Quang Trung đại phá quân Thanh

Quang Trung đại phá quân Thanh

Đòn sấm sét làm bạt vía 29 vạn quân Thanh năm 1789.

Ngày 21 tháng 12 năm 1786, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở về việc quân Tây Sơn bỏ Thăng Long rút lui về Tam Điệp. Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lập tức thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Khi xuất quân, Quang Trung đã “tính sẵn phương lược” đánh quân thù, đó là hành quân thần tốc để giáng đòn bất ngờ sấm sét tiêu diệt đại quân Thanh.

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.

Những câu trên đây trích từ lời của Quang Trung hiệu triệu tướng sĩ tại Thanh Hóa, nói lên tư tưởng đánh tiêu diệt triệt để của người anh hùng áo vải. “Phương lược dã được tính sẵn” của Quang Trung, trước hết là đáp ứng với yêu cầu đánh nhanh, thắng nhanh.

 

doc 8 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Quang Trung đại phá quân Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH
Đòn sấm sét làm bạt vía 29 vạn quân Thanh năm 1789.
Ngày 21 tháng 12 năm 1786, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở về việc quân Tây Sơn bỏ Thăng Long rút lui về Tam Điệp. Ngày hôm sau, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lập tức thống lĩnh đại quân Tây Sơn tiến ra Bắc. Khi xuất quân, Quang Trung đã “tính sẵn phương lược” đánh quân thù, đó là hành quân thần tốc để giáng đòn bất ngờ sấm sét tiêu diệt đại quân Thanh.
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Những câu trên đây trích từ lời của Quang Trung hiệu triệu tướng sĩ tại Thanh Hóa, nói lên tư tưởng đánh tiêu diệt triệt để của người anh hùng áo vải. “Phương lược dã được tính sẵn” của Quang Trung, trước hết là đáp ứng với yêu cầu đánh nhanh, thắng nhanh.
Những mối lo lớn và tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Huệ
Vào cuối năm 1788, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ còn có hai mối lo lớn: nội bộ phong trào Tây Sơn đã có những rạn nứt sâu sắc trong quan hệ giữa Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Với sự nhìn nhận chiến lược thiển cận và tâm trạng đa nghi, hẹp hòi, Nguyễn Nhạc tỏ ra muốn hạn chế quyền hạn và ảnh hưởng của Nguyễn Huệ. Tính quyết đoán, năng động sôi nổi với tầm nhìn chiến lược rộng rãi sâu sắc của Nguyễn Huệ đã ngày càng làm cho Nguyễn Nhạc lo lắng.
Mặt khác, thừa cơ Nguyễn Huệ đang bận giải quyết những vấn đề chính trị và quân sự phức tạp ở Đàng Ngoài, trong khi Nguyễn Lữ tỏ ra bất tài, Nguyễn Ánh đã thu thập tàn quân đánh chiếm lại Gia Định. Với tầm nhìn sâu xa của mình, Nguyễn Huệ đã thấy lực lượng của Nguyễn Ánh như là “quân thù” nguy hiểm vì đằng sau chúng còn có những lực lượng “Tây Dương” tức thực dân Pháp.
Riêng về Bắc Hà, theo sau đại quân Thanh là bè lũ Lê Chiêu Thống có thể tăng cường lực lượng quân ngụy và khôi phục bộ máy cai trị cũ của triều Lê nhằm phục vụ cho quân Thanh. Mặt khác, theo thời gian, đạo quân Thanh có thể tổ chức, xây dựng hệ thống phòng ngự lâm thời của chúng tại Bắc Hà, tạo thành bàn đạp chiến lược để chuẩn bị tiến đánh xuống phía Nam.
Triều Thanh dưới quyền thống trị của Kiền Long đang ở vào thời kỳ cường thịnh. Đế quốc Thanh mở rộng biên cương đến tận Ngoại Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng. Tiềm lực triều Thanh lớn lao, khí kiêu của Kiền Long ngùn ngụt. Như vậy, để dập nát ý chí xâm lược của kẻ thù, phải đánh những đòn tiêu diệt khiến cho bọn chủ mưu ngự trị tại Yên Kinh phải kinh hồn, bạt vía.
Từ Phú Xuân, tầm nhìn chiến lược của Quang Trung bao quát từ Thăng Long, đến Gia Định, toàn bộ lãnh thổ đất nước ta từ Bắc chí Nam, thấu suốt đến tận Yên Kinh và đến tận phương Tây – nơi xuất phát của chủ nghĩa thực dân đang dòm ngó đất nước ta.
Xét từ bối cảnh tình hình trong nước và ngoài nước vào thời đó, phương lược tiến đánh của Quang Trung phải nhằm giải quyết yêu cầu tiêu diệt triệt để và nhanh chóng quân Thanh xâm lược. Yêu cầu của tình hình thích ứng với sở trường trong thiên tài quân sự Nguyễn Huệ; hai nhân tố này tác động lẫn nhau, tạo nên cơ sở cho kế hoạch tác chiến của Quang Trung nhằm đại phá quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy.
Tôn Sĩ Nghị: thua vì thiển cận và chủ quan
Ngày 15 tháng 1 năm 1789, đại quân Tây Sơn tập kết tại Tam Điệp. So sánh lực lượng lúc ấy, quân Thanh có khoảng 29 vạn; đại quân Tây Sơn (sau khi được bổ sung trên đường hành quân tại Nghệ An, Thanh Hóa) có khoảng 10 vạn. Phía quân Thanh lúc ấy có kỵ binh với hàng vạn ngựa, được trang bị cả pháo đặt trên các bờ lũy, các đồn. Phía quân Tây Sơn được trang bị loại hỏa hổ khá lợi hại và có đoàn voi chiến trên 100 con.
Tôn Sĩ Nghị chiếm ưu thế lớn về quân số. Nhưng có những nhược điểm tất yếu của một đạo quân xâm lược: lực lượng bị phân tán trên không gian chiếm đóng, trước hết trên các trục đường giao thông nối liền Thăng Long với hậu phương của chúng; tiếp đấy là bị phân tán trên hệ thống tuyến phòng giữ lâm thời, bị chia thành cụm đóng quân – dù rằng các cụm đó được nối với nhau trong một thế trận liên hoàn có thể tiếp ứng cho nhau. Đã bị phân tán thành cụm thì mỗi cụm có thể bị tiến công, có thể bị tiêu diệt từng cụm một.
Có thể nói, ưu thế về quân số của quân Thanh dã vấp phải mâu thuẫn tập trung và phân tán. Bị nhân dân ta chống cự lại, chúng vừa phải chống giữ cả phía trước mặt lẫn hai bên sườn và phía sau lưng. Các cụm đóng quân của chúng dù không cách xa nhau nhiều nhưng vẫn ở vào thế bị cô lập, chơ vơ, bị các xóm làng của ta bao bọc, chia cắt. Về mặt thế trận bố trí lực lượng, quân Thanh không thể tránh được nhiều kẽ hở, nhiều đoạn yếu để có thể bị đẩy vào thế đối phó bị động khi bị đối phương tiến công.
Bên cạnh quân Thanh, còn có đạo quân ngụy của Lê Chiêu Thống với quân số vài vạn tên. Tuy nhiên, đây chỉ là một đạo quân ô hợp, theo đóm ăn tàn, tập hợp từ những tàn quân của họ Trịnh, mang sẵn mặc cảm khiếp sợ quân Tây Sơn.
Như vậy, nhìn về thế đất của Tổ quốc, tại khu vực đại quân Thanh chiếm đóng từ thành Thăng Long đến các vùng xung quanh, nhân tố không gian không phải dễ dàng nằm dưới sự chi phối của Tôn Sĩ Nghị. Đúng là tên tướng Thanh có trong tay 20 vạn quân, nhưng số lượng đó bị chia thành từng mảnh để đóng rải trên một khu vực chiếm đóng rộng rãi mà trên thực tế chúng chưa kiểm soát được nhân dân trong vùng.
Về thời gian chiến lược, khi đại quân Tây Sơn đã tập kết tại Tam Điệp thì cũng vừa vào dịp tháng Chạp ta – Tết Kỷ Dậu đã hiện ra trước mắt – Tôn Sĩ Nghị lại vừa chiếm được Thăng Long một cách dễ dàng. Dưới con mắt của nhà Thanh, đại quân Thanh ở vào thế tiến công, thế của “thiên triều” đem quân đi hỏi tội Nguyễn Huệ. Còn về phía Tây Sơn thì bị đặt vào thế kẻ chống đỡ. Tâm lý của quân Thanh lúc đó là tận hưởng các lạc thú trên đất mà chúng đang chiếm đóng.
Chính vì thế, vào thời điểm cụ thể này, chịu tác động của phong tục tập quán đối với tâm lý, Tôn Sĩ Nghị, vốn không phải một danh tướng mà chỉ là tổng đốc Lưỡng Quảng, tất nghĩ đến việc cho đại quân Thanh nghỉ ngơi ăn Tết linh đình rồi sau Tết mới xuất quân.
Khi tên Việt gian Lê Quýnh xin tiến quân nhanh, Tôn Sĩ Nghị đã hóm hỉnh trả lời: “Việc gì mà phải vội vã như vậy ? Ví như thò tay lấy đồ vật ở trong túi, đến sớm thì lấy sớm, đến muộn thì lấy muộn đó mà thôi. Bây giờ đã sắp hết năm, đại quân xa xôi đến đây, cần phải nghỉ ngơi không nên đánh vội”.
Thế là Tôn Sĩ Nghị đã để yếu tố thời gian chiến lược tuột khỏi tay mình, chuyển thời gian tác chiến thành thời gian hưởng thụ cho toàn đại quân Thanh. Từ ngày tiễn táo quân, tướng và binh sĩ Thanh đã “ngày càng chơi bời, tiệc tùng, không để ý gì đến việc quân mặc cho quân lính các đồn tự tiện bỏ cả đội ngũ đi lại lang thang không còn có kỷ luật gì cả”. Còn bọn bù nhìn Lê Chiêu Thống thì “làm lễ phong ấn” (tức là cái ấn nghỉ việc ăn Tết) vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, các quan cùng quân lính cũng đều cho phép nghỉ mười ngày để cùng vui xuân.
Thế là về phía quân Thanh, nhân tố thời đã chi phối chặt chẽ hai nhân tố lực và thế.
Về thế, các cụm quân co lại trong vòng doanh trại, châu đầu trong các bàn tiệc, bãi cờ bạc, tổ chức bị xé lẻ thành những cá nhân say sưa lúy túy, “ngọn cờ nghiiêng ngả, trống canh trễ tràng”. Khói pháo, men rượu, máu mê bài bạc đã làm cho quân Thanh rệu rã cả về tinh thần, thể xác lẫn đội ngũ. Thế trận của chúng co lại, dễ trở thành đứt đoạn và chơi vơi từng quãng, từng cụm.
Với đại quân Thanh, ba yếu tố lực, thế, thời không được kết hợp với nhau mà chống đối lại nhau trong bối cảnh chiến lược được tạo ra từ những điều kiện khách quan đến những quyết định và hành động chủ quan của phía Tôn Sĩ Nghị.
Ở đây, yếu tố thời trong những ngày Tết Kỷ Dậu nổi bật lên như một tử huyệt của đại quân Thanh. Nếu vào những ngày thường, khi một nơi nào trong tuyến phòng thủ của quân Thanh bị tiến công, các nơi khác có thể được điều động để ứng cứu kịp thời thì vào những ngày Tết, toàn bộ lực lượng lại cùng lâm vào “cơn say” Tết, không ở vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu để có thể phản ứng nhanh chóng và nhạy bén.
Cái thế trận mà Tôn Sĩ Nghị đã bỏ nhiều công phu xây dựng từ vòng đai chung quanh Thăng Long đến sông Gián Khẩu không là chỗ dựa vững chắc cho lực lượng đại quân Thanh mà lại phơi bày những chỗ yếu, những sơ hở chí tử của chúng.
Kế hoạch tác chiến chặt chẽ của Quang Trung
Tất cả những yếu tố chiến lược trên đây đã nằm gọn trong “phương lược đã được tính sẵn” , trong những tính toán chiến lược của Quang Trung ngay từ khi xuất quân tại Phú Xuân và được hoàn chỉnh dần trên đường hành quân đến Tam Điệp qua những tin tức được thu thập kịp thời và tài quan sát nhạy bén. Sự đánh giá tình hình đúng đắn, chính xác của Quang Trung về tương quan địch, ta khi người anh hùng áo vải đã đến Tam Điệp là cơ sở cho kế hoạch tác chiến tài tình của ông nhằm tiêu diệt gọn đại quân Thanh trong thời điểm những ngày Tết Kỷ Dậu.
Nhằm thực hiện mục tiêu tiêu diệt toàn bộ đại quân Thanh trong một thời gian ngắn vài ngày, Quang Trung giành lấy hai nhân tố không gian và thời gian chiến lược về phía mình, tạo thành lợi thế, nâng sức mạnh của phía Tây Sơn lên gấp bội, đẩy sức mạnh của phía quân Thanh tụt xuống nhiều lần, chuyển hóa tương quan lực lượng có lợi về phía Tây Sơn, qua một kế hoạch tác chiến vượt xa khả năng dự toán thiển cận của Tôn Sĩ Nghị.
Quang Trung chia đạo quân làm 5 đạo, với những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Đạo quân chủ lực đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, gồm có bộ binh, tượng binh, kỵ binh với Đại tư mã Ngô Văn Sở, Nội hầu Phan Văn Lân chỉ huy Tiên phong, Hám hổ hầu Chiêu Viễn tướng quân là người đã từng chiêu tập hàng vạn tân binh ở Thanh Nghệ, đốc xuất hậu quân làm đốc chiến. Đạo quân chủ lực này là cánh chính binh đánh thẳng vô mặt vào mặt trận chính của quân Thanh trên dường phía Nam kinh thành Thăng Long.
- Đạo quân thứ hai do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy được xem là cánh kỳ binh, lực lượng tuy không nhiều nhưng cơ động nhanh chóng, thực hiện cách đánh tạt ngang sườn. Từ Tam Điệp, đạo quân này hành quân theo đường thượng đạo, từ Nho Quan, xuyên qua Mỹ Đức (Hà Tây), đến Nhân Mục (Mọc, nay thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội) để bất ngờ ập xuống bao vây tiêu diệt đạo quân Sầm Nghi Đống đóng ở Đống Đa, ra qua cửa Tây Nam (Ô chợ Dừa – Đống Đa, Hà Nội) thọc sâu vào tận cung Tây Long, chỉ huy sở của Tôn Sĩ Nghị bên bờ sông Hồng.
- Đạo quân thứ ba do Đô đốc Bảo chỉ huy, đi theo đường Sơn Minh (huyện Ứng Hòa, Hà Tây) ra làng Đại Áng, phía Tây Nam đồn Ngọc Hồi, để phối hợp với đạo quân chủ lực, tiến công Ngọc Hồi.
- Đạo quân thứ tư là đạo quân thủy do Đô đốc Tuyết chỉ huy, có nhiệm vụ vượt biển tiến vào sông Lục Đầu, tiêu diệt quân cần vương của Lê Chiêu Thống ở Hải Dương rồi tiến lên uy hiếp sườn phía Đông của đại quân Thanh đóng tại Thăng Long.
- Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy, cũng theo đường thủy tiến vào sông Lục Đầu rồi tiến đến các hạt Phượng Nhãn, Lạng Giang, Yên Thế để chặn đường chạy về của quân Thanh. Quang Trung đã tính toán: “Người Thanh nghe tin ta ra Bắc, tất sẽ tập trung hết quân tinh nhuệ xuống phía Nam giữ Thượng Phúc, Phú Xuyên, còn một dải Kinh Bắc phòng ngự ắt yếu. Ta sẽ xuất kỳ bất ý chia quân chẹn ở Thái (Nguyên) Lạng (Sơn)”.
Cách bố trí thế trận tác chiến như trên biểu lộ rõ rệt ý định của Quang Trung. Tiêu diệt triệt để toàn bộ đại quân Thanh trong một trận quyết chiến chiến lược. Lợi dụng thời cơ dịp tết Kỷ Dậu, phát hiện những sơ hở trong tuyến phòng thủ của địch, Quang Trung tập trung lực lượng giáng đòn sấm sét bất ngờ vào khâu then chốt trong hệ thống phòng thủ của địch tức là đồn Ngọc Hồi, đồng thời tung đạo kỳ binh lợi hại điểm thẳng vào tử huyệt của đại quân Thanh tức là đồn Khương Thượng dẫn đến cung Tây Long, chỉ huy sở của Tôn Sĩ Nghị.
Sau khi đã hình thành thế bao vây chặt chẽ các mặt, Quang Trung đã quyết tâm tiêu diệt sạch sành sanh cánh quân Thanh do Hứa Thế Hanh chỉ huy.
Cách đánh linh hoạt, tài tình
Ở đây, nổi bật lên cách đánh linh hoạt tài tình của Quang Trung. Với những động tác chuẩn bị và tính toán kỹ lưỡng, đạo quân chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy đã đột phá mãnh liệt vào đồn Ngọc Hồi. Trong đợt đột phá này, ông đã kết hợp voi chiến, hỏa hổ với những tấm mộc quấn các bện rơm tẩm ướt che chở cho các đội dũng sĩ xung kích khi tiếp cận; dùng sức mạnh lợi hại của công cụ đánh thành kết hợp với tinh thần dũng cảm vô song của quân Tây Sơn.
Sự xuất hiện của quân Tây Sơn làm cho quân Thanh tại đồn Ngọc Hồi khiếp đảm. Đó chính là lúc bọn chúng vừa hoang mang trước sự xuất hiện bất ngờ của đại quân Tây Sơn vừa kinh hoàng rệu rã trong tình trạng nửa tỉnh nửa say của cuộc truy hoan Tết Kỷ Dậu. Quả đấm thôi sơn đó đủ sức đập nát vụn một quãng lũy che chở đồn Ngọc Hồi để cho đạo quân chủ lực Tây Sơn ào ào xông qua đột phá khẩu, tràn vào đồn như nước lũ. Chỉ còn giày xéo lên nhau mà chạy cũng đủ làm cho một bộ phận của quân Thanh trong đồn Ngọc Hồi mất mạng.
Xét về tương quan lực lượng hai bên thì tổng quân số quân Thanh tại khu vực Thăng Long là khoảng 29 vạn, còn đại quân Tây Sơn do Quang Trung thống lĩnh chỉ khoảng 10 vạn. Riêng trong trận Ngọc Hồi, cánh quân chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy cộng với cánh quân do Đô đốc Bảo chỉ huy có quân số khoảng từ 6 đến 7 vạn trong khi cánh quân của Hứa Thế Hanh tại Ngọc Hồi có quân số khoảng 3 vạn.
Thế là so về tổng quân số, phía ta chỉ bằng 1 phần 3 địch nhưng tại điểm mà phía ta chọn làm điểm quyết chiến, quân số của ta gấp đôi phía địch, cộng với các yếu tố bất ngờ, tinh thần dũng cảm, tài trí chiến đấu, tính lợi hại của phương tiện chiến đấu như voi chiến, hỏa hổ v.v ưu thế lại được nhân lên gấp bội.
Quang Trung đã thực hiện tài tình nguyên tắc tập trung lực lượng để thực hiện mục tiêu đánh tiêu diệt. Tiến công mãnh liệt ở chính diện đồng thời mở sẵn cho quân địch một con đường thoát dẫn chúng đến một cái bẫy đã được chuẩn bị từ trước để chờ chúng, là Đầm Mực do Đô đốc Bảo chỉ huy. Quang Trung đã bày bố một thế trận kỳ diệu để nắm vững quyền chủ động điều địch từ đầu đến khi kết thúc trận đánh.
Trong trận Ngọc Hồi, để thực hiện cách đánh tiêu diệt sạch sành sanh quân địch, các yếu tố tiến công bất ngờ, đột phá mãnh liệt, bao vây nhiều vòng từ vòng trong hẹp đến đến vòng ngoài rộng, điều động địch hành động theo đúng ý định ta đã ăn khớp với nhau nhịp nhàng theo đúng như sự sắp xếp, bài binh bố trận của Quang Trung.
Như vậy là, ngay từ trận Ngọc Hồi, Quang Trung đã thực hiện được nghệ thuật hành binh cơ động thần tốc để tạo ra bất ngờ. Trong bất ngờ, thực hiện tiến công mãnh liệt làm cho kẻ thù càng bất ngờ thêm. Bất ngờ trước làm tiền đề và điều kiện để tạo ra bất ngờ sau, khiến cho kẻ thù lâm vào tình trạng hoảng loạn, rụng rời liên miên từ sau từ những tiếng hò reo vang dậy và tiếng trống thúc xung trận đầu tiên. Bất ngờ tiến công mãnh liệt, bao vây chặt chẽ dẫn đến tiêu diệt hoàn toàn kẻ thù, thật là những yếu tố tiêu biểu trong nghệ thuật quân sự của Quang Trung.
Nếu cuộc tiến công đồn Ngọc Hồi diễn ra ồ ạt như cơn lốc gây bất ngờ hoang mang tột độ cho kẻ địch thì việc cánh kỳ binh do Đô đốc Đặng Tiến Đông tiêu diệt đồn Khương Thượng lại là tiếng sét đánh ngang tai Tôn Sĩ Nghị, khiến cho hắn chỉ kịp than mấy tiếng: “Thật như tướng từ trên trời rơi xuống, binh từ dưới đất chui lên”, để rồi “Người chưa kịp mặt áo giáp, ngựa chưa kịp đặt yên”, cùng vài tên tùy tùng chạy qua cầu phao sang bên kia bờ sông Hồng, rồi sai chặt đứt cầu phao bỏ rơi lại đám tàn quân và hàng nghìn tên chết đuối.
Trong số 29 vạn quân Thanh, chỉ còn lại vài nghìn tên chạy được về nước. Như thế, toàn bộ đạo quân Thanh sang xâm lược nước ta đã bị tiêu diệt gọn trong những trận đánh thực sự chỉ diễn ra trong vòng hơn hai ngày: mồng ba, mồng bốn và sáng mồng năm Tết Kỷ Dậu. Quả thật, đây là một trong những trận đánh tiêu diệt kỳ diệu trong lịch sử chiến tranh trên thế giới.
Mục tiêu đánh tiêu diệt của Quang Trung không chỉ nhằm tiêu diệt đạo quân xâm lược, kết thúc cuộc chiến tranh đang diễn ra mà còn nhằm lập lại hòa bình lâu dài giữa hai nước, Quang Trung đã đánh một trận để:
Sửa hòa hiếu giữa hai nước,
Tắt muôn đời chiến tranh.
Cảnh tượng cả một đạo quân hùng hậu của “thiên triều” bị tiêu diệt trong chớp nhoáng chỉ bằng một đòn sấm sét của đối phương tất làm cho cả triều đình nhà Thanh kinh hoàng. Ý chí xâm lược của một Hoàng đế Trung Hoa kiệt hiệt như Kiền Long bị bẻ gãy. Chịu tác động mạnh mẽ của hai nhân tố lực lượng và ý chí trên đây, cách xử sự hợp lý của Kiền Long là bãi binh và nối lại bang giao bình thường với nước ta.
Kết thúc thắng lợi chiến tranh bằng tiêu diệt triệt để quân địch trên chiến trường cũng là mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo về ngoại giao. Sau đó Kiền Long tỏ ra rất tôn trọng Quang Trung. Thiên tài của Quang Trung thật toàn diện. Ngay trước khi ra lệnh cho đại quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu vào đêm 30 Tết, Quang Trung đã ra lệnh cho Ngô Thì Nhậm chuẩn bị sẵn các văn kiện ngoại giao để sau chiến thắng sẽ gửi cho Kiền Long, mở ra cho tên Hoàng đế Trung Hoa một con đường thoát khỏi bế tắc về sĩ diện.
Chính vì đại quân Thanh “nhất luân bất phản, phiến giáp bất hoàn” nên Kiền Long mới tiếp một Quang Trung “giả” tại Yên Kinh với đầy đủ nghi lễ long trọng. Và từ đấy, quan hệ bình thường đã diễn ra giữa hai nước trong hàng trăm năm sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docquang_trung_dai_pha_quan_thanh.doc