Phân tích Tình cha con trong Chiếc lược ngà

Phân tích Tình cha con trong Chiếc lược ngà

“Trước mặt con : những ngọn đồi cát máu

Đêm thì thầm cùng những nấm xương

Ôi, trái tim con mãi tôn thờ má

Đã dạy con hai tiếng yêu thương” (Nguyễn Dương Quang)

Chiến tranh từ bao đời nay luôn đồng nghĩa với sự mất mát, đau thương, nhưng cũng chính từ chiến tranh, những tình cảm thiêng liêng ngời sáng và một trong đó là tình cảm gia đình. Cũng viết về đề tài này, nhà văn Nguyễn Quang Sáng với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ góp thêm một tiếng nói tố cáo tộc ác của quân xâm lược mà còn ca ngợi tình cha con thiêng liêng, vĩnh cửu dù trong chiến tranh.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiên. Mãi đến khi con gái tám tuổi, ông mới có dịp về thăm con. Song bé Thu không nhận ra vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng "Ba". Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, ông dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cho con gái. Trong một trận càn, ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con.

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 664Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Tình cha con trong Chiếc lược ngà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Trước mặt con : những ngọn đồi cát máu
Đêm thì thầm cùng những nấm xương
Ôi, trái tim con mãi tôn thờ má
Đã dạy con hai tiếng yêu thương” (Nguyễn Dương Quang)
Chiến tranh từ bao đời nay luôn đồng nghĩa với sự mất mát, đau thương, nhưng cũng chính từ chiến tranh, những tình cảm thiêng liêng ngời sáng và một trong đó là tình cảm gia đình. Cũng viết về đề tài này, nhà văn Nguyễn Quang Sáng với truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không chỉ góp thêm một tiếng nói tố cáo tộc ác của quân xâm lược mà còn ca ngợi tình cha con thiêng liêng, vĩnh cửu dù trong chiến tranh.
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiên. Mãi đến khi con gái tám tuổi, ông mới có dịp về thăm con. Song bé Thu không nhận ra vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má. Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một tiếng "Ba". Đến khi bé Thu nhận ra cha mình thì cũng là khi ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, ông dồn hết tình thương vào việc làm chiếc lược ngà để tặng cho con gái. Trong một trận càn, ông đã hi sinh.Trước khi nhắm mắt ông chỉ kịp trao cây lược cho người bạn nhờ chuyển lại cho con.
Bé Thu là một cô bé có tình thương cha đằm thắm, kì lạ. Trong ba ngày ở nhà, cô nói năng cộc lốc, cư xử vùng vằng, ương ngạnh và nhất quyết không gọi tiếng "Ba". Song chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha "chụp chung trong bức ảnh với má". Thu không muốn gọi ông Sáu là ba chỉ vì tiếng gọi thiêng liêng ấy Thu chỉ dành cho một người mà nó tôn kính 
Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết sẹo, Thu nảy sinh một trạng thái ân hận và hối tiếc: “Nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”.
Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó, cưng nựng nó,chăm lo cho nó, làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống. Nó gần như chưa có chút ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?
Và rồi, đến cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy. Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên "Ba..."."Tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé ruột gan mọi người","Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa".Tiếng kêu "Ba" từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói
Bao nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha.Đó là tiếng nói của tình phụ tử thiêng liêng và cao quý, là sức mạnh của tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha. Ôi! Tình cảm của Thu dành cho cha sâu sắc và cảm động biết nhường nào!
Bên cạnh hình ảnh bé Thu, Ông Sáu hiện lên như người hy sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.Sau nhiều năm tham gia kháng chiến, ông Sáu vẫn luôn nung nấu khao khát cháy bỏng là được gặp con và nghe con gọi một tiếng cha.
Nhưng cái ngày gặp lại con thì lại nảy sinh một nỗi éo le là bé Thu không nhận cha. Ông Sáu càng muốn gần gũi, muốn bù đắp cho con phần nào thì dường như sự lạnh lùng, bướng bỉnh của con bé làm tổn thương những tình cảm da diết nhất trong lòng ông. Còn gì đau đớn hơn một người cha giàu lòng thương con mà bị chính đứa con gái ấy từ chối.
Giá gì không có cái bi kịch ấy,giá gì bé Thu nhận ra ông Sáu sớm hơn,thì có thể ông Sáu và bé Thu sẽ có nhiều thời gian vui vẻ,hạnh phúc.
Mãi đến phút cuối cùng trước khi chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha khi mà bé Thu cất tiếng gọi "Ba",tiếng gọi muộn màng nhưng lại có ý nghĩa đẹp đẽ! Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mền trước con gái mình. Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả đã rơi xuống:"Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt. 
Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng,cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con."Khi ông Sáu tìm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà"," Ông thận trọng tỉ,mỉ...","Ông gò lưng khắc từng nét...". Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình,dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời.
Trước khi ông Sáu nhắm mắt xuôi tay, ông đã có niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con.Tình cảm của ông sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.
Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con. Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con. 
Có nhà văn đã nói rằng:”Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. "Chiếc lược ngà" như một câu chuyện cổ tích hiện đại,thành công trong việc xây dựng hình thượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con.Nhân vật ông Ba-người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng, phải là người từng trải, sống hết mình vì kháng chiến thì Nguyễn Quang Sáng mới viết được những trang văn như thế 
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng,với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ. Những trang văn của NQS đã khép lại nhưng hình ảnh bé Thu và ông Sáu với tình cha con đẹp đẽ sẽ còn mãi trong tim bạn đọc và là động lực để tôi cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng cha mẹ tôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan_tich_tinh_cha_con_trong_chiec_luoc_nga.doc