Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học mới vào việc xây dựng câu hỏi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học mới vào việc xây dựng câu hỏi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 THCS

- Thế kỷ 21- thế kỷ của nền khoa học và công nghệ. Để sóng bước và tiếp ứng với sự phát triển đồng đều đó của nhân loại, Trung ương Đảng đã có những quan tâm đúng đắn và sâu sắc đến ngành Giáo dục.

Bởi vì để xã hội phồn vinh hưng thịnh và con người văn minh phù hợp tương ứng với nền khoa học công nghệ của thế kỷ 21, yêu cầu tất cả con người cần phải có văn hóa, có kiến thức. Điều đó lại rất cần đến văn hóa và giáo dục.

- Một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được nêu trong chỉ thị số 14/2001/CT/TTg ngày 11/6/2001của Thủ tướng chính phủ việc đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 19/12/2000 của Quốc hội là “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”.

- Theo tinh thần đó, môn Ngữ văn trong sách giáo khoa THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Đọc-hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.

 

docx 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng phương pháp dạy học mới vào việc xây dựng câu hỏi trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI VÀO VIỆC XÂY DỰNG CÂU HỎI TRONG BÀI “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 9 THCS
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
- Thế kỷ 21- thế kỷ của nền khoa học và công nghệ. Để sóng bước và tiếp ứng với sự phát triển đồng đều đó của nhân loại, Trung ương Đảng đã có những quan tâm đúng đắn và sâu sắc đến ngành Giáo dục.
Bởi vì để xã hội phồn vinh hưng thịnh và con người văn minh phù hợp tương ứng với nền khoa học công nghệ của thế kỷ 21, yêu cầu tất cả con người cần phải có văn hóa, có kiến thức. Điều đó lại rất cần đến văn hóa và giáo dục. 
- Một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được nêu trong chỉ thị số 14/2001/CT/TTg ngày 11/6/2001của Thủ tướng chính phủ việc đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 19/12/2000 của Quốc hội là “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”.
- Theo tinh thần đó, môn Ngữ văn trong sách giáo khoa THCS được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp. Đọc-hiểu văn bản đối với học sinh không chỉ là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức phân môn văn học mà còn là đầu mối cho việc vận dụng và liên thông kiến thức đối với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn.
- Đáp ứng yêu cầu to lớn của xã hội về đổi mới giáo dục phổ thông, chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Đảng đặt ra vấn đề “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động , tính tự chủ của học sinh”. Đây là một trong các giải pháp có ý nghĩa cách mạng trong bối cảnh của dạy học hiện đại hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn : 
- Hoạt động dạy học ở bậc phổ thông thường tập trung ở 2 khâu lớn: thiết kế bài dạy và lên lớp. Đối với giáo viên dạy văn ở trường THCS, cái cần trong 2 khâu ấy để hình thành giáo án và bài học văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí giúp học sinh chiếm lĩnh văn bản nghệ thuật, chưa có câu hỏi thích ứng với văn bản nghệ thuật và phù hợp với với yêu cầu tích hợp theo chủ trương của bộ giáo dục thì coi như chưa có chất liệu chính để xây dựng một giáo án văn và cũng có nghĩa là chưa có nguyên liệu để tạo thành việc làm cho hoạt động dạy trên lớp .
Hoạt động của học sinh trong giờ Văn bao gồm nhiều loại khác nhau. Học sinh nghe, đọc , ghi chép, trả lời câu hỏi , nhận xétCó loại hoạt động thụ động, có loại động chủ động. Việc tổ chức hoạt động của học sinh trong bất kì một giờ học nào cũng là một việc rất quan trọng và cũng rất khó khăn. Tổ chức tốt hoạt động của học sinh là đã có thể nắm chắc kết quả của giờ học . Trong nhiều biện pháp tổ chức và định hướng hoạt động của học sinh, việc soạn thảo một hệ thống câu hỏi có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là những nhiệm vụ học tập được nêu ra trong bài học vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng vừa góp phần phát huy trí lực, năng lực nghe , nói, đọc, viết, liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy chuyên môn, qua dự nhiều giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy: Nhìn chung giáo viên Văn đã bắt kịp với những yêu cầu mới về phương pháp dạy Văn song việc xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng bài cụ thể còn lúng túng. Có 2 khuynh hướng thường gặp là:
 Thứ nhất, trong giờ văn giáo viên đặt quá nhiều câu hỏi, câu hỏi thường lan man vụn vặt. Trong những giờ văn đó học sinh hoạt động rất nhiều nhưng hiệu quả thì không đáng kể . Nguyên nhân chính là do chất lượng câu hỏi .
 Thứ hai , giáo viên đặt câu hỏi quá khó so với trình độ nhận thức của các em làm cho các em không hình thành được nhu cầu nhận thức và giải quyết mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết.
Và tôi đã suy nghĩ rất nhiều về vấn đề đó. Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống câu hỏi hợp lí trong một bài dạy để học sinh có thể chiếm lĩnh văn bản ngay trên lớp.
“Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật thuộc tiết 47(theo phân phối chương trình) –tập I, Ngữ văn 9 là một bài thơ hay nhưng không phải dễ khi xây dựng hệ thống câu hỏi. Nếu không linh hoạt sẽ dẫn đến hoặc là sa đà vào nhiều hình ảnh thơ hoặc là bài dạy khô khan, thiếu cảm xúc.
Vì thế, một số giáo viên ngại dạy bài này khi thao giảng hoặc khi có Ban giám hiệu dự giờ.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn 9, tôi cũng rất băn khoăn trước những vấn đề đặt ra. Làm thế nào để định hướng cách xây dựng hệ thống câu hỏi và để nâng cao chất lượng giảng dạy ở những bài tương đối khó dạy.
Với lí do trên tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “ Áp dụng phương pháp dạy học mới vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật” để thực hiện trong năm học.
3. Đối tượng và phạm vi thực hiện: lớp 9B, 9C trong năm học 2009-2010.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Khảo sát thực tế.
Trong quá trình giảng dạy, đầu năm 2009-2010 tôi đã được nhà trường giao dạy Văn 9, tôi có tiến hành kiểm tra kiến thức đọc hiểu văn bản của các em qua hệ thống những bài tập trắc nghiệm, tự luận ngắn, tôi thấy kết quả của học sinh còn thấp, kiến thức nắm còn chưa chắc, chưa đồng đều. Cụ thể là:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
36
2
5,55%
5
13,8%
19
52,7%
10
27,7%
9C
36
3
8,33%
4
11,1%
22
61,1%
7
19,4%
Với kết quả như trên tôi thực sự bất ngờ. Suy đi, ngẫm lại tôi nhận thấy có kết quả thấp như vậy là do một số lí do sau đây:
Về phía học sinh:
Học sinh chưa có hứng thú học văn, chưa đọc kĩ tác phẩm, còn học đối phó.
Nắm văn bản còn sơ sài, thậm chí không thuộc văn bản
Học sinh chưa chuẩn bị kĩ bài ở nhà, cảm thụ còn hời hợt.
Về phía giáo viên cũng phải gánh một phần trách nhiệm.Giáo viên chưa tạo được tâm thế trong giờ dạy, chưa khơi dậy được những liên tưởng đồng sáng tạo với học sinh. Giáo viên chưa vận dụng tốt những giải pháp khoa học của phương pháp mới. Giờ dạy văn còn mang tính công thức, xa rời bản chất đặc trưng của nó, hoặc khi phân tích quá thiên về ngôn ngữ mà ít chú ý tới khoái cảm nghệ thuật, còn nói nhiều thậm chí không thuộc thơ, chưa biết đọc diễn cảm, câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ.
II. Biện pháp tác động
Để tiến tới đạt mục tiêu dạy học, thầy vui trò giỏi, trong năm học này tôi đã tiến hành những biện pháp tác động giáo dục đối với học sinh và đối với riêng bản thân tôi.
Với cô: 
- Nghiên cứu kĩ vấn đề thi pháp dạy thơ
- Nghiên cứu kĩ SGK, SGV cùng những cuốn sách có cách dạy hay chính hệ thống của Bộ Giáo dục.
- Thuộc văn bản mình dạy và thể hiện theo nhiều giọng điệu khác nhau.
- Đặc biệt giáo viên phải khám phá bằng được “ điểm cảm hứng” hay cảm hứng chủ đạo của tác phẩm trữ tình , tâm trạng điển hình của hình tượng cảm xúc trong thơ.
- Đặt tác phẩm trữ tình vào hệ thống thi pháp tác giả và cả thi pháp thời đại của tác giả để phát hiện rõ những nét phong cách được biểu hiện trong tác phẩm.
- Đối chiếu ý định của mình với những gợi ý trong hướng dẫn có những giống nhau, có những gì khác biệt.
- Quyết định chọn những câu hỏi, những gợi ý trong hướng dẫn mà mình thấy bổ ích, có thể thực hiện được và gạt bỏ những điều mình thấy không bổ ích hoặc không phù hợp với học sinh và với khả năng và điều kiện của mình.
Với trò: 
+ Học thuộc văn bản
+ Soạn bài kĩ trước khi đến lớp
+ Biết vận dụng vào thực tế cuộc sống.
III. Giải pháp khoa học tiến hành 
 Khi được học giáo học pháp bộ môn, giáo viên đều hiểu rằng: Các câu hỏi trong 1 bài văn rất đa dạng và phong phú. Nhưng có thể quy thành 2 loại: 
- Các câu hỏi tìm hiểu tác phẩm mang tính chất nghiên cứu văn học 
- Các câu hỏi nhằm khơi gợi hoạt động tự bộc lộ và đồng sáng tạo cho học sinh.
Tất cả đều hiểu rằng: hệ thống câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bắt đầu là câu hỏi gợi tìm sau đó rồi các câu hỏi mức độ cao hơn: phân tích, liên tưởng
Nhưng với một bài dạy cụ thể trong một thời gian cụ thể, chúng ta không thể thực hiện máy móc như vậy. Ở đây tôi xin không phải trình bày những vấn đề lý luận mang tính giáo học pháp mà tôi chỉ trình bày một số biện pháp khi tôi chọn và đặt câu hỏi trong một bài cụ thể.
Giải pháp 1: Câu hỏi sử dụng phải dẫn dắt học sinh đến mục đích của bài học.
 Trong bài thơ này có rất nhiều chi tiết miêu tả hiện thực cuộc sống chiến đấu và sinh hoạt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nhưng không phải dụng ý của nhà thơ là muốn nhấn mạnh đến nỗi khổ của các anh mà mục đích là bài thơ muốn khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe với tư thế hiên ngang, bất chấp khó khăn gian khổ , có một chút ngang tàng của người lính trẻ trung , sôi nổi, lạc quan và quyết tâm chiến đấu.
Vì vậy ở 2 khổ thơ: 3, 4
“Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa , phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính , ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chua cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.”
Không thể hỏi những câu hỏi:
 “ Người lái xe có nỗi khổ gì? Tác giả đã miêu tả bụi và mưa ra sao?
Tương tự như vậy ở khổ thứ 7:
“Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
Không nên hỏi những câu hỏi:
Những từ ngữ nào miêu tả cuộc sống sinh hoạt của người lái xe ? Từ đó em thấy cuộc sống sinh hoạt của người lái xe quân đội như thế nào?
Tất nhiên những câu hỏi trên không phải là kh ... ia không mảy may ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của họ. Trái lại họ xem đây là cơ hội để thử thách ý chí sức mạnh của mình. Ngôn ngữ mộc mạc như lời nói hàng ngày, gần với văn xuôi, phù hợp với nét tính cách tự tin, ngang tàng, trẻ trung, nghịch ngợm, sôi nổi đầy chất lính của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa.
d. Giải pháp 4: Giáo viên đặt câu hỏi bằng cách tạo tình huống phản bác nhau.
Mục đích của loại câu hỏi này là giáo viên tạo cho hoc sinh có cơ hội tranh luận, bàn bạc , phê phán hay bác bỏ một hiện tượng văn học nào đó không phù hợp với yêu cầu đặt ra trong bài học. Để xử lí tình huống này học sinh phải biết tổng cách tổng hợp kiến thức,có thói quen chín chắn. Muốn tạo loại câu hỏi này giáo viên phải sử dụng những ngữ liệu chứa dấu hiệu làm xuất hiện mâu thuẫn giữa kiến thức cũ với kiến thức mới. Hơn nữa, tình huống phản bác nhau xuất hiện khi có nhiều cách hiểu, nhiều cách giải quyết trước một hiện tượng văn học có nhiều ý nghĩa khác nhau hoặc có sự va chạm về quan điểm tư tưởng giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với tác giả. Đây là cơ hội để giáo viên tổ chức những cuộc thảo luận trong : học sinh với học sinh, giữa học sinh với tác giả, thông qua tác phẩm , học sinh với giáo viên , học sinh với tác giả tài liệu phê bình văn học có liên quan đến tác phẩm. Trong việc dạy học tác phẩm văn chương việc tạo dựng tình huống phản bác là điều cần thiết để học sinh đi sâu vào tính đa nghĩa, tính hàm ngôn của ngôn ngữ văn học và những tầng bậc nghĩa của hình tượng văn học.Tạo tình huống phản bác cho mỗi giờ dạy học tác phẩm văn chương là nhằm giúp cho học sinh biết cách chọn lựa, biết đưa ra những kết luận tối ưu nhất đồng thời biết trình bày và bảo vệ quan điểm của mình trước tập thể , trước giáo viên. Tình huống phản bác là cơ sở quan trọng để tổ chức lớp học hoạt động tích cực, thỏa mãn được logic bên trong của sự tìm tòi nhận thức, tránh được hình thức giả tạo bề ngoài thường diễn ra lâu nay trong dạy học tác phẩm văn chương. Đó cũng là cơ sở để giáo viên tổ chức lớp học hoạt động đối thoại với tinh thần dân chu , tôn trọng và đề cao nhân cách học sinh
 Không phải lúc nào ta cũng đặt câu hỏi có tình huống phản bác. Nếu thế thì sẽ nhàm chán mà ta chỉ nên đặt một vài tình huống tiêu biểu nhưng nên có để thay đổi không khí học tập.
Ví dụ : Ở khổ thơ thứ 7 ( đã trích dẫn) có câu thơ:
 “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Cách ngắt nhịp và cách sử dụng điệp từ của câu thơ này đã tạo ra nhịp thơ sôi nổi như khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi mười tám đôi mươi đang vui phơi phới khi ra trận hay như không khí hối hả, sôi động của đoàn xe đang băng băng ra chiến trường.
Nhưng không phải học sinh nào cũng phát hiện ra nhịp thơ ấy.
Ta có thể đặt câu hỏi:
Có bạn nói, nhịp thơ của câu thơ này uyển chuyển - Uyển chuyển tức là đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. Vậy em có ý kiến như thế nào khi đọc khổ thơ này? 
Chắc chắn các em sẽ có phản ứng và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.
 Đó chính là biểu tượng đẹp đẽ của tinh thần lạc quan, niềm tin chiến thắng , của tự do, tương lai tươi sáng của dân tộc, nhịp thơ hối hả như khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi 18 đôi mươi, như không khí rộn ràng, hối hả của đoàn xe trên đường đi tới. Trời xanh thêm vì lòng người luôn phơi phới trước chặng đường phía trước.
e. Giải pháp 5: Giáo viên nên đặt thêm mệnh đề tạo ấn tượng trước câu hỏi:
 Ở một số trường hợp nếu đặt câu hỏi trực tiếp những ý cần hỏi học sinh cũng vẫn trả lời được. Nhưng nếu giáo viên biết thêm một số mệnh đề đứng trước câu hỏi thì học sinh sẽ có điều kiện để phán đoán, suy lí và trả lời câu hỏi sẽ hiệu quả hơn.
Ví dụ :
 Những hình ảnh:
 “Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” 
 “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” thể hiện tâm hồn trẻ trung , sôi nổi, lạc quan yêu đời của người lính.
Thông thường chúng ta hỏi:
- Những hình ảnh ấy cho ta thấy tâm hồn của người lính như thế nào ? 
Nhưng sẽ hay hơn nếu chúng ta hỏi :
Trong khó khăn gian khổ, nơi chiến trường ác liệt , bom gào đạn réo, dù xe không kính, mặc mưa và bụi họ vẫn băng băng ra chiến trường. Điều đó cho ta thấy người chiến sĩ lái xe có tâm hồn như thế nào?
Hoặc:
Phải là những người có tâm hồn như thế nào mà trong khó khăn gian khổ, nơi chiến trường ác liệt, dù cho xe không kính, mặc bụi, mặc mưa họ vẫn băng băng ra chiến trường?
 Như vậy HS sẽ dễ cảm nhận thấy tâm hồn trẻ trung, sôi nổi bởi cách hút thuốc phì phèo “rất lính”, cái nụ cười ha ha thoải mái, cái cách bắt tay qua cửa kính vỡ rồi kia rất vui và nghịch giữa nơi cái sống và cái chết cách nhau trong tích tắc.
4. Kết quả thực hiện
 Quả thật sau một thời gian tìm hiểu ứng dụng cách đặt câu hỏi theo nguyên tắc trên, tôi đã xây dựng được một hệ thống câu hỏi khá hợp lí cho bài dạy của mình. Nhờ vậy mà bài dạy đã có những bước thành công nhất định. HS hăng hái phát biểu xây dựng bài và hiểu bài ngay tại lớp, kết quả kiểm tra chất lượng cuối kì I , đầu kì II đã cho kết quả khá khả quan.
Cụ thể:
Lớp
Ts h/s
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
36
5
13,8%
16
44,4%
12
33,3%
3
8,3%
9C
36
6
16,6%
16
44,4%
12
33,3%
2
5,55%
So sánh đối chiếu với kết quả trên thì tôi nhận thấy số lượng học sinh “thẩm văn” cũng như số lượng học sinh đạt yêu cầu tăng lên rõ rệt.
Từ đó, tôi có thêm kinh nghiệm về soạn thảo hệ thống câu hỏi trong giờ học văn. Và quan trọng hơn, chúng tôi có thêm hứng thú để loại bỏ những tư tưởng e dè với những bài khó dạy trong chương trình với sự trợ giúp của công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Kết luận
Giảng dạy văn học là một hoạt động lí thú và sáng tạo không ngừng của mỗi giáo viên văn. Tùy theo năng lực và trình độ cảm thụ, trình độ diễn đạt của mỗi người , các thầy cô giáo bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và tài năng sư phạm của mình sẽ đem đến cho học sinh những rung động, những cảm nhận, những khám phá riêng về mỗi tác phẩm văn chương. Trong đó xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy văn đóng góp một phần quan trọng vào thành công của bài dạy. Nó là hoạt động có tính chất đầu mối của một quy trình dạy học Ngữ văn hướng tới sự phát triển đồng bộ của các phân môn khác. Điều này vừa xem như yêu cầu vừa là định hướng về phương pháp dạy học nhằm thực hiện yêu cầu của Bộ Giáo dục. Đối mới, thực hiện tích hợp tự nhiên trong quá trình dạy học không làm mất đi những đặc thù riêng biệt cơ bản của từng phân môn; chính sự hòa thành “nhất thể” của môn Ngữ văn hiện nay góp phần làm cho việc dạy văn ở trường trung học cơ sở nhẹ nhàng hơn, thú vị hơn mà đem lại hiệu quả thiết thực hơn. Kết quả học tập của giờ đọc – hiểu văn bản đã góp phần tạo ra nền tảng kiến thức để học sinh có thể vận dụng và phát triển chúng trong giờ Tiếng Việt, Tập làm văn và các phân môn khác trong nhà trường. 
 Những kinh nghiệm mà tôi trình bày ở trên là rất nhỏ hẹp so với yêu cầu chung về chất lượng thành công của một giờ dạy. Song đó là những điều mà tôi đã suy nghĩ và thực hiện trong quá trình giảng dạy của bản thân và đã thu được những kết quả đáng kể. Vì vậy rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để đề tài ngày một hoàn thiện hơn.
Khuyến nghị và đề xuất
Các tổ, nhóm chuyên môn cần tổ chức những chuyên đề để cùng tháo gỡ những vấn đề mà giáo viên còn lúng túng khi giảng dạy ở những bài khó dạy. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong tất cả các giờ dạy Văn trong chương trình THCS. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến nhận xét đánh giá, xếp loại 	Ngày 10 tháng 4 năm 2010
của HĐKH cơ sở	Người viết
 Nguyễn Thị Minh Hồng
Ý kiến xếp loại của HĐKH ngành GD và ĐT huyện Đan Phượng
MỤC LỤC
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 1. Cơ sở khoa học
 2. Cơ sở thực tiễn 
 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Khảo sát thực tế
 2. Biện pháp tác động
 3. Giải pháp khoa học tiến hành
a. Giải pháp 1: Câu hỏi phải dẫn dắt học sinh đến mục đích của bài học.
 b. Giải pháp 2: Câu hỏi phải vừa sức với trình độ học sinh thích hợp với khuôn khổ một giờ học trên lớp, vừa có khả năng gợi vấn đề suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
 c. Giải pháp 3: Câu hỏi khai thác tín hiệu nghệ thuật phải đi đến tác dụng của tín hiệu nghệ thuật ấy trong việc diễn tả nội dung chính
 d. Giải pháp 4: Đặt câu hỏi bằng cách tạo tình huống phản bác nhau.
e. Giải pháp 5: Đặt thêm mệnh đề tạo ấn tượng trước câu hỏi
 4. Kết quả thực hiện
 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 1. Kết luận
 2. Kiến nghị và đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Sách giáo viên, SGK Ngữ văn 9
 2. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
 3. Đổi mới việc dạy và học Ngữ văn ở THCS
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG THCS ĐAN PHƯỢNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TÊN SÁNG KIẾN
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI VÀO VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG VĂN BẢN “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬTTRONG SÁCH NGỮ VĂN 9”
Họ và tên người viết: Nguyễn Thị Minh Hồng
Đơn vị :Trường THCS Đan Phượng
Năm học 2009-2010
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP– TỰ DO – HANH PHÚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC TIÊN TIẾN
TÊN SÁNG KIẾN
“ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI VÀO VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG VĂN BẢN “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH” CỦA PHẠM TIẾN DUẬT TRONG SÁCH NGỮ VĂN 9”
SƠ YẾU LÍ LỊCH
 Họ tên: Nguyễn Thị Minh Hồng
Ngày sinh : 13/12/1970
Năm vào ngành : 1991
Đơn vị :Trường THCS Đan Phượng- Đan Phượng- Hà Nội
Trình độ chuyên môn: Đại học
Đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp cơ sở và lao động tiên tiến (từ năm 1999 đến năm 2009)

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_moi_vao_vi.docx