong bài thơ như vang vọng, thấm thía trong suy tưởng của người đọc về quan niệm sống tuy không hoàn toàn mới mẻ nhưng lấp lánh vẻ đẹp nhân văn trong con người nhà thơ. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Thanh Hải vẫn có một tình yêu đời, một niềm tin, một niềm lạc quan mạnh mẽ như một bài ca hi vọng để thế hệ trẻ chúng ta noi theo.Có lẽ vì thế mà bài thơ đã được phổ nhạc thành bài hát và được mọi người yêu thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docMua xuan nho nho.doc