Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học và thay sách cho bậc học THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học và thay sách cho bậc học THCS

A đặt vấn đề :

 Đổi mới phương pháp dạy học và thay sách cho bậc học THCS đã đi được một chặng đường dài . Chúng ta - những người trong cuộc đã nếm trải nhiều thử thách cũng như đã chứng kiến những hạn chế và ưu thế vượt trội của cuộc cách mạng này . Công bằng mà nói , bên cạnh những khiếm khuyết nhỏ không thể tránh khỏi thì đổi mới chương trình Sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong thời gian qua thực sự là một làn gió mới có những tác động tốt đẹp tới nền giáo dục nước nhà nói chung và bậc học THCS nói riêng .

 Tất nhiên , trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ thì giáo viên chứ không phải ai khác là người chịu nhiều áp lực nhất trước những đòi hỏi của xã hội . Chúng ta phải làm mới cái nhìn , cái nghĩ về cách học , cách dạy vốn dĩ từ lâu đã bám sâu trong tiềm thức . Đó thực sự không thể là câu chuyện của một sáng một chiều . Nó không chỉ là vấn đề kiến thức , trình độ mà còn là cả tình cảm , thái độ , ý thức , tâm huyết của người cầm phấn đứng trên bục giảng .

 Nếu so sánh một cách toàn diện thì môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là có sự thay đổi đáng kể nhất . Dung lượng kiến thức cũng như cấu trúc chương trình đã có một sự lột xác thực sự so với chương trình cũ . Để thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động dạy học này ngườ giáo viên Ngữ Văn phải có một sự đầu tư nghiêm túc với tất cả sự day dứt , trăn trở .

 Là một giáo viên trực tiếp cầm phấn đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS , tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm hưởng ứng hết mình đối với những hoạt động chuyên môn đích thực . Bởi , thêm một giờ lên lớp là lương tâm nhà giáo lại khiến tôi có biết bao băn khoăn , trăn trở . Cái mình đã làm cho các em là quá ít ỏi trong khi cái mình cần làm cho các em lại còn đang ở phía trước . Điều này làm cho bản thân tôi có thêm nhiều đầu tư cho mỗi ngày đến trường của mình . Sự nung nấu , tâm huyết trước mỗi giờ lên lớp hay là những day dứt , trăn trở sau khi giờ học kết thúc chính là những đúc kết , trải nghiệm , tích lũy về mặt chuyên môn hết sức quý báu .

 

doc 8 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học và thay sách cho bậc học THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A đặt vấn đề :
	Đổi mới phương pháp dạy học và thay sách cho bậc học THCS đã đi được một chặng đường dài . Chúng ta - những người trong cuộc đã nếm trải nhiều thử thách cũng như đã chứng kiến những hạn chế và ưu thế vượt trội của cuộc cách mạng này . Công bằng mà nói , bên cạnh những khiếm khuyết nhỏ không thể tránh khỏi thì đổi mới chương trình Sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong thời gian qua thực sự là một làn gió mới có những tác động tốt đẹp tới nền giáo dục nước nhà nói chung và bậc học THCS nói riêng .
	Tất nhiên , trước những yêu cầu mới của nhiệm vụ thì giáo viên chứ không phải ai khác là người chịu nhiều áp lực nhất trước những đòi hỏi của xã hội . Chúng ta phải làm mới cái nhìn , cái nghĩ về cách học , cách dạy vốn dĩ từ lâu đã bám sâu trong tiềm thức . Đó thực sự không thể là câu chuyện của một sáng một chiều . Nó không chỉ là vấn đề kiến thức , trình độ mà còn là cả tình cảm , thái độ , ý thức , tâm huyết của người cầm phấn đứng trên bục giảng . 
	Nếu so sánh một cách toàn diện thì môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS là có sự thay đổi đáng kể nhất . Dung lượng kiến thức cũng như cấu trúc chương trình đã có một sự lột xác thực sự so với chương trình cũ . Để thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động dạy học này ngườ giáo viên Ngữ Văn phải có một sự đầu tư nghiêm túc với tất cả sự day dứt , trăn trở .
	Là một giáo viên trực tiếp cầm phấn đứng lớp giảng dạy bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường THCS , tôi tự thấy mình phải có trách nhiệm hưởng ứng hết mình đối với những hoạt động chuyên môn đích thực . Bởi , thêm một giờ lên lớp là lương tâm nhà giáo lại khiến tôi có biết bao băn khoăn , trăn trở . Cái mình đã làm cho các em là quá ít ỏi trong khi cái mình cần làm cho các em lại còn đang ở phía trước . Điều này làm cho bản thân tôi có thêm nhiều đầu tư cho mỗi ngày đến trường của mình . Sự nung nấu , tâm huyết trước mỗi giờ lên lớp hay là những day dứt , trăn trở sau khi giờ học kết thúc chính là những đúc kết , trải nghiệm , tích lũy về mặt chuyên môn hết sức quý báu . 
	Xuất phát từ những nhận thức như vậy tôi luôn nổ lực , mày mò tìm cho mình một hướng đi có phong cách về mặt chuyên môn với một tham vọng chính đáng là đem đến cho học sinh những điều tốt đẹp nhất . Trong khuôn khổ có hạn của đề tài này tôi xin mạnh dạn trình bày những đúc kết ít ỏi của mình về phương pháp dạy học các tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn 9 . Đây là một vấn đề đã và đang rất được chú ý hơn nữa nó khiến tôi thực sự tâm đắc . Ngoài ra , sở dĩ tôi mạnh dạn đề cập vấn đề này trước diễn đàn chuyên môn của ngành là bởi tôi tin rằng bản thân mình đã có những tích lũy có chiều sâu và sẽ mang lại cho đồng nghiệp những thông tin bổ ích . Hy vọng rằng chúng ta sẽ có tiếng nói chung đối với vấn đề .
	Mặc dù đẫ đầu tư vào đây rất nhiều tâm huyết nhưng không thể tránh hết khiếm khuyết . Mong sao , những gì mà tôi trình bày ở đây sẽ mang lại được một cái gì đó có ích cho cuộc cách mạng giáo học pháp đang rất sôi nổi hiện nay . Xin quý đồng nghiệp tiếp cận với nó bằng một tinh thần cầu thị cao nhất . Tôi xin chân thành cảm ơn !
B : Nội dung chính của đề tài :
	Trong chương trình Ngữ Văn 9 thì các tác phẩm trữ tình chiếm một dung lượng không hề nhỏ . Đối tượng học sinh lớp 9 cũng đã có đầy đủ những tố chất cần thiết để tiếp cận các tác phẩm ấy một cách thuận lợi nhất . Tuy nhiên , để hướng dẫn các em làm quen một cách có chiều sâu đối với vấn đề là điều không hề đơn giản . Nội dung chính của đề tài này tôi sẽ tập trung giải quyết vấn đề này . 
	Là những tác phẩm mà thông qua đó người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ của mình . Các tác phẩm trữ tình luôn có những đặc trưng mà khi tiếp cận với nó chúng ta phải có những phương pháp chiếm lĩnh đặc biệt . Theo kinh nghiệm của tôi trong quá trình tác nghiệp thì bên cạnh sự tâm huyết người giáo viên Ngữ Văn phải thực sự chú trọng về mặt phương pháp . Đây là kim chỉ nam cho mọi hành động và là cây chìa khóa mở ra cánh cửa thành công . Bây giờ tôi xin trình bày về một số phương pháp cơ bản .
	1 - Tìm hiểu về tác giả :
	Chúng ta đều biết rằng một tác phẩm nghệ thuật chính là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ . Muốn hiểu biết nhiều về tác phẩm nhất thiết chúng ta phải có những kiến thức cơ bản về tác giả . Tuy nhiên đây lại là một phần công việc không hề đơn giản . Để chuẩn bị kiến thức trước mỗi bài học chúng ta cần hướng dẫn học sinh có sự đầu tư tìm hiểu thêm ở nhà . Các em cần có sự tra cứu tài liệu trên nhiều kênh thông tin khác nhau thì mới có được những hiểu biết cơ bản về các tác giả . Thậm chí , đây cũng không phải là vấn đề có thể giải quyết một sáng một chiều mà cần phải tích lũy nghiêm túc qua nhiều thời gian . Điều tôi muốn nói đây chính là những nét riêng trong cuộc đời tác giả và những lối tư duy nghệ thuật làm nên phong cách của họ . Những điều này hết sức quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn thông điệp mà họ gữi gắm trong tác phẩm . Sau đây tôi xin minh họa bằng một vài trường hợp điển hình :
	+, Khi chúng ta đang tiếp cận với bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của nhà thơ Huy Cận thì chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm vững những thông tin về tác giả như sau :
	Huy Cận là một nhà thơ đã từng nổi tiếng trong phong trào " Thơ mới " . Sau Cách mạng tháng Tám ông cũng như một số nhà thơ mới khác đã trở thành những nhà thơ cách mạng . Trong môi trường sáng tác mới , họ đã có những đóng góp rất đáng kể cho nền văn học dân tộc . Nhà phê bình Hoài Thanh đã gọi sự chuyển mình này là : " Cuộc hành trình vĩ đại từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui " . Huy Cận đã khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn dân tộc bằng một phong cách thơ mang đầy cảm hứng vũ trụ . Nhưng nếu như trong thơ mới , cảm hứng ấy đã làm cho con người thơ của Huy Cận trở nên cô đơn , lạc lõng , nhỏ bé thì khi đến với thơ ca cách mạng cuộc sống mới , con người mới đã làm cho cảm hứng vũ trụ trong thơ ông cất cánh và đã trở thành những vần thơ hào sảng . Bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " là một thành công tiêu biểu thể hiện điều này . Rõ ràng , nếu học sinh nắm vững những điều này thì hết sức thuận lợi để cảm nhận giá trị của bài thơ .
	+, Khi chúng ta hướng dẫn học sinh tiếp cận với " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của nhà thơ Phạm Tiến Duật thì còn gì thú vị hơn khi các em biết được rằng : Phạm Tiến Duật là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước . Cùng thời với một số tên tuổi như Nguyễn Duy , Lâm Thị Mỹ Dạ ... Đây là nhà thơ có sở trường đặc biệt về mảng đề tài Trường Sơn những tháng năm khói lửa . Có người còn cho rằng thơ của nhà thơ trẻ đầy tài năng này chính là những bản tình ca hay nhất của thời đại . Dấu ấn về mặt phong cách của Phạm Tiến Duật chính là giọng thơ trẻ trung , ngang tàng rất bông phèng , hóm hỉnh thậm chí còn pha một chút lảng tử . Trong cuốn nhật ký " Mãi mãi tuổi hai mươi " rất nổi tiếng của mình thì chính Nguyễn Văn Thạc đã không dưới hai lần nhắc đến cái tên Phạm Tiến Duật với một niềm kính trọng đặc biệt . Cùng với " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " thì ở mảng đề tài Trường Sơn nhà thơ Phạm Tiến Duật đã có được những vần thơ để đời kiểu như " Em ở Thạch Kim sao lừa anh nói là thạch nhọn " ( " Gửi em cô thanh niên xung phong " ) . Theo tôi , với những trang bị kiến thức như thế này thì học sinh sẽ rất hứng thú với bài học của mình .
	Cần phải nói thêm rằng : không dễ gì ở khả năng của mình các em có thể có ngay được những thông tin bổ ích và đầy đủ về các tác giả như đã nói ở trên . Chúng ta cần gợi ý để các em say sưa tìm hiểu , tra cứu vấn đề ở nhiều kênh thông tin . Có như vậy năng lực chủ động tích cực của học sinh mới được phát huy một cách đầy đủ nhất . Những kiến thức về tác giả như đã nói ở trên sẽ hỗ trợ các em rất nhiều trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức tác phẩm . 
	2 , Những vấn đề liên quan đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm :
	Một tác phẩm Văn Học cũng là một số phận . Trong rất nhiều trường hợp hoàn cảnh ra đời của nó lại trở nên rất đặc biệt . Để nắm vững bức thông điệp của tác giả thể hiện thông qua tác phẩm của mình thì việc hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm luôn có những ý nghĩa rất đáng quan tâm . Chúng ta đều biết rằng có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ra đời bằng công phu sáng tạo trong một quỹ thời gian dài thậm chí là hàng chục năm nhưng tuy nhiên lại cũng có những tác phẩm ra đời chỉ trong một thần khắc của sáng tạo . Trong một đêm ở bên này sông Đuống nghe bên kia sông Đuống quê hương Kinh Bắc của mình bị giặc bắn phá tơi bời , nỗi đau ấy đã đọc thơ cho Hoàng Cầm thức trắng đêm để viết nên " Bên kia sông Đuống " rất nổi tiếng . Tìm hiểu về bài thơ nhất thiết chúng ta không được bỏ qua chi tiết hết sức quan trọng này . Nắm được nó là một phần chúng ta đã nắm được cái cốt lõi trữ tình của bài thơ .
	+ , Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " nhất thiết chúng ta phải gợi ý để học sinh nắm được rằng bài thơ này được tác giả Thanh Hải viết trong một hoàn cảnh rất đặc biệt . Đó là trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời ông trên gường bệnh . Khi mà , trong hoàn cảnh tương tự nhiều người tỏ ra bi quan , buồn bã , chán nản và thất vọng thì thật kỳ lạ bài thơ này của Thanh Hải vẫn vút lên một sức sống phi thường , một niềm tin và tình yêu cuộc sống thiết tha mà đáng nói hơn là một quan điểm sống cống hiến hết sức cao đẹp . Ngoài ra , chúng ta cần phải gợi ý để học sinh thấy được rằng : Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh của đất nước năm 1980 . Đây là hình ảnh đất nước năm năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng , cả nước thống nhất , Bắc Nam sum học một nhà cùng nắm tay nhau đi lên xây dựng CNXH . Chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể rũ bỏ những năm tháng đói nghèo , chiến tranh , giặc dã để vươn tới những tầm cao mới . Khí thế mà Thanh Hải thể hiện trong bài thơ cũng chính là khí thế sôi sục đó của thời đại . Rõ ràng , nắm được những điều này về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm thì việc cảm thụ bài thơ sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều . Nó sẽ làm cho học sinh rất hứng thú đói với công việc của mình . 
	+ , Khi hướng dẫn học sinh tiếp cận với : " Đoàn thuyền đánh cá " của nhà thơ Huy Cận thì rất nhiều thông tin liên quan đến hoàn cảnh ra đời của bài thơ cần phải được quan tâm . Đây là một phần thưởng xứng đáng cho nhà thơ Huy Cận sau một chuyến thực tế nhiều ngày ở vùng đất mỏ Quảng Ninh . Cuộc sống mới và con người mới đất mỏ đã thổi nguồn cảm hứng để Huy Cận viết nên bài thơ này . Bài thơ không chỉ là thành công của nhà thơ nói riêng mà còn là tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam nói chung khi viết về đề tài lao động XHCN . Thời điểm lịch sử cần chú ý của nó đó là hoàn cảnh đất nước năm 1958 - bốn năm sau ngày giải phóng Điện Biên , Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và bắt đầu bắt tay đi vào xây dựng CNXH . Trong khi đó , nửa mình đất nước là Miền Nam lại đang thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ cứa nước . Chính vì điều này mà không khí la ... nh .
	Với những thông tin đã nói ở trên tôi cho rằng học sinh sẽ cảm thấy rất hứng thú và quan trọng hơn là các em sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để nắm bắt giá trị của tác phẩm . Tương tự như vậy ở các tác phẩm khác chúng ta cũng cần trang bị cho học sinh những kiến thức này thì các em mới có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề .
	3 , Những thủ thuật đặc trưng :
	Trong khi tìm hiểu một tác phẩm trữ tình thì song song với việc nắm vững những thông tin về tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của tác phẩm như đã nói ở trên thì chúng ta cần phải có một số thủ thuật . Đó là những kinh nghiệm mang tính chiều sâu về mặt phương pháp mà tôi sẽ trình bày trong phần nội dung sau đây :
	Tác phẩm trữ tình là nơi mà người nghệ sĩ bộc lộ cảm xúc . Tuy nhiên , cảm xúc của con người lại là vấn đề mang tính muôn thủa . Muốn hấp dẫn được người đọc người nghe thì bắt buộc người nghệ sĩ phải có một " độc chiêu " của mình . Nghĩa là , anh ta phải có một lối thể hiện mang tính phong cách để tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm . Chính bởi như vậy cho nên chúng ta phải có những cách tiếp cận thông minh thì mới có thể nắm bắt được giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mà nhà văn , nhà thơ gửi gắm . Thông thường , mỗi một tác phẩm như thế luôn có những dấu hiệu hết sức đặc biệt về mặt nghệ thuật . Đây chính là tố chất cơ bản làm nên hồn văn cho các tác phẩm trữ tình . Người giáo viên làm công tác giảng dạy bộ môn Ngữ Văn không chỉ phải là người có hồn văn mà còn phải biết cách thổi cái hồn ấy tới cho học sinh của mình . Có như vậy thì mới tạo nên sức thu hút đối với mỗi giờ lên lớp của mình . Không có những rung động thẩm mỹ thì vô hình trung mỗi giờ dạy học văn sẽ biến thành những giờ học khoa học thuần túy và như vậy tất nhiên bộ môn Ngữ Văn sẽ không phát huy được đầy đủ thế mạnh của mình . 
	Trong chừng mực những tác phẩm Văn Học trữ tình được trích học trong chương trình lớp 9 THCS , nếu chịu khó tìm tòi bằng tất cả niềm say mê , tâm huyết thì chúng ta sẽ thấy đã có rất nhiều điều thú vị . Để truyền tới học sinh chất văn chương thực sự của các tác phẩm trữ tình này , trước hết giáo viên phải là người có nhiều khổ công đầu tư , mày mò , trăn trở . Trên cả hai bình diện kiến thức và phương pháp không bao giờ chúng ta được bằng lòng với chính mình mà phải nghiêm túc tích lũy qua thời gian . Có thể một vấn đề nào đó cứ qua đi một vài tiết dạy là chúng ta phải nhìn nhận lại . Hoặc khi chúng ta có thêm những thông tin mới mẻ nào đó đáng tin cậy về tác giả hay tác phẩm thì có thể sẽ làm chúng ta thay đổi hẳn cách nhìn , cách nghĩ ... Nghĩa là không có điều gì là nhất thành bất biến , nhất lại là vấn đề cảm thụ một tác phẩm văn chương có ít nhiều yếu tố cảm tính . 
	Chúng ta cần biết rằng để tạo nên một dấu hiệu nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm của mình thì người nghệ sĩ sẽ tinh tế khai thác rất nhiều phương diện và thường thì cách làm của họ không hề giống nhau . Bởi , nếu giống nhau thì mọi chuyện sẽ trở nên nhàm chán và không thể tạo nên sự cuốn hút đối với độc giả nhất là những độc giả khó tính . Trong vị thế của một người cảm thụ cái đẹp chúng ta phải làm cho học sinh nhận ra được những chất men ẩn chưa đằng sau các tác phẩm trữ tình .
	Phần lớn những điều đặc biệt này được các tác giả thể hiện thông qua những biện pháp tu từ . Sức mạnh của các biện pháp nghệ thuật này sẽ biến ngôn ngữ cuộc đời trở thành ngôn ngữ nghệ thuật . Như vậy , công việc của chúng ta là khai thác kiến thức tu từ của các em để các em tiếp cận với những điều thú vị đó . Nếu khéo léo thì hoạt động này sẽ có tác động rất tích cực tới việc hình thành năng lực độc lập sáng tạo của học sinh và khiến các em gần gũi , yêu mến bộ môn nhiều hơn . Cái khó của phần việc này là đa phần những điểm sáng nghệ thuật trong các tác phẩm trữ tình lại được các tác giả thể hiện qua các phương diện chuyên môn rất sâu và quả là không dễ để các em có thể nhận ra . Công việc này cần phải kiên nhẫn và khéo léo . Chúng ta không phải lúc nào cũng có thể làm thay nhưng cũng không thể bỏ mặc . Sự kết hợp giữa thầy và trò chính là nguyên nhân tạo nên sự thành công . Sau đây tôi xin minh họa bằng một số trường hợp điển hình :
	+ , Trong bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của Huy Cận có câu thơ : " Thuyền ta lái gió với buồm trăng - Lướt giữa mây cao với biển bằng " là một câu thơ rất đáng chú ý . Tất nhiên , không khó để các em nhận ra rằng nhà thơ đã vận dụng rất tinh tế cách nói ẩn dụ để tạo nên cái đẹp đầy gợi cẩm của hình ảnh đoàn thuyền đánh cá giữa mênh mông trời biển trong một đêm trăng nhưng cái hay của câu thơ này còn là cách nói quá . Nhờ vào biện pháp nghệ thuật này mà nhà thơ đã làm nổi bật đối tượng miêu tả . Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở nên vô cùng lộng lẫy , đẹp đẽ . Trên là " Mây cao " dưới là " Biển bằng " và ở giữa là đoàn thuyền băng băng lướt sóng . Đó thực sự là một tư thế sánh ngang tầm vũ trụ . Khai thác được như thế chúng ta mới thấy hết vẻ đẹp trong phong cách thơ giàu cảm hứng vũ trụ của Huy Cận .
	+ , Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " của nhà thơ Thanh Hải có câu thơ : "Mọc giữa dòng sông xanh - Một bông hoa tím biếc " . Đây là một câu thơ rất hay , nó có khả năng lay động nhiều cảm xúc đối với người đọc . Điểm nhấn của nó chính là cách nói đảo ngữ thông qua từ " Mọc " ở đầu câu thơ . Nhờ cách nói này mà tác giả Thanh Hải đã làm nổi bật sức sống đầy quyến rũ của mùa xuân . Chỉ là một bông hoa dại trôi trên mặt nước mà nhà thơ vẫn biết cách làm say lòng người . Dòng sông thì xanh , bông hoa thì tím biếc ... Cảnh sắc thiên nhiên , đất trời đã có một sự hài hòa thật tuyệt vời . 
	+ , Trong bài thơ " Sang thu " của nhà thơ Hữu Thỉnh có câu thơ " Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu " . Đây là một câu thơ xuất thần tạo nên một điểm sáng nghệ thuật rất đáng chú ý của cả bài thơ . Người đọc phải cảm nhận được sức liên tưởng rất độc đáo mà nhà thơ thể hiện mới thấy được giá trị thưởng thức nghệ thuật của nó . Thông qua hình ảnh đám mây , Thanh Hải đã miêu tả một cách chính xác giây phút giao mùa cuối hạ đầu thu thường là rất điển hình ở đồng quê Bắc bộ nước ta . Khi mà nửa bên này của đám mây còn sót lại những giọt nắng cuối cùng của mùa hạ thì nửa bên kia của nó mùa thu đã về . Nhà thơ dường như cũng đã phân thân tâm hồn mình ra làm hai nửa . Một nửa vẫn còn dùng dằng tiếc nuối vì mùa Hạ đang còn và nửa kia thì đã bâng khuâng xao xuyến vì những vẻ đẹp của mùa Thu đang về . Cần phải thấy rằng thậm chí cả một đời cầm bút làm thơ không phải ai cũng có thể viết được một câu thơ tài hoa như thế .
	Không những vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ mà các nghệ sĩ bằng tài năng của mình luôn biết cách tạo dấu ấn đặc biệt trong tác phẩm . Chúng ta cần phải hóa thân vào trong đó mới cảm nhận được . 
	+ , Trong bài thơ " Con cò " - một tác phẩm rất nổi tiếng của nhà thơ Chế Lan Viên chúng ta thấy rằng cách thức mà nhà thơ này vận dụng hình ảnh con cò là rất linh hoạt . Ông không trích dẫn nguyên văn hình ảnh con cò trong các bài ca dao quen thuộc mà lại cố tình thay đổi . Cách làm này không những nhà thơ đã làm mới cách thể hiện của mình mà còn làm cho lời hát ru của nhân vật trữ tình người mẹ trở nên rất đặc biệt . Trong lời ru ấy vừa có vẻ đẹp truyền thống lại vừa mới mẻ , trẻ trung và hiện đại . Nếu trong cách dẫn về hình ảnh : " Con cò bay la - Con cò bay lả - con cò cổng Phủ - Con cò Đồng Đăng ... " nhà thơ đã gợi nên ở người đọc một cảm giác về một không gian nhịp nhàng , thong thả , bình yên và làm cho lời ru của nhân vật trữ tình người mẹ trở nên rất ngọt ngào . Nhưng trong cách dẫn về hình ảnh : " Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm - Cò sợ xáo măng ... " thì lại chưa đựng trong đó một vấn đề nhân sinh rất sâu sắc . Trong lời ru ấy người mẹ muốn mang đến cho con cả điệu hồn dân tộc . 
	+ , Trong bài thơ " Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ " của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chúng ta thực sự ấn tượng bởi hình ảnh " Từ trong gian khổ em đến chiến trường - Từ trên lưng mẹ em vào Trường Sơn " . Bởi , nếu trong các nhiệm vụ giã gạo nuôi bộ đội hay tỉa bắp trên núi Ka Lưi mẹ vẫn địu con trên lưng đã rất tuyệt vời thì trong hoàn cảnh khắc nghiệt " Anh trai cầm súng , chị gái cầm chông " của chiến trường lại là một hình ảnh phi thường . Đó là một trong những hình ảnh đẹp nhất tôn vinh người phụ nữ Việt Nam anh hùng .
	Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh những cách thức tiếp cận với vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình như đã nói ở trên thì trong các giờ dạy học Văn lời bình của giáo viên sẽ tạo nên những điểm nhấn rất đáng chú ý . Tuy nhiên , đây là một vấn đề thuộc chiều sâu của chuyên môn đòi hỏi người giáo viên phải hết sức tâm huyết . Muốn có những lời bình ấn tượng thì chúng ta phải không ngừng nổ lực . Trước hết là sự hóa thân vào tác phẩm và sau nữa là niềm say mê tìm tòi khám phá . Chúng ta chỉ thực sự có lời bình hay khi sự hiểu biết của chúng ta đối với vấn đề là có đủ chiều sâu . Sau đây tôi xin minh họa một vài lời bình như thế 
	- Bình về hình ảnh " dòng sông xanh " trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ " của Thanh Hải : Đó là thời điểm đẹp nhất của dòng sông - một dòng sông êm ả , bình yên với dòng chảy lửng lờ như nhớ , như thương soi rõ cả bóng mây trời . Đây là hình ảnh gợi chúng ta liên tưởng tới dòng sông Hương xứ Huế . Một con sông đã từng đi vào thơ ca truyền tụng " " Nếu như không có dòng Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi " 
	- Bình về câu thơ " Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng " trong bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá " của nhà thơ Huy Cận : Đây là một câu thơ hết sức mới mẻ , trẻ trung và hiện đại . Chữ " Xoăn " được nhà thơ dùng rất đắt . Có thế được coi là " nhãn tự " của cả câu thơ . Bởi , không những vì nó mà chúng ta có thể liên tưởng tới những mẻ cá nặng mà hơn nữa còn giúp chúng ta hình dung tới những bắp tay trần cuồn cuộn , rám nắng rất khỏe mạnh của những người dân chài lưới . Nhà thơ không hề kỹ xảo mà đã khiến người đọc xúc động vì một vẻ đẹp rất tự nhiên và giản dị . Đó là một vẻ đẹp mang đầy hơi thở cuộc sống .
	Tuy nhiên , đẻ hiện thực hóa những yêu cầu nói trên là một điều không hề đơn giản . Chúng ta cần tích lũy nghiêm túc trong suốt quảng đời cầm phấn của mình . Những trình bày ở trên của tôi có thể là hơi tản mạn nhưng tôi tin rằng sẽ mang lại cho bạn bè đồng nghiệp một kênh thông tin bổ ích .
C : Thay cho lời kết :
	Qúy đồng nghiệp thân mến !
	Trên đây tôi đã mạo muội trình bày một vài thiển ý của bản thân về phương pháp dạy học các tác phẩm trữ tình trong chương trình Ngữ Văn 9 . Đây thực sự là một vấn đề cực kỳ thú vị . Tôi tin rằng những trình bày của tôi sẽ được bạn bè đồng nghiệp đón nhận .
	Mặc dù , để hoàn thành đề tài này tôi đã đầu tư vào đây rất nhiều công sức nhưng ngặt vì " Lực bất tòng tâm " nên không thể nào tránh hết những sai sót . Tuy nhiên , đó lại là điều để chúng ta trao đổi . 
	Rất mong nhận được ở quý đồng nghiệp những trao đổi chân thành 
	 Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn ! 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn thien.doc