Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài: Đổi mới về quan niệm soạn giáo án tập làm văn lớp 7

Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài: Đổi mới về quan niệm soạn giáo án tập làm văn lớp 7

I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Thực hiện chỉ thị số 14 - 2001 ngày 11 - 6 - 2001 của thủ tướng chính phủ và nghị quyết số 40 - 2000 quốc hội về đổi mới GDPT. Ngành giáo dục nước ta đã bươc vào năm thứ 4 về đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa. Đây là một nhu cầu tất yếu khách quan không những đối với giáo dục mà còn đối với sự phất triển của đối với sự phát triển của đời sống xã hội ngày càng cao.

 Cùng với các môn học khác,môn Ngữ văn bậc THCS cũng đổi mới về nội dung, chương trình và sách giáo khoa. Việc đổi mới chương trình, nội dung và sách giáo khoa đòi hỏi phải đổi mới phương pháp và học bộ môn này theo đặc thù riêng của nó. Chính vì vậy khoa học phương pháp dạy học Ngữ văn cũng không đi ngoài quỹ đạo chung đó .

 Mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm hình thành và phát triển cho học sinh nhưng kiên thưc và kỹ năng cơ bản về Tiếng Việt và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiêp tục học hỏi hoặc áp dụng vào cuộc sống lao động. Để đáp ứng yêu cầu đó, SGK Ngữ Văn THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình đó là quan điểm chủ yếu và đã có các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.

Chính vì vậy, trong ban phân môn: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn. Tôi chọn chuyên môn TLV để viết đề tài: “ Đổi mới quan niệm soạn giáo án TLV 7.” Từ đó giúp GV thuận lợi hơn trong việc áp dụng các phương pháp mới trong cách sạn giáo án TLV có hiệu quả. HS dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện cho mính có kỷ năng, kỷ xảo viết một đoạn văn và cao hơn là một bài văn theo yêu cầu cụ thể của GV.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm - Đề tài: Đổi mới về quan niệm soạn giáo án tập làm văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Thị xã Sông Công 
Trường thcs Nguyễn Du 
 ------------- 1-------------
Sáng kiến kinh nghiệm
đề tài: đổi mới về quan niệm soạn giáo án TLV lớp 7
 Gvth: Hoàng Thị Thức 
	 Trường THCS: Nguyễn Du 
 Năm học: 2010-2011
I - Lí do chọn đề tài :
	Thực hiện chỉ thị số 14 - 2001 ngày 11 - 6 - 2001 của thủ tướng chính phủ và nghị quyết số 40 - 2000 quốc hội về đổi mới GDPT. Ngành giáo dục nước ta đã bươc vào năm thứ 4 về đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa. Đây là một nhu cầu tất yếu khách quan không những đối với giáo dục mà còn đối với sự phất triển của đối với sự phát triển của đời sống xã hội ngày càng cao. 
	Cùng với các môn học khác,môn Ngữ văn bậc THCS cũng đổi mới về nội dung, chương trình và sách giáo khoa. Việc đổi mới chương trình, nội dung và sách giáo khoa đòi hỏi phải đổi mới phương pháp và học bộ môn này theo đặc thù riêng của nó. Chính vì vậy khoa học phương pháp dạy học Ngữ văn cũng không đi ngoài quỹ đạo chung đó .
 Mục tiêu của môn Ngữ văn là nhằm hình thành và phát triển cho học sinh nhưng kiên thưc và kỹ năng cơ bản về Tiếng Việt và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiêp tục học hỏi hoặc áp dụng vào cuộc sống lao động. Để đáp ứng yêu cầu đó, SGK Ngữ Văn THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình đó là quan điểm chủ yếu và đã có các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh.
Chính vì vậy, trong ban phân môn: Văn, Tiếng việt và Tập làm văn. Tôi chọn chuyên môn TLV để viết đề tài: “ Đổi mới quan niệm soạn giáo án TLV 7.” Từ đó giúp GV thuận lợi hơn trong việc áp dụng các phương pháp mới trong cách sạn giáo án TLV có hiệu quả. HS dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện cho mính có kỷ năng, kỷ xảo viết một đoạn văn và cao hơn là một bài văn theo yêu cầu cụ thể của GV. 
II - Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn soạn một tiết tập làm văn ( như SGK, SGV, STK, TKBD).
- Thao giảng, dạy thử nghiệm .
- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi rút kinh nghiệm sau mổi tiết dạy.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của hoc sinh để từ đó điều chỉnh, bổ sung hợp lí.
III - Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài xoay quanh việc nghiên cứu giảng dạy và học tập, phân môn tập làm văn lớp 7 THCS Hồng Thuỷ. Song đối tượng nghiên cứu điển hình mà tôi mạnh dạn áp dụng đề tài là hai lớp 72 và 75 .
IV - Mục đích nghiên cứu: 
- Với việc nghiên cứu thành công đề tài, sáng kiến kinh nghiệm sẽ giúp cho giáo viên giảng dạy phân môn TLV 7 có những kinh nghiệm sau:
+ Cách thức soạn một giáo án TLV có hiệu quả.
+ Cách thức tổ chức một tiết TLV có hiệu quả.
+ Các bước tiến hành của một tiết dạy TLV.
+ Hướng dẫn học sinh tự rèn luyện, luyện tập để có kỹ năng và cao hơn là kỹ xảo học và áp dụng phân môn TLV vào cuộc sống.
Nội dung
I - Cơ sở lý luận:
Mục đích dạy học cuối cùng là cung cấp cho học sinh kiến thức và kỹ năng. Chính vì vậy việc dạy học môn Ngữ văn không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ mà mục đích cuối cùng của việc môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng là học sinh phải biết viết một bài văn theo yêu cầu. Ngoài việc học tập trên lớp, học sinh tự học tập và rèn luyện thêm ở nhà 
- TLV là một trong ba phân môn của môn Ngữ Văn. nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập bộ môn thông qua các hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiêng việt. Bản thân của việc tích hợp ba phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập Làm Văn trong mỗi bài học ở sách giáo khoa Ngữ Văn THCS nói chung và Ngữ Văn lớp 7 nói riêng phải đổi mới phương pháp dạy học. Sự tích hợp này đòi hỏi tất cả các phân môn phải có sự thay đổi về phương pháp nhằm đạt kết quả cao của sự tích hợp. Tất nhiên trong đó có phân môn TLV. Phương châm của việc tích hợp là nhằm hướng cho học sinh bên cạnh hệ thông tri thức riêng của từng phân môn, phải nắm được những tri thức có quan hệ với nhau giữa các phân môn giúp cho học sinh biết vận dụng những tri thức Tiếng Việt, làm văn vào việc thẩm định cái hay cái đẹp của văn bản, đồng thời biết vận dụng các kỹ năng, tri thức về Tiếng Việt, Văn Học vào việc tạo lập văn bản phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày. Trước tình hình thực tiễn đó tôi luôn trăn trở, suy ngẫm tìm mọi cách để soạn một giáo án TLV theo phương pháp đổi mới mà đăc biệt là TLV lớp 7 để áp dụng vào việc dạy học ở trường THCS Hồng Thuỷ.
 II - Thực trạng giảng dạy phân môn TLV ở trường THCS Hồng Thuỷ. 
1. Ưu điểm:
- Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp, là một giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhưng bản thân đã khắc phục vượt lên những khó khăn trước mắt, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn TLV nhằm đáp ứng mục đích chương trình SGK mới.
a. Về phía giáo viên:
- Bước đầu tiếp cận, làm quen với chương trình đổi mới SGK về phân môn TLV
- Đã quen và chủ động với cách thức tố chức một tiết dạy phân môn TLV.
- Phối hợp khá linh hoạt các phương pháp như: hỏi, đáp, thuyết trình, nêu vấn đề .....
 b. Về phía học sinh:
- Học sinh dã bước đầu quen dần với cách học theo từng phân môn TLV
- Quen với cách dạy của giáo viên từ đó tạo cho học sinh hứng thú trong quá trình học. Bên cạnh những thận lợi của việc giảng dạy phân môn TLV vẫn còn một số khó khăn nhất định như sau.
2. Thực trạng:
 a.Về phía giáo viên:
- Vẫn còn một số giáo viên gặp một số khó khăn nhất định về việc thực hiện các thao tác còn hạn chế như: dẫn dắt, cách soạn một giáo án phân môn TLV theo hướng đổi mới ....
- Lâu nay giáo viên chỉ chú trọng phần lớn về đổi mới phân môn Văn và Tiếng VIệt còn đổi với phân môn TLV còn rất hạn chế.
 b. Về phía học sinh:
- Phần lớn học sinh thụ động, ỷ lại, trong chờ vào giáo viên chưa tự mình hình thành kiến thức. 
- Các em ít rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét, viết lách... tạo cho mình thói quen 
 c. Phương tiện: 
- Để đáp ứng với phương pháp đổi mới về GDPT nói chung và GDTHCS nói riêng của các bộ môn ngoài kiến thức của thầy và trò, ngoài việc soạn giáo án tốt và việc chuẩn bị bài chu đáo của học sinh ra còn một yếu tố nữa quyết định đến sự thành công về đổi mới GDTHCS đấy là phương tiện dạy học. Chính vì vậy, những năm gần đây Nhà Nước mà đặc biệt là ngành giấo dục đã trang bị một số lượng lớn về thiết bị dạy học nhằm giúp cho học sinh thuận lợi hơn trong việc quan sát, hình thành kiến thức. Song bản thân tôi đảm nhận giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 7 mà đặc biệt là phân môn TLV cảm thấy đồ dùng dạy học quá hạn hẹp và nghèo nàn( nếu giáo viên linh hoạt thì chỉ có bảng phụ). Điều này cũng do một phần đặc trưng của bộ môn. Chính vì vậy mà dẫn đến hạn chế rất nhiều trong việc giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
 III - Một số giải pháp:
- Để đạt được kết quả cao trong một giờ dạy đòi hỏi phải có sự tác động qua lại giữa hai đối tượng là giáo viên và học sinh một cách nhịp nhàng, ăn ý với nhau. Đối với phương pháp đổi mới là lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Nó như là những nhạc công trong một dàn nhạc giao hưởng mà người nhạc trưởng đó phài là người chỉ đạo cả dàn nhạc. a. Đối với giáo viên :
	Để có một tiết dạy phân môn TLV tốt thì người giáo viên phải thực hiện các bước sau:
- Nghiên cứu kỹ nội dung tiết dạy từ sách giáo khoa và sách giáo viên, sách tham khảo.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và thiết kế bài giảng là cơ sở quan trọng để giáo viên hoạch định, định hướng giảng dạy của mình cho một tiết dạy có hiệu quả.
+ Việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên sách tham khảo và thiết kế bài giảng sẽ giúp giáo viên tổ chức điều khiển tiết dạy đúng trọng tâm kiến thức, phân bố thời gian hợp lý, các bước hoạt động khoa học. Có thể nói sách giáo khoa, sách giáo viên là kim chỉ nam xuyên suốt của một tiết dạy học
- Nghiên cứu mục đích chung của tiết dạy:
+ Mục đích yêu cầu của một tiết dạy là đích mà giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau mỗi tiết dạy
+ Đối với phân môn TLV ngoài việc giúp cho học sinh hình thành khái niệm mà bước cao hơn là giúp học sinh biết vân dụng kiến thức vừa học được để viết một đoạn văn cao hơn nữa là một bài văn theo yêu cầu của giáo viên
- Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ mon TLV như: gợi mở, nêu vấn đề, hỏi đáp...
 b. Đối với học sinh:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết hoc bằng cách:
+ Ra hệ thống gợi mở từ dễ đến khó.
+ Yêu cầu học sinh đọc và trả lời trước các câu hỏi trong bài học ngày hôm đó.
Sự đổi mới về nội dung của phân mônTLV 7 dựa trên cơ sở đi từ bài tập đến hình thành khái niệm điều này giúp cho giáo viên khi hướng học sinh vào giải bài tập từ đó rút ra kiến thức nội dung của bài học. Khi sọan bài giáo viên phải nghiên cứu kỹ phần ghi nhớ ở cuối bài tương ứng với từng phần kiến thức của từng mục trong từng bài. Tôi xin trích một đoạn bài văn trên cái nền chung đó:
Tiết 23: đặc điểm của văn bản biểu cảm
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Kiến thức thống nhất ghi bảng
* Hoạt động giáo viên hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Gọi một học sinh độc bài văn và nêu yêu cầu.
? Bài văn "Tấm gương" của tác giả Băng Sơn biểu đạt tình cảm gì ?
- Gọi một học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, chốt kiến thức, ghi bảng.
- Giáo viên: Nói cách khác tác giả mượn tấm gương làm điểm tựa, bàn đạp vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi sự vật xung quanh. Noi gương, ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực.
? Bố cục bài văn gồm mấy phần: 
? Phần mở và kết bài quan hệ với nhau như thế nào:
- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức, ghi bảng
? Phần thân bài nêu lên những ý nào ?
- Gọi đại diện nhóm phát biểu, đại diện nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chốt kiểm tra ghi bảng:
? Những ý đó liên quan đến bài văn như thế nào:
- Giáo viên nhận xét, chốt kiểm tra ghi bảng: 
? Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng không? Điều đó có ý nghiã như thế nào đôí với giá trị của bài văn:
- Giáo viên nhận xét , chôt kiêm tra , ghi bảng.
- Giáo viên treo bảng phụ gọi một học sinh đọc và yêu cầu: 
- Chú ý các loại dấu câu.
? Đoạn văn trên biểu đạt tình cảm gì ?
- Giáo viên nhận xét bổ sung, chốt kiểm tra, ghi bảng:
? Tình cảm ấy biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiểm tra, ghi bảng:
? Dựa vào dấu hiệu nào để em đưa ra nhận xét của mình:
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiểm tra, ghi bảng:
- Giáo viên nhấn mạnh: Đây là một đoạn văn hay trích trong tác phẩm "Những ngày ấu thơ" của Nguyên Hồng, nhân vật trong đoạn văn là cậu bé hồng. Tình cảm mà tác giả đề cập trong đoạn văn ngắn là tình cảm cô đơn, cầu mong sư giúp đỡ thông cảm người khác với những người con đang kêu lên, đang vật vã.
? Hai đoạn văn trên khai thác nhiều vấn đề của tình cảm không ?
? Hai đoạn văn trên tập trung biểu hiện thứ tình cảm chủ đạo nào? Vậy để làm bài văn biểu cần tập trung vào nhiều thứ tình cảm không?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, ghi bảng:
? Tác giả Băng Sơn chọn hình ảnh " Tấm Gương" để thể hiện ý đồ của mình và tác giả Nguyên Hồng để cho nhân vật của mình phải kêu lên như vậy?
 - Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiểm tra, ghi bảng:
? Bố cục một bài văn biểu cảm có gióng với bố cục một bài văn thông thường khác không?
- Đấy cũng chính là phần ghi nhớ mà SGK đề cập.
- Gọi một học sinh đọc ghi nhớ
- Trung thực
- 3 phần.
- HS trả lời cá nhân.
- Hoạt động nhóm:
- Cử đd phát biểu, đd nhóm khác bổ sung
- Gắn bó mật thiết.
- HS bộc lột.
- Một HS đọc và nêu yêu cầu.
- Cô đơn.
- Trực tiếp.
- Tiếng kêu, câu hỏi
- Tình cảm trung thực, cô đơn.
- Chỉ cần tập trung một thứ tình cảm chủ yếu.
- HS trả lời.
- 3 phần.
Một HS đọc ghi nhớ
I. Đặc điểm của văn bản biểu cảm.
1. Bài văn “ Tấm gương ” Của tác giả Băng Sơn
- Bài văn Tấm Gương ca ngợi, biểu dương phẩm chất trung thực. 
- Bố cục: 3 phần.
- Mối quan hệ giữa phần mở bài và kết bài.
+ Phần mở bài: Nêu phẩm chất trung thực của tấm gương.
+ Phần kết bài: Khẳng định lại chủ đề ấy một lần nữa.
- Phần thân bài nêu lên các ý:
 + Gương luôn trung thành không nhìn đen nói trắng như những kẻ xu nịnh.
+ Không một ai mà không soi gương.
+ Hạnh phúc nhất khi có một tâm hồn đẹp để soi vào lương tâm không thấy hổ thẹn.
- Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài văn là rỏ ràng và chân thực. Điều đó tạo sự xúc động chân thành đối với người đọc.
2. Đoạn văn “Những ngày thơ 
ấu” của tác giả Nguyên Hồng.
- Tình cảm biểu đạt trong đoạn văn trên là tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ, thông cảm.
- Tình cảm ấy được tác giả biểu hiện trực tiếp. 
- Dấu hiệu: câu hỏi, câu cảm
3. Nhận xét
- Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
- Để biểu đạt tình cảm chủ yếu người viết chọn hình ảnh tượng trưng( đồ vật, loài cây) hoặc trực tiếp biểu đạt cảm xúc trong lòng Tình cảm đó phải chân thật. 
- Bố cục bài văn biểu cảm bao gồm 3 phần.
* Ghi nhớ ( SGK).
Nhận xét: Trên đây là một đoạn bài soạn thảo đi theo hướng từ bài tập đến hình thành khái niêm. Mặc dù đây chưa phải một giáo án đạt yêu cầu nhưng tôi nghĩ nếu đi theo cách ấy học sinh dể hình thành khái niệm và kiến thức cho mình.
IV. Những kết quả đạt đước sau khi àp dụng đề tài:
- Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đảm nhận 3 lớp khối 7 (72,73 và 75).Với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm tình hình học tập phân môn TLV vừa tiến hành rút kinh nghiệm. Chỉ mới được giảng dạy gần một năm bản thân tôi đã định hướng cho mình một kế hoạch và phương pháp cụ thể để chủ động điều tra tình hình học tập của học sinh do lớp mình phụ trách. Qua điều tra tôi đã nhận ra rằng, hầu hết các em đã biết cách chiếm lình tri thức và phương pháp.
* Kết quả điều tra cụ thể như sau:
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TBình
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
75
44
1
2,2
8
18
35
80
0
0
72
44
1
2,2
14
32
29
66
0
0
 - Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi đã đạt được một số kết quả khả quan. Bản thân tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới nêu được áp dụng tôi tin chắc nó sẽ đem lại hiệu quả cho việc dạy và học phân môn tập làm văn ở Trương Trung Học Cơ Sở HồngThuỷ.
 Hồng Thuỷ: Ngày 25/4/2006

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Doi moi quan niem.doc