Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ Văn 9 - Hoàng Văn Dân

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ Văn 9 - Hoàng Văn Dân

Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9

 A - Lời nói đầu :

 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .

 B – Trình tự dạy như sau :

 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :

 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu

 - Tiếng có một lần phát âm .

 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .

 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .

 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .

 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :

 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .

 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :

 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .

 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .

 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ Văn 9 - Hoàng Văn Dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9
 A - Lời nói đầu :
 - Trong đời giáo viên day cho HS biết làm một bài văn hay là khó nhất . Với 32 năm đi dạy và rất nhiều năm bồi dưỡng HS giỏi tôi có rút ra một số kinh nghiệm để các bạn tham khảo .
 B – Trình tự dạy như sau :
 I – Bài thứ nhất : - Cách phân tích giá trị biểu cảm của từ :
 1 – Sơ đồ cơ bản : Tiếng - từ -ngữ -câu
 - Tiếng có một lần phát âm .
 - Từ do một hay nhiều tiếng có nhĩa tạo thành .
 - Ngữ là nhiều từ tạo thành nhưng chưa diễn đạt ý trọn vẹn .
 - Câu là do nhiều từ +ngữ tạo thành diện đạt một ý trọn vẹn .
 2 - Phương pháp : - Khi phân tích giá trị biểu cảm của từ chúng ta phải theo các bước sau :
 a - Đặt từ đó trong câu để xác định văn cảnh .
 b - Phần giải thích phải năm vững từ đó là đơn hay ghép hay từ láy bởi vì :
 - Từ đơn từ ghép trong câu văn câu thơ thườ có nghĩa đen và nghĩa bóng .
 - Từ láy có sắc thái tu từ âm và thanh .
 c- Giá trị biểu cảm : là khi đọc từ đó lên tạo hình ảnh gì trước mắt người đọc . ( Tạo hình} Gợi cảm là tình cảm của tác giả như thế nào , từ đó gây cảm xuc gì cho người đọc nói chung và bản thân em nói riêng .
 d- Thực hành :
 + Phân tích giá trị biểu cảm của từ đơn từ ghép :
 VD :Phân tích tư “nghiêng” trong câu thơ : nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng .
 trả lời:từ nghiêng là hình ảnh chiếc chày ngả về một phía theo nhịp của người giã gạo .
 còn từ nghiêng trong “giâc ngủ em nghiêng” có nghĩa đen là hình ảnh đứa bé nằm ngủ trên lưng mẹ đồng nghĩa với giấc ngủ không bình thường .
 + Giá trị biểu cảm :từ nghĩa đen và nghĩa bóng trên từ “nghiêng” đã tạo được một hình ảnh cụ thể sinh động về cuộc sống vất vả của người phụ nữ và trẻ em trong những năm chống Mỹ gợi cho tác giả và người đọc một tình cảm đau xót cho đòng bào vừa căm giận bọn cướp nước gây nên những cảnh khổ cực đó .
 +Phân tích giá trị biểu cam của từ láy :Khi phân tích ta cần xác định được các loại từ láy . có 3 loại :
 -từ láy thanh là từ tượng thanhbắt chước âm thanh sự vật tác động vào nhau . 
 * ví dụ :giải thích và phân tích từ “ầm ầm” trong đoạn trích “kiều ở lầu Ngưng Bích” . Trước hết ta phải đặt từ trong văn cảnh sau đó giải thích .Từ “ầm ầm” là bắt chước âm thanh tiếng sóng vỗ vào nhau ,vào bờ liên tiếp mạnh mẽ.
 Giá trị biểu cảm của nó :tạo nên được phong cảnh một vùng quanh năm có sóng vỗ . Những tiếng sóng đang vây quanh sự cô độc Nàng Kiều .Tiếng sóng như giằng xé níu kéo đe doạ báo trước bước đường dông tố của Nàng .
Từ láy nghĩa : là từ tượng hình có tác dụng làm tăng thêm nhấn mạnh giá trị từ gốc .
Vi dụ : giải thích và phân tích từ “lom khom” trong bài thơ Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan : Từ “Lom khom” là từ láy nghĩa nhằm tăng giá trị của từ khom . Từ đó tạo ra hình ảnh sinh động vài chú tiều nhỏ nhoi giữa không gian mênh mông chiều vắng . Gợi cho nhà thơ một nội niềm man mác trước cảnh chiều tà . Tìm người thấy người mà không thể trò chuyện được . Làm cho nỗi nhớ nhà lại càng trào dâng trong lòng thi sĩ .
-Từ láy âm :cũng gọi là từ tượng hình ,nhưng có tác dụng làm tăng thêm giá trị ý nghĩa bằng cách điệp vần hoặc phụ âm đầu 
ví du: giải thích và phân tích từ “quạnh quẽ” trong bài thơ Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi .
- Trước hêt ta đặt từ vào trong văn cảnh để giải thích và phân tích . Đây là từ láy âm có tác dụng làm tăng giá trị gợi cảm của phụ âm đầu .Từ tượng hình này tạo nên một hình ảnh rõ nét về một con đường dẫn đến bến đò ở thôn quê vắng vẻ,thưa thớt khách . Từ đó gợi nên một cảm giac yên bình ở nông thôn nước ta sau bao năm khói lửa .
 II – Bài thứ hai :Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ . 
1 – Phép so sánh (tu từ):
a-Định nghĩa :Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra đẻ đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn ,có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn .Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật ,có hai vế ,vế so sánh và vế được so sánh .
 giữa hai vế thường có từ so sánh :như ,tựa bằng , đồng 
 Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 A B
 b- Khi phân tích ta làm như sau : -cách viết :tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc .
 -Bài tập :Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì ,nêu giá trị biểu cản của phép tu từ đó ?
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá)
* cách làm : Cách so sánh của nhà thơ Huuy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “mặt trơi xuống biển”so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn . từ đó thêm yêu quý đất nươc của chúng ta .
 2- Phép ẩn dụ :
a- Định nghĩa : Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo ,người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm . đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) .
 Ví dụ : Thân em vừa tráng lại vừa tròn 
 (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
 -nghĩa đen :bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng 
 -Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn .
b- Khi phân tích ta làm như sau :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợil cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc .
c- Bài tập :
 Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác)
Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? 
Phân tích giá trị biểu cảm ?
cách viết :Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời”là một vầng thái dương “nghĩa đen” ,tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc ,tế nhị làm cho người đoc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ(nghĩa bóng) ,một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh .từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta .
3- Phép nhân hoá :
a- Định nghĩa : Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gán cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người . Đó là phép nhân hoá .
 * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn
 (Tố Hữu – Bác ơi)
b- bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau :
 -Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã ganhanhf động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh từ đó gợi cảm xúc 
 -Thực hành : cho cau thơ sau :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá )
 -Tìm phép nhan hoá ?
 - phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ?
- Cahs phân tích : Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gán hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi .
4 – Phép hoán dụ : (cơ bản giống phép ẩn dụ ). 
III –Bài thứ ba : Phân tích tính nhạc và tính hoạ trong thơ :
Tính hoạ là gi ? Trong thơ thường có những bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ
Nóđược tạo bởi các biện pháp tu từ và các từ gợi tả . Các biên pháp tu từ về tư : so sánh , nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ ,tượng hình tượng thanh  Các biện pháp tu từ về câu điệp ngữ ,thậm xưng , đối lập tăng tiến ,câu hỏi tu từ 
-Vì vậy khi phân tích phải cho ngươi đọc thấy được hình ảnh gì hiện ra trước mắt ngươi họ và cảm nhận được điều gì ?
* ví dụ : Cỏ non xanh tận chân trời
 Cành lê trắng điêm một vài bông hoa
 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Ở đây tác giả đã đã sử dụng nghệ thuật đối lập đó là xanh và trắng , diện và điểm ( tận chân trời > <một vài bông ) tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp .
2- Tính nhạc trong thơ là gì ?
 Nhạc trong thơ được cấu tạo bằng nhịp điệu tiết tấu và sự thay đổi thanh .thơ khác văn xuôi ,vè là ở tính nhạc . Nhà thơ Tản Đà đã từng nói :
 Đàn là đàn ,thơ là thơ
 Thơ có nhạc đàn có tơ .
+ Vậy vần ở đâu ?
 -Những nguyên âm hẹp thường biểu hiện tâm trạng buồn , u uất ,bế tắc ,khó nhọc ,tủi hổ ( I, u , o  )
- Những nguyên âm rộng thường biểu hiện tâm trạng vui vẻ không gian bao la rộng mở cả xúc tự hào phấn khởi  (a ,ia , ưa )
 *ví dụ : Em không nghe mùa thu 
 Dưới trăng mờ thổn thức
 Em không nghe rạo rực 
 Hình ảnh kẻ chinh phu 
 Trong lòng người cô phụ
 (Tiếng thu - Lưu Trọng Lư )
Thanh bằng thường biểu hiện tâm trạng buồn , không gian yên bình 
Thanh trắc thường biểu hiện tâm trạng bế tăc , cùng quẩn 
 * vi du : Trời buồn làm gì trời rầu rầu 
 Anh yêu em xong anh đi đâu 
 Vắng tiếng gió suối thấy tiếng khóc 
 Một bụng một dạ một nặng nhọc
 Ảo tưởng chỉ để khổ để tủi 
 Nghĩ mãi gỡ mãi lỗi vẫn lỗi.
 ( Hoài tình - Thế Lữ ) 
+ Nhịp điệu tiết tấu : -Nhịp điệu tiết tấu chính là nhạc của thơ nhờ sự lặp đi lặp lại cùng một chu kỳ về bằng - trắc ,về vần (nguyên âm và phụ âm ) .vì vậy nhiều bài thơ không có phép tu từ nào nhưng nhờ nhạc mà vân thơ trở nên xuất sắc .
 * ví dụ : Hôm qua đi chùa Hương 
 Hoa cỏ mờ hơi sương
 Cùng thầy me thức dậy 
 Em vấn đầu soi gương
 (Đi chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp )
Nhà thơ đã sử dụng nhiều thanh bằng và gieo vần “ương” đẻ tạo cho bài thơ có nhạc điệu .,có tiết tấu diễn tả cảnh thanh bình và tâm trạng vui tươi phấn chấn của cô gái mười lăm lần đầu đi chùa Hương .
IV – Bài thứ tư : Rèn luyện kỹ năng phân tích đề :
Đối với học sinh khi làm bài phải tuyệt đối theo yêu cầu của đề ra . vì vậy đọc kỹ đề là một vấn đề vô cùng quan trọng . Phải hiểu đề nắm chắc đề và tiến hành trình tự theo các bước sau :
Đọc đề bài : Học sinh phải đọc thật kỹ đề để có một cái nhìn khái quát nhất . Chú ý không để sót một chữ nào một chi tiết nào . Tránh hiểu sai đề dẫn đến làm lac đề . Khi đọc xong phải gạch chân những từ ,những chỗ quan trọng .
Phân tích đề : Một đề ra cho học sinh là đặt học sinh trước một tình huống có vấn đề .Nghĩa là phát hiện ra được cái vấ đề càn được giải quyết nằm trong đề bài . Kết cấu một đề bài đầy đủ thường có hai bộ phận :
Bộ phận thứ nhất : Đây là bộ phận chứa đựng những dữ kiện ,những điều nà đề bài cho biết trước .bộ phận này thường có những chi tiết sau :
-Lời dẫn giải , giới thiệu hay xuất xứ của phần trích hay một nhận định .
- phần đoạn trích hay nhận định .
* như vậy trong phần này hoc sinh phải gạch chân những từ then chốt để xác định được :
-Vấn đề cần phân tích ( có mấy ý chính ) .
- Giới hạn của đề (số lượng ý chính mà mình đươc làm và phạm vi cho phép được lấy dẫn chứng .
 Bộ phậ thứ hai : Chứa đựng những điều mà đề bài yêu cầu thực hiện ,nghĩa là 
Cách giải quyết vấn đề Bộ phận này thườn ...  phẩm theo các kiểu như sau :
 - Kiểu 1 : Phân tích nghệ thuật -> phân tích nội dung
 - Kiểu 2 : Phân tích nội dung -> phân tích nghệ thuật .
 - Kiểu 3 : Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung .
 - Kiểu 4 : Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung .
NT -> ND
ND -> NT
NT -> BND
BNT -> PTND
Kiểu 1 :
 NT -> ND
 Phân tích nghệ thuật -> Phân tích nội dung
ví dụ : Phân tích bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
+Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ ( NT -> ND ).
Nghệ thuật : Giọng thơ + Phép ẩn dụ + từ ngữ gợi tả
Nội dung : “Thân em” phân tích . “Vừa trắng lại vừa tròn” Phân tích .
+ Ý 2 :Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .( NT -> ND )
- Nghệ thuật : Nhịp điệu + Thành ngữ
- Nội dung : “Bảy nổi ba chìm” -> Phân tích .
+ Cách viết như sau :
Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ tạo ra hình ảnh so sánh ngầm kín đáo , sâu sắc Hồ Xuân Hương đã thốt lên hai tiếng “thân em” . Đang miêu tả bánh trôi nước mà lại như thế chắc nhà thơ muốn gợi cho ngườ đọc nhớ về câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa sa
 Đay là cách xơng hô khiêm tốn của ngườ phụ nữ nước ta khi nói về mình . Nhưng những từ ngữ gợi tả tiếp theo lại không dấu được niềm kiêu hạnh tự hào của họ . Hình ảnh “trắng ,tròn” vừa miêu tả được màu sắc của bánh trôi nước . Nhưng lại đề cao được vẻ đẹp người phụ nữ đến dễ thương . Tuy đẹp vậy nhưng số phận của họ lại rơi vào cảnh :
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Nhịp điệu của bài thơ tư nhiên trầm lắng chậm dần khi nhà thơ đang vui lại hoá buồn , đang tự hào kiêu hạnh bổng im lặng cúi đầu trước “bảy nổi ba chìm” . Cách sử dụng thành ngữ ở đây thật là độc đáo vì qua hình ảnh đó vừa nói lên được cách luộc bánh lại vừa cho người đọc hiểu được cuộc đời lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ đương thời.
 Bài tập 
 Phân tích theo kiểu 1 ( NT -> ND ) Khổ thơ đầu bài “Đoàn thuyền đánh cá”
của nhà thơ Huy Cân .
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Tìm ý và “nhạn tự” : 
+ Câu 1: Về ý : Cảnh hoàng hôn trên biển
 “Nhạn tự” : NT -> Giọng thơ + nghệ thuật so sánh
 ND -> Như hòn lửa
+ Câu 2 : Về ý : Cảnh vũ trụ vào đêm
 “Nhạn tự” : NT -> Nhịp điệu + biện pháp nhân hoá
 ND -> Cài then sập cửa
Phân tich hai câu thơ đầu :
 Mở đầu với giọng thơ mạnh mẽ gân guốc kết hợp với nghệ thuật so sánh cụ thể sinh động . Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp về hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như một hòn lửa rực hồng ,tạo nên một không gian huy hoàng rực rỡ làm ngây ngất người đọc trước vẻ đẹp của trời biển lúc hoàng hôn . Nhưng cảnh tượng ấy chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Nhịp diệu thơ bổng chậm dần , trầm lắng kết hợp với hình ảnh nhân hoá sáng tạo đem hành đông “cài then , sập cửa” gán cho sóng và đêm . Đã tạo nên thái độ dứt khoát của vũ trụ ngừng hoạt động đi vào nghỉ ngơi thư giãn . Màn đêm đã lan toả , cảnh trên biển thật là bình yên .Trong hoàn cảnh đó lại xuất hiên hình ảnh mới :
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Kiểu 2 :
 ND -> NT
 ( Phân tích nội dung -> Phân tích nghệ thuật )
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ đầu của “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
+ Ý 1 : Vẻ đẹp người phụ nữ
 ND -> Thân em 
 NT -> Nghệ thuật ẩn dụ + giọng thơ -> Phân tích
 Từ ngữ gợi tả -> phân tích 
+ Ý 2 : Cuộc đời chìm nổi của người phụ nữ .
 ND -> Bảy nổi ba chìm .
 NT -> Nhịp điệu + Cách sử dụng thành ngữ -> phân tích .
+ Cách phân tích :
 Mở đầu bài thơ Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “thân em” làm cho người đọc nhớ đến câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa rào
 Cách xưng hô thật là nhẽ nhàng êm dịu của người phụ nữ khi nói về bản thân mình . Trong câu thơ này , người đoc thưởng thức được cái biệt tài sử dụng phép tu từ ân dụ của nhà thơ . Với lối so sánh ngầm sâu sắc kín đáo làm cho người đọc vừa hiểu được bánh trôi nước vừa nghĩ ngay đến vẻ đẹp kiều diễm của người phụ nữ . đó là một vẻ đẹp hoàn mỹ . Đọc câu thơ ta còn thấy được nữ sĩ là bậc thầy về sở dụng tờ ngỡ gợi tả . Vì qua hai từ “Trắng , tròn” vừa miêu tả được màu sắc và hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa đề cao được cái vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ Việt Nam . Tuy đẹp là vậy nhưng cuộc sống của họ lại phải chịu cảnh :
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 Dưới ngòi bút trữ tình của Bà chúa thơ nôm ,số phận người phụ nữ dưới xã hội phong kiến được diễn tả như thế nào ? Họ phải sống trong một chế độ đầy áp bức bát công phải chịu cảnh “Bảy nổi ba chìm” . Thành ngữ xuất hiện trong câu thơ này đã được tác giả khéo kéo sử dụng kết hợp với nhịp điệu trầm lắng chậm dần cho ta thấy được cách luộc bánh nhưng cũng hiểu được số phân lênh đênh bạc mệnh của người phụ nữ ngày xưa .
+ Bài tập :
 Phân tích theo kiểu 2 : ( ND -> NT ) Hai câu thơ đầu trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận .
 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa .
+ Ý 1 : Cảnh hoàng hôn trên biển ( ND -> NT )
Nhạn tự : ND -> như hò lửa
 NT -> Giọng thơ + biện pháp so sánh -> Phân tích
+ Ý 2 : Cảnh vũ trụ vào đêm ( ND -> NT )
Nhạn tự : ND -> “ Cài the , sập cửa”
 NT -> Nhịp điệu + Nghệ thuật nhân hoá -> Phân tích 
+ Cách viết như sau :
 Mở đầu nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh tuyệt đẹp , đó là hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống biển như hòn lửa rực hồng . Với giọng thơ khoẻ mạnh gân guốc lại được tăng thêm hình ảnh so sánh sáng tạo của nhà thơ . Ở đây mặt trời được ví “như hòn lửa” khiến người đọc liên tưởng đến hình dáng tròn trịa và màu sắc rực rỡ của vầng thái dương tạo thanh một phong cảnh huy hoàng rực rỡ của buổi hoàng hôn trên biển làm ngây ngất lòng người trước cảnh đẹp của trời biển việt nam .Nhưng khung cảnh đó chỉ diễn ra trong chốc lát rồi nhường chỗ cho màn đêm lan toả :
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Cảnh màn đêm đã dược tac giả miêu tả bằng hình ảnh sóng bắt đầu “cài then” đêm ra tay “sập cửa” . Hình ảnh nhân hoá đầy bất ngờ hơnhs thú kết hợp với nhịp điệu chậm dần trầm lắng cho thấy vũ trụ đã đoạn tuyệt với công việc đi vào nghỉ ngơi thư giản . Chính lúc đó con người lại bắt tay vào lao động .
Kiểu 3 :
 NT -> Bình nội dung
 Phân tích nghệ thuật -> Bình nội dung
a- Bình nội dung :
 -Là so sánh ý của câu thơ đang phân tích với ý tương đương trong câu thơ của những nhà thơ nhà văn khác .
 - Có hai kiểu so sánh ý thơ : So sánh tương đồng 
 So sánh tương phản
+ So sánh tương đồng :
Ví dụ : Phân tích câu thơ đầu tiên của bài thơ “Bánh trôi nước” - Hồ Xuân Hương .
Ý : Vẻ đẹp người phụ nữ .
NT : Giọng thơ + ngệ thuật ẩn dụ + từ ngữ gợi tả -> phân tích 
ND : Thân em -> Bình
 Vừa trắng , vừa tròn -> Bình
Cách viết như sau :
 Mở đầu bằng giọng thơ nhẽ nhàng êm dịu kết hợp với biện pháp ẩn dụ tạo nên hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc kín đáo . Hồ Xuân Hương thốt lên hai tiếng “Thân em” . Đang miêu tả bánh trôi nước mà thốt lên như vậy chắc rằng nhà thơ muốn gợi cho người đọc nhớ đến câu ca dao :
 Thân em như hạt mưa rào 
 Đây chính là cách xưng hô khiêm tốn của người phụ nữ việt Nam khi nói về mình . Nhưng những từ gợi tả tiếp theo lại không dấu được vẻ tự hào kiêu hạnh của họ .Hình ảnh trắng tròn vừa miêu tả được mài sắc hình dáng chiếc bánh trôi nước vừa nói lên được vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ nước ta . Vẻ đẹp ấy đã được đại thi hào Nguyễn Du đề cao trong ý thơ tương tự :
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hay :
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
+ So sánh tương phản :.
Ví dụ : Phân tích hai câu thơ :
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc
 ( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải )
Ý : Cống hiến suốt đời cho đất nước , cho cách mạng .
Cách viết như sau :
 Nhịp điệu thơ dồn dập lôi cuốn , được tăng thêm bằng điệp từ “Dù là” được lặp đi ,lặp lại như các đợt sóng xô liên tiếp vào bờ . Như thúc dục mọi người phải góp sức mình dựng xây đất nước giàu đẹp, cống hiến cả cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi” cho đến khi “tóc bạc” mà không tính gì đến thiệt hơn . Quan niệm đó khác hẳn với các nhà thơ trước đây :
 Công danh đã được hợp về nhà
 Lành dữ âu chi thế nghị khen
 ( Thuât hứng - Nguyễn Trãi )
-Kiểu 4 :
 Bình NT -> PTND
 Bình nghệ thuật -> Phân tích nội dung
+ Bình nghệ thuật :
Là so sánh nghệ thuạt câu thơ đang phân tích với các biện pháp tu từ người viết đặt ra để so sánh hoặc các biện pháp tu từ của các nhà văn nhà thơ khác .
 Thông thường người ta bình nghệ thuật của ;
 a- Từ ngữ gợi tả .
 b- Các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá , ẩn dụ , hoán dụ .v.v
 * Bình các từ gợi tả :
Ví du : Phân tích hai câu thơ trong bai “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải
 Mọc giữa dòng sông xanh 
 Một bông hoa tím biếc .
Ý : Cảnh mùa xuân xứ Huế :
 NT : giọng thơ + từ gợi tả
 ND : Dòng sông xanh , bông hoa tím biếc .
 Mở đầu bài thơ Thanh Hải vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp với những nét chấm phá giữa cái nền “Dòng sông xanh” nổi bật “Một bông hoa tím biếc” . Tại sao nhà thơ lại không tô ddieemrcho bức tranh ấy bằng hình ảnh của hoa mai ,hoa đào mà lại vẽ nên một gam màu tím ? Vì hoa đào là biểu tượng của mùa xuân miền Bắc , còn mai vàng là mùa xuân của phương nam .Bởi vậy chỉ có màu sắc tím mới là đặc trưng của mùa xuân xứ Huế . Đó là màu sắc trang nhã ,tươi mát ,tràn đầy sức sống làm say đắm lòng người. Đó cũng chính là cảm hứngtừ tà áo dài cô gái Huế :
 Cô gái Huế vẫn thiết tha trong tà áo tím 
 Giữ bên anh bao kỷ niệm tháng năm nào!
* Bình giảng phép tu từ :
 + Ví dụ : Bình giảng câu thơ “ Cổ tay em trắng như ngà”
PT : Tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh thật là độc đáo . Đem cổ tay người con gái để ví von “Trắng như ngà” .Tại sao lại không so sánh cổ tay em gái trắng như tuyết , như bông ? Vi trắng như tuyết chỉ diễn tả được màu trắng nhưng lạnh lẽo quá . Còn trắng như bông thì thật là nhẹ và xốp . Như vậy cổ tay em trắng như ngà là đẹp và hợp lý nhất . Bởi vì so sánh như vậy vừa diễn tả được cổ tay trắng trẻo nhưng lại rất khoẻ mạnh quý phái tạo nên một hình ảnh đẹp về bàn tay người con gái Việt Nam .
IV – Bài thứ chín : Cách viết kết bài
Khái niệm : Kết bài là phần sau cùng của bài văn . Đây là phần đóng lại sau khi đã viết xong phần mở bài và thân bài . THông thường gồm các ý sau :
 Đánh giá tổng quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .
 Có thể rút ra bài học hoặc nêu suy nghĩ .
Các yếu tố viết kết bài :
Tác phẩm(1) -> Tác giả(2) -> Nghệ thuật(3) -> Nội dung(4) .
Với bốn yếu tố trên ta có thể viết được các kiểu sau :
 1,2,3,4
 2,1,3,4
 3,2,1,4
 4,2,1,3
Tôi sẽ viết cách bài sau :
Cách đặt câu dựng đoan
Giá trị nhân đạo : chuyện người con gái Nam Xương , Truyện Kiều
Phân tích ngôn ngữ truyên Kiều
Cách dạy văn học sử để học sinh biết làm văn nghị luận
( Các bạn có gì trao đổi xin gọi đến số may của tôi )

Tài liệu đính kèm:

  • docphuong_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_ngu_van_9_hoang_van_dan.doc