Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9

Ngữ văn là một môn học rất quan trọng ở trường phổ thông. Đối với các em học sinh THCS môn văn lại càng quan trọng. Vì đây là môn học giúp các em hiểu , diễn đạt tư tưởng tình cảm hành động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, sinh động. Các em có thể đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm để thưởng thức, lĩnh hội vẻ đẹp kì diệu của nó. Từ đó các em có những hành động đẹp, làm theo cái đẹp.

 Như vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy ngữ văn trong các nhà trường hết sức nặng nề : làm sao thâm nhập truyền thụ cho học sinh những cái hay cái đẹp của nghệ thuật văn chương . Việc làm này không phải dễ dàng thực hiện được trong một sớm một chiều

 Xuất phát từ góc độ người giáo viên đã từng dạy văn nhiều năm ở nhà trường tôi mạnh dạn đề cập tới đề tài này . Hi vọng qua bài viết của mình góp thêm một tiếng nóivào việc dạy học môn văn nói chung và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nói riêng.

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện bảo yên
Trường Thcs số II phố ràng 
.....................................
Sáng kiến kinh nghiệm
“ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9”
 Giáo viên : Hồ Thị Minh Hạnh
 Trường THCS số II Phố Ràng 
Năm học 2009- 2010
Mở đầu 
I Lí do chọn đề tài :
 	Ngữ văn là một môn học rất quan trọng ở trường phổ thông. Đối với các em học sinh THCS môn văn lại càng quan trọng. Vì đây là môn học giúp các em hiểu , diễn đạt tư tưởng tình cảm hành động của mình bằng tiếng mẹ đẻ ngày càng chính xác, sinh động. Các em có thể đi sâu vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm để thưởng thức, lĩnh hội vẻ đẹp kì diệu của nó. Từ đó các em có những hành động đẹp, làm theo cái đẹp.
	Như vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy ngữ văn trong các nhà trường hết sức nặng nề : làm sao thâm nhập truyền thụ cho học sinh những cái hay cái đẹp của nghệ thuật văn chương . Việc làm này không phải dễ dàng thực hiện được trong một sớm một chiều
	Xuất phát từ góc độ người giáo viên đã từng dạy văn nhiều năm ở nhà trường tôi mạnh dạn đề cập tới đề tài này . Hi vọng qua bài viết của mình góp thêm một tiếng nóivào việc dạy học môn văn nói chung và bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh nói riêng.
II .Mục đích , đối tượng , phạm vi đề tài :
Mục đích
 	Trên cơ sở năng lực cảm thụ văn học của học sinh từ các lớp dưới , đề tài này được nghiên cứu với mục đích :
-Làm tăng đáng kể số học sinh yêu thích môn văn. 
-Học sinh không còn sợ hoặc ngại học môn văn như trước .
- Học sinh không chỉ cảm thụ tốt những tác phẩm văn học có trong chương trình mà có thể cảm thụ được các tác phẩm văn học khác nữa .
 2. Đối tượng :
 - Học sinh lớp 9 
 3. Phạm vi :
Chương trình SGK Ngữ văn 9 – Tập 1 
B. Nội dung :
I. Cơ sở lí luận :
 1. Khái niệm văn học nghệ thuật:
 	Văn học nghệ thuật là loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm phương tiện nghệ thuật. Văn học có nguồn gốc từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống bằng nhiều mặt (trực tiếp và gián tiếp). Văn học là phương thức để con người nhận thức thế giới với tất cả sự tinh vi , đa dạng và phong phú. Văn học giúp con người nhận thức thế giới bằng lí trí, cảm xúc , tình cảm... bằng tâm hồn. Công cụ tư duy của văn học là những hình tượng, những điển hình thể hiện tư duy tình cảm thẩm mỹ . Văn học được tìm lại dưới những tác phẩm cụ thể. Các tác phẩm văn học được sáng tác theo các thể loại nhất định có quy tắc và phương thức thể hiện riêng. Tác phẩm văn học có giá trị phải có nội dung tư tưởng , tình cảm lớn , có hình thức nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn, giữa nội dung và hình thức phải thống nhất hài hoà . 
	(Lí luận văn học)
	Bên cạnh tìm hiểu khái niệm về văn học nghệ thuật, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu lí luận dạy học để có thể đưa ra kết luận có tính khả thi .
	 2. Bản chất của quá trình dạy học.
	 + Nói quá trình dạy học là một hệ thông toàn vẹn như thế có nghĩa là các thành tố của nó luôn luôn tương tác với nhau theo quy luật riêng, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau để tạo nên sự thống nhất biện chứng:
Giữa dạy và học.
Giữa truyền đạt với điều khiển trong dạy .
 Giữa lĩnh hội với tự điều khiển trong học.
Khái niệm khoa học là điểm xuất phát của dạy lại là điểm kết thúc của học.
+ Quá trình dạy học là hoạt động cộng đồng hợp tác các chủ thể ( thầy - cá thể trò, trò với trò trong nhóm, thầy-nhóm trò)...
+ Sự tương tác theo kiểu cộng đồng hợp tác giữa dạy và học , là yếu tố duy trì và phát triển sự thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy học , nghĩa là của chất lượng dạy học . Dạy tốt. học tốt chính là đảm bảo được 3 phép biện chứng (3 sự thống nhất) nói trên trong hoạt động cộng tác . Đó là sự thống nhất của điều khiển và tự điều khiển , có đảm bảo liên hệ thường xuyên bền vững . 
(Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy học . quản lí giáo dục. thành tựu về xu hướng-1996)
3. Hiến pháp nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 điều 35 có ghi:
"Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí , đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài"
4. Nước ta đang trong thời kì chuyển đổi từ nền kinh tế hành chính quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước. Việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã gây ra sự biến động khá nhiều ở các lĩnh vực, tạo nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều lĩnh vực đời sống . Trong đó có giáo dục. Các giá trị xã hội có sự biến động làm tăng thêm sự suy thoái các mối quan hệ trong sáng , trong lối sống, nếp sống và trong đạo đức xã hội, tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức hình thành nhân cách cho học sinh.
Từ thực tế đó, nên trong nghị quyết 04"Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục" khi đề cập những chủ trương chính sách và biện pháp lớn Đảng ta khẳng định " Chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nhân văn và bản sắc văn hoá dân tộc"
 Xuất phát từ thực tế xã hội của đất nước, đối chiếu với hệ thống lí luận vấn đề đặt ra cho ngành giáo dục đặc biệt là công tác quản lí chỉ đạo với giáo viên giảng dạy môn văn học cần phải suy nghĩ là bằng cách nào, con đường nào để có thể bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh một cách tốt nhất có hiệu quả nhất . Sau khi rời khỏi mái trường các em có được một tâm hồn trong sáng lí tưởng sống cao đẹp... Đáp ứng được công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giầu đẹp.
II Cơ sở thực tiễn :
Qua một thời gian dạy văn lớp 9, tôi nhận thấy rất nhiều học sinh ngại học môn văn , các em đều cho rằng môn văn rất khó thậm chí có em còn nói khi soạn bài em đọc thuộc cả bài thơ mà cũng không soạn được . Điều đó khiến tôi nghĩ đến vấn đề năng lực cảm thụ của các em .
Hơn thế qua lớp 9 các em sẽ chuyển lên bậc THPT đối tượng học tập Ngữ văn của các em sẽ là các tác phẩm dài hơn , khó hơn đòi hỏi một trình độ cảm thụ cao hơn . Không được bồi dưỡng năng lực cảm thụ các em khó có thể học tốt được môn văn ở THPT .
Kết quả khảo sát 
Số học sinh cảm thụ văn học tốt( Dễ dàng trả lời được các câu hỏi phát vấn trong giờ học , khái quát được một nội dung lớn hoặc nghệ thuật của văn bản 
8 em = 13%
Số học sinh cảm thụ trung bình 9 ( Trả lời được câu hỏi khai thác chi tiết hình ảnh ở mức độ đơn giản 
39 em =63% 
Số học sinh cảm thụ yếu ( Chỉ trả lời được số ít câu hỏi phát hiện chi tiết hình ảnh 
15 em =24% 
III Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn cho học sinh THCS.
	Như chúng ta đã biết quá trình dạy học là quá trình tác động qua lại biện chứng giữa người dạy và người học. Bởi vậy, điều trước tiêm muốn bồi dưỡng nâng cao năng lực cảm thụ văn cho người học (học sinh) trước hết phải chăm lo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho người dạy (Thầy) . 
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về lí luận văn học 
Bộ môn lí luận văn học có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với người thầy giáo giảng dạy văn học . Vì đây là những tri thức công cụ để khám phá tìm hiểu tác phẩm văn học. Người giáo viên dạy văn không thể không nắm được đến những khái niệm về lí luận văn học ví dụ như: Khái niệm về thơ, truyện ngắn , truyện dài, bút kí, phóng sự... Hoặc nhân vật tính cách nhân vật, nhân vật điển hình , tính cách điển hình , ... hay trào lưu văn học, xu hướng văn học . Đặc biệt trong thời đại hiện nay trong tình hình đổi mới của đất nước cũng như sự phát triển của nhân loại ,các quan điểm trong việc đánh giá tác phẩm văn học cũng có nhiều điểm mới mẻ. Việc đánh giá một tác phẩm văn chương tiêu chí đầu tiên đó là giá trị nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống tinh thần của con người một cách tích cực.
Đã một thời gian quá dài trong nhà trường phổ thông chúng ta tập trung thời lượng cao, trích giảng nhiều tác phẩm văn học cách mạng để giảng dạy cho học sinh . Nhưng bên cạnh văn học cách mạng đang tồn tại hai dòng văn học khác nhau đó là văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn .
Số lượng tác giả, tác phẩm của hai dòng văn học này khá nhiều, giá trị nội dung nghệ thuật của rất nhiều tác phẩm đạt đến mức độ khá cao nhưng được chọn giảng trong nhà trường lại ít hoặc có chọn giảng cũng chưa được đánh giá một cách đầy đủ khách quan, chẳng hạn trước những năm1985 chúng ta đánh giá văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là thứ văn học bạc nhược suy đồi , thứ văn học thoát ly xa rời hiện thực . Văn học lãng mạn là tiếng nói của tầng lơp trí thức tiểu tư sản ...
Đến hôm nay việc đánh giá các tác phẩm văn học có nhiều thay đổi, biện chứng. chúng ta trả nó về với nghĩa văn chương để phân tích đánh giá. Văn học lãng mạn được coi là một xu hướng, trào lưu văn học nằm trong mạch văn học của dân tộc. Văn học lãng mạn thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín của các nhà thơ, nhà văn đương thời ,thể hiện "Cái tôi " cá nhân đòi được giải phóng trước sự nghiệt ngã , hà khắc của xã hội phong kiến, thực dân đương thời .
Bên cạnh việc củng cố những tri thức về lí luận văn học , cũng cần có sự bổ sung thêm kiến thức mới cho giáo viên dạy văn. Chẳng hạn hiện nay xu hướng phân tích đánh giá tác phẩm được nhìn dưới một góc độ mới đó là "Thi pháp học" . Có nghĩa là văn học được nhìn nhận phân tích từ góc độ hệ thống nhệ thuật . Chẳng hạn khi phân tích tác phẩm văn học cổ giáo viên phải nắm được kiến thức về thi pháp văn học cổ đó là: Văn chương bác học . Tính bác học thể hiện trên nhiều phương diện đó là câu chữ, hình thức nghệ thuật, cũng như đối tượng để thưqởng thức đó là tầng lớp phong kiến, quyền quý. Văn chương cổ còn có tính điển cố . Người xưa quan niệm tác phẩn văn chương càng có nhiều điển cố mới sang , mới hay . Do vậy , nhiều tác phẩm văn học cổ điển cố xuất hiện dạy đặc trong tác phẩm . Văn học cổ còn có tính phi ngã . Có nghĩa là ít đề cập đến đời sống riêng của từng cá nhân con người. Mà là đề cập đến những vấn đề lớn lao của vũ trụ, tự nhiên,...
Như vậy để dạy thơ văn cổ Việt Nam tốt , bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cổ cho học sinh tốt thì yêu cầu người giáo viên phải hiểu được và vận dụng được thi pháp học văn chương cổ để phân tích đánh giá tác phẩn văn học cổ . 
Đối với việc giảng dạy văn học hiện đại lại càng phải nắm chắc thi pháp học văn học hiện đại.
Ví dụ: Giảng dạy truyện phải nắm được thi pháp cốt truyện. Trong thi pháp cốt truyện lại cần phải nắm cho kì được các biến cố xảy ra trong truyện. Trong truyện nếu như thiếu biến cố coi như bất thành truyện. tác phẩm viết thiếu biến cố của nhân vật coi như đó là một tập hợp ghi chép các sự kiện mà chưa phải là tác phẩm văn học nghệ thuật. Vấn đề tiếp theo nữa là dạy truyện cũng cần phải hiểu vận dụng được kiến thức về thi pháp kết cấu tác phẩm , thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật, thi pháp chi tiết nghệ thuật...
Giảng dạy văn học phải nắm được quan điểm Mỹ học nói chung và các quan điểm Mỹ học Mác-Lênin nói riêng . Vì rằng văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Văn học đến vơí độc giả bằng cái hay cái đẹp . Nhưng giảng dạy văn học chỉ đề cập chung chung mà cần phải có quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc đánh giá cái hay cái đẹp cuả tác phẩm văn học .
Bên cạnh nắm chắc quan điểm Mỹ học, giáo viên dạy văn cần phải hiểu biết được phản ánh luận Mác-Lênin . Vì rằng chỉ có phản ánh luận Mác-Lênin mới nhìn ra được một cách đúng đắn nhất hợp lí nhất về việc phản ánh hiện thực trong tác phẩm văn học nghệ thuật . Cần lưu ý rằng, văn học phản ánh hiện thực có một quy luật riêng, con đường riêng. Tác giả không phải sao lại chép lại hình mẫu ngoài đời một cách máy móc mà hiện thực cuộc sống đi vào tác phẩm thông qua lăng kính tái tạo của người nghệ sĩ tạo nên một sắc thái vừa mới, vừa có dáng dấp đời thường
Một vấn đề nữa, văn học phản ánh hiện thực có quy luật riêng của nó. Vì vậy , chân lí nghệ thuật trong văn học không phải là hoàn toàn đồng nhất với chân lí cuộc sống . Việc phản ánh hiện thực không phải là sao chép một cách máy móc mới có giá trị. Thực ra chân lí nghệ thuật có sự khác biệt với chân lí cuộc sống. Nếu giáo viên không hiểu được điều này chắc chắn rằng không thể lí giải được, không thể chỉ được cái hay cái đẹp này cho học sinh.
Như vậy nói cho cùng người giáo viên dạy văn có thể bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh tốt trước tiên người giáo viên phải chú trọng đến khâu củng cố và trang bị mới kiến thức về môn lí luận văn học để có thể tạo tiền đề cho việc khai thác phân tích tác phẩm tốt 
Giáo viên phải tự cập nhật được kiến thức 
Như ta đã từng biết không có một nhà trường sư phạm nào có thể dạy hết , dạy đủ kiến thức cho giáo viên. Trường sư phạm chỉ dừng lại ở việc trao "chìa khoá" cho mỗi một giáo viên tương lai. Việc sử dụng "chìa khoá" kiến thức này để mở kho tàng văn hoá đến mức độ nào là do khả năng và ý thức tự vươn lên của từng người. Chính vì lẽ đó không ai dám nói được rằng bản thân mình có thể hiểu được một cách đầy đủ những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học. Có nhiều hiện tượng văn học đòi hỏi chúng ta ngẫm nghĩ cả đời mới vỡ lẽ .
Muốn giáo viên cập nhật được kiến thức nghiên cứu văn học mới mẻ trong ngành phải phát động phong trào thi đua tự học tự nghiên cứu. Nhà trường cần phải tạo ra quỹ thời gian để giáo viên có điều kiện tự nghiên cứu . Bên cạnh đó cũng cần có một khoản kinh phí đáng kể cho việc xây dựng phòng thư viện, mua tạp trí, tài liệu cho giáo viên tham khảo học tập đồng thời cũng nên mời những chuyên gia đầu ngành về giáo dục, các nhà nghiên cứu giỏi đến báo cáo các kết quả nghiên cứu văn học mới nhất cho giáo viên học tập. 
3. Quá trình tổ chức cho học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học nghệ thuật
 Như ta đã từng biết quy trình giảng dạy của một giáo viên có 3 bước: Chuẩn bị. lên lớp, kiểm tra. ở đây chúng tôi xin được đề cập đến khâu lên lớp của giáo viên làm sao có thể bồi dưỡng được khả năng cảm thụ văn học cho học sinh một cách đích thực. 
Đọc tác phẩm 
 Văn học là một loại hình nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm phương tiện để chuyển tải nội dung. Bởi vậy , tìm hiểu tác phẩm văn học yêu cầu trước tiên là phải trải qua khâu đọc. Vấn đề đặt ra là đọc như thế nào để hiểu đúng tác phẩm văn học cao nhất. Quá trình đọc diễn cảm sáng tạo có thể đưa đến sự cảm thụ văn học một cách tinh tế sâu sắc nhất. Cho nên , học sinh cần tìm hiểu , suy nghĩ kĩ để thật sự rung cảm với bài văn từ đó mới xác định được nhiệm vụ đọc, diễn tả sắc thái của từng đoạn văn, từng nhân vật .
	Chẳng hạn giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm “ Làng” của Kim Lân và “ Chiếc Lược Ngà” của Nguyễn Quang Sáng với hai cách đọc khác nhau . Đoạn ông Hai nghe tin tức trong phòng thông tin phải đọc với giọng sôi nổi hào hứng . Đoạn ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặcgiọng trầm xuống nặng nề , trong cuộc đối thoại với bà Hai đọc giọng bẳn gắt , nhát gừng Còn trong Chiếc Lược Ngà đọc giọng bé Thu bướng bỉnh ngang ngạnh, giọng vỗ về gần gũi của ông Sáu , giọng ngậm ngùi của ông Ba khi kể lại câu chuyện làm ông xúc động .
Khái quát lại mỗi một tác phẩm , mỗi một thể loại văn học có cách đọc riêng. Giáo viên cần phải nghiên cứu lấy cách đọc, Đọc mẫu chính xác, hướng dẫn học sinh đọc đúng yêu cầu làm sao toát lên được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học nghệ thuật . Như vậy , đọc được coi là khâu tạo tiền đề quan trọng gợi hứng thú cho vệc đi sâu tìm hiểu nội dung nghệ thuật của tác phẩm . 
b. Tổ chức phát hiện ý và tín hiệu nghệ thuật trong văn thơ. 
Trong giờ giảng văn, giáo viên cần cho các em thâm nhập sâu vào bài thơ , bài văn để nâng cao mức cảm thụ . Qua tính thâm nhập này thực chất là phát hiện ý và tìm hiểu nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
* Phát hiện ý trong văn thơ có thể bao gồm nhiều khía cạnh mà học sinh cần nắm vững như sau:
Tình cảm chứa đựng trong đoạn văn, bài văn (như yêu thương , căm giận , khen, chê) 
Hiện thực đời sống được phản ánh trong bài văn ( bài văn miêu tả gì, tường thuật sự việc gì? ...) 
Tính cách các nhân vật (Tốt , xấu...)
Thời gian được miêu tả trong tác phẩm . 
Thể loại của tác phẩm .
Đại ý hay chủ đề của tác phẩm .
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (xuất sứ)
Thân thế và sự nghiệp của tác giả . 
*Những tín hiệu nghệ thuật có thể khai thác là:
Nghệ thuật dùng từ ngữ (Những từ có sức nặng về tình cảm, những từ gợi nê mầu sắc, hình ảnh, âm thanh, hương vị và những từ chỉ hành động...)
Nghệ thuật đặt câu. 
Khai thác chất nhạc như vần , nhịp điệu, âm điệu.
Khai thác nghệ thuật miêu tả (nghệ thuật tả người, tả cảnh với những nét tiêu biểu chọn lọc)
Khai thác một số biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, đảo ngữ.
Khai thác nghệ thuật bố cục . 
Ví dụ Tìm hiểu bài thơ : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” 
	 ( Phạm Tiến Duật ) 
* Phát hiện ý : 
Tình cảm : Yêu nước quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột thịt .
Hiện thực : Miêu tả hình ảnh những chiếc xe không kính để thấy hiện thực tàn khốc của chiến tranh .
Tính cách nhân vật : Ngang tàng lí sự phù hợp tính cách của lính lái xe .
 Thể loại: Thơ tự do .
Chủ đề : Phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh đồng thời khẳng định vẻ đẹp tinh thần của những chiến sĩ lái xe .
	* Phát hiện nghệ thuật : 
 -Nhan đề : Dài, khơi gợi được cảm hứng thơ tư hiện thực chiến tranh khốc liệt .
- Giọng điệu : Ngang tàng , lí sự của lính lái xe. 
- Điệp từ : “ Không”, “ Nhìn”, cách nói “ ừ thì” 
4.Tập nêu câu hỏi sau khi học xong một bài hay một đoạn văn đoạn thơ .
Đây là một hình thức rất tốt để học sinh cảm thụ văn học 
5.Cảm thụ những giá trị nhân văn là một yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy học môn văn trong trường phổ thông 
Khác với những môn học khác "văn học là nhân học" (Gióc-ki) .Học văn tức là học để làm người . Những bài ca dao nói về cái cò. con kiến, con hạc... Thực ra đấy là vấn đề của cuộc sống con người. Nhưng có điều trong văn học hiện thực đời sống và con người được phản ánh vào tác phẩm đều gắn chặt với tư tưởng và thế giới quan của nhà văn.
Cũng khác với môn học, văn học chọn phương thức thể hiện không phải bằng định lí, công thức mà bằng hình tượng nghệ thuật. Nhà văn không phải là người đứng ra thuyết giảng trực tiếp mà phải nói bằng hình tượng thông qua hình tượng. Trong tác phẩm tự sự nhà văn nói bằng thế giới nhân vật, trong thơ trữ tình nói bằng hình tượng hoặc hình ảnh nghệ thuật .. đọc Truyện Kiều ta không thể quên được hình ảnh tài hoa nhan sắc của Thuý Kiều : 
"Làm thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh''...
Và ..." Thông minh vốn sẵn tính trời 
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm ...''
Thuý Kiều đẹp, tài đến thế đáng lí phải được hưởng , được quyền phát huy khả năng của mình. Thế nhưng, Thuý Kiều phải bán mình cứu cha vì thế lực đồng tiền đã đẩy gia đình Vương Ông vào con đường không lối thoát . Thuý Kiều phải chuân chuyên lưu lạc 15 năm trời " hết nạn nọ đến nạn kia". thông qua việc miêu tả như thế người đọc thấy được giá trị nhân văn của tác phẩm mà tác giả muốn đề cập tới trong tác phẩm của mình.
Đề cập đến chức năng văn học đã từ lâu người ta cho rằng văn học có ba chức năng : Chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ. Có ý kiến cho rằng văn học chỉ có một chức năng đó là chức năng thẩm mỹ còn các chức năng khác chỉ là những biểu hiện nằm trong hệ thống "thẩm mỹ của văn học " . Và còn có một số ý kiến nữa....
Tuy có nhiều ý kiến như vậy song không có ý kiến nào phủ nhận chức năng giáo dục của văn học thông qua việc phản ánh hiện thực văn học giúp cho con người nhận thức được bản chất của cuộc sống xã hội loài người, con người phân biệt được cái thiện, cái ác, biết yêu thương và căm giận. Cuối cùng nó khích lệ con người biết tự trọng, khao khát hoàn thiện mình , sống vị tha , có lương tâm. Tức là nuôi dưỡng tư tưởng nhân văn cao đẹp .
Trong chức năng giáo dục đáng chú ý nhất là sự giáo dục đồng cảm . Văn học dạy ta biết đồng cảm với nỗi đau , sự cô đơn tủi nhục của người khác khi biết rằng: Nỗi đau này không của riêng ai.
Tóm lại: Văn học là cái đẹp, mà cái đẹp bao giờ cũng là một hiện tượng độc đáo phong phú và tinh vi . Nhận thức được điều đó chúng ta cần tận dụng và khai thác hoạt động dạy học bộ môn văn trong việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ và giáo dục những tư tưởng nhân văn cho học sinh
IV . Kết quả
Sau gần hai tháng thực hiện đề tài này .Tôi đã thu được kết quả như sau :
Số học sinh cảm thụ tốt : 19 em = 31 %
Số học sinh cảm thụ trung bình : 40 em =64,5 % 
Số học sinh cảm thụ yếu : 3em = 4,5 % 
 C. Kết luận 
	Dạy văn là một hoạt động cực kì khó đặc biệt là việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh càng khó hơn. Muốn làm tốt được công tác này đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện phấn đấu rất cao của tập thể giáo viên dạy văn. Đồng thời người giáo viên phải có sự vận dụng các phương pháp linh hoạt thích hợp với từng giai đoạn của năm học , hợp với đặc điểm tình hình với địa phương . Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 9. Để có được những kinh nghiệm này tôi đã mất không ít thời gian sưu tầm , nghiên cứu tài liệu .Sau một thời gian vận dụng đề tài này vào việc dạy học bộ môn văn cho học sinh lớp 9 đến nay chất lượng dạy học được nâng lên một bước, số lượng học sinh yêu thích học văn nhiều hơn năm trước . Mặc dù đã thu được kết quả như vậy song đối với tôi đó chỉ mới là bước đầu vì vậy những vấn đề đặt ra cần được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn, nghiêm túc và khoa học hơn mới dám chắc chắn khẳng định được chất lượng dạy học đã đạt được kết quả tốt đẹp. 
 Bảo Yên , Ngày 10 tháng 11 năm 2006
 Xác nhận của tổ chuyên môn Người viết: 
 Hồ Thị Minh Hạnh 
 Xác nhận của BGK hội giảng cấp trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_nang_luc_cam_thu_van_hoc_cho.doc