Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực “thầy chủ đạo học trò chủ động” đã làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên thoải mái hơn so với trước đây: Thầy đọc, trò chép, trò thụ động tiếp thu kiến thức. Trong thực tế trước kia và cả bây giờ, dù đã đổi mới nhiều nhưng chỉ chủ yếu ở các phân môn: Văn học và Tiếng Việt còn Tập làm văn đặc biệt là các giờ thực hành: Luyện viết đoạn văn, luyện nói trong giờ tập làm văn hay tiết trả bài còn ít. Chính vì vậy các giờ chuyên đề hoặc thi giáo viên dạy giỏi các cấp thường không đề cập tới.Trong phạm vi bài viết nàytôi muốn đề cập đến một vấn đề rất nhỏ “Làm thế nào để dạy tốt tiết luyện nói trong Tập làm văn”?
Đặc điểm học sinh nơi tôi dạy, các em khá giỏi đã chọn vào lớp A, còn laị các em lớp tôi là lớp chưa thật xuất sắc thì vấn đề nàylại càng rất khó khăn và cứ đến giờ luyện nói là các em lo lắng, băn khoăn rụt rè, chỉ sợ mình bị cô giáo gọi lên nói trước lớp. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, đứng trước thực tế đó tôi không khỏi lo lắng, chán nản và rất buồn vì hiệu quả bài nói kém, biến giờ luyện nói như một giờ tập làm văn không chú ý đến vấn đề nói. Từ hạn chế trên tôi đã thử làm qua nhiều năm thực hiện ở các lớp, tôi thấy hiệu quả tiết dạy có cải thiện hơn.
I. Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực “thầy chủ đạo học trò chủ động” đã làm cho giờ học sôi nổi hơn, giáo viên thoải mái hơn so với trước đây: Thầy đọc, trò chép, trò thụ động tiếp thu kiến thức. Trong thực tế trước kia và cả bây giờ, dù đã đổi mới nhiều nhưng chỉ chủ yếu ở các phân môn: Văn học và Tiếng Việt còn Tập làm văn đặc biệt là các giờ thực hành: Luyện viết đoạn văn, luyện nói trong giờ tập làm văn hay tiết trả bài còn ít. Chính vì vậy các giờ chuyên đề hoặc thi giáo viên dạy giỏi các cấp thường không đề cập tới.Trong phạm vi bài viết nàytôi muốn đề cập đến một vấn đề rất nhỏ “Làm thế nào để dạy tốt tiết luyện nói trong Tập làm văn”? Đặc điểm học sinh nơi tôi dạy, các em khá giỏi đã chọn vào lớp A, còn laị các em lớp tôi là lớp chưa thật xuất sắc thì vấn đề nàylại càng rất khó khăn và cứ đến giờ luyện nói là các em lo lắng, băn khoăn rụt rè, chỉ sợ mình bị cô giáo gọi lên nói trước lớp. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, đứng trước thực tế đó tôi không khỏi lo lắng, chán nản và rất buồn vì hiệu quả bài nói kém, biến giờ luyện nói như một giờ tập làm văn không chú ý đến vấn đề nói. Từ hạn chế trên tôi đã thử làm qua nhiều năm thực hiện ở các lớp, tôi thấy hiệu quả tiết dạy có cải thiện hơn. II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Từ những trăn trở trên, tôi đã nghĩ ra một cách nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy “luyện nói” trong phân môn Tập làm văn Muốn thực hiện tốt tiết luyện nói này, giáo viên cần nắm vững mục tiêu bài dạy là “luyện nói là chính, còn nội dung bài nói cần xếp loại thứ yếu sau kĩ năng nói. Giáo viên luyện từ chỗ học sinh nói còn ngập ngừng vấp váp đến chỗ nói lưu loát, ngừng nghỉ đúng chỗ,hơn nữa nói có kết hợp với ánh mắt cử chỉ, thái độ, tình cảm...Đặc biệt, ở mỗi một lớp, mỗi khối học, giáo viên yêu cầu mức độ nói khác nhau (lớp cao yêu cầu hơn lớp thấp) để làm thế nào từ lớp 6 đến lớp 9 kĩ năng nói của các em được dần dần nâng cao hơn. Bên cạnh xác định được mục tiêu trên, để chuẩn bị cho tiết luyện nói đạt kết quả tốt thì cần phải tiến hành như sau: 1. Bước chuẩn bị Giáo viên xem trước chương trình để dặn dò các em chuẩn bị bài luyện nói trước cho tốt. Giáo viên cần dặn trước từ 5 đến 7 ngày vì đây là những lớp đa số học lực trung bình (chưa kể học sinh yếu, kém) nên những lần đầu tiên dù có căn dặn trước một tuần nhưng đa số các em vẫn không chuẩn bị ở nhà, điều này làm cho giờ luyện nói khó có thể mà thành công được. Điều thuận lợi cho tôi thực hiện được ý định đó là ở trường tôi có dạy 2 buổi/ngày. Tôi sẽ tiến hành kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh vào một tiết buổi chiêù. Học sinh nào chưa chuẩn bị, tôi yêu cầu chuẩn bị(gọi từng em và hỏi rõ lí do tại sao không chuẩn bị) Học sinh được một vài lần kiểm tra sát sao các em sẽ phải chuẩn bị đầy đủ (dù sự chuẩn bị có thế nào vẫn hơn là không chuẩn bị)Trong giờ kiểm tra, giáo viên nói các nội dung cơ bản phần thân bài bài luyện nói cho học sinh biết về chỉnh sửa bài chuẩn bị của mình 2. Bước luyện nói Đến phần luyện nói trên lớp. giáo viên cho học sinh xem lại bài chuẩn bị của mình trong 5-7 phút sau đó đến luyện nói.(có thể luyện nói cá nhân, theo nhóm hay thi giữa các tổ) Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu của một giờ luyện nói: Nội dung bài luyện nói: Bài đủ ý ngắn gọn rõ ràng.câu văn đúng ngữ pháp. không cầu kì như bài văn viết trên giấy Hình thức: Bài viết đủ 3 phần Mở đầu: Giới thiệu tên, lớp, bài nói của mình cho thầy cô và các bạn nghe Nội dung chính : Đủ 3 phần bài Tập làm văn (MB-TB-KB ) Kết thúc : Có lời cảm ơn “cảm ơn thầy, cô đã lắng nghe” Khi nói có kết hợp giọng điệu ,nét mặt, ánh mắt cử chỉ phù hợp nội dung bài nói để bài nói thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Sau khi học sinh trình bày giáo viên củng cố , chốt lại một lần nữa Trong một giờ giáo viên chỉ cần gọi 6 em lên trình bày bài nói của mìnhgọi 2 em khá- 2 em trung bình -2 em yếu để xem mức độ tiếp thu của các em nói đến đâu, ở các trình độ khác nhau. Mỗi lần một học sinh nói xong bài nói của mình, giáo viên gọi một học sinh khác lên nhận xét. Lời nhận xét này giáo viên coi như là một bài luyện nói nhỏ( có đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức). Cuối cùng giáo viên chốt lại cho điểm. Nếu khi theo nhóm, giáo viên sẽ cho điểm ở cuối tiết sau khi đã gọi các em học sinh nói hết. Cách làm này, khiến cho tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú không còn sợ sệt và e ngại như trước. Các em tự nhiên nói được nhiều hơn, lưu loát hơn và ngày càng tự tin hơn. Phương pháp này tôi áp dụng ở khoá thứ hai có kết qủa rõ dệt ở lớp 6c năm trước và năm nay là lớp 7C. Ví dụ: Tiết 122 Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích Củng cố kiến thức văn học có liên quan đến bài học 2. Kĩ năng: Biết cách trình bày miệng một vấn đề (văn học hay xã hội) Kĩ năng nói trước đông người 3. Tích hợp TLV: Các bước làm bài văn giải thích VB: “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, “Sống chết mặc bay” TV: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu B. Chuẩn bị: GV: Giao đề chọn cho học sinh : đề b (SGK-Tr98)làm chuẩn bị trước ở nhà Soạn bài thật kĩ. Ghi bảng phụ những ý chính là bài luyện nói phải trình bày. Kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh trước 2 ngày HS: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên thật kĩ ở nhà C. Tiến trình các hoạt động luyện nói Hoạt động 1 Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh một lần nữa (qua báo cáo của lớp trưởng) Học sinh nhắc lại yêu cầu của bài luyện nói này. Hoạt động của giáo viên GV đưa phim hoặc bảng phụ để HS tự theo dõi dàn ý khi nói. Hoạt động của học sinh (trình bày như đã nêu ở trên) - Hình thức: Giọng nói, điệu bộ, cử chỉ...ngữ điệu... có mở đầu, có kết thúc - Nội dung: gồm 3 phần 1. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm “Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu là tác phẩm khắc hoạ hai tính cách đại diện cho hai thế lực xã hội. - Nêu vấn đề cần giải thích: Tại sao lại đặt tên cho tác phẩm là trò lố? 2. Thân bài a. Giải thích -“Những trò lố là gì”? Là những trò giả dối, bịp bợm, kệch cỡm, đáng buồn cười... - Vì sao những trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được gọi là “Những trò lố”? Vì: Những việc làm, hành động, lời nói của Va-ren đều là trò lừa bịp, giả dối, kệch cỡm. Hứa chăm sóc nửa chính thức cho Phan Bội Châu Thả tự do cho Phan Bội Châu vôứi điều kiện Trung thành với nước Pháp; xúi dục đồng bào nổi dậy hợp tác với nước Pháp, từ bỏ lí tưởng của mình. Va-ren có lời khuyên với Phan Bội Châu một kẻ phản bội có lời khuyên với kẻ yêu nước, bao nhiêu triệu người kính phục. Lấy gương mình(gương một kẻ phản bội) để Phan Bội Châu soi vào. * Tất cả đều giả dối kệch cỡm đáng cười. Tất cả không phải vì Phan Bội Châu, vì nước Nam như lời hắn nói mà vì chính nước Pháp 3. Kết bài Khẳng định vấn đề cần giải thích Trò của Va-ren là lố bịch nên Nguyễn Aí Quốc đặt tên cho tác phẩm của mình là “Những trò lố” Giá trị tác phẩm Vạch trần bộ mặt Va-ren, nước Pháp Khẳng định ý chí kiên cường bất khuất của Phan Bội Châu, của dân tộc Việt Nam. Hoạt động 2: Luyện nói GV: Cho học sinh xem lại 5 phút dàn ý trên phim một lần nữa. (Tiết này giáo viên yêu cầu trình bày cá nhân) - Gọi 2 em khá, 2 em trung bình, 2 em yếu lên trình bày. - Sau mỗi lần các bạn trình bày, GV gọi một học sinh khác lên nhận xét, góp ý GV: Chốt lại cho điểm Học sinh lần lượt trình bày Hoạt động 3: Củng cố dặn dò Cuối giờ GV bớt lại khoảng 5 phút GVnói: Các em nghe các bạn trong lớp nói tiết này Em cho cô biết: Để nói một bài tốt ta cần những yếu tố gì? GVnói: Đó là 2 yếu tố mà các em phải làm tốt hơn nữa trong giờ luyện nói sau. Các yếu tố quan trọng không thể thiếu trong giờ luyện nói là: - Chuẩn bị tốt, kĩ bài nói (hiểu kĩ bài đang nói) - Luôn có sự tự tin Về nhà: Viết lại bài luyện nói thành bài văn vào vở. III. Kết quả Qua một số giờ luyện nói, hiệu quả tiết dạy ngày càng cao, các em nói tự nhiên hơn, say sưa hơn. Nếu các tiết đầu tiên ở lớp 6C giờ luyện nói, cả tiết không được một học sinh nào nói một bài hoàn chỉnh. Hầu như học sinh đứng lên đọc diễn cảm bài chuẩn bị của mình rất bị động, nếu dời bài chuẩn bị ra học sinh sẽ không nói được thêm một lời nào. Hoặc có học sinh nói được phần mở bài sau đó lúng túng, im bặt không thể nói được nữa. Tất cả điều đó là do học sinh không được thường xuyên thuyết trình một vấn đề gì đó trước lớp nên không quen. Thứ nữa sự chuẩn bị bài ở nhà chưa kĩ (học sinh chưa nắm chắc bài mình sẽ nói gì) vậy nên trước lớp đông người, học sinh lúng túng mất tự tin và sẽ chẳng nói được gì. Bằng cách này, tôi đã luyện các em được nói trong các giờ, các khối lớp theo đúng trình độ của các em. Lớp 6: Yêu cầu nói vấn đề đơn giản không nặng về nội dung câu cú, từ ngữ... nên các em cảm thấy mình có thể làm được và muốn làm, cố gắng làm để đạt kết quả tốt hơn.Một tiết gọi được 4 học sinh lên nói, trong số đó không đạt 50% nói đạt yêu cầu. Đến lớp 7 một tiết luyện nói có thể gọi 6-8 học sinh lên trình bày. Trong số đó có 70 - 80% nói lưu loát, đạt yêu cầu, thậm chí có em xung phong được nói. IV. Kết luận Qua bài viết này, tôi cũng mạo muội đề xuất một vài ý kiến rất nhỏ với mục đích để việc giảng dạy của chúng ta có hiệu quả hơn. Tuy nhiên mỗi giờ luyện nói ở các lớp 6,7,8,9 là khác nhau ở mức độ yêu cầu. Mức độ yêu cầu ngày càng nâng cao hơn, hoàn thiện hơn, để đến lớp 9 các em có một trình độ thuyết trình nhất định. Tuy nhiên đây là ý kiến của riêng cá nhân tôi, dù thế nào cũng chỉ là chủ quan. Tôi rất mong sự góp ý, bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp để giờ dạy ngày càng đạt kết quả cao hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn! Đông Mĩ, ngày.....tháng.....năm......... Người viết
Tài liệu đính kèm: