Phương pháp tiếp cận và cản thụ các tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật

Phương pháp tiếp cận và cản thụ các tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật

. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Thơ Đường là một mảng thơ có ảnh hưởng lớn đến nền văn học viết Việt Nam. Mặt khác, nội dung, cấu trúc trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học cơ sở dành một phần không nhỏ cho mảng thơ Đường, thơ Đường luật. Đây là một mảng văn học đã thu hút sự quan tâm của giáo viên đứng lớp, học sinh và cả độc giả.

 Thơ Đường, thơ Đường luật có cái hay riêng mà các thể loại thơ khác khó có thể đạt đến được. Nhưng để cảm nhận được tất cả cái hay của nó thì không phải là một vấn đề đơn giản. Đồng thời, để định hướng , tổ chức cho học sinh khám phá, chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp của thơ Đường, thơ Đường luật lại là cả một vấn đề nan giải. Đối với người giáo viên, ta phải làm sao cho học sinh nắm được cái cốt lõi của thơ là vấn đề cốt yếu. Như giáo sư Lê Trí Viễn có nói : “Ôi thơ Đường, thơ Đường - một nền thơ muôn đời, thăm thẳm tinh thần phương Đông trong đó có Việt Nam, ở đó, tư duy nghệ thuật thanh thoát Lão Trang, thiền phật, nhè nhẹ mức thước nho nên tài tình bay bổng, sáng ngời. Sá gì cái vỏ, bóc tới cái nhân. Bỏ qua cái vật, bắt lấy cái thần. Như không mà lại có. Khoảnh khắc mà vĩnh viễn. Gang tấc mà muôn trùng tinh tuý giọt sương mà bao la vũ trụ. Ñòi hỏi ấy là nguyên tắc. Phong cách cao vời.”

 Đến nay, có biết bao công trình nghiên cứu về thơ Đường. Mỗi công trình đều có một giá trị riêng, nhưng đều đem tới, giúp ta nắm bắt được những kiến thức cơ bản về Đường thi.

 

doc 21 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1589Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp tiếp cận và cản thụ các tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 Thơ Đường là một mảng thơ có ảnh hưởng lớn đến nền văn học viết Việt Nam. Mặt khác, nội dung, cấu trúc trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học cơ sở dành một phần không nhỏ cho mảng thơ Đường, thơ Đường luật. Đây là một mảng văn học đã thu hút sự quan tâm của giáo viên đứng lớp, học sinh và cả độc giả.
 Thơ Đường, thơ Đường luật có cái hay riêng mà các thể loại thơ khác khó có thể đạt đến được. Nhưng để cảm nhận được tất cả cái hay của nó thì không phải là một vấn đề đơn giản. Đồng thời, để định hướng , tổ chức cho học sinh khám phá, chiếm lĩnh cái hay, cái đẹp của thơ Đường, thơ Đường luật lại là cả một vấn đề nan giải. Đối với người giáo viên, ta phải làm sao cho học sinh nắm được cái cốt lõi của thơ là vấn đề cốt yếu. Như giáo sư Lê Trí Viễn có nói : “Ôi thơ Đường, thơ Đường - một nền thơ muôn đời, thăm thẳm tinh thần phương Đông trong đó có Việt Nam, ở đó, tư duy nghệ thuật thanh thoát Lão Trang, thiền phật, nhè nhẹ mức thước nho nên tài tình bay bổng, sáng ngời. Sá gì cái vỏ, bóc tới cái nhân. Bỏ qua cái vật, bắt lấy cái thần. Như không mà lại có. Khoảnh khắc mà vĩnh viễn. Gang tấc mà muôn trùng  tinh tuý giọt sương mà bao la vũ trụ. Ñòi hỏi ấy là nguyên tắc. Phong cách cao vời.”
 Đến nay, có biết bao công trình nghiên cứu về thơ Đường. Mỗi công trình đều có một giá trị riêng, nhưng đều đem tới, giúp ta nắm bắt được những kiến thức cơ bản về Đường thi.
 Với tư cách là một giáo viên ngữ văn bậc trung học cơ sở, tôi biết mình không đủ khả năng để khám phá những gì mới mẻ ở thơ Đường, tôi chỉ xin mạo mụi đề caäp đến một vấn đề nhỏ mà đối với tôi là khá cần thiết để giúp học sinh học tốt hơn thể loại văn học này. Đó là: “ Phương pháp tiếp cận, cảm thụ các tác phẩm thơ Đường và thơ Đường luật.” Cũng với đề tài này, tôi hi vọng sẽ giúp cho các bạn đồng nghiệp phần nào trong công tác giảng dạy của mình.
Để tiện theo dõi, xin giới thiệu các phần trong nội dung của đề tài như sau:
 Phần B: CƠ SỞ THỰC TẾ. Trang 3
 Phần C: C Ơ SỞ LÍ THUYẾT. Trang 4
 1. Thế nào là thơ Đường, thơ Đường luật. Trang 4
 2. Sự phồn vinh của văn học Trung Quốc đời Đường. Trang 4
 3. Tiến trình diễn biến của thơ Đường. Trang 4
 4. Một số đặc trưng của thơ Đường. Trang 5
 5. Thời gian, không gian nghệ trong thơ Đường. Trang 8
 6. Đặc điểm hình thức của thơ Đường. Trang 10
 7. Sự ảnh hưởng của thơ Đường
 đối với văn học Việt Nam. Trang11 
 Phần D: MỘT SỐ VĂN BẢN CỤ THỂ. Trang 13
 Bài một: Tức cảnh Pác Bó. Trang 13 
 Bài hai: Ngắm trăng. Trang 14
 Bài ba : Hồi hương ngẫu thư. Trang 15
 Bài bốn: Phong Kiều dạ bạc. Trang 17
 Phần E: THAY LỜI KẾT. Trang 19
 B. CƠ SỞ THỰC TẾ:
 Là một giáo viên ngữ văn bậc Trung học cơ sở, trong quá trình giảng dạy trên lớp nói chung, giảng dạy phần thơ Đường, thơ Đường luật nói riêng, bản thân tôi đã gặp một số tình huống có vấn đề nảy sinh cần được giải quyết. Đó là vấn đề tiếp cận và cảm thụ văn bản của học sinh. 
 Nhìn chung, một số học sinh sau khi tốt nghiệp bậc THCS và bước vào lớp mười của bậc THPT lại lúng túng khi giáo viên đề cập đến thức về thơ Đường, thơ Đường luật. 
 Thực tế trên lớp, đa số học sinh lại ít thích học thể loại thơ này. Trong các tiết kiểm tra, đánh giá, học sinh lại trình bày kiến thức một cách sơ sài, ta thường gọi là học sinh nghèo chữ nghĩa, không có chữ để viết. Có khi phân tích một tác phẩm mà học sinh lại rơi vào diễn giải tác phẩm thành văn xuôi.
 Một số học sinh không phân biệt được thơ Đường luật với thơ bảy chữ.
 Bên cạnh việc học sinh gặp một số lúng túng, giáo viên khi giảng dạy mảng văn học này cũng gặp những khó khăn không nhỏ về việc phân phối thời gian, thời lượng trong một tiết dạy.
 Những vấn đề trên, nhìn chung bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
 - Trước hết, học sinh không được giáo viên khắc sâu kiến thức về mảng văn học này.
 - Thời gian ra đời của tác phẩm và thời gian cảm thụ của học sinh có một khoảng cách khá lớn. Chính vì vậy mà nó có một khoảng cách trong việc đồng sáng tạo của học sinh.
 - Học sinh không nắm được những đặc trưng thi pháp của thơ Đường, thơ Đường luật.
 - Vốn kiến thức về từ Hán Việt của học sinh còn nghèo, chưa thể tự so sánh, đối chiếu để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong từng câu chữ của văn bản. Không tìm ra được nét độc đáo của từng văn bản, chẳng hạn như việc tìm nhãn tự của bài, cách sắp xếp các hình ảnh đối lập
 - Học sinh không nắm được các mối quan hệ trong một tác phẩm.
 Để khắc phục những tồn tại trên, người giáo viên phải nghiên cứu kiến thức về mảng văn học này. Phải nắm vững cơ sở lí thuyết khi tiến hành nghiên cứu, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và cảm thụ tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật.
C. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
 1. Thế nào là thơ Đường, thơ Đường luật?
 Thơ Đường là tập hợp toàn bộ các tác phẩm thơ ca của nền văn học Trung Quốc được sáng tác dưới thời nhà Đường ( 618 – 907 ).
 Thơ Đường luật là loại thơ được viết theo những nguyên tắc chặt chẽ về vần, niêm luật, bố cục, đối được đặt ra dưới thời nhà Đường ở Trung Quốc.
 2.Sự phồn vinh của văn học Trung Quốc đời nhà Đường:
 Đời nhà Đường ở Trung Quốc tồn tại gần ba thế kỉ và cũng có nhiều biến cố thăng trầm từ cực thịnh đến suy thoái. Chiến tranh liên miên, triều chính thối nát, nhân dân điêu linh và tất cả những điều đó đã để lại dấu ấn sâu sắc trong thơ Đường.
 Nhìn chung, đời Đường là thời đại hoàn kim, là nước văn minh, tiên tiến nhất trên thế giới cho nên trong lĩnh vực văn học nghệ thuật cũng xuất hiện nhiều cảnh tượng cực kì phồn vinh, đặc biệt là về lĩnh vực thơ ca. Với năm vạn bài thơ, với hai ngàn ba trăm thi sĩ, chừng ấy bài thơ còn sót lại với nội dung phong phú, nghệ thuật trác việt, đa khuynh hướng, đa phong cách như Đỗ Phủ, Lí Bạch, Hạ Tri Chương  Với những giá trị ấy, nó đánh dấu thời đại hoàn kim của thơ ca Trung Quốc, nó xứng đáng được xếp vào hàng ngũ thơ ca ưu tú nhất của nhân loại, nó xứng đáng là viên ngọc quí trong kho tàng văn học loài người.
 3. Tiến trình diễn biến của thơ Đường: Thơ Đường được phát triển cơ bản qua bốn giai đoạn:
 *Giai đoạn sơ Đường: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho sự phát triển của thơ Đường về mọi mặt như thể loại, nội dung, lí luận
 Đặc điểm của giai đoạn này là: “Thi phong phù hoa diểm lệ sơ Đường” ( Nó đẹp, hay, nhưng chưa đạt đến đỉnh cao).
 Những thành tựu của giai đoạn này là xuất hiện một số nhà thơ có tài như Vương Bột, Lạc Tân Vương Họ là những nhà thơ có tài, có tình, có hoài bão nhưng chưa có sự cải cách nên thơ còn quá trọng về hình thức, quá diễm lệ. Tuy vậy, họ vẫn để lại cho đời những áng thơ trang trọng, đẹp đẽ. Cũng chính trong giai đoạn sơ Đường này, Vương Bột bước đầu xác lập đặc trưng thi pháp thơ Đường: đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập.
 * Giai đoạn thịnh Đường:
 Đây là năm mươi năm phát triển rực rỡ của thơ Đường, là thời kì nền kinh tế đời Đường phát triển rực rỡ, con người sống trong một xã hội kinh tế cực kì phồn vinh nên một loạt nhà thơ trẻ thiên tài được đời sống truyền cho cảm hứng vô tận, nó chắp cánh cho ý thơ bay cao. Và đây là giai đoạn phát triển hoàn mỹ cả về nội dung lẫn hình thức, nhiều thể tài, nhiều phong cách, nhiều khuynh hướng ra đời như khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng điền viên sơn thuỷ, khuynh hướng tái biên, thời kì này còn có hiện tượng: “Tác giả một bài thơ”.
 *Thời kì trung Đường:
 So với thịnh Đường thì nó bứt đầu kém đi nhưng tính chất hiện thực vẫn phát huy sâu sắc.
 * Thời kì vãn Đường: 
 Đây là giai đoạn thơ Đường đi vào con đường bế tắc. Tuy còn một số nhà thơ tiến bộ nhưng nhìn chung thơ thiên về hình thức, trau chuốt.
 Tóm lại: Bốn giai đoạn phát triển của thơ Đường, mỗi thời kì đều có một điểm hay. Từ hình thành đến kết thúc nó trải qua một giai đoạn dài và người ta thường ví tiến trình phát triển ấy là một bông hoa từ khi còn hàm tiếu đến khi phai tàn.
 4. Một số đặc trưng của thơ Đường:
 a. Thể loại thơ: 
 Luật thơ là sản phẩm đặc thù, tiêu biểu nhất cho thành tựu thời đại nhà Đường, nên nói thơ Đường là ta nghĩ ngay đến luật thơ.
 Có nhiều cách phân chia thơ Đường, nhưng nhìn chung có hai loại chính đó là thơ ngũ ngôn và thơ thất ngôn. Trong mỗi loại có ba thể:
 + Thứ nhất: Cổ phong : Tự do về số chữ, số câu; không niêm luật; chỉ cần có vần để được uyển chuyển.
 + Thứ hai: Tuyệt cú : bài chỉ có bốn câu, còn được người ta gọi là tứ tuyệt( thất ngôn, ngũ ngôn ).
 + Thứ ba: Luật thi: Gồm cận thể và kim thể với tám câu, vần ở năm câu: một, hai, bốn, sáu và tám. Ơ’ phổ thông chủ yếu tìm hiểu thơ cận thể vì nó là thành tựu tiêu biểu, có cấu trúc nội tại cân đối, âm điệu hài hoà, phù hợp với nhu cầu thể hiện tư tưởng, tình cảm, nội tâm sâu lắng, trầm tư của con người.
 Thơ tứ tuyệt giống như lục bát của Việt Nam, nó là loại thơ cực ngắn, hàm súc, trong một khoảnh khắc mà có thể dựng lên được thăng hoa tâm hồn con người. 
 b.Hiểu và cảm thơ: Để hiểu đúng và cảm hay thơ Đường, ta cần trải qua và giải quyết hai công đoạn đó là : phải có cảm thụ đúng và phải nắm vững đặc trưng thi pháp thơ Đường. Nói đến cảm thụ là nói đến chủ thể tiếp nhận tâm thế tiếp nhận, con đường tiếp nhận. Nói đến đặc trưng thi pháp là nói đến khách thể sáng tạo. Đó là tác giả, tức là tìm xem họ đã sử dụng những phương thức, phương tiện gì để thể hiện cảm hứng, để chuyển tải tư tưởng, để xây dựng hình tượng.
 Cảm thụ văn học nói chung là khó vì nó phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của từng cá nhân, phụ thuộc vào trình độ văn hoá, trình độ tiếp nhận của từng cá nhân học sinh. Tác phẩm văn học là những câu chữ chết, nó chỉ sống được khi bắt được đồng cảm trong lòng người đọc , từ đó sinh ra ý nghĩ mới. Vả lại, càng có cảm thụ riêng thì tác phẩm văn học càng thêm sâu sắc.
 Cảm thụ thơ Đường lại càng khó vì trước hết nó có một khoảng cách về không gian, thời gian. Đặc trưng của thơ Đường là có một kiểu phương thức tư duy với cái “ mã” đặc thù của nó. Mặt khác tâm lí của học sinh bậc trung học cơ sở thường rất nôn nóng thì khó tĩnh tâm cảm nhận những rung động tinh tế của tâm hồn con người.
 Như vậy, trước hết ta phải định hướng cho học sinh tâm thế tiếp nhận, tĩnh tâm để đồng sáng tạo, sau đó đồng vọng, phát hiện những ý ở ngoài lời mà thi nhân muốn vọng gởi theo thời gian. Đặc biệt là kiểu tư duy phương Đông, là cấu tứ tổng hợp,nó mang tính mơ hồ, đa nghĩa.
 Muốn học sinh có cảm thụ đúng thì ta hướng để các em bắt được mạch cảm xúc. Trong thơ Đường gọi là mạch thơ. Mạch thơ nằm ẩn dưới sự xuất hiện của hàng loạt hình ảnh, từ ngữ nối tiếp nhau. Có một dòng chảy ngầm xuyên suốt bài thơ – đó là dòng cảm xúc trữ tình, dòng tư tưởng, suy nghĩ của tác giả mà ta tạm gọi là mạch thơ. Mạch thơ là các mối liên kết giữa các hình ảnh, hình tượng, tình ý trong bài thơ, từ đó tạo ra sự vận động của ý thơ trên con đường tạo thành cấu tứ. Như vậy, có thể nói mạch thơ là sự liên kết nội tại và có sự liên kết chặt chẽ với kết cấu.
 Do sự quy định nghiêm ngặt về số chữ, số câu, tiết tấu ... c vài nét về tác giả: Hạ Tri Chương( 659 – 744), đỗ tiến sĩ và làm quan ở triều đình đến năm mươi năm ( bốn đời vua). Ôngđược người đời quí trọng; khi về ở ẩn, ông được vua, thái tử và các quan đại thần đưa tiễn. Ông là người sống khoáng đạt, thoải mái, được người đời khen là “ Thanh đàm phong lưu”. Thơ ông trong sáng, bình dị mà phóng khoáng và đem lại sinh khí mới thơ từ sơ Đường sang thịnh Đường.
 Vận dụng phương pháp cảm thụ và tiếp cận tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật, ta hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm trên các phương diện: các nhãn tự, các mặt đối lập theo trình tự bố cục của bài thơ.
 Khai thác tác phẩm này, ta đặt học sinh vào hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: đó là khi tác giả về quê sau bao nhiêu năm xa cách. Cuộc đời đã biết bao thay đổi, lòng lão thi nhân sao khỏi bồi hồi. 
 Nhãn tự của bài thơ nằm ngay ở nhan đề. Bài thơ được làm một cách ngẫu nhiên, là tiếng lòng ngẫu nhiên không hề gượng ép. Chữ ngẫu trong nhan đề cho thấy nhà thơ không hề có ý định làm thơ, cũng không nhắc gì đến năm mươi năm vinh hoa chốn cung đình đủ thấy toàn bộ tâm tình đặt ở cái đích Hồi hương. Bài thơ là một bức tranh sinh hoạt giản dị hồn nhiên, lời thơ cũng rất tự nhiên bình dị như giọng nói chân chất của quê nhà không hề trau chuốt.
 Cái hay, cái kì diệu của bài thơ này là ở các mối quan hệ đối lập rất đăc trưng cho thi pháp thơ đường. Bài thơ có bốn câu, ba câu đầu mang hình thức tiểu đối, mỗi câu tự tách làm hai vế đối trong nội bộ của mỗi dòng:
 Thiếu tiểu li gia lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
 Nhi đồng tương kiến bất tương thức.
còn câu thứ tư của bài được tách ra. Vậy , kết cấu của bài thơ là 3/1.
 Với kết cấu đối lập, ta định hướng học sinh cảm nhận được tâm trạng bồi hồi bâng khuâng, nỗi niềm vừa vui vừa buồn, vừa mừng vừa tủi. Đây là tâm trạng rất thực của người xa quê hương bao năm không còn làm chủ được lòng mình, tiếng sóng lòng như những ngọn triều tình cảm được ngân lên. Với nghệ thuật đối trên, ta cảm thấy như hiện lên hình ảnh một cụ già với bước chân hấp tấp, lậpcập, rúi rít, dường như nước mắt rơi xuống ướt cả nụ cười trên môi.
 Thời gian, không gian nghệ thuật trong bài chính là thời gian, không gian xa cách. Với yếu tố ấy, ai mà làm chủ được lòng mình, cả cụ già cũng như hoá trẻ thơ. Trong ba câu đầu, niềm vui lớn nhất là được gặp bọn trẻ nhưng niềm vui lớn ấy cũng là nỗi hụt hẩng, tủi lòng biết bao nhiêu bởi vì tương kiến nhưng lại bất tương thức. Không thể trách trẻ con được vì thời gian kia bao nỗi thăng trầm. Mạch thơ trong ba câu trên đang đi rất nhanh thì chợt trững lại ở câu thứ tư. Nếu ba câu đầu là lời mừng mừng tủi tủi của người trở về thì câu bốn đột ngột đổi chủ ngữ : trẻ nhỏ cười hỏi. Câu này lại tách ra đối lập với cả ba câu trên: Đối chủ ngữ - Ông lão thì buồn vui lẫn lộn đầy vồ vập mà bọn trẻ thì cười vô tư đầy vẻ xa lạ. Câu kết là thái độ xa lạ của bọn trẻ mà câu hỏi còn xa lạ hơn. Nó đối lập hoàn toàn với tâm trạng náo nức của cụ già. 
 Sau thái độ ngoan ngoãn, sau tấm lòng, sau tiếng cười vô tư của trẻ thơ như ẩn chứa một nỗi buồn thấm thía của cụ già: Ừ, ta xa quê nhà lâu quá để bây giờ trở thành khách lạ ngay trên quê hương của mình. Phải chăng đây cũng là một lời tạ lỗi của đứa con với người mẹ quê hương!
 Bài năm: “Phong Kiều dạ bạc”- Trương Kế.
 ( Tiết 34, tuần 9, lớp 7).
 Vài nét về tác giả: Trương Kế là một khách lãng du, gót chân ông đi gần khắp nước Trung Hoa. Và trên bước đường lãng du ấy, trong một khoảnh khắc ông đã viết bài “Phong Kiều dạ bạc” ( Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều:
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
 Giang phong ngư hoả đối sầu miên
 Cô tô thành ngoại Hàn Sơn tự
 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
 Vận dụng phương pháp cảm thụ và tiếp cận tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật, ta hướng dẫn học sinh khai thác tác phẩm trên các phương diện: Đề tài, cách sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối, yếu tố thời gian – không gian, trình tự bố cục của bài thơ.
 Đề tài: Bài thơ viết về đề tài khá quen thuộc đó tình yêu thiên nhiên.
 Nghệ thuật chính của bài thơ: Tác giả đặt sóng đôi giữa cái hư vô và cái thực tại trong yếu tố thời gian là màng đêm với ánh trăng tà,với chiếc quạ kêu sương, không gian là xóm bến. Cảnh sắc thanh u của xóm bến đã gợi lên nỗi sầu cô lữ . Và trong hoàn cảnh đó, thi nhân động lòng hạ bút làm nên một bài thơ xinh xắn trang nhã, đưa tiếng chuông chùa Hàn Sơn vọng mãi đến muôn đời.
 Hai câu đầu của bài thơ đặt trong một cảm giác siêu hình, hư vô. Cảnh không lạ, âm thanh không lạ nhưng khi đặt chúng bên cạnh nhau trong một câu thơ qua nét bút nhẹ nhàng thì cả một cảnh tượng tịch mịch lúc nữa đêm hiện về. Trăng là trăng tà, ánh sáng mờ ảo, quạ kêu sương rầu rĩ, âm thanh ấy được màng sương khoả lấp, một câu thơ mà đến ba cụm chủ vị không rõ ràng. Câu chữ rõ ràng nhưng nghĩa lại rất mông lung. Ba cảnh tượng thông qua ba giác quan cảm nhận: xúc giác, thính giác, thị giác rồi hoà vào làm một.
 Đến câu thơ thứ hai: có cây, có người nhưng cảnh càng thêm mông lung. Cảnh vật không rõ nét. Vòm cây bên sông (giang phong) có thể hiểu là do tên bến Phong Kiều gợi nên, cũng có thể hiểu là cây phong. Nó gợi cảm giác mùa thu lạnh lẽo, gợi niềm lữ khách tha hương. Giang phong ngư hoả: một tĩnh một động, một tối một sáng, một trên bờ sông một dưới lòng sông. Cảnh vật tự tách làm hai vế đối nhau rồi hướng về người lữ khách. Con người trong tình trạng dường như nửa ngủ, nửa thức, là trạng thái người lữ khách trong giấc ngủ buồn. Chữ đối (nghĩa là đôi) hàm ý là cùng với, sánh đôi với nỗi sầu mơ hồ, miên mang, chập chờn. Cảnh vật sánh đôi với nỗi sầu trong lòng người lữ khách.
 Hai câu thơ đầu mang cái không khí mông lung, huyền ảo của màng đêm, tình cảm thấm đượm trong bốn chữ “ chiếc quạ kêu sương” và bốn chữ “ sầu vương giấc hồ” càng tăng thêm chất tài hoa của lời thơ. Sầu vương là nỗi sầu mông lung mơ màng chứ không ray rứt dữ dội . Giấc hồ là giấc mộng hồ điệp của Trang Sinh đã thể hiện được trong giấc ngủ chập chờn.
 Hai câu thơ sau của bài, tiếng chuông chùa thong thả trong đêm tĩnh mịch chủ động tìm đến bầu bạn với người lữ khách cô đơn. Đó cũng có thể là tiếng chuông chùa tự lòng vọng ra trong tâm tưởng, đem lại sự bình yên thanh thản cho tâm hồn người lữ khách. Cảnh vật đã mơ hồ siêu hình thì tiếng chuông kia dù thực hay hư cũng đều đem lại cho lòng người sự yên tĩnh, làm cho thế giới mông lung đi lên một tầng cao mới nhưng không rời bỏ cuộc đời. Chính những giá trị ấy nên người ta công nhận Phong Kiều dạ bạc là một tuyệt phẩm của Đường thi. 
D. THAY LỜI KẾT
 Như trong phần lí do chọn đề tài đã từng nói: Cảm nhận thơ Đường, thơ Đường luật là một vấn đề khó; nhưng tổ chức, hướng dẫn để học sinh cảm nhận được nó lại là một vấn đề còn khó hơn. Nó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải công phu và thực nghiệm. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, có lòng yêu nghề, mến trẻ, bản thân tôi đã tự tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu tài liệu để từ đó đúc kết thành kinh nghiệm về phương pháp tiếp cận và cảm thụ các tác phẩm thơ Đường, thơ Đường luật. Dù sao đi nữa, đây cũng chỉ là một kinh nghiệm của cá nhân nên không thể nào tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong các thầy cô giáo và đồng nghiệp góp ý kiến chân thành để kinh nghiệm này hoàn hảo hơn!
 Tịnh Sơn, ngày 21 tháng 02 năm 2010.
 Ngöôøi thöïc hieän:
 Buøi Vaên An
 XAÙC NHAÄN CUÛA TRÖÔØNG THCS TÒNH SÔN:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tịnh Sơn, ngày tháng năm 2010.
 Hieäu tröôûng
 Voõ Vaên Laõnh. 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(6).doc