Phương pháp làm văn nghị Luận văn học lớp 9

Phương pháp làm văn nghị Luận văn học lớp 9

 Hơn bao giờ hết nghị quyết TWII, khoá 8 đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của giáo dục trong thời đại ngày nay.Giáo dục,đào tạo đã được khẳng định là “ Quốc sách hàng đầu” bởi muốn biết một đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì con người phải có đủ các yếu tố: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Làm được việc đó không ngành nào khác là nghành giáo dục đào tạo .

 Trong guồng máy tổng thể của giáo dục thì bộ môn ngữ văn đóng một vai trò hết sức quan trọng . Các em được trau dồi kiến thức , bồi dưỡng tâm hồn , biết nhìn nhận đánh giá đúng một vấn đề , các em có tình yêu thương cộng đồng, quê hương đất nước, biết sống đẹp . Đó chính là công việc của một bài giảng mà thiên chức người thầy dạy văn phải đạt được.Ngoài những yêu cầu đó, người giáo viên dạy văn còn phải giúp các em tư duy, sáng tạo và biết tạo lập văn bản. Bởi vì tự tạo ra một văn bản đúng, hay có hiệu quả, có giá trị là đã giúp các em tự hoàn thiện mình hơn, biết sống và làm việc có ích cho đời.

 

doc 16 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 2731Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp làm văn nghị Luận văn học lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I .Lời mở đầu:
 Hơn bao giờ hết nghị quyết TWII, khoá 8 đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của giáo dục trong thời đại ngày nay.Giáo dục,đào tạo đã được khẳng định là “ Quốc sách hàng đầu” bởi muốn biết một đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì con người phải có đủ các yếu tố: Đức – Trí – Thể – Mĩ. Làm được việc đó không ngành nào khác là nghành giáo dục đào tạo .
 Trong guồng máy tổng thể của giáo dục thì bộ môn ngữ văn đóng một vai trò hết sức quan trọng . Các em được trau dồi kiến thức , bồi dưỡng tâm hồn , biết nhìn nhận đánh giá đúng một vấn đề , các em có tình yêu thương cộng đồng, quê hương đất nước, biết sống đẹp ... Đó chính là công việc của một bài giảng mà thiên chức người thầy dạy văn phải đạt được.Ngoài những yêu cầu đó, người giáo viên dạy văn còn phải giúp các em tư duy, sáng tạo và biết tạo lập văn bản. Bởi vì tự tạo ra một văn bản đúng, hay có hiệu quả, có giá trị là đã giúp các em tự hoàn thiện mình hơn, biết sống và làm việc có ích cho đời.
 ở chương trình THCS môn ngữ văn đề cập đến nhiều thể loại: Tự sự , miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận... ở lớp 8, các em học sinh đã bước đầu làm quen với thể văn nghị luận sử dụng yếu tố tự sự , miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. Lên lớp 9, học sinh được học kỹ hơn về văn nghị luận ( Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý, nghị luận văn học...). Thể văn nghị luận giúp các em có cách nhìn, cách nghĩ, cách suy đoán toàn diện hơn. 
 Trong văn nghị luận, nghi luận văn học ( Nghị luận về tác phẩm truyện, thơ ) có màu sắc đặc thù riêng biệt. Nó giúp chúng ta đi vào khám phá hình tượng cuộc sống qua hệ thống ngôn ngữ với nhiều tầng bậc nghĩa khác nhau. Khám phá được thế giới bí ẩn của tác phẩm mà sự cảm nhận của người học, người đọc phải biết tổng hợp được tất cả các thể loại khác từ lớp dưới.
 Mặt khác, dạng văn nghị luận văn học là trọng tâm ở chương trình ngữ văn cấp phổ thông trung học và xa hơn nữa nó bao trùm rộng hơn ở chương trình đại học thuộc khoa xã hội nhân văn. Nói khác đi văn học là nhân học, học văn là học làm người. Văn học là cuộc sống, thể loại nghị luận văn học sẽ tắm mát tâm hồn chúng ta, nó nuôi dưỡng, vun đắp,đơm hoa kết trái trong cuộc đời.
 Vậy làm thế nào để từ sự lĩnh hội tác phẩm văn chương mà học sinh có thể tạo cho mình một văn bản tự lập. Đó là câu hỏi khó mà bản thân tôi còn băn khoăn, trăn trở. Là giáo viên ngữ văn đã có hơn mươi năm công tác trong nghề với kinh nghiệm chưa nhiều nhưng tôi muốn được tìm hiểu, học hỏi, cầu tiến bộ nên tôi mạnh dạn trình bày, trao đổi cùng đồng nghiệp về “ Phương pháp làm văn nghị luận văn học lớp 9”.
 II.Thực trạng của vấn đề
 Năm học 2007-2008 tôi được phân công dạy lớp 9A,9B. Thể loại đầu kì II, các em được học là văn nghị luận ,đặc biệt là nghị luận văn học (nghị luận về tác phẩm truyện, thơ).Khi bắt đầu học rồi làm bài hoàn chỉnh về thể loại này các em đều kêu khó . Bài viết chưa biết phân tích về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .Kết quả ở bài viết số 7có 20 em thiếu điểm ở lớp 9A, 19 em thiếu điểm ở lớp 9B. Những em đủ điểm cũng chỉ ở mức trung bình .
 Từ thực tế trên ,để giúp các em làm một bài văn nghị luận văn học đạt kết quả cao hơn ,quả thật tôi đã phải trăn trở tìm hiểu nguyên nhân ở hai phía cả người dạy và người học.
 Một nguyên nhân nữa mà bất cứ ai cũng làm công tác giảng dạy cũng biết ,học sinh ở địa bàn Hải Yến thuộc diện khó khăn là nhiều. Các em đều là con nhà nông,một buổi đi học ,một buổi đi làm ,thời gian học còn ít, không có điều kiện tham gia học bồi dưỡng ,phụ đạo .
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp làm bài nghị luận văn học như sau:
B .Giải quyết vấn đề
I Các giải pháp thực hiện
1.Vấn đề kiến thức 
Để làm được bài văn nghị luận văn học (hay nói cách khác theo chương trình chưa cải cách là “phân tích tác phẩm”) thì điều quan trọng là học sinh phải có vốn kiến thức như một nhà kinh doanh ,người viết không những phải có vốn mà còn phải trường vốn .vốn tri thức văn hoá ,văn học,vốn hiểu biết về cuộc sống ,về con người...Chúng ta đã biết những nghệ sĩ thiên tài như Sếch-xpia,V.Huygô ,LTônxtôi, LỗTấn, Hồ Chí Minh...đã có một vốn liếng kiến thức uyên bác và toàn diện để tạo nên tác phẩm vĩ đại .Chúng ta không so với các bậc vĩ nhân. Nhưng nói điều ấy để thấy rằng muốn viết cho hay ,cho tốt phải có vốn tri thức, đương nhiên ở những cấp độ khác nhau .
 Như vậy để học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận văn học thì người giáo viên phải giúp các em có kiến thức .Vậy kiến thức đó chính là ở từng tác phẩm văn học .Muốn thế quá trình dạy ngữ văn phải bồi bổ, khắc sâu kiến thức cho học sinh . Đặc biệt phải giúp học học sinh con đường khai thác tác phẩm .Nếu là thơ thì phải bám vào ngôn ngữ ,nhịp điệu ,hình ảnh .Nếu là truyện thì phải bám vào cốt truyện, tình tiết ,phải biết chọn lọc chi tiết . Bài học sâu hay nông, học sinh có yêu thích học văn hay không là ở chỗ giáo viên phải biết dừng lại để bình.Bình văn là giây phút lắng đọng , gây xúc động nhất , làm nên chất văn. Không những thế người dạy phải giúp học sinh cách phân tích như thế nào là theo lối cắt ngang, lối bổ dọc, phân tích theo thể loại tác phẩm. Nếu là thơ thất ngôn bát cú Đường luật thì phân tích theo bốn phần: Đề , thực,luận,kết.
 Tất cả những việc làm trên đòi hỏi người dạy phải có kiến thức, phương pháp sư phạm thật vững vàng. Muốn vậy trong người giáo viên ngữ văn phải có tư liệu.Đặc biệt trong tình hình hiện nay tài liệu quá nhiều và có nhiều điều mới mẻ .Nếu mỗi chúng ta không chịu khó đọc, học hỏi tích luỹ thì sẽ lạc hậu với học sinh.
 Muốn chuyển tải được kiến thức đến với học sinh thì người thầy phải nghiên cứu, soạn bài kĩ, phải khổ công tìm tòi, nghiên cứu,cũng từ phương pháp chung của dạy văn học nhưng ở mỗi bài lại thích ứng với cách dạy khác nhau. Một điều nữa thật thiếu sót nếu như quá trình cung cấp tư liệu chúng ta không gây ấn tượng cho học sinh về cuộc đời và thời đại của tác giả , về phong cách viết , mảng đề tài của từng tác giả mà họ thường xuyên quan tâm.
 Để học sinh có vốn kiến thức thì người dạy phải biết khai thác kiến thức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, không nên tham kiến thức, không nên nói hết phần học sinh, phải để học sinh tự trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề đó , người thầy không nên áp đặt. 
 Đối với học sinh yêu cầu bắt buộc phải soạn bài trước khi học tác phẩm bằng cách trả lời các câu hỏi trong phần “Hướng dẫn đọc hiểu văn bản”.Về tác phẩm thơ phải học thuộc, về truyện phải nắm được cốt truyện.giáo viên luôn chú ý động viên những em yếu kém để lôi cuốn các em vào việc. Ngày nào có tiết dạy, giáo viên cũng phải kiểm tra bài cũ, vở soạn văn. Làm việc đó thường xuyên là chúng ta đã tạo cho học sinh thói quen lam việc chủ động để chiếm lĩnh vốn tri thức. 
 Khi đã năm vững tác phẩm văn học, có vốn kiến thứcthì phải có phương pháp làm bài. Hay nói cách khác đó là quy trình và kĩ năng để viết một bài văn nghị luận văn học.
2.Quy trình và kĩ năng viết một bài văn nghị luận văn học
Đàu tiên là hiểu được bản chất của công việc tiếp đến là thực hiện đúng quy trình, kĩ năng làm bài. Có người cho rằng viết văn mà đặt vấn đề theo quy trình công thức, cách thức thì còn đâu là sự sáng tạo bay bổng, còn gì là văn nữa.Hiểu như vậy là chưa đúng, hoàn toàn không đúng bởi lẽ: Khi viết văn mà thực hiện đúng quy trình đó là sự xuất phát của việc làm đúng quy tắc chuẩn mực. Từ đó làm nền, làm “bệ phóng” cho sự sáng tạo .
 Làm văn nghị luận văn học cũng như làm bất cứ công việc gì ngoài đời. Muốn làm tốt thì phải sáng tạo linh hoạt, nhưng trước hết và thông thường cần thực hiện cần thực hiện đúng quy trình của nó, không thực hiện đúng là ta đã “cưỡng bức kĩ thuật” đương nhiên sản phẩm (bài làm)khó hoàn hảo.
Quy trình làm bài thường trải qua các bước sau (4bước):Tìm hiểu đề , tìm ý ; lập dàn ý; viết bài; đọc và sửa bài. Trong thực tế nhiều học sinh khi làm bài đốt cháy giai đoạn, chỉ đọc qua loa đề bài rồi cắm cúi viết bỏ qua bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý...Nên dẫn đến tình trạng bài làm không có hệ thống, kết cấu không chặt chẽ, ý lộn xộn trùng lặp, rối loạn ...Do đó việc thực hiện quy trình cho một bài văn là một việc làm bắt buộc.
II . Các biện pháp để tổ chức thực hiện 
Bước 1:Tìm hiểu đề, tìm ý: Đây là khâu định hướng hết sức quan trọng. Nếu xác định đề sai lệch thì đây là điều nguy hiểm nhất của người làm bài.Nó giống như người bẻ ghi tàu hoả chỉ cần kéo chệch một tí là đoàn tàu sẽ chạy sang đường ray khác ngoài dự định .Thành công hay thất bại ở một bài tập làm văn là ở bước này.Xác định đúng thì làm đúng, làm hay , nói trúng , nói hay sẽ hấp dẫn và đạt kết quả cao ngược lại xác định sai thì sẽ lạc đề, xa đề.
a/ Cũng như thể loại khác, nghị luận về tác phẩm truyện , thơ cũng đa dạng, muôn hình muôn vẻ. song chủ yếu có hai cách chia như sau:
Cách 1:Dựa vào nội dung có các dạng sau:
1/ Phân tích toàn bộ tác phẩm(thơ họăc truyện )
VD1.:Em hãy phân tích bài thơ “bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương.
2/Phân tích một vấn đề trong một tác phẩm
VD2:Phân tích vẻ đẹp tình cha con trong bài thơ “nói với con”của Y Phương.
3/Phân tích một tác phẩm có kết hợp giải quyết một vấn đề có liên quan .
VD3:Phân tích bài thơ “con cò” của nhà thơ Chế Lan Viên để thấy rõ ý nghĩa hình tượng con cò với lòng mẹ và cuộc đời .
4/Phân tích tâm trạng nhân vật, tâm trạng trong thơ trữ tình.
VD4: Phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
Hoặc: Phân tích cảm xúc của nhà thơ đối với Bác Hồ trong bài “Viếng lăng Bác”của Viễn Phương. 
 5/ Phõn tớch nhõn vật 
 VD5:Phõn tớch nhõn vật ụng Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lõn.
Cỏch 2: Dựa vào nội dung và hỡnh thức của đề yờu cầu ta cú 3 đạng đề sau: Đề nổi, đề chỡm, đề tự do.
 1.Đề nổi: 
 VD:Phõn tớch bài thơ “Đồng chớ” của Chớnh Hữu để thấy được vẻ đẹp của người lớnh trong những năm đầu của cuộc khỏng chiến chống Phỏp.
 2.Đề chỡm:
 VD:Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại.
 3.Đề tự do: 
 Cảm nhận của em về người lớnh trong hai cuộc khỏng chiến chống Phỏp và chống Mĩ qua tỏc phẩm “Đồng chớ” của Chớnh Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe khụng kớnh” của Phạm Tiến Duật.
 Sau khi cho học sinh tiếp xỳc và làm quen với những dạng đề trờn tụi ra một số đề kiểm tra sự nhận biết của cỏc em.Nhỡn chung , cỏc em đó nhận diện , phõn biệt được từng loại đề, kể cả cỏc em lực học trung bỡnh, yếu.
 b/.Từ những dạng đề cụ thể trờn tụi hướng dẫn cho cỏc em cỏch phõn tớch đề.
Yờu cầu đọc đi đọc lại nhiều lần, chỳ ý từng cõu , từng từ, gạch dưới những từ quan trọng để tỡm hiểu xem :
+Kiểu bài : Đề thuộc kiểu bài nào? Giải thớch, chứng minh hay phõn tớch tỏc phẩm.
+Nội dung :Vấn đề nội dung, nghệ thuật gỡ cần được phõn tớch .
+Tư liệu :Giới hạn phạm vi tư liệu để làm bài.
Từ VD4 trờn ta cú cỏch tỡm hiểu đề tỡm ý sau:
+Kiểu bài ... àm nháp: Tốt nhất chỉ làm nháp phàn mở bài và kết bài. Riêng phần thân bài, các em có thể dựa vào dàn ý chi tiết làm chính thức luôn, không cần nháp 
- Làm chính thức: Cần lưu ý mấy điểm sau:
+ Viết chữ ngay ngắn, cẩn thận dễ đọc trình bày sạch sẽ, gọn gàng.
+ Trong bài làm không được viết tắt, không viết chữ số ngoại trừ ngày tháng năm hay niên hiệu của một vị vua .
Bước 4: Đọc lại bài 
 Sau cùng yêu cầu các em đọc lại bài của mình vài ba lần để kiểm tra, soát lại xem có lỗi về chính tả, dấu câu hay không. Thông thường các em chỉ đọc qua vấn đề và cắm cúi làm bài bỏ qua giai đoạn phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, làm nháp và khi viết xong các em hấp tấp lên nạp bài không cần đọc lại bài, do dó kết quả còn thấp.
 Với phương pháp này tôi đã yêu cầu học sinh làm theo từng bước có kiểm tra,và luyện tập kỹ càng để trở thành kỹ năng, kỹ xảo của các em trong các giờ làm bài.
 Nhưng tôi vẫn băn khoăn, trên đây mới chỉ là phương pháp chung của một bài văn nghị luận văn học còn các phương pháp làm các phần cụ thể: Mở bài, thân bài, kết bài thì các em rất lúng túng khi làm bài. Đặc biệt khi gặp các dạng đề khác nhau, các em không định hướng được để phân tích. do vậy, tôi đã cung cấp cho các em phương pháp làm các phần như sau:
 * Phương pháp làm mở bài:
 Có thể có những phương pháp làm mở bài sau.
a) Với đề 1: Ta có thể mở bài trực tiếp như sau:
 Bài thơ “ Bánh trôi nước” là một trong những bài thơ xuất sắc của nền văn học trung đại. Tác phẩm được nữ sĩ Hồ Xuân Hương – bà chúa thơ nôm sáng tác vào thời kì chế độ phong kiến mục ruỗng, nhân dân vô cùng khổ cực, nhất là người phụ nữ. Đây là bài thơ trữ tình độc đáo với nội dung bênh vực và đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời phơi bày số phận bi thảm của họ bằng những câu thơ sinh động.
b) Mở bài theo kiểu gián tiếp 
 Với đề 1. Ta có thể viết như sau :
 “Con cò mà đi ăn đêm 
 Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ...”
 Phụ nữ Việt Nam thường được ví như con cò, đẹp thanh thoát dịu dàng như cuộc đời cũng gặp cảnh ba chìm bảy nổi bi thảm, nhất là vào thời kì chế độ phong kiến suy thoái. Thương cảm cho số phận của người phụ nữ, bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương đã sáng tác ra bài thơ độc đáo “ Bánh trôi nước”. Đây là bài thơ trữ tình gây xúc động cho người đọc.
c) Mở bài theo lối tâm tình: Với lối này cho phép ngướo viết có thể kết hợp nghị luận vơi tâm tình, bộc lộ cảm xúc, xúc động. 
 Giáo viên cho các em tập viết mở bài theo từng kiểu có sửa chữa, chấm điểm, làm nhiều lần học sinh sẽ quen. Có thể có nhiều cách mở bài khác, tuỳ theo đề bài nhưng đây là 3 cách thường dùng. Chọn cách mở bài nào tuỳ theo “ tạng” của từng em. Em nào thích giản dị bộc trực chọn cách a, em nào thích suy nghĩ, lí lẽ nhiều chọn cách b, em nào giàu tình cảm chọn cách c.
 * Phương hướng làm thân bài : Nghị luận văn học.
 ở đây tôi chỉ đi sâu vào phương pháp phân tích các dạng đề thường gặp trong phạm vi chương trình lớp 9.
 a) Phân tích theo chủ đề , vấn đề 
- Là phân tích các biểu hiện miêu tả trong tác phẩm để làm nổi bật nội dung các chủ đề, vấn đề mà đề bài đã nêu ra, hoặc người làm bài thấy là quan trọng 
 Ví dụ: Nội dung hiện thực và nhân đạo trong chuyện “ Người con gái Nam Xương” 
 Đối với vấn đề này yêu cầu phân tích là dựa vào tác phẩm mà chia các vấn đề đó thành những khía cạnh nhỏ hơn, tìm các chi tiết phù hợp mà chứng minh cho nội dung khía cạnh ấy .
Ví dụ: Về ( khía cạnh) Giá trị nhân đạo của chuyện người con gái Nam Xương. Có thể nêu lên 3khía cạnh:
 - Một người phụ nữ vẹn toàn, đẹp người đẹp nết 
 - Một số phận oan khuất không nơi nương tựa 
 - Nhiệt tình giải oan, đề cao của tác giả.
Việc thứ hai là khai thác các chi tiết:
 Chẳng hạn phẩm hạnh của Vũ Thị Thiết đã được mẹ chồng khẳng định trong những câu nói rất cảm động “ Xanh kia quyết chẳng phụ con”. Câu nói đó có thể dùng để lên án anh chồng hồ đồ nghe trẻ. Có một chi tiết rất đáng khai thác nói lên tính chất nhỏ mọn của Trương Sinh khi này hỏi chuyện kia do ai nói ra thì chàng lại giấu không kể lời con nhỏ, chỉ lấy lời bóng gió mà mắng nhiếc nàng. Nếu Trương Sinh cởi mở, thật lòng tìm ra sự thật thì nói lời con ra Vũ Thị Thiết dễ dàng chứng minh là mình vô tội: Chi tiết này làm cho trách nhiệm của chàng Trương đối với cái chết của vợ tăng lên. 
 Khi phân tích chi tiết cần biết liên hệ, đối chiếu trước sau để làm nổi bật ý nghĩa của nó.
b) Phân tích nhân vật.
- Khi đề yêu cầu phân tích nhân vật có nghĩa là phân tích mọi biểu hiện của nhân vật để chứng tỏ nhân vật là một người như thế nào, đáng khen hay đáng chê, thái độ của tác giả đối với nhân vật như thế nào, nghệ thuật phân tích nhân vật ra sao? 
 Về phương pháp phân tích nhân vật: Yêu cầu khai thác các chi tiết một cách tinh vi, tỉ mỉ, tránh bỏ sót các chi tiết quan trọng. 
 Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Mã Giám Sinh trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”.
 ở đây chúng ta phải phân tích từ cách nói năng, cử chỉ, quan hệ, cách ăn mặc, mua bán....Phân tích rồi khái quát thành phẩm chất đặc điểm của nhân vật.
Chú ý : Khi phân tích nhân vật qua đoạn trích phải liên hệ với nội dung tác phẩm, nếu không sẽ không hiểu được hành động của nhân vật.
 Ví dụ: Đối với Mã Giám Sinh nếu không liên hệ với đoạn sau thì không thể biết rằng, y nói : “ Hỏi quê, rằng huyện Lâm Thanh cũng gần” là nói dối. Cũng vậy nếu không liên hệ với đoạn trước thì sẽ không hiểu vì lí do gì mà Trịnh Hâm lại xô Vân Tiên xuống sông.
c) Phân tích tâm trạng nhân vật, tâm trạng trong thơ trữ tình 
- Đây là một phương diện của phân tích nhân vật 
 Tâm trạng con người thường biểu hiện qua lời nói nhưng chủ yếu hơn là biểu hiện qua cảm xúc, mà cảm xúc lại được biểu hiện qua những điều nhân vật ( tác giả) cảm thấy, tưởng tượng, hồi tưởng, qua giọng điệu, qua những lời cảm thán.
 Yêu cầu của bài phân tích tâm trạng là tìm cho hết các biểu hiện về tâm trang trong tác phẩm, rút ra ý nghĩa của chúng tổng hợp thành đặc điểm về tâm trạng
Ví dụ: Tâm trạng nhà thơ Thanh Hải trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” có 2 nội dung 
+ Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất nước 
+ Cảm xúc về mùa xuân nho nhỏ của mình
Khi phân tích tâm trạng, cảm xúc trong thơ chú ý khai thác chi tiết, đây là việc rất khó, đặc biệt là những chi tiết trong thơ.Chi tiết trong thơ biểu hiện ý nghĩa một cách gián tiếp.
Ví dụ: Khi Kiều cảm thấy “vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” thì cảm giác “tấm trăng gần ở chung” cho thấy Kiều ở trên lầu cao, ở một mình và đó là cảm giác về sự cô đơn ,trơ trọi. Chi tiết trong thơ thường mang nét nghĩa mơ hồ.
 Ví dụ: Kiều cảm thấy “ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa” thì hình ảnh ấy nói lên tâm trạng gì? Tâm trạng mong một cánh buồn đến cứu, hay tâm trạng mong thấy có bóng người cho vợi bớt cô qụanh. Vì vậy khi phân tích chi tiết về tâm trạng, cảm xúc trong thơ nên mềm mại, uyển chuyển.
d) Phân tích toàn tác phẩm:
- Yêu cầu phân tích toàn tác phẩm cũng chính là phân tích tổng hợp các khía cạnh trên. Các vấn đề, nhân vật, tâm trạng, cảm xúc. Đối với loại phân tích này cần đặc biệt chú ý phân tích phương diện nghệ thuật.
- Ta có thể nói, chẳng hạn nghệ thuật kể chuyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Nghệ thuật sử dụng chi tiết, dùng hình ảnh, câu trùng điệp trong đoạn “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, nghệ thuật sử dụng nhạc điệu trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”. Ngoài ra còn nhiều phương diện nghệ thuât khác, học sinh phải khai thác các bài giảng văn để làm bài cho tốt.
 Tóm lại: Đối với dạng này, học sinh phải phân tích nnổi bật cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm yêu cầu phân tích.
2. Phân tích một tác phẩm có kết hợp giải quyết một vấn đề có liên quan. 
 Khi phân tích dạng đề này cũng phân tích theo trình tự chung của kiểu bài phân tích tác phẩm. Nó giống như dạng phân tích toàn tác phẩm. Những dạng đề này có yêu cầu giải quyết thêm vấn đề có liên quan nên phải thu gọn phần phân tích tác phẩm. Phần giải quyết này thường đặt sau phần phân tích tác phẩm
 * Phương pháp kết bài 
- Phần kết bài thường tổng hợp đánh giá tổng quát về tác phẩm về nội dung và nghệ thuật hoặc có thể rút ra ý nghĩa giáo dục của tác phẩm.
 - Kết bài cũng có nhiều cách như mở bài. Có cách kết chỉ giản đơn như gói lại bài, nhưng có cách kết lại mở ra trong tương lai hoặc hướng về thực tế.
 Ví dụ: Đề 1. Có thể kết bài như sau : Chuyện người phụ nữ là chuyện muôn đời . Tài và tình của Hồ Xuân Hương là hiểu rất sâu cuộc sống và tâm hồn của người phụ nữ dưới chế độ cũ. 
 Bằng một bài thơ ngắn, một đề tài bình thường, bà đã dựng cho đời một tượng đài đẹp đẽ về phụ nữ Việt Nam.
 “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Sau khi hướng dẫn cho các em các bước làm bài văn phân tích tác phẩm, phương pháp làm các dạng phân tích tác phẩm, ở sau mỗi phần tôi ra bài tập cụ thể cho các em luyện tập, thường xuyên chấm và sửa lỗi cho các em, giúp cho các em phát huy thế mạnh sẵn có của mình, khắc phục được nhược điểm. Nếu bài nào đạt từ điểm trung bình trở lên thì cho điểm, những bài yếu thì chữa sai, yêu cầu học sinh viết lại rồi chấm bài lại. Làm như vậy là ta đã động viên học sinh không chán nản và ngại khi nhận một đề tập làm văn. 
 Thực tế qua các buổi luyện tập, qua quy trình trên thì các em có tiến bộ rõ rệt khi làm hoàn chỉnh bài viết. 
 Sau buổi bồi dưỡng luyện tập, giáo viên ra đề tương tự để học sinh về nhà làm. Đề ra có đầy đủ các dạng để các em luyện tập được nhiều, có chấm trả, sửa chữa nhận xét của giáo viên.
 Qua quá trình bồi dưỡng luyện tập kết quả chất lượng của học sinh tiến bộ trông thấy.
 Kết quả:
lớp
 sĩ số
Bài viết số5
Bài viết số 6,7,8
G-K
TB
Yếu
Kém
G- K
TB
Yếu
Kém
9A
44
0
20
23
 1
10
31
3
0
9B
44
0
19
24
 1
12
28
4
0
C. Kết luận.
Học tập làm văn phải kết hợp chặt chẽ với việc học môn văn và môn tiếng việt. Để có được vốn kiến thức phong phú và bài viết hay, không chỉ học sinh mà cả người thầy giáo nên phải đọc nhiều, tích luỹ nhiều và tập viết nhiều. Kiến thức trong SGK là cơ sở, nhưng phải được bồi bổ bằng kiến thức đời sống và kiến thức tiếp nhận qua đọc, tập viết , tập làm dàn ý, suy nghĩ về cách viết để rút kinh nghiệm, thì mới có thể viết tốt, viết hay. Đó là con đường để có tiến bộ trong môn văn nói chung.
 Hơn thế nữa người thầy còn phải khổ tâm rèn luyện học hỏi đồng nghiệp về phương pháp giảng dạy, có làm được điều đó thì mỗi chúng ta mới dần dần tự hoàn thiện mình để rồi nghề làm thầy có một phương pháp giảng dạy đạt được hiệu quả nhất.Trong phạm vi đề tài tôi chỉ dám mạnh dạn trình bày những suy nghĩ, những việc làm mà mình đã áp dụng và với đối tượng học sinh và có kết quả. Tôi đã thực sự giúp các em có thái độ, động cơ đúng với môn văn và yêu thích môn văn, vui vẻ hào hứng mỗi khi có bài kiểm tra.
 Những ý kiến tôi đưa ra có thể đúng hoặc có chỗ chưa đúng có thể chỉ áp dụng cho một đối tượng học sinh. ý kiến đánh giá xin dành cho bạn đọc.
 Hải Yến, Ngày25 tháng 3 Năm2009
 Người viết
 Lê Thị Hương
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem 9(2).doc