Rèn luyện kỹ năng làm văn cho đối tượng học sinh có năng khiếu

Rèn luyện kỹ năng làm văn cho đối tượng học sinh có năng khiếu

A.MỞ ĐẦU:

I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến lược giáo dục là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia.Bởi lẽ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế,phát triển xã hội,bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước,là động lực để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,nâng cao đời sống của nhân dân,rút ngăn khoảng cách kinh tế giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 Ngay từ rất sớm ông cha ta đã khẳng định vai trò rất to lớn của giáo dục nói chung và nhân tài nói riêng:"những người tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với chính thể,khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ và phồn vinh,khi yếu tố này kém đi thì quyền lực của đất nước bị suy thoái.Những người tài giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước".(Bia đầu tiên Quốc Tử Giám -Hà Nội).

 Bước vào thế kỷ XXI ,thế kỷ của văn minh trí tuệ,nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của xã hội .Chiến lược nhân tài là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm.ý thức sâu sắc điều đó,nghị quyết đại hội BHCTW Đảng khóa VIII lần II đã khẳng định :"Giáo dục là quốc sách hàng đầu"và "nguồn lực con người là điều kiênh cơ bản để đất nước ta đi lên CNH-HĐH ".Đặc biệt là "Những con người tài năng ".

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kỹ năng làm văn cho đối tượng học sinh có năng khiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Mở đầu:
I: lí do chọn đề tài
Chiến lược giáo dục là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược phát triển con người của mỗi quốc gia.Bởi lẽ,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế,phát triển xã hội,bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước,là động lực để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,nâng cao đời sống của nhân dân,rút ngăn khoảng cách kinh tế giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 Ngay từ rất sớm ông cha ta đã khẳng định vai trò rất to lớn của giáo dục nói chung và nhân tài nói riêng:"những người tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với chính thể,khi yếu tố này dồi dào thì đất nước phát triển mạnh mẽ và phồn vinh,khi yếu tố này kém đi thì quyền lực của đất nước bị suy thoái.Những người tài giỏi có học thức là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước".(Bia đầu tiên Quốc Tử Giám -Hà Nội).
 Bước vào thế kỷ XXI ,thế kỷ của văn minh trí tuệ,nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của xã hội .Chiến lược nhân tài là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm.ý thức sâu sắc điều đó,nghị quyết đại hội BHCTW Đảng khóa VIII lần II đã khẳng định :"Giáo dục là quốc sách hàng đầu"và "nguồn lực con người là điều kiênh cơ bản để đất nước ta đi lên CNH-HĐH ".Đặc biệt là "Những con người tài năng ".
 Là một giáo viên dạy văn ,được phân công chịu trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi về môn Ngữ Văn trong trường.Nhận thức được vai trò ,ý nghĩa ,tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước và nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy ,học trong nhà trường.nên tôi đã chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu.
 II.nhiệm vụ nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm tập trung vào hai nhiệm vụ cơ bản sau :
-Xác định cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn ở trường THCS .
-Dề xuất và lí giải một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ Văn ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
 III.đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi thuộc môn Ngữ Văn ở trường THCS Hoằng Châu từ năm 2004-2006.
 IV.Phương pháp nghiên cứu.
 Sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng hai phương pháp cơ bản sau:
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận .
-Phương pháp thực tiễn ,khảo sát ,điều tra.
V.thời gian nghiên cứu.
-Từ 10 tháng 3 đến 20 tháng 3 năm 2006 chọn đề tài-lập kế hoạch nghiên cứu
-từ 21 tháng 3 đến 24 tháng 4 thu thập và sử lí thông tin,lập đề cương.
-từ 25/4 đến 12/5 viết bản thảo.
-từ 13/5 đến 15/5/2006 hoàn thành đề tài.
b: Nội dung.
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, là lời hay, ý đẹp, là thế giới hình tượng, đa dạng và phong phú mà các nhà văn, nhà thơ gửi gắm vào các tác phẩm của mình. Học sinh có năng khiếu văn, có thể giỏi văn, có thể trở thành nhà văn, nhà thơ nếu biết trau dồi năng khiếu và được bồi dưỡng kịp thời, có năng khiếu mà không được bồi dưỡng, trau dồi thì dần dần sẽ bị thui chột đi, tài năng không được phát huy, thậm chí mất hẳn.
Bản thân tôi là người rất yêu nghề, yêu trẻ, tôi muốn mang tất cả những gì đã được học, đã tícch luỹ được để truyền đạt lại cho học sinh với mong muốn giúp các em có khiếu trở thành những học sinh giỏi văn.
Tôi luôn tự trau dồi kiến thức và kinh nghiệm cho mình tìm tòi nghiên cứu tài liệu, học hỏi bạn bè, động nghiệp và nhất là những người đi trước.
Được sự động viên của bạn bè đồng nghiệp, những người đã có kinh nghiệm nhất là từ phía học sinh, chính điều này đã thôi thúc tôi làm những gì mà mình mơ ước.
Về phía học sinh: Tuy không phải là học sinh trường chất lượng cao nhưng bản thân các em cũng có một chút năng khiếu văn chương, kết hợp với sự cần cù, chăm chỉ, chịu học hỏi.
Gia đình học sinh cũng tạo cho các em về mọi mặt đặc biệt là về mặt thời gian để các em có điều kiện học thêm ngoài giờ chính khoá.
Bản thân tôi là giáo viên mới ra trường nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy nhất là đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
Về phía học sinh: Các em nhiều khi chưa thực sự cố gắng, kiến thức hẹp, khả năng diễn đạt còn hạn chế.
Về phía nhà trường: Hầu như không có tài liệu cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn.
Để vươn tới các đích là học sinh giỏi văn không phải là việc dễ. Đó là cả một quá trình rèn luyện về mọi mặt kết hợp với năng khiếu văn chương vốn có.Một học sinh giỏi văn là phải có kiến thức văn chương sâu rộng, có đầu óc quan sát tinh tế, tưởng tượng dồi dào và đặc biệt là phải biết dùng kiến thức của mình để viết được một bài văn hay.
Vậy như thế nào là một bài văn hay?
- Viết hay là viết cho đúng: Yêu cầu trước tiên của bài văn hay là phải viết đúng. Có 6 cái đúng yêu cầu người viết phải đảm bảo không để sai hay thiếu một cái nào. Đúng đầu đề, đúng thể loại, đúng ngôn ngữ, đúng kiến thức, đúng phương pháp, đúng lập trường.
- Viết hay là phải viết cho sâu.
Viết hay đòi hỏi một yêu cầu quan trọng nữa là phải viết cho sâu sắc. Những nhận xét và những ý tứ nêu lên mà chỉ bình thường đơn giản, chỉ nói một cách chung chung thì chẳng có thú vị gì. Những bài viết như vậy người ta gọi là nông cạn và hời hợt. Mặc dù trình bầy đúng quy cách, lời lẽ trơn tru, không sai ngữ pháp, đôi khi cũng có sự gọt dũa công phu vào đấy nhưng thực ra cũng không bổ ích gì, cho nên muốn bài văn hấp dẫn phải có ý tứ sâu xa.
- Viết văn là phải viết cho hay:
Một yêu cầu nữa cho một bài văn hay là viết là văn phải viết cho hay. Viết sâu mới chỉ chứng tỏ anh là người thấu đáo, có tài năng phát hiện, viết đúng mới chỉ chứng tỏ học sinh là người có kiến thức vững vàng. Nhưng viết văn là phải mang đến cho người đọc sự rung động, sự say sưa, viết sao cho bài của mình có hình ảnh, có mầu sắc âm điệu, lột tả được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm.
Với những yêu cầu như thế thì giáo viên phải bồi dưỡng như thế nào để các em nắm vững kiến thức cơ bản, hiểu được cảm nhận, cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học một cách chính xác, từ đó biết diễn đạt, trình bày suy nghĩ cảm nhận của mình một cách ngắn gọn, logic, mạch lạc...
Qua trình bầy giảng dạy và bồi dưỡng tôi rút ra được một số kinh nghiệm đáng kể, bên cạnh các yêu cầu khác, một bài văn của học sinh giỏi là phải viết cho hay. Vì vậy trong quá trình rèn luyện cho học sinh các kỹ năng khác (Như: xác định thể loại, viết đúng phương pháp và biết phát hiện...) tôi đặc biệt chú trọng rèn luyện các kỹ năng giúp các em viết được một bài văn hay.
Để giúp các em có được bài văn hay, tôi chú trọng bồi dưỡng cho các em những kỹ năng sau:
1) Phải có được một vốn từ ngữ phong phú:
Bài văn hay là bài có vốn từ dồi dào và được sử dụng một cách chính xác. Có vốn từ vựng dồi dào thì các em mới có thể lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác để gây ấn tượng hoặc cảm giác sâu sắc cho người đọc. Chẳng hạn đoạn văn sau đây của Nguyễn Tuân nhận xét về truyện "Tắt đèn" (Ngô Tất Tố).
"Tắt đèn không khác gì một cái lòng chảo đã nguội đi, đã váng đọng lại một thứ bùn lưu niên, trên đó vằng lên một số sinh vật. Sinh vật Nghị Quế chồng, sinh vật Nghị Quế vợ mà lòng tham đã biến hết tính người. Sinh vật lý trưởng và lũ sai nha đốc thuế đã toang hoang đi trong cái tâm của con người và trong cái sa mạc nhân tâm đó, không còn một tia nước nguồn thương nào cả..." 
Những từ ngữ như vậy khi đọc ta phải giật mình. Viết hay là phải viết như thế.
Để giúp cho các em có vốn từ ngữ phong phú, giáo viên mở rộng, nâng cao vốn từ vựng của người học sinh qua các giờ Tiếng việt, qua sách báo, tục ngữ, ca dao, qua từ điển tiếng việt, trong giao tiếp hàng ngày.
2) Viết câu phải linh hoạt.
Một bài văn hay là một bài văn biết sử dụng các loại câu một cách linh hoạt. Tức là khi nào dùng câu ngắt, khi nào dùng câu dài, khi nào dùng câu nghi vấn... để diễn đạt một cách có hiệu quả nhất những suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn chương. Để rèn luyện kỹ năng này cho học sinh giáo viên phải bồi dưỡng cho học sinh nắm chắc được các loại câu và tác dụng của nó thông qua các giờ tiếng việt, thông qua việc chấm, trả bài, đặc biệt là thông qua cách giao tiếp, khi học sinh nói giáo viên cũng nên rèn luyện cách dùng câu.
3) Viết văn phải giàu hình ảnh: 
Bởi vì chỉ dùng hình ảnh mới dựng lên được những bức tranh cụ thể, sinh động, giúp người đọc cảm nhận được cuộc sống, con người, sự vật, sự việc trong tác phẩm.
Để làm bài văn có hình ảnh, giáo viên rèn luyện cho học sinh các phép so sánh, liên hệ, đối chiếu, dựng cảnh... muốn phân tích được tác dụng sâu xa của hình ảnh nghệ thuật, thì ta phải tìm cách tưởng tượng ra nhiều cảnh xa, cảnh gần để bắt người đọc phải sống lại với quá khứ và hiện tại.
4) So sánh văn học:
Trong khi làm văn người viết cần phải vận dụng so sánh văn học như để làm nổi bật vấn đề, làm cho bài văn phong phú, sinh động, giầu hình ảnh, hấp dẫn người đọc.
Vận dụng biện pháp so sánh văn học, một mặt để làm sáng tỏ được vấn đề, mặt khác chứng tỏ người viết có kiến thức phong phú, rộng rãi (Ví dụ: phân tích hình ảnh Người phụ nữ trong " Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương. Học sinh cần liên hệ, so sánh với hình ảnh người phụ nữ trong "Truyện Người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ, hay với truyện Kiều của Nguyễn Du...)
Như vậy có nghĩa là học sinh phải có kiến thức văn học phong phú để rèn luyện khả năng này giáo viên bồi dưỡng cho học sinh nhiều tác phẩm khác ngoài chương trình. Điều đó cũng có nghĩa là đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức sâu rộng. Qua các bài của học sinh giáo viên chỉ ra cho học sinh biết cần phải so sánh như thế nào, so sánh với cái gì, ...?.
Song so sánh là để cho bài văn hay hơn, phong phú hơn chứ không là để phô trương, mất trọng tâm.
5) Nghệ thuật bắt chước để giỏi văn.
Bắt chước ở đây không có nghĩa là đọc văn của người khác rồi ăn cắp lời, cắp ý làm thành văn của mình, ở đây bắt chước là sự học hỏi, phải biết chọn đúng lúc, đúng thời cơ, phải nắm bắt được cái hay của người khác, lấy cái hay đó đặt đúng chỗ của mình để làm cho văn mình hay hơn. Như bắt chước như vậy cũng là một sự sáng tạo.
Rèn luyện kỹ năng này giáo viên cho học sinh đọc nhiều bài văn hay, bài văn mẫu để các em biết cách làm bài, biết xây dựng, tạo hình cho bài văn của mình.
6) Lập luận chặt chẽ, Logíc.
Một bài văn hay là một bài văn cứ sự lập luận chặt chẽ, logíc và kín kẽ. Để làm tốt được điều này giáo viên cần rèn cho học sinh cách lập luận với những luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Học sinh phải biết lập luận như một cuộc đối thoại ngầm, lập đi lập lại một vấn đề. Biết sử dụng dẫn chứng kết hợp với lý lẽ trong lập luận giáo viên tự rèn luyện cho học sinh cách lập luận chong những bài làm văn cụ thể và cả trong những giờ văn tập miệng.
7) Giảng văn phải có sức biểu cảm.
Một bài văn nói chung, người viết bao giờ cũng thể hiện thái độ tình cảm, tư tưởng của mình trước một vấn đề mình quan tâm qua bài văn người đọc nhận ra được người viết đang tán thành hay phản đối, ca ngợi hay châm biếm, buồn hay vui...
Trong quá trình viết văn, giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh luôn phải thể hiện tình cảm riêng của mình trước mỗi vấn đề, nhân vật, uốn nắn cho học sinh không nên chỉ dùng một loại thao tác tư duy vì đó là một cách để bài văn có giọng văn sinh động, phong phú.
III: Kết quả.
ý thức, tầm quan trọng việc rèn luyện cho học sinh làm được một bài văn hay, bản thân tôi và học sinh đã cùng nhau cố gắng. Qua quá trình bồi dưỡng, rèn luyện một số em học khá môn văn tôi thấy bài viết của các em đã có nhiều tiến bộ đáng kể và trong một đợt thi học sinh giỏi lớp 7 năm học (2004 - 2005) một học sinh do tôi bồi dưỡng đã đạt giải nhì (thi huyện). Kết quả trên tuy chưa được mĩ mãn song đó là điều mà tôi cần phát huy trong công tác giảng dạy.
IV: Kết luận.
Là một người giáo viên nhất là giáo viên dạy văn thì phải ý thức được dạy văn là dạy người. Chính vì vậy nếu không yêu văn học thì chúng ta sao có thể dạy học sinh điều đó được và nếu không say mê văn học thì cũng rất khó trong việc bồi dưỡng một học sinh giỏi văn.
Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi được rút ra trong quá trình giảng dạy. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho bạn đọc một suy nghĩ và đóng góp gì đó trong việc dạy học văn nói chung và trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn nói riêng.Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài của tôi đạt kết quả tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hoằng Châu. ngày 15 tháng 5 năm 2006
Người thực hiện 
 Nguyễn Thị Lan
sở giáo dục và đào tạo thanh hoá
Phòng giáo dục huyện hoằng hóa
Trường THcs hoằng châu
--------------@&?--------------
sáng kiến kinh nghiệm
bồi dưỡng học sinh giỏi văn 
"để viết được một bài văn hay"
 người thực hiện: Nguyễn Thị Lan
Tổ bộ môn: 	Văn sử
 đơn vị: trường THCS hoằng châu
Năm học 2005 - 2006
****************

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN ve ren luyen HS co nang khieu.doc