Phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi

Phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi

I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 - Xuất phát từ yều cầu chung của giáo dục Tam Bình. Những chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm học ( bậc THCS ) Trường phải duy trì số lượng từ 12 học sinh (HS ) giỏi cấp Tỉnh, HS giỏi Huyện trên 20 HS, tỉ lệ HS xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở 100 %, chất lượng môn Ngữ văn là 70 % mặt bằng của trường, cuối năm phải cao hơn mặt bằng Huyện, chất lượng học sinh cuối năm lên lớp thẳng là 90%, tổng số xếp loại khá, giỏi của học sinh THCS đạt 446 em.

 - Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu chung, muốn đạt được những thành tích như đã đề ra, thầy và trò Trường THPT Long Phú phải ra sức phấn đấu rất nhiều. Từ Ban giám hiệu (BGH ) đến từng giáo viên (GV ) dạy bộ môn, ai ai cũng phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể, với sự giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên từ cấp lãnh đạo: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên mô n , sự phấn đấu nổ lực của từng thành viên tổ, cá nhân. Tôi luôn có sự phấn đấu, học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy từ nhiều năm qua, rút kinh nghiệm qua những tiết dạy, lắng nghe những lời chỉ bảo quí báu của thầy, cô có nhiều năm công tác đứng lớp Từ đó, tôi đúc kết viết sáng kiến ” Phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi” giúp các bạn đồng nghiệp tham khảo dạy hiệu quả hơn, HS học từ trung bình (Tb) vươn lên khá (K ), HS học từ khá vượt lên giỏi (G ) đúng với năng lực,nâng cao chất lượng mang lại kết quả giảng dạy đạt hiệu quả.

 

doc 12 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 … ☼ †
Mục lục	Trang 1
I. Lí do chọn đề tài	 2 	
II. Những giải pháp thực hiện 2 
Thực trạng của vấn đề. 2
 a. Thuận lợi	2
 b. Khó khăn	3
 2. Giải pháp tổ chức thực hiện	 3
 a- Đối với giáo viên	3
 b- Đối với học sinh	5 
3. Cách thực hiện 5
 Bước 1 Kiểm tra thăm dò –phát hiện 5 
 Bước 2 Dạy học –bồi dưỡng 5
 Bước 3 Đánh giá –động viên 11
III. Kết quả đạt được	 	 11	 
	Xác định của Tổ	 	 	 12
	Xác định của hội đồng khoa học nhà Trường	 12
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI. 
I-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 - Xuất phát từ yều cầu chung của giáo dục Tam Bình. Những chỉ tiêu phấn đấu trong từng năm học ( bậc THCS ) Trường phải duy trì số lượng từ 12 học sinh (HS ) giỏi cấp Tỉnh, HS giỏi Huyện trên 20 HS, tỉ lệ HS xét Tốt nghiệp Trung học cơ sở 100 %, chất lượng môn Ngữ văn là 70 % mặt bằng của trường, cuối năm phải cao hơn mặt bằng Huyện, chất lượng học sinh cuối năm lên lớp thẳng là 90%, tổng số xếp loại khá, giỏi của học sinh THCS đạt 446 em. 
 - Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu chung, muốn đạt được những thành tích như đã đề ra, thầy và trò Trường THPT Long Phú phải ra sức phấn đấu rất nhiều. Từ Ban giám hiệu (BGH ) đến từng giáo viên (GV ) dạy bộ môn, ai ai cũng phải có kế hoạch giảng dạy cụ thể, với sự giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở, động viên từ cấp lãnh đạo: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn , sự phấn đấu nổ lực của từng thành viên tổ, cá nhân. Tôi luôn có sự phấn đấu, học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy từ nhiều năm qua, rút kinh nghiệm qua những tiết dạy, lắng nghe những lời chỉ bảo quí báu của thầy, cô có nhiều năm công tác đứng lớp Từ đó, tôi đúc kết viết sáng kiến ” Phương pháp dạy học nâng cao chất lượng học sinh khá, giỏi” giúp các bạn đồng nghiệp tham khảo dạy hiệu quả hơn, HS học từ trung bình (Tb) vươn lên khá (K ), HS học từ khá vượt lên giỏi (G ) đúng với năng lực,nâng cao chất lượng mang lại kết quả giảng dạy đạt hiệu quả.
II- NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 1- Thực trạng của vấn đề:
 a. Thuận lợi
 - Nâng cao chất lượng, duy trì tỉ lệ HS giỏi là chỉ tiêu phấn đấu mà Chi bộ, BGH, các tổ Chuyên môn đăng kí chỉ tiêu để phấn đấu. Nên được Hội phụ huynh HS, Hội khuyến học, Công đoàn trường,động viện tạo điều kiện rất tốt để các tổ Chuyên môn quyết tâm phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trên ( có khen thưởng cho GV –HS cụ thể ).
 -Tất cả thành viên tổ Văn đoàn kết đăng kí quyết tâm phấn đấu, nên mỗi tháng tổ chuyên môn họp định kì 02 lần theo kế hoạch phân công, chỉ đạo để từ đó hợp nhất đưa ra kế hoạch, biện pháp như : thống nhất nội dung, qua thông bài, lập kế hoạch, phân công, lên lịch giảng dạy, sưu tầm tư liệu...
 - GV trong tổ đều có kinh nghiệm, thường góp ý hỗ trợ nhau trong chuyên môn, HS có hứng thú, yêu thích học Ngữ văn, nên việc hoàn thành các chỉ tiêu trên đối với tổ chúng tôi mỗi thành viên sẽ hoàn thành được góp phần vào thành tích chung của nhà trường .
 - Với lòng tâm huyết, kinh nghiệm cá nhân, vì thương hiệu trường: dạy phải đạt chất lượng, có hiệu quả, mang lại sự tin yêu, hết mình vì trường, vì HS. Phụ huynh học sinh rất đồng tình ủng hộ.
 b-Khó khăn: 
 - Đa phần HS ở nông thôn, điều kiện học tập khó, tinh thần hiếu học chưa cao.
 - Tư liệu học tập ngày nay thì đa dạng, nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản, điều kiện tìm hiểu đọc, học, nghiên cứu ở các em chưa tốt, bị nhiễu.
 - Các phương pháp học tập của HS chưa tốt, còn chậm, học không có kế hoạch, không có phương pháp, không có thời dụng biểu, phụ thuộc vào kinh tế gia đình
 - Việc tư vấn hướng nghiệp cho các em chưa đồng bộ.
 2- Giải pháp thực hiện
 - Môn Ngữ văn có một vị trí rất quan trọng trong các môn học ở trường Trung học, vì qua các kiến thức có trong bài học sẽ giúp các em HS hình thành cái chân –thiện - mỹ, giao tiếp tốt theo phương chân.Nên ở HS ngày nay cần phải có kiến thức chuẩn, ngôn từ trong giao tiếp hay, nói, viết, diễn đạt phải lưu loát. Qua việc khai thác tác phẩm, một ngữ liệu, mức độ cần đạt, phương pháp truyền thụ kiến thức của GV ,người thầy làm thế nào để HS xây dựng được câu, đoạn, bài văn theo ý của cá nhân, không theo khuôn mẫu, đảm bảo về nội dung và hình thức gây hứng thú cho nghe đọc người nghe.
 -GV cần hiểu rõ đây là môn học có tính sáng tạo. Sáng tạo từ văn bản của tác giả đến mục đích yêu cầu cần đạt, cái chuẩn của bài học, cách làm bài sáng tạo của HS qua cách tiếp thu vận hành vào viết bài văn của mình, nhưng phải đảm bảo chuẩn kiến thức, ghi nhớ, nội dung chính, dàn ý, cách thành văn, tạo lập văn bản, ý thơ,đâu là nội tâm, lời thoại.Tất cả được trình bày theo bố cục, trình tự về nội dung và hình thức, từ đó HS có cách thức làm một bài văn: tự sự, miêu tả, thuyết minh, giải thích, chứng minh, nghị luận, phân tíchđúng nội dung, phương pháp, đảm bảo tính văn chương, tính thẩm mỹ, tính giáo dục, tính thời đại, và năng lực cảm thụ văn chương của HS qua phương pháp truyền đạt của GV.
 - Hướng dẫn HS từ việc cầm viết, trang bị cây viết, cách kê để viết, màu mực viết, nét của từng chữ, từng dấu, thời lượng viết cho câu , đoạn, bài văn, bài tập, những suy nghĩ liên tưởng, thông điệp
 a- Đối giáo viên :
 - Kiến thức của người thầy gần như phải nắm hết toàn chương trình từ khối 6-7-8-9, từ phân môn Tiếng việt, Văn học, Tập làm văn, những kiến thức nâng cao ( ngoài chương trình ), yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng sống, giáo dục lồng ghép, hình ảnh, ngôn từ, sự việc.
 - GV cần ôn lại những kiến thức mà HS đã học từ các lớp học qua, các bài cũ, cập nhật thêm những văn bản chưa học, chưa đọc, sưu tầm thêm tư liệu giúp HS có thêm kiến thức.
 - Phát hiện những HS trung bình- khá có cách có cách làm văn hay có chất văn để bồi dưỡng kịp thời ( các đối tượng này rất trầm hiền: nam thì cá tính mềm, nữ thì ít hoạt động thường ngồi ở gốc cuối, dãy trong, ít phát biểu) thành HS khá, giỏi . Chú ý những kiến thức các em bị thiếu, chưa rõ, để GV cung cấp bù đắp, bồi dưỡng thêm .
 - Việc tổ chức hoạt động như thế nào nhằm tạo sự thu hút, hấp dẫn, yêu thích môn học,đó cũng là bước đánh giá thành công trong công tác bồi giỏi.
Muốn HS yêu thích học môn Ngữ văn thì đòi hỏi GV phải tạo hứng thú, tâm lí cho môn học: yêu cầu của môn học, vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng, lợi ích, thế mạnh môn học trong nhà trường, thành công trong những năm qua.
Xác định kiến thức nội dung, chủ đề, phương pháp, cách tổ chức dạy học, điều kiện để học tốt Ngữ văn, những điều kiện cần phải có.
Nội dung có ở SGK mà GV sẽ truyền đạt cho HS phải có chất văn. Với cách hướng dẫn chuẩn bị bài học, cách học, cách trả bài, nhận xét làm bài tập, hay từ lời nói, phân tích, bình giảng. Từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó, sách tham khảo, yêu cầu về chuẩn kiến thức
Cách thức tổ chức hoạt động như thảo luận, trắc nghiệm, đố vui để học, câu hỏi nhanh lấy điểm 10, tập viết đoạn văn ngắn, làm bài tập chạy, nhìn cảnh miêu tả, chọn sự việc mà trình bày, nói, viết gây cảm xúc, sâu chuỗi tình tiết. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết dạy học.
GV chú ý phân loại, chọn đúng đối tượng, không có tính gượng ép, bắt buộc, tình cảm riêng hay lôi kéo HS phải học tốt môn Ngữ văn làm ảnh hưởng đến học tập các môn khác. Hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh để GV chú tâm giúp đỡ các em HS này thể hiện năng khiếu phù hợp .
 - Sau mỗi bài học,GV nên kiểm định lại kiến thức truyền đạt có đủ tính giáo dục chưa, đảm bảo nội dung không, nghệ thuật, cái hay ở chỗ nào, có liên hệ thực tế, kỹ năng sống phù hợp không, hay cần bổ sung những gì, có gọi những HS học từ trung bình ,khá mà ít hoạt động, ngại tham gia phát biểu không, có tuyên dương, nhận xét tiết học, nhận xét HS học tích cực chưa, lớp hôm nay học có em nào tiến bộ, HS nào còn thụ động, mong muốn, ngày mai, tiết tới, tuần sau học tốt hơn hoặc phát huy buổi học, lớp, cá nhân chuẩn bị gì cho buổi học sau ?...
 Phần dặn dò mang tính bắt buộc để HS chuẩn bị kiến thức, và khám phá phần mới để học tốt các buổi học sau, cho nên GV phải định hướng cho HS chuẩn bị theo yêu cầu của người thầy (nếu cần giới thiệu những chỗ, nơi có tư liệu cho HS mượn, xem tham khảo đó là loại sách, tư liệu gì, tên tác giả, nhà biên soạn, câu văn, bài tập làm như thế này, thế này) GV nên kiểm tra nhận xét mỗi buổi học hoặc nhờ cán sự bộ môn kiểm tra lúc đầu giờ học, GV chỉ cần nghe Cán sự bộ môn báo cáo, sau đó kiểm tra vài HS chú ý đối tượng trung bình, khá hướng dẫn ,động viên nhận xét
 b- Đối với học sinh :
 - Ngoài sách, tập, dụng cụ học tập phải có, các em phải học bài cũ khá tốt, thực hiện đúng yêu cầu dặn dò của người thầy: làm lại bài tập, bài tập còn lại, tập viết đoạn văn ngắn (5-10 dòng ), soạn những yêu cầu GV dặn dò.
 - Học sinh học khá, giỏi môn Ngữ văn phải cần có thêm: sổ tay học văn nhằm để ghi chép những điều hay mà các em thích khi thầy giáo bình giảng, phân tích, hoặc ghi những tư liệu,kiến thức mà GV yêu cầu, giới thiệu, chỉ dẫn đọc, ghi những lỗi chính trả thường xuyên mắc phải viết lại cho đúng, tập viết bài thơ ngắn, đoạn văn,vấn đề mình dọc thấy hay. Bên cạnh đó các em HS khá, giỏi này có thêm tập rèn văn riêng.
 - Tìm đọc trước những việc có liên quan, thích đọc cái gì, điều gì chưa hiểu, tìm gặp trao đổi với thầy cô các vấn đề tự hiểu tự suy nghĩ, tự trả lời mà chưa xác định đúng, hay là nghĩ chưa hay, thấy thiếu, chưa biết.
 - Cần phải siêng năng, tinh thần vượt khó,học có thời dụng biểu phù hợp.Vui để học.
 3- Cách thực hiện :
 Bước 1: Kiểm tra thăm dò –phát hiện
 - Đầu năm nhận lớp giáo viên bộ môn dựa vào danh sách phân loại sẽ có những em có học lực: yếu, trung bình, khá, giỏi. Chú ý đối tượng trung bình khá trở lên (nếu HS tham dự đội tuyển HS giỏi của trường thì yêu cầu trung bình cả năm môn Ngữ văn phải từ 7.0 trở lên, hạnh kiểm phải tốt –có giấy khen của BGH cuối năm học qua là chính xác ), còn khi bồi dưỡng HS học tiến bộ, cá nhân có sự nỗ lực thì đòi hỏi GV nắm đúng, xác thực để rồi lên kế hoạch chung với dạy nâng cao, nếu tiến bộ hơn thì GV tạo điều kiện cho các em học chung lớp bồi dưỡng HS giỏi. Riêng các em HS yếu, trung bình thì trường có kế hoạch riêng cho các em học phụ đạo, nâng kém theo lịch, danh sách ( có chuyên đề riêng ).
 - Qua thi chất lượng đầu năm GV thống kê kết quả thực tế so sánh với kết quả năm học qua, chọi danh sách, điểm số của các em xem lại, phát hiện những HS nào có khiếu về học Văn, diễn đạt có chất văn, ngôn từ hay, xem chữ viết ( nét chữ đứng, nét chữ nghiêng phải đều, nét thanh nét đậm).Từ đó ta phát hiện bồi dưỡng.
 Bước 2 : Dạy học –bồi dưỡng
 - Từ khi phát hiện HS có khiếu, thích ,học tốt môn Ngữ văn, trong quá trình dạy bồi dưỡng GV cần kiểm tra chữ viết, cách viết đoạn văn, phát hiện cách diễn đạt qua đọc tác phẩm, viết câu văn, sự lập luận, trình bày, hệ thống những câu hỏi bài tập phải phù hợp với từng loại đối tượng HS , nhằm phát hiện nâng cao kiến thức dần, lên từng bước.
 Ví dụ1 : Khi dạy văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh “ của Lê Anh Tr ... t: điệp ngữ, nhân hóa qua từ “chen”.
 + Nội dung: nhân hóa sự vật : cỏ, cây , đá, lá, hoa cũng biết chen lấn xô đẩy vươn lên giành sự sống, từ đó liên hệ đến con người,hoàn cảnh , số phận thực tại bà Huyện Thanh Quan đương thời.Thế là GV giúp HS hiểu sâu hơn về tác phẩm “Qua đèo Ngang “ , tâm trạng của tác giả khi viết tác phẩm: tả cảnh mà ngụ tình.
 - Bên cạnh các hình thức tổ chức họat động trên, GV nên phát huy khả năng, năng khiếu vốn có, tư duy tiềm ẩn ở từng HS nhất là những HS trung bình khá, giỏi qua tài phát họa, tự sự, miêu tả, cảm nghĩ khi xem tranh bằng hình thức như:
 1 -Vẽ tranh to rõ hơn SGK nhằm để: kể, miêu tả
 2- Sử dụng tranh có ở thiết bị thư viện do công ty thiết bị cung cấp để tái hiện cảnh , sự việc
 2-Vẽ tranh theo trí tưởng tượng, sáng tạo theo đoạn văn ,đoạn thơ, chi tiếtrồi nhìn tranh miêu tả ,kể lại sự việc , tình huống ,chi tiết 
 Ví dụ 4 :Dạy văn bản “ Cây bút thần “ NV 6 –T1 trang 80->84.
 GV yêu cầu HS hãy nhìn ,quan sát bức tranh 
 Hỏi: Mã Lương đang vẽ gì cho những người nghèo ? 
 Từ bức tranh các em sẽ đua nhau trả lời: Mã Lương vẽ cho dân nghèo: cày, đèn,thùng. GV nhận xét .
 ( Hoặc hỏi thêm:Theo quan sát tranh, Mã Lương đang vẽ đồ vật gì cho dân nghèo tiếp theo ? HS quan sát, nhớ kiến thức bài trả lời là :đang chuẩn bị vẽ thêm:cuốc. )
 ->Đây là đồ dùng trực quan đã có qua HS vẽ to .
 - Còn hình thức khác, GV đưa ra yêu cầu- HS tự phát họa bức tranh .
 Ví dụ 5: Qua văn bản “Bếp lửa ” Bằng Việt NV9 –T1, Hãy phát họa một bức tranh với hình ảnh câu thơ sau, nhằm thể hiện qua hình ảnh Người cháu nhóm lửa cho Bà:
 “ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa” .
 Đọc thơ, HS tự phát họa bằng liên tưởng, rồi vẽ cụ thể ra, tuỳ theo yêu cầu của GV ( có hướng dẫn ,dặn dò trước ), sau cùng GV nhận xét đánh giá tranh của tổ, nhóm, cá nhân
Ví dụ 6: Bức tranh em Thu Dung 9/4 vẽ: 
 GV sẽ phân tích khoảng thời gian tám năm ròng: bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học và Bà còn kể chuyện-> mỗi lần nhóm bếp lửa là một lần kỉ niệm đẹp. Các em cảm thấy càng hay, thiết thực khi học giờ ngữ văn.
 Tùy theo điều kiện của trường, năng lực GV mà người thầy ứng dụng công nghệ thông tin vài tiết dạy. Nếu làm được việc ứng dụng này sẽ làm cho HS hứng thú học tập say mê , trong chờ vào tiết Ngữ văn.
 Ví dụ 7: Dạy văn bản “ Đồng chí ” của Chính Hữu (NV 9 –T1) tôi thiết lập tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cung cấp cho các em xem và biết, thưởng thức bài thơ “ Đồng chí”, ngoài cái hay của giá trị nội dung , bài thơ này còn được phổ nhạc.
Taùc giaû Chính Höõu
 Ñöùng caïnh beân nhau chôø giaëc tôùi
 Ñaàu suùng traêng treo.
 -Khi thực hiện chương trình đổi mới, cải cách theo chuẩn kiến thức, các nhà biên soạn đã nghiên cứu cách giảng dạy chung cho GV cũng phải giữ tính tích hợp đúng lúc, thời điểm, chỗ nhằm phát huy tính tích cực của HS trong học tập, sáng tạo trong tổ chức dạy (GV )_học (HS )làm thế nào cho bài phân tích, cảm nghĩ, tự sự, thuyết minh, miêu tả của HS mang phong cách cá nhân, không theo khuôn mẫu, đảm bảo khoa học, chính xác, đủ, rõ các phần, giữa nội dung và nghệ thuật, mang thẩm mỹ, hay, giàu biểu cảm, gắn liền với thực tế ,tính tư duy cá nhân, đậm chất văn, giàu ngôn từ, viết hay, diễn đạt lưu loát, không phạm lỗi diễn đạt hay lỗi chính tảTừ đó làm người đọc, người thầy đánh giá đúng năng lực học tập của HS: có tiến bộ hay không, phương pháp tổ chức học của thầy có phù hợp, đúng đối tượng không khi HS trình bày kiến thức và kết quả qua bài kiểm tra là thước đo chất lượng nếu từ: trung bình khá lên khá, khá lên giỏi là thành công.
 - Riêng các em HS trong thành phần HS giỏi Trường đủ chuẩn dự thi HS giỏi vòng Huyện thì tăng cường thêm công tác bồi dưỡng, muốn công tác bồi dưỡng HS giỏi đạt kết quả tốt theo tôi GV phải lên kế hoạch bồi dưỡng thêm cho các em nhằm nâng cao kiến thức trình độ, cách diễn đạt, thành văn :
Cách bồi dưỡng : ngoài học ở lớp về nhà mỗi ngày HS bỏ ra một đến hai giờ (01 ->02h ) để rèn văn, chia ra bốn (04 ) công việc:
 1-Đọc văn bản-phát hiện ý hay, hình ảnh đẹp và nội dung chính của văn bản, chú ý đọc chú thích ,từ đó trả lời những yêu cầu phần dặn dò của GV.
 2-Tập viết chữ (rèn chữ ): dựng đoạn văn, viết một (01) đoạn thơ, bài thơ (8 dòng ) có sẵn.
 3-Đọc bài văn hay, tư liệu có liên quan,sách tham khảo .
 4-Ghi vào “Sổ tay học văn” những điều cho là hay, quan trọng, có liên quan, ý tốt, cái cần phải nhớ.
 Bốn công việc trên là sự phối hợp học và rèn giữa học:Văn học-Tiếng việt-Làm văn.
 - Nếu HS chịu khó, hằng ngày thực hiện những bước như thế sẽ tiến bộ dần. Bên cạnh đó GV cần trong tuần lên lịch chọn 01 đến 02 buổi để đảm bảo kiền thức cho HS khá, giỏi (thi HS giỏi ).
 Nội dung bồi dưỡng GV cần xây dựng cụ thể, có kế hoạch –báo tổ chuyên môn, BGH, thông báo cho HS biết về giờ, buổi học làm việc gì, học bao nhiêu tiết. Nội dung GV truyền đạt, HS tự tìm hiểu, chuẩn bị, hình thức đánh giá của GV.
 -Ví dụ 8 :Sau khi thống nhất kế hoạch tổ, tổ chuyên môn phân công tôi dạy bồi dưỡng HS giỏi của trường chủ đề “ BÁC HỒ KÍNH YÊU ”
 - Tôi lên kế hoạch trình tổ :
a-Tiết : Dạy bao nhiêu tiết, trong đó chia ra lí thuyết, thực hành - kiểm tra, đánh giá.
 -Cụ thể: tổng chủ đề :08 tiết ( Lí thuyết :02 tiết ;tìm hiểu đề, tìm ngữ liệu , dẫn chứng. Thực hành :04 tiết; phân tích ngữ liệu, dẫn chứng, viết đoạn văn, dựng lập dàn ý sau cùng là viết thành văn bản hoàn chỉnh. Nếu không đủ thời lượng GV cho HS về nhà làm bài sau đó định ngày nộp. 
 - Đánh giá :02 tiết: đọc, nghe nhận xét bài, nghe GV đánh giá hạn chế lỗi cách khắc phục, đọc bài hay, rút kinh nghiệm viết hoàn chỉnh lại đoạn, ý cần bổ sung chỗ nào...
b- Nội dung: GV xác đinh nội dung chủ đề là gì ? (Xoay quanh đề tài Bác Hồ).
c- Kiến thức :( rất quan trọng HS sẽ ảnh hưởng rất nhiều chỗ kiến thức GV chỉ dẫn, theo tôi .Chúng ta trước hết phải bám sát chương trình, sau đó mới mở rộng nâng cao thêm ).
- Nội dung chủ đề nằm trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS từ lớp 6-> lớp 9.
-Những câu ca dao ca ngợi về Bác Hồ.
-Những tác phẩm đọc thêm.
 *Chương trình Ngữ văn 6->9.Cụ thể:
 1-Của Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh:
 -Thuế máu, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 -Tức cảnh Pac Bó,Rằm tháng giêng, Cảnh khuya, Nhật kí trong tù :Đi đường ,Ngắm trăng.
 2-Các tác phẩm viết kể ca ngợi công lao, đức tính, phong cách Bác Hồ:
 -Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ (quê Nghệ An).
 -Viếng lăng Bác- Viễn Phương (quê An Giang ).
 -Đức tính giản dị của Bác Hồ-Phạm văn Đồng ( Học trò của Bác ).
 -Phong cách Hồ Chí Minh-Lê Anh Trà.
 *Ca dao ca ngợi Bác:
 1- Tháp mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
 2- Bác Hố là vị cha chung
 Là sao Bắc Đẩu là vầng Thái dương.
 3- Đố ai đếm được lá rừng ,
 Đố ai đếm được mấy từng trời cao.
 Đố ai đếm được vì sao ,
 Đố ai đếm được công lao Bác Hồ.
 *Những tác phẫm đọc thêm:
 1-Bác ơi –Tố Hữu.
 2- Người đi tìm hình cứu nước- Chế Lan Viên.
 3- Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh .
 4-Không ngủ được, Tự khuyên mình, hòn đá
 5- Những câu nói bất hữu của Bác:
 Tôi nói đồng bào có nghe rõ không, Non sông Việt Nam có ..công học tập của các cháu, Các Vua Hùng giữ lấy nước.
 Phân tích đề. Đề bài có ba phần :
 1-Các tác giả viết về Hồ Chí Minh- Bác Hồ ( Kể,cảm nghĩ, ca ngợi Bác ).
 2- Của Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh –Bác Hố viết.(Kể-tố cáo tội ác thực dân Pháp, giáo lòng ý thức dân tộc...).
 3- Cảm xúc, lời hứa sự tự hào,cảm nghĩ của HS ( bản thân)
 - Dạng đề: tự sự, miêu tả, phân tích –chứng minh, phát biểu cảm nghĩ.
 Chú ý nhắc nhở gợi ý cho HS: sử dụng từ gọi- xưng hô cho đúng ,phù hợp: Nguyễn Ái Quốc-anh thanh niên Nguyễn Tất Thành-Thầy giáo trường Dục Thanh, Hồ Chí Minh-Người-Người tù –Vị cha già kính yêu của dân tộc-Bác –Bác Hồtạo nên lời hay phong phú , không lặp từ.
 Vậy thời gian bồi dưỡng –ôn tập ở lớp, GV cho HS làm những công việc trên, không cho HS làm bài văn mẫu .Phần còn lại HS thực hiện những yêu cầu của GV khi về nhà. Được như thế các em sẽ thích thú, không sợ học văn, tâm lí tốt, tinh thần học tập đã có, kiến thức ổn định thì kết quả,chất lương sẽ đạt.
 Bước 3 : Đánh giá –động viên
 Có nhiều hình thức tổ chúc đánh giá. Để nâng cao chất lương HS khá, giỏi, giáo viên nên tổ chức thăm dò, tiếp xúc nắm sở thích môn học của HS qua bạn bè trang lứa, hay các Test, trắc nghiệm hứng thú môn học, kết quả kiểm tra, từ đó tư vấn, hướng nghiệp,cổ vũ, động viên nhằm khích lệ tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, phù hợp mang về những thắng lợi thành quả tốt cho việc học của trò và chất lượng giảng dạy của thầy.
 - Ý thức tham gia học tập, xây dựng phát biểu ý kiến trong giờ học, nội dung diễn đạt, chữ viết, cách thành văn, kết quả làm bài tập hôm nay so với tuần trước, buổi học trước, tiết học qua.
 - sau các bài viết, kiểm tra, các kì thi mà các em tham dự, GV bộ môn tổng hợp so sánh, đối chiếu với kết quả thống kê đầu năm, các lần kiểm tra, kết quả thi.Đánh giá được những bước tiến bộ của HS.
 III - KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
 Từ thực tế, kết quả áp dụng Phương pháp tổ chức học tập nâng cao chất lượng học sinh khá –giỏi trong những năm qua số lượng học sinh khá, giỏi của tôi không ngừng tăng lên, lượng HS thi đạt HS giỏi vòng Huyện,Tỉnh luôn được duy trì, giáo viên cảm thấy phấn khởi dạy,ôn thi, dạy bồi dưỡng, trò thì hứng thú học tập từ đó đem nhiều thắng lợi về cho Trường, Huyện nhà.
 Kết quả cụ thể :
 -Năm học :2009-2010 
 - Dạy lớp 9/2, có HS giỏi 06 ( 02 học lực giỏi , 04 học lực khá) dự thi HS giỏi huyện, kết quả: đạt HS giỏi huyện 05 em, thi vòng tỉnh đạt 03 em( Thúy Hiền, Thùy Nhiên, Hồng Ngọc ). 
 -  Ôn thi Văn hay chữ tốt cấp huyện, kết quả có 01 HS đạt giải II  em Hồng Ngọc lớp 7/7, ôn thi viết chữ đẹp cấp huyện, kết quả có 01 HS đạt giải I viết chữ đẹp khối 8 :em Minh Châu.
 Học lực : 
 Tổng số HS khá đầu năm 09 , tổng số HS khá cuối năm 19 .
 Tổng số HS giỏi đầu năm 03 , tổng số HS giỏi cuối năm 08. 
 Lớp chủ nhiệm được xét Tốt nghiệm :100%
 Tỉ lệ học sinh khá, giỏi cuối năm đạt :66,5%, lớp chủ nhiệm đạt danh hiệu lớp Tiên Tiến.
 -Học kỳ I năm học 2010-2011 : 
 - Ôn thi Văn hay chữ tốt cấp huyện, kết quả có 01 HS đạt giải I  em: Minh Châu 9/4 , Thảo Vy 7/5 đạt giải khuyến khích,05 HS giỏi huyện.
 - Chất lượng điểm thi ở học kỳ I :
 + Đầu năm : Khá: 03 HS, Giỏi :04 HS.
 + Học Kỳ I : Khá :14 HS, Giỏi :06 HS.
 Trên đây là những kinh nghiệm của Tôi, mong các bạn đồng nghiệp xem, góp ý, tham khảo để những kinh nghiệm của Tôi thêm hoàn chỉnh nhằm mang về thành tích chung cho tổ chuyên môn, cho Trường ở năm học này và những năm học sau, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục huyện nhà Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nói chung.
 Xin trân thành cảm ơn- Chào đoàn kết.
 Long Phú, ngày 27 tháng 12 tháng 2010.
Người viết
 ĐINH THÁI THUẬN
 Xác nhận của tổ trưởng 
 TRẦN THỊ KM HOÀNG 
 Xác định của hội đồng khoa học nhà Trường 
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien dat giai A cap tinhVinh Long.doc