Đề 16: Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
BÀI THAM KHẢO
Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.
Lục Vân tiên - nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người.
Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên” của Nguuyễn Đình Chiểu. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn:
“Có người ở quận Đông Thành
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”
Nói theo nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân tưng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chớ không phải là một ai khác”.
Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận:
“Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm lũi nó còn đình nơi nao.
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:
“Vân tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
Đề 16: Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu. BÀI THAM KHẢO Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn. Lục Vân tiên - nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người. Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên” của Nguuyễn Đình Chiểu. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn: “Có người ở quận Đông Thành Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền. Đặt tên là Lục Vân Tiên Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành” Nói theo nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân tưng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chớ không phải là một ai khác”. Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận: “Vân Tiên nổi giận lôi đình Hỏi thăm lũi nó còn đình nơi nao. Tôi xin ra sức anh hào Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”. Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay: “Vân tiên ghé lạibên đàng Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông ; dẫu trước đó, dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nê dính vào việc này, e sẽ mang hoạ vào thân, nhưng Lục Vân tiên chủ động đi tìm cướp, đánh tan chúng để cứu người gặp nạn yếu đuối. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Hành đông “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chành trai Vân Tiên thật đẹp đẽ và mãnh liệt vì đã khắc hoạ được hình ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật dũng mãnh, bất chấp bọn cướp bao vây tứ phía. Lục Vân Tiên đã dũng cảm “tả đột, hữu xông”, “khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương”. Ngay từ phần mở đầu truyện thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người “văn đà khởi phụng đằng giao - võ thêm tam lược lục thao ai bì”. Thì lúc này, chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. hình ảnh Vân Tiên tung hoành với chiệc gậy trong tay, tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của mọi thế hệ. Sức mạnh của chàng trai trẻ đã khiến bọn “lâu la khiếp sợ”: “Lâu la bốn phía vờ tan Đều quăng ươm giáo tìm đường chạy ngay” Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân, còn tênđầu đảng thì: “Phong lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong” Thế là chỉ một mình, Vân Tiên đã tài giỏi dẹp xong lũ cướp. Nhưng điều đáng quý hơn cả của chàng nghĩa sỹ là thái độ vô tư. Làm xong việc nghĩa, chàng đã không coi đó là công ơn và từ chối việc đền ơn. Kiều Nguyệt Nga thì thoát nạn, cảm tạ chàng và xin được đền ơn: “ Hà Khê qua đó cũng gần Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng. Gặp đây đang lúc giữa đàng Của tiền không có, bạc vàng cũng không. Tưởng câu báo đức thù công Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi!” Nhưng Vân Tiên đã khẳng khái từ chối mọi sự đền đáp: “Vân Tiên nghe nói liền cười Làm ơn há dễ trông người trả ơn.” Nụ cười của trang nghĩa sỹ này mới đẹp làm sao! Trong nụ cười ấy như hàm chứa cả sự thông cảm lẫn sự bao dung. Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là lẽ tự nhiên: ở đời là phải thế, không thể nào khác được. Vân Tiên cứu người mắc nạn là vì nghĩa, đó cùng chính là lý tưởng mà chàng ôm ấp và thực hiện: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Tóm lại, Lục Vân Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mạng trong mình truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau truền tụng, học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho chúng ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai hoạ và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày any, mẫu người như thế không phải là không có. Đọc báo, nghe đài , đọc sách chúng ta vẫn gặp họ đâu đó ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương. Gấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sỹ sẵn sàng ra tay “trừ thói hồ đồ hại dân” vẫn cứ hiện rõ. Trong lời thơ mộc mạc của nhà thơ vẫn âm vang mãi một tấm gương sáng về tinh thần thượng võ. Ngày nay, đâu phải việc “cứu khốn, phò nguy” là không cần thiết nữa, do đo, Lục Vân Tiên vẫn góp phần giúp cho chúng ta sống đẹp hơn và xứng đáng hơn với lời tâm niệm: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Đề 17: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguễn Quang Sáng là một truyện cảm động nhất là đoạn kể về 3 ngày nghỉ phép của anh Sáu. Em hãy kể lại chuyện xảy ra ở gia đình anh Sáu trong 3 ngày anh nghỉ phép. BÀI VIẾT THAM KHẢO: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện cảm động về tình cha con của những gia đình Việt Nam mà ở đó “lớp cha trước, lớp con sau, đã thành đồng chí chung câu quân hành”. Trong truyện đoạn cảm động nhất là đoạn “ba ngày nghỉ phép về quê của anh Sáu”. Năm 1946, năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Sáu lên đường theo tiếng gọi của quê hương. Bấy giờ, bé Thu, con gái anh chưa đầy một tuổi. Chín năm đằng đẳng xa quê, xa nhà, anh Sáu vẫn mong có một ngày trở về quê gặp lại vợ con. Thế rồi, kháng chiến thắng lợi, anh được nghỉ 3 ngày phép về thăm quê, một làng nhỏ bên bờ sông Cửu Long. Về đến nhà, anh tưởng tượng bé Thu - con gái anh sẽ rất vui mừng khi được gặp cha. Giờ đây, nó cũng đã mười tuổi rồi còn gì. Mang một nỗi niềm rạo rực, phấn chấn, anh nôn nóng cho mau về đến nhà. Không chờ xuồng cập bến, anh đã nhảy lên bờ vừa bước, vừa gọi: “Thu! Con!” thật tha thiết. Ta co thể tưởng tượng nỗi vui sướng của anh như thế nào. Khi anh vừa bước đi, vừa lom khom người xuống đưa tay chờ con. Thế nhưng ngược lại với những điều anh Sáu mong chờ. Bé Thu tròn mắt nhìn anh ngạc nhiên rồi bỏ chạy. Phản ứng của bé Thu khiến anh Sáu sửng sờ, đau khổ. Còn gì đáng buồn hơn khi đứa con mà anh hết lòng thương yêu và khắc khoải từng ngày để được gặp mặt, giờ đây trở nên xa lạ đến mức phũ phàng ấy. Thế rôì, anh Sáu tìm mọi cách gặp con để làm quen dần vì anh nghĩ rằng khi anh đi nó vừa mấy tháng tuổi nên nó lạ. Anh mong sao nó gọi một tiếng “ba”, vào ăn cơm nó chỉ nói trống không “Vô ăn cơm!” Bữa sau, cũng là ngày phép thứ hai, bé Thu trông hộ mẹ nồi cơm để chị Sáu chạy mua thức ăn. Trước khi đi, chị Sáu dặn nó có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nồi cơm quá to mà bé thu thì còn nhỏ, vậy mà khi nồi cơm sôi không tìm được cách nào để chắt nước, loay hoay mãi, nó nhìn anh Sáu một lúc rồi kêu lên: “Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!” anh Sáu vẫn ngồi im, chờ đợi sự thay đổi của nó. Thế nhưng, nó nghĩ ra cách lấy vá múc ra từng vá nước chứ nhất định không chịu gọi anh Sáu bàng “Ba”. Con bé thật đáo để! Đến bữa ăn cơm, anh Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá to, vàng bỏ vào chén. Lúc đầu nó để đó rồi bất thần hất cái trứng ra làm cơm đổ tung toé. Giận quá, không kìm được nữa, anh Sáu vung tay đánh vào mông nó. Thế là bé Thu vội chạy ra xuồng mở “lòi tói” rồi bơi qua sông lên nhà bà ngoại. Phép chỉ còn ngày cuối cùng, anh Sáu phải trở về đơn vị để nhận nhiệm vụ mới. Bao nhiêu mơ ước được hôn, ôm con vào lòng từ bấy lâu nay của anh Sáu giờ chỉ càng làm cho anh thêm đau lòng và gần như anh không còn để ý đến nó nữa. Thân nhân, họ hàng đến chia tay anh cũng khá đông nên anh cứ bịn rịn mãi. Chị Sáu cũng lo sắp xếp đồ đạc cho chồng, không ai quan tâm bé Thu đang đứng bơ vơ một mình bên cửa nhà. Thì ra nó theo bà ngoại trở về vì bà ngoại sang đây để tiễn chân anh Sáu. Giờ này, trên gương mặt Thu không còn cái vẻ bướng bỉnh, ương ngạnh nữa , mà thoáng một nét buồn trông đến dễ thương. Nó nhìn mọi người, nhìn anh Sáu. Đến lúc mang ba lô và bắt tay với mọi người, anh Sáu mới nhìn quanh tìm bé Thu. Thấy con, dường như mọi việc trong ba ngày phép hiện lên trong anh nên anh chỉ đứng nhìn con với bao nỗi xót xa ... cuối cùng, anh cũng phải nói lên lời chia tay với con mà không hy vọng bé Thu sẽ gọi một tiếng “ba” thiêng liêng ấy. Thật là đột ngột và không ngờ, bé Thu chạy đến bên anh Sáu và tiếng “Ba!” được thốt lên thật cảm động biết nhường nào. Nó ôm chầm thật chặt như không muốn rời ba nữa. Nó khóc, khóc thật nhiều và thét lên những lời khiến mọi người xung quanh đều xúc động: “Không cho ba đi nữa, ba ở nhà với con!” Sung sướng, hạnh phúc và cũng thật đau lòng, anh Sáu cũng chỉ biết ôm con và khóc cùng với con. Rồi cũng đến lúc phải chia tay, thật bịn rịn vô cùng. Vừa mới nhận được tiếng “ba” của đứa con thân yêu cũng là lúc phải nghẹn ngào chia tay với con để trở về đơn vị làm tròn trách nhiệm khi đang ở quân ngũ. Trước kia anh Sáu đã thương con, giờ đây anh càng thương con gấp bội. Bởi lẽ anh đã hiểu lí do vì sao bé Thu quyết định từ chối không gọi anh bằng “ba” từ ba hôm nay. Làm sao chấp nhận một người xa lạ mà khuôn mặt không giống trong tấm ảnh mà mẹ nó thường ngày vẫn nói với nó đó là “ba” được. Chính vết sẹo quái ác kia đã làm cho bé Thu không nhận anh Sáu, hằn học với anh Sáu. Sau khi hiểu rõ nguyên nhân của vết sẹo hằn trên gương mặt của ba, bé Thu mới thấy hổ thẹn và ăn năn. Tình cảm cha con bỗng dâng đầy, tràn ngập trong lòng em. Tình cảm đó được thể hiện bằng thái độ, cử chỉ dồn dập, gấp rút khi nó gọi và ôm chầm lấy anh Sáu. Ba ngày phép ngắn ngủi nhưng lại rất ngặng nề với anh Sáu và bé Thu. Nghịch cảnh này là một trong muôn ngàn nghịch cảnh khác mà đã có biết bao gia đình phải ngậm ngùi vì những ngộ nhận đáng thương. Đó cũng là một sự thật đau lòng của nước Việt Nam ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Đề 18: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) Chị Dậu phải dứt tình “bán con g ... ật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước... Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời cũng chính là giây phút hạnh phúc ngập tràn trong lòng cha mẹ. Rồi Người chăm bẵm, dạy dỗ chúng ta khôn lớn thành người. Tiếng gọi Mẹ, Ba và những bước đi chập chững đầu tiên của con trẻ chính là những nấc thang tột cùng hạnh phúc của mẹ cha. Họ luôn ở bên cạnh chúng ta có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc công sức, mồ hôi, trí tuệ lao động xây dựng cuộc sống. Họ là những người dám hi sinh tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước.điều đó cũng rất phù hợp với tình người. Bởi vậy, chúng ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã được truyền dạy từ bao thế hệ nay: “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”. Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông bà chúng ta muốn truyền dạy lại cho con cháu. Đó là những nét đẹp về văn hoá của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới. Hiểu vấn đề như thế, vậy chúng ta phải hành động thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải đền ơn, đáp nghĩa rất nhiều. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào này được nhanh chóng lan rộng ra trên khắp mọi nơi. Các bạn nhỏ sau giờ học đều toả ra các xóm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ, , các gia đình có công với Cách mạng bằng những việc làm tuy nhỏ nhưng mang nặng nghĩa tình, góp phần động viên, an ủi rất lớn đối với họ. Xã hội luôn nhớ đến công ơn mà những người chồng, người cha, người con của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước đã có những chế đọ, chính sách đói với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏhằng ngày, sau giờ học, đều toả ra những lối xóm để giúp đở những gia đình thương binh liêt sĩ neo đơn bằng những đóng góp và những việc làm cụ thể mang nặng tình nghĩa. Nhưũng việc làm tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi động viên rất lớn đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy đổi khác, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ chính sách riêng đối với những gia đình thương binh, liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết mực thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu chính cha mẹ đã cho họ cuộc sống tươi đẹp như hôm nay:”Công cha nặng lắm cha ơi! Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”. Bên cạng đó trong xã hội của chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn. Ngoài xã hội, cũng có những kẻ quên quá khứ tình nghĩa, “Vong ân bội nghĩa”, “Ăn cháo đá bát” chỉ biêt coi trọng đồng tiền, giàu sang, phú quý, chạy theo dang vọng mà quên rằng: ai là người sinh ra họ, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người. Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc, mà không quan tâm chăm sóc mẹ mình. Ỷ lai đồng tiền, họ bỏ mắc ba mẹ ở trại dưỡng lão, không thèm hỏi han quan tâm đến cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần lên án và phê phán. Qua đó, nâng tầm nhận thức để chúng ta luôn luôn nhớ ơn những người đi trước, những người đã hi sinh xương máu cho đất nước. Câu tục ngữ trên mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học quý giá: không có thành quả nào tự nhiên mà có được mà tất cả đều được tạo ra từ thành quả lao động, bằng mô hôi, xương máu của những người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta thế hệ mầm non của tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng bảo vệ và giữ gìn những thành quả mà ông cha ta đã tạo ra và luôn luôn nhác nhở nhau :”Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đề 20: Ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê của mình. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua truyện ngắn “Làng” đã học. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác đăng báo trước cách mạng tháng 8/1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông Hai, nhân vật chính của truyện rất yêu mến và gắn bó với làng quê của mình. Đặc điểm trên đã thể hiện rõ qua các trạng thái tình cảm khác nhau của ông với làng. Ông Hai, thật vậy, đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Bởi thế, mỗi lần nói đến làng chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường. “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”... Ông yêu tất cả những cảnh vật ở làng ông, nên mạnh dạn tự hào: ”Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng ”toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, “phơi thóc rơm thì tốt thượng hạng”. Đôi khi ông cường điệu, ông tự hào mãnh liệt đến cả cái sinh phần của cụ Thượng “vườn hoa cây cảnh nom như động ấy”. Mãi đến sau cách mạng thánh Tám, ông mới nhận ra chính cái dinh cơ của quan Tổng đốc ấy đã đem lại bao nỗi khổ ải cho dân làng. Có người bệnh, có người chết, bao nhiêu người làm việc không công. Riêng phần ông đã bị một đống gạch đổ vào bại một bên hông. Cả cái chân ông sau này khập khiểng, đi đứng không ngay ngắn được cũng là do cái lăng tai ác ấy. Dưới mắt ông, cái gì của làng chợ Dầu cũng lớn, cũng đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ. Từ cái phòng thông tin triển lãm “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, đến cái chòi phát thanh trong làng, cả đến cây lúa ngoài đồng... Cái gì của làng cũng làm ông say mê, hãnh diện, tự hào. Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, cái sinh phần của cụ Thượng tốt tươi, mới lạ, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông. Từ những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào chiến đấu, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó. Sự xuất hiện của những phòng thông tin, chòi phát thanh, đúng là cuộc đời, số phận ông thực sự gắn liền với những thăng trầm của làng Dầu yêu dấu của ông.Đối với ông Hai khi ấy, tình yêu làng mạc và tình yêu đất nước đã chan hoà làm một trong tình cảm và nhận thức của ông. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến. Không đọc được báo, ông đã tìm hỏi tin cho bằng được. Trước tin một em bé ở ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa; một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, ông Hai cứ tấm tắc khen: “Khiếp thật! Tinh là những người giỏi cả”. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả hê trước thất bại của địch: Chỗ này giết được tên Pháp với hai tên việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “ruột gan của lão cứ múa cả lên, vui quá”. Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, “cổ ông Hai cứ nghẹn lại, da mặt tê rân rân”. “Ông lặng đi tưởng như không bao giờ thở được”. Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng, “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, nước mắt ông cứ tràn ra. Khi nhìn đàn con, chưa bao giờ ông đau đớn đến thế, nghĩ rằng: “Chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư?” Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông Hai bế tắc nhưng nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông. Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn rồi”. Ông Hai cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy cho mọi người. “Vui mừng vì nhà mình bị đốt!” một niềm vui thể hiện một cách đau xót và đầy xúc động thể hiện tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nỗi vui mừng của ông Hai ở đây thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức. Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thăm đượm tình yêu quê hương, đất nước.
Tài liệu đính kèm: