Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xoi” của nhà văn Lê Minh Khuê.
Bài làm.
“Xe dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, con đường Trường Sơn đã trở thành mạch máu nối giữa hai miền Nam Bắc. Mặc mưa bom bão lửa, con đường vẫn luôn đồng hành cùng những chuyến xe chở những trái tim nồng nhiệt, cháy bỏng đi cứu nước. Để cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt, cần phải có biết bao thanh niên ngày đêm làm nhiệm vụ mở đường. Trong số đó có nhà văn nữ Lê Minh Khuê. Những tác phẩm chị viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn đã thu hút được sự chú ý và dành nhiều tình cảm yêu mến của bạn đọc. Tiêu biểu nhất là truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”. Truyện đã phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất lạc quan cùng với tâm hồn trong sáng mơ mộng và tinh thần dũng cảm của ba cô gái thanh niên xung phong - đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, vai kể là nhân vật chính Phương Định- một cô gái thanh niên xung phong trẻ người Hà Nội. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái. Nhờ đó mà câu chuyện mang nét trẻ trung, tinh nghịch và còn nhiều suy nghĩ sâu sắc.
Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trong điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên thuyến đường Trương Sơn. ở đó, máy bay địch bắn phá dữ dội. Có thể gọi đó là nơi tập trung nhiều bom đạn, nguy hiểm công việc của họ là “ngồi đây, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Thoáng nghe tưởng đơn giản nhưng thực chất, đó là công việc vô cùng nguy hiểm và gian khổ bởi vì “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Họ phải đối mặt với các chết, với hiểm nguy, đòi hỏi phải bình tĩnh và dũng cảm. Nhưng với họ nó đã trở thành công việc thường nhật, quen thuộc. Ba cô gái sống chung trong một cái hang đá nằm đướ chân cao điểm, cách xa đ∙ơn vị. Cuộc sống trong hang của các cô gái đối lập hẳn với cảnh tàn khốc bên ngoài mà bom đạn Mĩ gây ra. Họ sống rất lạc quan, thơ mộng trong thế giới riêng của họ.
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xoi” của nhà văn Lê Minh Khuê. Bài làm. “Xe dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, con đường Trường Sơn đã trở thành mạch máu nối giữa hai miền Nam Bắc. Mặc mưa bom bão lửa, con đường vẫn luôn đồng hành cùng những chuyến xe chở những trái tim nồng nhiệt, cháy bỏng đi cứu nước. Để cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt, cần phải có biết bao thanh niên ngày đêm làm nhiệm vụ mở đường. Trong số đó có nhà văn nữ Lê Minh Khuê. Những tác phẩm chị viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn đã thu hút được sự chú ý và dành nhiều tình cảm yêu mến của bạn đọc. Tiêu biểu nhất là truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi”. Truyện đã phản ánh chân thực cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất lạc quan cùng với tâm hồn trong sáng mơ mộng và tinh thần dũng cảm của ba cô gái thanh niên xung phong - đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, vai kể là nhân vật chính Phương Định- một cô gái thanh niên xung phong trẻ người Hà Nội. Sự lựa chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái. Nhờ đó mà câu chuyện mang nét trẻ trung, tinh nghịch và còn nhiều suy nghĩ sâu sắc. Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trong điểm bắn phá của máy bay Mĩ trên thuyến đường Trương Sơn. ở đó, máy bay địch bắn phá dữ dội. Có thể gọi đó là nơi tập trung nhiều bom đạn, nguy hiểm công việc của họ là “ngồi đây, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Thoáng nghe tưởng đơn giản nhưng thực chất, đó là công việc vô cùng nguy hiểm và gian khổ bởi vì “thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom”. Họ phải đối mặt với các chết, với hiểm nguy, đòi hỏi phải bình tĩnh và dũng cảm. Nhưng với họ nó đã trở thành công việc thường nhật, quen thuộc. Ba cô gái sống chung trong một cái hang đá nằm đướ chân cao điểm, cách xa đ∙ơn vị. Cuộc sống trong hang của các cô gái đối lập hẳn với cảnh tàn khốc bên ngoài mà bom đạn Mĩ gây ra. Họ sống rất lạc quan, thơ mộng trong thế giới riêng của họ. Cả ba cô đều là con gái Hà Nội, tuy cá tính và hoàn cảnh riêng mỗi người mỗi khác nhau nhưng họ đều có phẩm chất chung vô cùng tốt đẹp của thanh niên xung phong. Đó là tinh thần dũng cảm tuyệt vời, không sợ gian khổ, hi sinh dù phải kề bên cái chết, họ có thể “chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh nó có nhiều quả bom chưa nổ”. Họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dù cái chết luôn rình rập nhưng họ luôn coi công việc là trên hết, “cái chính là: liệu mìn có nổ, bom có nổ không”. Họ đúng là những tấ gương quả cảm, đáng để học tập. ở họ, còn có tình đồng chí, đồng đội, luôn luôn đoàn kết, gắn bó. Họ lo lắng, chăm sóc cho nhau ở mọi hoàn cảnh đặc biệt là khi đồng đội bị thương. Họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ là dễ xúc động, nhiều khát vọng, và hay mơ mộng, dễ vui và cũng rất hay trầm tư. Tuy sống trong một hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng họ vẫn không hề mất đi những nét đáng yêu, sự hồn nhiên trong sáng, họ vẫn thích làm đẹp cho cuộc sống của riêng mình. Tuy vậy, nhưng ở mỗi người cũng có những tính cách riêng. Chịo Thao người đội trưởng đội trinh sát mặt đường là người nhiều tuổi hơn cả. Đó là một con người từng trải, chín chắn, nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt khi biết rằng cái sắp tới sẽ không yên ả thì chị lại tỏ ra bình tĩnh đến phát bực. “Khi máy bay trinh sát của địch đén, chị Thao vẫn bình thản móc bánh bích quy trong túi, thong thả nhai”. Là một người con gái nên chị Thao cũng thích làm đẹp cho mình. Chị thích thêu thùa “áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu”. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của chị “nhỏ như cái tăm” chị rất thích chép bài hát, chị có ba quyển sổ dày chép bài hát. Chị say mê chép cả những lời do Phuơng Định bịa ra. Mơ mộng là vậy nhưng trong công việc chị lại là người cương quyết táo bạo. Tuy nhiên chị có một điểm yếu là rất sợ máu và vắt “cứ thấy máu, thấy vắt là chị nhắm nghiền mắt lại”. Chị còn có một ước mơ đó là lấy chồng trung uý, còn mình thì làm y tá. Những dự định về tương lai của chị rất thiết thực vì những khát khao và rung động của tuổi trẻ luôn nồng nàn trong tim chị. Tiếp theo là Nho, một con người cứng cỏi, dũng cảm trong công việc. Cô ưa những màu sắc sặc sỡ và thích thêu gối hoa. Nhìn thoáng qua trông cô có vẻ mềm yếu bởi cô là một cô gái nhỏ nhắn nhẹ nhàng đến mức Phương Định “muốn bế nó trên tay” trông cô mát mẻ như một que kem trắng. Thực ra trong cô luôn có lòng dũng cảm, can trường. Một cô gái nhỏ nhắn lại mang trong mình một sức mạnh tiềm ẩn vô cùng mạnh mẽ. Ngày ngày Nho cùnh đồng đội phá bom nổ chậm. Có lần Nho bị bom vùi và mảnh bom găm vào cánh tay máu tuôn ra rất nhiều, da xanh xao, quần áo bám đầy bụi. Được Phương Định và chị Thao giải cứu kịp thời cô cắn răng chịu đau, không hề khóc bởi cô biết rằng “nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau là xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạng”. Cả Phương Định, cả chị Thao đều coi Nho như một cô em út đáng yêu, thích ăn kẹo, thích làm nũng. Nhân vật cuối cùng cũng l;à nhân vật chính của chuyện Phương Định. Cô vốn là con gái Hà Nội, tham gia thanh niên xung phong vào chiến trường. Cô từng có một thời học sinh hồn nhiên, vo tư lự với gia đình, với bạn bè nơi thành phố, và những kỉ niệm này luôn theo cô vào nơi chiến trường bom đạn. Cô hay nhớ đến những kỉ niệm “hình như là mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố Hoặc là cây, hoặc là cái mái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem” Tiếng giao của bà bán xôi sáng “một cơn mưa đá trên cao điểm đã đánh thức tâm hồn cô, làm sống dậy trong cô những kỉ niệm, những hồi ức của một tuổi học trò êm đẹp dưới mái nhà cùng người mẹ. Những kỉ niệm đó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. Vào chiên trường đã được ba năm, đã trở thành một cô thanh niên xung phong dạn dày kinh nghiệm, Phương Địng đã phần nào quen với những khó khăn, những thử thách, nguy hiểm vì ngày nào cũng phải đối mặt với thần chết. Thế nhưng, ở cô và đồng đội vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. Phương Định vẫn là người con gái nhạy cảm hồn nhiên mơ mộng và rất thích hát. Trong những phút giây ngắn ngủi, cô thường tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ bằng cách cất lên những lời ca. “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh” Đó là chua kể hồi ở nhà, cô hát say mê, hát ầm ĩ làm ông bác sĩ hàng xóm mất ngủ cô hát say sưa đến nỗi suýt ngã nhào từ trên gác xuống đất. Cô đem cả niềm ca hát say mê này vào chiến trường. Cô cất tiếng hát át tiếng bom .Tiếng hát đã đẩy lùi nỗi sợ hãi trong trái tim bé bỏng của người thiếu nữ. Cô thường hát cho đồng đội nghe. Có lẽ chính sự trẻ trung, hồn nhiên, yêu đời là một trong những lý do khiến cho đồng đội yêu mến cô. Cô cũng vậy, cô rất yêu quý những người đồng đội của mình. Đặc biệt là cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. Cũng như các cô gái mới lớn khác , Phương Định mơ mộng và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá mình “là một cô gái khá, hai bím tóc đà , tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa kèn” Quả thực, Phương Định là một cô gái xinh xắn. Bom đạn của chiến tranh khốc liệt không tài nào đốt cháy được vẻ đẹp bên ngaòi cũng như vẻ đẹp tâm hồn cô. Cô có một đooi mắt đẹp “nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Cô thích ngắm mắt mình trong gương, thích được các anh lái xe khen: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Điều đó khiến cô vui thích và tự hào về hình thức của mình. Cô biết mình được nhiều người để ý thế nhưng cô chưa dành riêng tình cảm cho ai. Trước đám đông cô thường tỏ ra kiêu kì: “khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ độ nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoang tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt”. Cô làm điệu thế thôi nhưng trong suy nghĩ của cô: “ những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”. Một nét đẹp trong tâm hồn Phương Định nữa, đó là sự gan dạ, dũng cảm, không sợ cái chết. Nét tính cách này được miêu tả trong một lần phá bom. Đối với các cô gái thanh niên xung phong, phá bom là một công việc hằng ngày nhưng mỗi lần phá bom “thần kinh căng như chão”. Khung cảnh và không khí phá bom được tác giả miêu tả chứa đầy căng thẳng. Có lẽ do Lê Minh Khuê cũng từng là thanh niên xung phong nên chị cũng phần nào hiểu được và từ đó, chị miêu tả khá chính xác và tinh tế tâm lý của những cô gái khi làm công việc phá bom, tiêu biểu là Phương Định. Bốn quả bom nổ chậm được chia đều cho ba cô gái trẻ: “Tôi một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”. Cảnh tượng chiến trường trở nên vắng lặng đến đáng sợ. Phương Định đã phải cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ. Cô yên tâm vì có cảm giác rằng “các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi nhìn từng động tác cử chỉ của mình và lòng dũng cảm của cô như được kích thích bằng lòng tự trọng. Chính vì thế mà cô “đến gần quả bomTôi sẽ không đi khom”. Dưới ánh nắng mặt trời, quả bom nóng dần nên. Phương Định kề bên quả bom như kề bên cái chết im lìm và bất ngờ. Từng hành động sai lầm của cô có thể dẫn đến một cái chết thảm khốc. “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bomThỉnh thaỏng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cúă váo da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm”Nhưng cuối cùng thì công việc cũng hoàn thành tất, bốn quả bom đều nổ. Nho bị vùi nhưng thật may là chỉ bị thương và choáng thôi. Công việc nguy hiểm và gian khó như vậy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày. “Quen rồi, một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Tâm lí của các nhân vật đã được tác giả miêu tả rất đúng và hợp lý: Hồi hộp, lo sợ, căng thẳng thần kinh, cảm giác cô đơn rất muốn có đồng đội ở bên cạnh. Qua cách miêu tả một lần phá bo, ta cũng nhận thấy ở Phương Định một tinh thần dũng cảm, gan dạ: “Tôi có nghĩ cái chết. Một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai? Cứ thế cô bất chấp cái chết đang rình rập, cô luôn có suy nghĩ làm sao để hoàn thành công việc. Thật đáng cảm phục! Niềm yêu mến và cảm phục những nữ thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường đã khiến các nhạc sĩ phải thốt lên “ơi! Những cô con gái đang ngày đêm mở đường. Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường” Vâng cả một sức mạnh phi thường ẩn chứa trong những con người nhỏ bé ấy. Qua ngòi bút sắcsảo và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế ,Lê Minh Khuê đã khắc hoạ thành công hình tượng những nữ thanh niên xung phong dũng cảm kiên cường nhưng vẫn không mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi trẻ dù chiến tranh khốc liệt. Điều đó càng làm ta thêm yêu mến, cảm phục và thầm biết ơn họ-những người đã vất vả chiến đấu hi sinh để mang lại cho chúng ta nền độc lập như hiện nay.
Tài liệu đính kèm: