Sáng kiến kinh nghiệm Dạy từ hán việt ở bậc THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy từ hán việt ở bậc THCS

Tiếng việt có nguồn gốc từ lâu đời, nhưng do nhiều nguyên nhân lịch sử xã hội nên ở thời Pháp thuộc, nước ta phải dùng Hán ngữ làm ngôn ngữ Quốc gia, Hán học được lấy làm Quốc học. Tiếng Việt trong thời kỳ này phần lớn được dùng trong giao tiếp sinh hoạt đời thường. Tiếng Việt và tiếng Hán có cùng một loại hình đơn lập, âm tiết tính. Hệ thống âm điệu và thanh điệu khá gần gũi. Phương thức tạo từ cũng nặng về ghép từ đơn thành từ phức. Vì vậy việc vay mượn từ Hán thuận tiện hơn nhiều so với việc vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ Ấn Âu. Trong khi giảng dạy từ Hán Việt ở bậc THCS giáo viên không thể không dùng tiếng Việt để giải thích, đặc biệt người Việt vừa giàu tinh thần dân tộc, vừa yêu chuộng thơ văn. Do tiếng Việt và tiếng Hán có cùng một loại hình, hệ thống âm vị thanh điệu không hoàn toàn xa lạ nhau nên các nhà thơ nhà văn đều có thể vận dụng thi pháp Hán vào sáng tác như: Thể phú, tế, cáo, hịch . Song các thể cáo, hịch, tế được đưa vào trong chương trình THCS sẽ gây rất nhiều khó khăn cho học sinh về việc nhận biết nội dung bài học nếu các em không hiểu nghĩa các từ ngữ Hán Việt.

Để học sinh cảm thụ các thể văn được tốt, hiểu được các từ ngữ Hán Việt và vận dụng trong nói viết thì việc dạy - học từ Hán Việt trong trường THCS là rất quan trọng. Vì thế người giáo viên dạy văn cần chú trọng đến việc giảng dạy từ Hán Việt trong trường THCS.

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 816Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy từ hán việt ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Đặt vấn đề.
Trang 2
Lý do chọn đề tài.
Trang 2
Thực trạng.
Trang 2
Những biện pháp.
Trang 3
Cơ sở xuất phát các biện pháp giải quyết vấn đề.
Trang 3
2- Biện pháp:
Trang 4
3- Tác động của biện pháp:
Trang 7
Kết quả và việc phổ biến ứng dụng vào thực tiễn.
Trang 8
1- Kết quả:
Trang 8
2- Phổ biến và ứng dụng:
Trang 8
Phần nhận xét đánh giá, xếp loại
Trang 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY TỪ HÁN VIỆT Ở BẬC THCS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1- Lý do chọn đề tài:
Tiếng việt có nguồn gốc từ lâu đời, nhưng do nhiều nguyên nhân lịch sử xã hội nên ở thời Pháp thuộc, nước ta phải dùng Hán ngữ làm ngôn ngữ Quốc gia, Hán học được lấy làm Quốc học. Tiếng Việt trong thời kỳ này phần lớn được dùng trong giao tiếp sinh hoạt đời thường. Tiếng Việt và tiếng Hán có cùng một loại hình đơn lập, âm tiết tính. Hệ thống âm điệu và thanh điệu khá gần gũi. Phương thức tạo từ cũng nặng về ghép từ đơn thành từ phức. Vì vậy việc vay mượn từ Hán thuận tiện hơn nhiều so với việc vay mượn từ ngữ của các ngôn ngữ Ấn Âu. Trong khi giảng dạy từ Hán Việt ở bậc THCS giáo viên không thể không dùng tiếng Việt để giải thích, đặc biệt người Việt vừa giàu tinh thần dân tộc, vừa yêu chuộng thơ văn. Do tiếng Việt và tiếng Hán có cùng một loại hình, hệ thống âm vị thanh điệu không hoàn toàn xa lạ nhau nên các nhà thơ nhà văn đều có thể vận dụng thi pháp Hán vào sáng tác như: Thể phú, tế, cáo, hịch. Song các thể cáo, hịch, tế được đưa vào trong chương trình THCS sẽ gây rất nhiều khó khăn cho học sinh về việc nhận biết nội dung bài học nếu các em không hiểu nghĩa các từ ngữ Hán Việt.
Để học sinh cảm thụ các thể văn được tốt, hiểu được các từ ngữ Hán Việt và vận dụng trong nói viết thì việc dạy - học từ Hán Việt trong trường THCS là rất quan trọng. Vì thế người giáo viên dạy văn cần chú trọng đến việc giảng dạy từ Hán Việt trong trường THCS.
2- Thực trạng:
a/ Thuận lợi: 
Ngày nay Tiếng Việt lên ngôi chính thống, việc nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài theo tân học thì Tiếng việt lại mượn hàng loạt từ ngữ học thuật của tiếng Hán đặc biệt là các bộ môn văn hóa xã hội. Từ gốc Hán trong lớp từ văn hóa của Tiếng việt đã chiếm tới 70%. Trong các văn bản hành chính có mật độ từ gốc Hán rất cao. Cũng do được vay mượn theo con đường học thuật mà các từ ngữ Hán Việt mang tính trang trọng so với từ Việt đồng nghĩa như: Phụ nữ/đàn bà, nhi đồng/trẻ em, sinh/đẻ, tử/chết
Với nét nghĩa sắc thái ấy, từ Hán Việt không chỉ là những đơn vị định danh bổ sung cho kho từ Tiếng việt mà còn có khá nhiều trường hợp tồn tại như những đơn vị đồng nghĩa rất cần thiết làm phong phú thêm sự biểu đạt của người Việt.
b/ Khó khăn: 
Tần số từ Hán Việt khá cao trong chương trình THCS, trong các bài văn, bài thơ, trong các lời ăn tiếng nói hàng ngày. Vì thế việc dạy- học từ Hán việt quả là một khó khăn cho giáo viên và học sinh. 	
Sách và đồ dùng dạy - học rất ít, nhiều từ Hán Việt khó giải thích, từ đó việc tiếp thu từ Hán Việt của học sinh rất khó khăn.
Dân trí càng nâng cao thì ngôn ngữ giao tiếp càng vận dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ văn hóa – khoa học - kỹ thuật, càng dùng nhiều đến từ Hán Việt. Trong khi đó sự nhận biết về từ ngữ gốc Hán của học sinh thì quá hạn hẹp. Phương pháp dạy từ Hán Việt trong trường THCS chưa được cụ thể hóa.
Học sinh không coi trọng việc học từ Hán Việt, học với hình thức đối phó nên các em không biết giải nghĩa từ Hán Việt gây nhiều khó khăn cho quá trình tiếp nhận các văn bản. Bên cạnh đó các tài liệu có liên quan đến việc dạy - học từ Hán Việt còn hạn chế vì vậy học sinh chưa nắm bắt được hệ thống ngữ nghĩa của từ Hán Việt.
Để khắc phục những khó khăn trên theo tôi giáo viên dạy bộ môn phải tự học hỏi tìm ra các phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng của kiểu bài, phù hợp với đối tượng học sinh trong quá trình dạy từ Hán Việt. 
II. NHỮNG BIỆN PHÁP: 
1- Cơ sở xuất phát các biện pháp giải quyết vấn đề:
Trong trường THCS hiện nay phương pháp dạy từ Hán Việt chưa được cụ thể hóa, chủ yếu là dạy theo hình thức áp đặt thầy giải thích – trò lắng nghe chưa đi sâu vào việc tìm hiểu ngữ nghĩa, mở rộng vốn từ của từ Hán Việt. Vốn từ và việc sáng tạo tìm tòi của học sinh thì hạn chế dẫn đến tiết dạy trở nên khô khan, học sinh không hứng thú học. Trong khi đó vốn từ lại rất quan trọng với các em không chỉ trong lĩnh vực giao tiếp mà còn quan trọng trong quá trình cảm thụ và phân tích từ ngữ Hán Việt trong thơ văn. 
Trong các văn bản hành chính mật độ từ Hán Việt chiếm khá cao.
Ví dụ: Trong đoạn văn sau phần lớn là sử dụng từ Hán Việt.
“Căn cứ đề nghị của Ban văn hóa tư tưởng Trung ương, Bộ văn hóa thông tin và sự nhất trí của Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định thành lập nhà xuất bản chính trị Quốc gia”.
Trong khẩu ngữ của người dân giờ đây cũng sử dụng khá nhiều từ Hán Việt.
Ví dụ: “Hợp tác xã đã hoàn thành kế hoạch thủy lợi hóa đúng điều độ đã thông qua”.
Như vậy từ Hán Việt đã được sử dụng rất rộng rãi, song phải hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa, phải sử dụng đúng nơi, đúng đối tượng thì nó mới trở nên hay.
Không phải mọi từ gốc Hán đều là từ Hán Việt, từ thời Tây Hán tiếng Hán lúc bấy giờ có hình thức ngữ âm còn quá cổ. Ví dụ: Buồm (phàm), buồng (phòng), buồn (thuyền), cả (giá), chém (trảm), lìa (ly).
Hiện nay chúng ta xem những từ gốc Hán vay mượn từ xa xưa đó như là từ thuần Việt. Lại có những từ gốc Hán vừa mới mượn gần đây phát âm theo ngôn ngữ Quảng Đông thì không được xem là từ Hán Việt. Ví dụ: Húng lìu (hương liệu), mì chính (vị tinh) những từ trong ngoặc là cách gọi Hán Việt.
Trở thành một bộ phận của tiếng Việt, từ Hán Việt hoạt động dưới sự chi phối của các quy luật ngữ nghĩa và ngữ pháp tiếng Việt. 
Ví dụ 1: Phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: Hướng gió (1), gió xoáy ngoài khơi (2), sự việc diễn ra sôi nổi trong cùng một thời kỳ (3). Trong đó tiếng Việt chỉ có nghĩa thứ ba.
Ví dụ 2: Từ khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa to, cao; vào tiếng Việt nó có nghĩa là thông minh sáng sủa. 
Người Việt còn dùng các hình vị Hán để tạo nên nhiều từ Hán Việt mà tiếng Hán không tạo từ như thế. Ví dụ: Bác sĩ (đại phu quan), dược tá (tư dược viên), đại tá (thượng hiệu), kỹ sư (công trình sư), nghĩa lý (đạo lý), phát thanh (bá âm)
Để nhận biết từ Hán Việt, hiểu sâu về nó thì rất là khó, vì từ Hán Việt trong tiếng Việt hiện đại hầu hết đều có hình thức hai tiếng ghép lại, tiếng nào cũng có nghĩa, về cấu tạo từ ghép Hán Việt cũng tương tự như cấu tạo các từ ghép tiếng Việt nên dễ bị nhầm lẫn.
Vì vậy trong quá trình dạy tiếng Việt giáo viên cần phải xác định được những mặt tích cực, mặt hạn chế của học sinh để có những biện pháp thiết thực giúp các em hứng thú học tập và tiếp thu từ Hán Việt một cách dễ dàng. 
2- Biện pháp:
Qua thời gian tìm hiểu nghiên cứu trong quá trình giảng dạy thực tiễn, bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm và các biện pháp dạy học từ Hán Việt cụ thể như sau.
2.1. Nhận diện từ Hán Việt:
Có ba cách nhận diện từ Hán Việt.
Cách 1: Tra từ điển Hán - Việt. 
Cách 2: Từ Hán Việt là những tiếng mà âm tiết hoàn toàn có thể sử dụng như một từ bất kể chúng có nguồn gốc nào như: Đầu, gan, tim, áo, quần, kính, bút
Cách 3: Là những tiếng tuy có nghĩa nhưng không có khả năng sử dụng như một từ, nhưng có khả năng tạo từ phức rất lớn. 
Ví dụ: 	- Thiên, địa, thủy, hỏa, vân, vũ, kiến 
- Địa chất, địa bàn, địa chỉ
- Kiến tập, kiến tạo, kiến thiết, kiến nghị 
- Thiên bẩm, thiên mệnh, thiên nhiên, thiên thời 
Từ ghép Hán Việt hiện nay là từ ghép được tạo bởi các đơn vị theo cách nhận biết thứ ba, từ đó suy ra nếu một từ phức nào được ghép bởi hai đơn vị tức là loại đơn vị không tự nó được dùng như một từ, thì từ phức đó chính là từ Hán Việt.
Từ ghép Hán Việt cũng có loại ghép hợp nghĩa như từ tiếng Việt, trong từ ghép hợp nghĩa các từ tố đầu cùng từ loại và tạo nên từ mới có nghĩa tổng hợp như trường hợp từ ghép hợp nghĩa tiếng việt. Ví dụ: Quốc gia, văn nghệ, chiến đấu, học tập
Trong từ ghép phân nghĩa thì trật tự cú pháp ngược với từ ghép Hán Việt: Yếu tố bổ sung đứng trước, yếu tố được bổ sung đứng sau. Ví dụ: Chủ quan (quan là yếu tố được bổ sung), nội hóa (hàng nội), chiến hạm (tàu chiến) 
Tiếng Việt của chúng ta phần lớn mượn gốc Hán, bởi các từ Hán Việt mang tính trang trọng tạo cho tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp hơn. Như vậy việc dạy học từ Hán Việt trong trường THCS có vai trò rất lớn, hướng các em biết dùng từ đặt câu, nghe, nói, viết đúng và hay, phù hợp với đối tượng hoàn cảnh giao tiếp.
Để đạt được những điều nêu trên người giáo viên phải có tâm huyết nhiệt tình giảng dạy, có thể vận dụng các cách nhận diện các từ Hán Việt để dạy cho học sinh hiểu, giúp các em biết cách phân tích, giải nghĩa từ Hán Việt, phân biệt từ Hán Việt.
Ngoài ra giáo viên phải học hỏi, tìm tòi các phương pháp hữu hiệu phù hợp để giảng dạy đối với từng kiểu bài, với từng đối tượng học sinh để đạt hiệu quả cao.
2.2. Quy trình dạy từ Hán Việt:
* Khi dạy từ Hán Việt trước tiên người giáo viên phải nhận thức được kiểu bài và lượng kiến thức trong bài dạy để định hình một tiết dạy. 
Ví dụ: Trong một tiết dạy từ Hán Việt có các từ: Phong cảnh, châu thổ, thủy tinh, thiên nhiên, không khí, thị xã, kĩ sư, nông gia, giai nhân, cường tráng, thanh minh Ngoài giải nghĩa từ thì giáo viên cần phải mở rộng các từ ngữ Hán Việt cho học sinh hiểu. 
Yêu cầu của bài dạy từ Hán Việt gồm có ba nội dung:
1. Làm cho học sinh hiểu rõ ngữ nghĩa của các từ được học.
2. Đi sâu vào ngữ nghĩa của từng từ tố, trên cơ sở đó mở rộng vốn từ Hán Việt theo quan hệ cấu tạo từ mới có chung một từ tố.
3. Luyện tập
* Trong quá trình dạy từ Hán Việt, để giúp học sinh nắm vững ngữ nghĩa cũng như phương thức cấu tạo của từ, mở rộng từ theo quan hệ cấu tạo từ (hoặc theo quan hệ đồng âm) và luyện tập dùng từ mới học thì giáo viên phải thực hiện theo trình tự ba bước như sau:
Bước 1: 
(1) giáo viên dùng bảng phụ viết một văn cảnh hoặc đặt câu có chứa từ Hán Việt để giới hạn ngữ nghĩa của từ đó. Ví dụ: Lần đầu tiên Tôi đến thăm vịnh Hạ Long, nơi đây phong cảnh thật hữu tình.
Giáo viên dùng câu hỏi nhận biết yêu cầu học sinh nhận diện từ Hán Việt.
(2) giảng giải nghĩa từ ngữ. Ví dụ: Từ phong cảnh: Phong có nghĩa là gió, phong là mũi nhọn (tiên phong); cảnh có nghĩa là bờ cõi (biên cảnh), là phòng giữ (cảnh sát).
(3) giáo viên giảng giải phương thức ghép chữ và giải thích rõ ngữ nghĩa của từ tố đó. Ví dụ: Phong cảnh có nghĩa là vẻ đẹp của thiên nhiên.
Bước 2: 
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ cùng chung từ tố đầu. Ví dụ: Với từ phong: phong trào, phong tỏa, phong bì, phong phú 
Ở bước này giáo viên yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ, tự mở rộng vốn từ sau đó giáo viên nhận xét và kết luận. Ví dụ: với từ Thủy ghép với một số từ ta có các từ mới: Thủy thổ, thủy chiến, thủy quan, thủy lợi, thủy thủ, thủy điện
- Mở rộng vốn từ theo quan hệ cùng chung từ tố sau. Ví dụ: Với từ sát: Quan sát, giám sát, thi sát, hạch sát, cảnh sát
Trong bước này không nhất thiết phải mở rộng cả hai từ tố, giáo viên cần xác định từ tố nào có tần số tạo từ cao để ưu tiên mở rộng. Tùy vào từng bài dạy để mở rộng sao cho tổng số từ mở rộng không quá nhiều và phù hợp với khả năng nhận biết của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa với một từ nào đó. Ví dụ: cảnh sát đồng nghĩa với cảnh binh, cảnh vệ.
Giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu được tác dụng của từ Hán Việt trong khẩu ngữ của người dân, trong thơ văn. Phần lớn từ Hán Việt có tác dụng tạo sắc thái biểu cảm như: sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính, sắc thái tao nhã tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. 
Ở bước này giáo viên cần lưu ý giảng thêm cho học sinh về hiện tượng đồng âm vì hiện tượng đồng âm các chữ Hán Việt nhiều gấp bội so với các đơn vị gốc Việt. Có thể vì hệ thống vần của tiếng Hán ít hơn của tiếng Việt thì sự đồng âm dù nhiều bao nhiêu cũng không gây nhiễu thông tin văn tự, vì mỗi âm tiết có nghĩa của Hán ngữ đều được biểu thị bằng một chữ xác định của bộ chữ tượng hình. Ví dụ: GIA là nhà, viết khác gia là thân, gia là thơm Tuy vậy, với học sinh THCS đọc từ Hán Việt bằng bộ chữ ghi âm của Việt Nam thì khó có thể phân biệt được ba chữ gia kể trên.
Bởi vậy người dạy phải lưu ý học sinh các trường hợp đồng âm chữ Hán Việt. Ví dụ: như dạy từ phong cảnh khi mở rộng vốn từ theo quan hệ cấu tạo từ cùng gốc học sinh có thể kể: phong trào, phong tỏa, phong phú, phong bì ; Cảnh quan, cảnh giác, cảnh sát, cảnh binh Giáo viên phải giúp các em phân biệt phong là gió với phong là mũi nhọn (tiên phong), phong là nhiều (phong phú) phong là học gói (phong bì, phong tỏa); Cảnh còn có các chữ đồng âm khác như cảnh là bờ cõi (biên cảnh), cảnh là phòng giữ (cảnh sát, cảnh binh). Như vậy với từ phong cảnh học sinh được biết qua quan hệ đồng âm hàng loạt từ mới. Đó chính là một cách mở rộng vốn từ Hán Việt theo quan hệ cấu tạo từ cùng một gốc từ tố. 
Bước 3: Luyện tập.
(1) Tùy theo từng đối tượng học sinh giáo viên đưa ra các bài tập cho phù hợp.
Ví dụ 1: Tìm và giải nghĩa từ Hán Việt trong câu sau:
Trước lúc từ trần ông cụ còn dặn các con cháu phải thương yêu nhau.
	Từ trần có nghĩa là chết. 
	Ví dụ 2: Tìm và nêu tác dụng của từ Hán Việt trong đoạn thơ sau:
	Thiếu tất cả ta rất giàu dũng khí
	Sống chẳng cúi đầu; chết vẫn ung dung
	Giặc muốn ta nô lệ ta lại hóa anh hùng
	Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
(Tố Hữu)
	Các từ Hán Việt: dũng khí, ung dung, nô lệ, cường bạo, nhân nghĩa, anh hùng
trong đoạn thơ trên có tác dụng gợi hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm thể hiện thái độ lạc quan, dũng cảm trước sức mạnh của kẻ thù.
	Ví dụ 3: Tìm và giải nghĩa từ Hán Việt trong hai câu thơ sau:
	“Thanh minh trong tiết tháng ba
 Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
(Nguyễn Du)
	Thanh minh: tiết là đầu tháng ba mùa xuân khí trời mát mẻ, trong trẻo, người ta đi tảo mộ, tức là đi viếng và sửa sang lại phần mộ của người thân.
	Đạp thanh: Giẫm lên cỏ xanh (Tiết thanh minh đi chơi xuân ở chốn đồng quê giẫm lên cỏ xanh nên gọi là đạp thanh).
(2) giáo viên chọn một số từ Hán Việt có tần số sử dụng cao cho học sinh tự tìm tòi sáng tạo như giải nghĩa từ, đặt câu, mở rộng vốn từ. Ví dụ: Từ thiên, thủy,
Với loại bài tập này giáo viên có thể chia nhóm cho học sinh, mỗi nhóm làm từ 1 đến 2 từ. Sau đó đại diện nhóm lên trình bày nội dung câu trả lời. Từ đó giáo viên kết luận và sửa bài.
Trong quá trình học sinh làm bài tập giáo viên đôn đốc và hướng dẫn học sinh làm bài tập, kiểm tra nhận xét và đánh giá.
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ cùng chung từ tố đầu:
Ví dụ: Với từ thiên ta có : thiên thời, thiên mệnh, thiên tai
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ cùng chung từ tố sau:
Ví dụ: Với từ dương ta có : thái dương, hướng dương, tà dương
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu với những từ trên. Ví dụ đặt câu với từ thiên tai: Cuộc sống của Lão Hạc đã khổ cực lại thêm thiên tai mất mùa, Lão chẳng còn gì để ăn.
3. Tác động của biện pháp:
Trong quá trình dạy – học từ Hán Việt tôi áp dụng những biện pháp nêu trên đã giúp học sinh hoàn thiện tốt bài tập của mình và nhận biết từ Hán Việt một cách dễ dàng, hiểu và biết giải nghĩa từ Hán Việt trong thơ văn, biết sử dụng thành thạo trong nói viết, đặc biệt là trong giao tiếp, hiểu và sử dụng các thành ngữ, tục ngữ đúng nơi đúng chỗ.
III. KẾT QUẢ VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG VÀO THỰC TIỄN:
1. Kết quả:
	Trong những năm qua bản thân tôi đã áp dụng các phương pháp trên trong quá trình giảng dạy và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Trước khi áp dụng quy trình trên
Sau khi áp dụng quy trình trên
Giỏi
Khá
TB
yếu 
Kém
Giỏi
Khá
TB
yếu 
Kém
2006 – 2007
0
13%
56%
21%
10%
1%
20%
62%
12%
5%
2007 – 2008
1%
15%
60%
16%
8%
2%
25%
61%
9%
3%
Học kì I
 2008-2009
2.4%
26.6%
63.2%
6.5%
2.3%
2. Phổ biến và ứng dụng:
Với việc dạy từ Hán Việt theo quy trình ba bước nêu trên theo tôi là phù hợp. Nó tác động đến quá trình học tập và tạo sự hứng thú nhận biết, giải thích từ ngữ Hán Việt của học sinh.
 Trong thực tế hiện theo phương pháp trình bày ở trên, có rất nhiều khả quan trong việc giúp học sinh nhận ra sự thiếu sót và tạo cho mình một vốn từ ngữ Hán Việt. Thực tế những năm học vừa qua tôi áp dụng theo quy trình dạy từ Hán Việt nêu trên thì tỉ lệ học sinh biết phân loại từ Hán Việt, giải nghĩa được từ Hán Việt, dùng từ đặt câu có chứa từ tố Hán Việt được nâng lên rõ rệt. 
Trên đây là những biện pháp dạy - học từ Hán Việt ở trường THCS tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy những năm học qua , chắc hẳn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp và quý lãnh đạo để phương pháp dạy - học từ Hán Việt ở trường THCS ngày càng hoàn thiện hơn. 
NGƯỜI THỰC HIỆN
 Trịnh Thị Vân
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	- Tên đề tài : Dạy từ Hán Việt ở bậc THCS
- Tác giả : Trịnh Thị Vân
Trường THCS Trần Phán
Phòng GD & ĐT ĐẦM DƠI
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo
...
...
...
...
...
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng dụng
- Tính khoa học 
- Tính sáng tạo
..
..
..
..
..
Xếp loại chung : ..
 Trần Phán, ngày tháng năm 2009
Hiệu trưởng
Xếp loại chung :..
Đầm Dơi, ngày tháng năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD & ĐT cấp tỉnh; Giám đốc sở GD & ĐT Cà Mau thống nhất công nhận CTSKKN và xếp loại: ...  
 Cà Mau, ngày tháng năm 2009
 GIÁM ĐỐC

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_tu_han_viet_o_bac_thcs.doc