Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rút ra từ bài dạy "Câu ghép” (Bài 12 - Tiết 46 - Ngữ văn 8 - tập 1)

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rút ra từ bài dạy "Câu ghép” (Bài 12 - Tiết 46 - Ngữ văn 8 - tập 1)

 Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Nhưng trong giao tiếp thì câu là đơn vị phát ngôn nhỏ nhất khi tạo lời (nói hoặc viết).Văn bản cần rất nhiều kiểu câu làm đơn vị cơ sở, biểu đạt sự xuất hiện và tồn tại của các sự vật hiện tượng trong những hoàn cảnh khác nhau cũng như phản ánh những thuộc tính của chúng trong cùng một sự miêu tả về hiện thực khách quan .Mối quan hệ giữa các thuộc tính của chúng rất cần đến khả năng miêu tả của câu ghép - một đơn vị cơ sở trong hệ thống ngữ pháp.

 Câu ghép là loại câu có từ hai cụm C-V trở lên , không bao chứa nhau tạo thành . Là kiểu câu tạo ra sự uyển chuyển , nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết trong văn bản.Nhận thức được tầm quan trọng đó , các nhà ngôn ngữ học luôn xem câu ghép là đối tượng nghiên cứu cần thiết khi nghiên cứu những đơn vị cơ sở của văn bản.Đồng thời câu ghép trở thành đơn vị kiến thức trải dài trong các chương trình từ tiểu học cho đến các cấp chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên, người nhiên cứu.

 Trong chương trình ngữ văn 8 tập 1, bài học về “Câu ghép” có dung lượng kiến thức lớn chia làm 2 tiết nằm ở bài học 11 và 12. Mục đích của người biên soạn sách ở mỗi tiết học không giống nhau.Tiết thứ nhất dạy học theo hướng nhận diện , nghĩa là người dạy chú ý đến biểu hiện hình thức của câu ghép.Ở tiết 2 chú ý đến mặt ngữ nghĩa.So với cấu trúc bài học Câu ghép trong chương trình sách giáo khoa cũ thì bài học Câu ghép trong chương trình ngữ văn 8 hiện hành có rất nhiều điểm mới và sáng tạo (về tính tích cực, tích hợp ; về cách phân loại hợp lý cũng như cách xây dựng trên hệ thống phát triển).

 

doc 28 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 857Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rút ra từ bài dạy "Câu ghép” (Bài 12 - Tiết 46 - Ngữ văn 8 - tập 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề tài : 
 kinh nghiệm rút ra từ bài dạy "câu ghép”
(bài 12- tiết 46 - ngữ văn 8- tập 1)
 Năm học 2009- 2010
 A.Đặt vấn đề:
 Câu là đơn vị cấu trúc lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ. Nhưng trong giao tiếp thì câu là đơn vị phát ngôn nhỏ nhất khi tạo lời (nói hoặc viết).Văn bản cần rất nhiều kiểu câu làm đơn vị cơ sở, biểu đạt sự xuất hiện và tồn tại của các sự vật hiện tượng trong những hoàn cảnh khác nhau cũng như phản ánh những thuộc tính của chúng trong cùng một sự miêu tả về hiện thực khách quan .Mối quan hệ giữa các thuộc tính của chúng rất cần đến khả năng miêu tả của câu ghép - một đơn vị cơ sở trong hệ thống ngữ pháp.
 Câu ghép là loại câu có từ hai cụm C-V trở lên , không bao chứa nhau tạo thành . Là kiểu câu tạo ra sự uyển chuyển , nhịp nhàng cho văn bản, thể hiện cao tính liên kết trong văn bản.Nhận thức được tầm quan trọng đó , các nhà ngôn ngữ học luôn xem câu ghép là đối tượng nghiên cứu cần thiết khi nghiên cứu những đơn vị cơ sở của văn bản.Đồng thời câu ghép trở thành đơn vị kiến thức trải dài trong các chương trình từ tiểu học cho đến các cấp chuyên nghiệp cho học sinh, sinh viên, người nhiên cứu.
 Trong chương trình ngữ văn 8 tập 1, bài học về “Câu ghép” có dung lượng kiến thức lớn chia làm 2 tiết nằm ở bài học 11 và 12. Mục đích của người biên soạn sách ở mỗi tiết học không giống nhau.Tiết thứ nhất dạy học theo hướng nhận diện , nghĩa là người dạy chú ý đến biểu hiện hình thức của câu ghép.ở tiết 2 chú ý đến mặt ngữ nghĩa.So với cấu trúc bài học Câu ghép trong chương trình sách giáo khoa cũ thì bài học Câu ghép trong chương trình ngữ văn 8 hiện hành có rất nhiều điểm mới và sáng tạo (về tính tích cực, tích hợp ; về cách phân loại hợp lý cũng như cách xây dựng trên hệ thống phát triển).
 Nhưng bên cạnh những nét ưu điểm đó,sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn giảng dạy chính thống là sách giáo viên trong việc giúp học sinh và giáo viên tiếp cận nhóm kiến thức thứ hai (tiết 46) về quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép còn một số điểm cần phải nhìn lại.Nếu tuân thủ đúng các bước lên lớp như sách giáo khoa và sách giáo viên hướng dẫn thì hiệu quả đạt được chưa cao. Trong khi đó xét về dung lượng kiến thức cũng như khả năng ứng dụng kiến thức này vào thực hành cho học sinh là vô cùng lớn . 
 Đối với chương trình đổi mới, phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì giáo viên chỉ đóng vai trò chỉ đạo , hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm phát huy tối đa khả năng tự học,tự sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của học sinh.Muốn đạt được điều ấy đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo không quá lệ thuộc vào một mô tuýp khi thiết kế bài dạy.Phải xây dựng được các tình huống có vấn đề để học sinh được nghe , nói và viết nhiều hơn . Đặc biệt phải tự điều chỉnh được những kiến thức cần bổ sung, mà qua quá trình thể nghiệm trong thực tế giảng dạy giáo viên phát hiện ra. 
 Năm học 2009-2010 tôi được giao trách nhiệm giảng dạy môn ngữ văn 8.Đề tài này tôi đã từng trăn trở và khảo cứu thực trạng từ những năm học trước đó. Đến năm học này qua nghiên cứu và thực nghiệm , đối chiếu với kết quả thu được từ học sinh của những năm học trước,tôi đã tìm đuợc hướng khai thác mới bài học về câu ghép –tiết 46-ngữ văn 8.
 B/Giải quyết vấn đề:
 I/Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Câu ghép là một nội dung kiến thức vốn có từ trước.Trong chương trình Tiếng Việt lớp 7 cũ ,tập 2 câu ghép được phân chia thành bốn loại :câu ghép chính phụ,câu ghép đẳng lập,câu ghép qua lại,câu ghép chuỗi.Sản phẩm phân loại này không dựa theo một tiêu chí nên đã gây rất nhiều tranh cãi.
 Câu ghép trong ngữ văn 8,tập 1 hiện hành không sử dụng sản phẩm phân loại đối lập đó.Tất cả các quan hệ câu ghép :Quan hệ nguyên nhân,quan hệ điều kiện(giả thiết),quan hệ tương phản,quan hệ tăng tiến,quan hệ lựa chọn,quan hệ bổ sung,quan hệ nối tiếp,quan hệ đồng thời,quan hệ giải thích đều được sản sinh từ tiêu chí ngữ nghĩa.Nội dung chính của tiết 2(tiết 46) là các kiểu quan hệ của câu ghép, chức năng nghĩa của đơn vị ngữ pháp này.
 Việc tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép do các quan hệ từ diễn đạt là một hiện tượng mới mẻ nhưng rất cần thiết.Đáng chú ý là việc dùng quan hệ từ này hay quan hệ từ kia , hoặc không dùng quan hệ từ nối vế câu ,đều có thể diễn đạt một kiểu quan hệ nào đó và có thể tạo nên những sắc thái ý nghĩa nhất định . Sẽ giúp làm cho các kiến thức về câu ghép của cấp học này được nâng lên so với những gì học sinh đã biết.
 Kiến thức về câu ghép từng được gây tranh luận nhiều nhất.Vì thế “Giải pháp của SGK là cố gắng tránh những hiện tượng khó tìm được tiếng nói chung,chứ không phải cách quan niệm về câu ghép của sách chỉ đơn giản và hạn hẹp như nó được trình bày trong sách”(Trích “Những điều cần lưu ý” –Sách giáo viên ,ngữ văn 8 ,tập 1,trang 116).
 Không hiểu có phải vì xuất phát từ tiêu chí trên hay không mà đối với tiết thứ 2 của bài Câu ghép ,phần ngữ liệu để đi tới khái niệm chỉ được trình bày một cách rất sơ sài- một ví dụ duy nhất dùng để giúp học sinh hình thành 9 khái niệm về các kiểu quan hệ ý nghĩa của câu ghép.Không những vậy bài học còn yêu cầu học sinh còn phải tự xác định một phần kiến thức quan trọng đó là các mối quan hệ ý nghĩa ấy có thể được thay đổi trong những văn cảnh khác nhau như thế nào.
 Chính cấu trúc bài học chưa tuân thủ đúng đặc trưng của phương pháp dạy Tiếng Việt (từ việc tìm hiểu khai thác các ngữ liệu dẫn đến rút ra khái niệm) như vậy đã thực sự gây ra rất nhiều khó khăn cho giáo viên lẫn học sinh trong quá trình truyền thụ và tiếp nhận kiến thức.
 Đối với phương pháp dạy học tích cực hiện nay , sự đổi mới cơ bản nằm ở việc người dạy giúp người học vận dụng lý thuyết vào việc nhận diện và lý giải hơn là chỉ nhớ lý thuyết.Sự nắm vững lý thuyết của người học chủ yếu thông qua việc đánh giá khả năng nhận diện các đơn vị tri thức.Với tinh thần này,thì cấu trúc bài dạy – học của tiết 46 câu ghép trong chương trình ngữ văn 8 chưa giúp giáo viên hoàn thành trọn vẹn các yêu cầu trên.
II/Cơ sở thực tiễn của vấn đề:
1.Cách dạy cũ:
 Sau khi hỏi bài cũ về định nghĩa câu ghép và cách nối các vế câu ghép tôi định hướng bài dạy theo ngữ liệu sách giáo khoa và hướng dẫn của sách giáo viên như sau:
I.Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép:
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ sách giáo khoa và yêu cầu học sinh xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép là quan hệ gì?Trong mối quan hệ đó mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
- Học sinh xác định được mối quan hệ giữa vế A: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp(kết quả) với vế B (bởi vì) tâm hồn người Việt Nam rất đẹp(nguyên nhân).
+Quan hệ ý nghĩa :Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
 - Học sinh cũng xác định được mỗi vế câu biểu thị các ý nghĩa:
+Vế A biểu thị ý nghĩa khẳng định.
+Vế B biểu thị ý nghĩa giải thích.
2- GV hướng dẫn học sinh dựa vào những kiến thức đã học ở lớp dưới ,nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu ,lấy ví dụ minh hoạ?
- HS đã nêu được những kiểu quan hệ ý nghĩa mà các em đã được học ở chương trình lớp 5 bậc tiểu học như sau:
+Quan hệ điều kiện –giả thiết(VD:Nếu trời mưa to thì khu phố này sẽ bị ngập).
+Quan hệ tăng tiến(VD:Trời càng mưa to đường càng ngập nước).
+Quan hệ tương phản(VD: Mình đến nhà bạn nhưng bạn đã đi học rồi) .
- Những kiểu quan hệ khác học sinh không nêu được vì ở lớp dưới các em chưa được cung cấp khái niệm .Giáo viên phải lấy ví dụ có chứa 5 kiểu quan hệ còn lại để giúp học sinh hình thành kiến thức. 
3.Từ các ví dụ trên giáo viên giúp học sinh hiểu được các mối quan hệ thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ.Và để nhận biết chính xác phải đặt trong văn cảnh cụ thể.
II.Luyện tập:
- Phần luyện tập trên lớp các em phần nào đã phát hiện được kiến thức cơ bản và hoàn thành bài tập 1(a,b,c,d). 
- Các bài tập 2, học sinh chỉ làm được phần kiến thức ở dạng phát hiện.Còn các ý đòi hỏi tính sáng tạo đa số không làm được.
- Bài tập 3,4 giao về nhà làm nhưng ở tiết học sau kiểm tra ,tôi nhận thấy nhiều học sinh không trả lời được chính xác những yêu cầu mà bài tập sách giáo khoa nêu ra.
2.Sau tiết dạy tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút :
 Đề ra:
 1.Với trường hợp nào của câu ghép phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể mới xác định được quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu?
 2.Đặt một câu ghép mà khi kết hợp với các loại quan hệ từ,có thể tạo ra những kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau? 
 Kết quả:
+Lớp 8 D: Sỉ số 40 em.
Loại
Số em
Tỷ lệ %
Giỏi
 0
0%
 Khá
 6
15%
 Trung bình
 24
60&
Yừu
 10
25&
- Từ những kết quả khảo sát trên,tôi nhận thấy giờ dạy phân môn tiếng Việt của tôi chưa thành công,bởi vì mấy lý do sau:
+Kết quả làm bài ứng dụng vào thực hành của học sinh không cao.
+Học sinh không hứng thú học tập.Nên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động,thiếu sáng tạo.
+Giáo viên không sử dụng được hợp lý quỹ thời gian cung cấp kiến thức để hình thành khái niệm và luyện tập (một công đoạn quan trọng của dạy học tiếng Việt).
-Tìm hiểu các đối tượng học sinh tôi thấy hầu hết các em chỉ mới nắm được tên gọi của các kiểu quan hệ ý nghĩa câu ghép.Còn việc xác định và sử dụng nó như thế nào để được gọi là phù hợp văn cảnh thì hết sức mơ hồ.
 2.Những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu thành công của giờ dạỵ bài “Câu ghép”(tiết 46):
a.Những yếu tố khách quan:
 *Phần ngữ liệu sách giáo khoa :
-Trong phần tìm hiểu khái niệm về các kiểu quan hệ ý nghĩa đáp ứng bài học rút ra ở phần ghi nhớ 1: 
+ Ngữ liệu quá nghèo nàn.Một ngữ liệu duy nhất (chỉ mới đáp ứng được 1 kiểu quan hệ ý nghĩa nguyên nhân ).
+Sách giáo khoa và sách giáo viên định hướng cho giáo viên là để học sinh căn cứ vào kiến thức đã học ở lớp dưới lấy thêm những quan hệ ý nghĩa khác có thể có giữa các vế câu.Trong khi đó , thực tế ở chương trình lớp 5 học sinh mới chỉ được học 4 kiểu quan hệ ý nghĩa(Quan hệ nguyên nhân-kết quả; quan hệ điều kiện -giả thiết; quan hệ tăng tiến;quan hệ tương phản).
*Phần ghi nhớ sách giáo khoa :
 - Phần kiến thức thứ nhất: “Mỗi quan hệ được đánh dấu bằng những quan hệ từ , cặp quan hệ từ nhất định” : Sách giáo khoa chỉ đưâ ra bài học, không có các ngữ liệu cụ thể để học sinh nhận biết.Sách giáo viên không hướng dẫn nên giải quyết kiến thức này thế nào.Trong tiết trước đó của bài câu ghép , chỉ mới nêu lên những kiểu quan hệ từ dùng để nối giữa các vế câu còn quan hệ từ nào biểu thị quan hệ ý nghĩa gì hoàn toàn chưa đề cập đến.
 - Phần kiến thức thứ 2: “Để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ,trong nhiều trường hợp , ta phải dựa vào những văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp” .Vậy “ Trong nhiều trường hợp” đó cụ thể là như thế nào? Sách giáo viên vốn được coi là điểm tựa cho giáo viên về xác định phương pháp giảng dạy nhưng ở đây hoàn toàn không đề cập gì đến phần kiến thức mà theo tôi rất quan trọng , vì nó sẽ giúp học sinh vận dụng linh hoạt được lý thuyết vào thực hành này.
 *Phần luyện tập :
 Có 4 bài rất dài trong đó có 1 bài tậ ... tiếp.
5.Như vậy chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền , mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ
- Các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “chẳng những...mà” chỉ quan hệ tăng tiến.
6.Tôi đến và nó cũng đến.
 - Hai vế câu nối bằng quan hệ từ “và” chỉ quan hệ bổ sung. 
7.Tôi đi chợ,nó nấu cơm.
-Hai vế câu được nối bằng dấu phẩy chỉ Quan hệ đồng thời. 
8.Tôi hay anh làm việc này?
- Các vế câu nối bằng quan hệ từ “hay” chỉ quan hệ lựa chọn.
- Căn cứ vào quan hệ từ và nội dung giữa các vế câu .
-Không nên tách các vế câu thành những câu đơn riêng biệt vì sẽ làm mất đi ý nghĩa diễn đạt của câu ghép.Điều đó cho thấy các vế câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
3)Bài học:Ghi nhớ 1SGKT123.
Câu1. a:(Quan hệ nguyên nhân).
 Có thể thay QHT “bởi vì” bằng QHT:vì,cặp QHT vì...nên;do...nên ,tại...nên.
 Câu1.b:(Quan hệ điều kiện-giả thiết)
 Có thể thay cặp quan hệ từ “nếu ...thì” bằng các cặp quan hệ từ “hễ(giá)...thì” 
-Câu 3.b:quan hệ tương phản
Có thể thay QHT “tuy” bằng Các quan hệ từ “mà”, “nhưng”, “còn” hoặc bằng cặp quan hệ từ “Tuy...nhưng”, “mặc dầu...nhưng” “dù...nhưng”.
-Câu 5.b:(quan hệ tăng tiến).
 Có thể thay cặp quan hệ từ “chẳng những ...mà “ bằng cặp quan hệ từ “không chỉ...mà 
-Câu 7.b:Quan hệ đồng thời.
 Có thể thay dấu phẩy bằng quan hệ từ và.
 -Câu8.b:(quan hệ lựa chọn):
 Có thể thay quan hệ từ “hay” bằng quan hệ từ “hoặc”...
-Quan hệ giải thích thường dùng dấu hai chấm giữa hai vế câu.
-Quan hệ bổ sung hoặc đồng thời thường dùng quan hệ từ và.Quan hệ nối tiếp thường dùng quan hệ từ rồi...
-
 Câu1. a.Quan hệ nguyên nhân:
 +Khi dùng quan hệ từ vì :Mang tính chất trung hoà về sắc thái tình cảm.
 +Quan hệ từ tại :Mang sắc thái áp đặt quy lỗi nhiều hơn.
- Câu b:Quan hệ điều kiện-giả thiết.
+Quan hệ từ nếu có tính chất chung hơn.
+Quan hệ từ hễ: Diễn đạt ý các điều kiện được lặp lại một cách thường xuyên.
 +Quan hệ từ “giá(như)” mang thêm ý nghĩa giả định.
- Bài học :Ghi nhớ 2 SGK T123.(Có bổ sung kiến thức về những quan hệ từ,cặp quan hệ từ thường được dùng để đánh dấu các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép).
- Căn cứ vào văn cảnh :
 +Câu 1.b:Vế câu (2) hành động hôm nay tôi đi học dùng để giải thích cho tâm trạng ở vế câu (3)lòng tôi đang có sự đổi thay.
 +Câu 7.b:Vế câu (1) biểu thị hoạt động “Tôi đi chợ” diễn ra đồng thời với hoạt động khác nêu ở vế câu (2) “nó nấu cơm”.
 -Có thể kiểm định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu bằng cách điền thêm quan hệ từ vào .
VD: Tôi đi chợ và nó nấu cơm.(Biểu thị quan hệ đồng thời)
- Có thể chứa nhiều kiểu quan hệ ý nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh cụ thể.
 VD: Quan hệ nguyên nhân “Vì tôi đi chợ nên nó nấu cơm”.
 Quan hệ bổ sung “Tôi đi chợ rồi nó nấu cơm”.
 Quan hệ tương phản”Tôi đi chợ còn nó nấu cơm”...
*Bài học : Ghi nhớ 2 SGK T 123.
- Có ba vế và có hai kiểu quan hệ : Vế( 1) và vế (2) có quan hệ nguyên nhân,Vế (2) và vế (3) có quan hệ giải thích.
- Câu ghép có thể có nhiều vế.Mối quan hệ giữa các vế có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
 *Xét VD:
- Cô tôi chưa dứt câu,cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.(Nguyên Hồng-Những ngày thơ ấu).
- Quan hệ nối tiếp.
- Quan hệ nguyên nhân:Lời nói của người cô độc ác đã xúc phạm đến mẹ nên chú bé Hồng uất ức.
- Tách thành các câu đơn:
 +Cô tôi chưa dứt câu.
 +Cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
- Nhận xét :Các câu đơn chỉ cung cấp được thông tin.Còn các câu ghép trên ngoài thông tin còn diễn đạt được thái độ,cảm xúc,tâm trạng trong mối quan hệ ý nghĩa giữa hai vế.
II.Luyện tập:
*Bài tập SGK:
BT1:Đã vận dụng vào phần tìm hiểu khái niệm ở bài học.
BT2:a)Biển luôn thay đổi theo sắc mây trời.Trời xanh thẳm,biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt,biển mơ màng dịu hơi sương.Trời âm u,biển xám xịt nặng nề.Trời ầm ầm dông gió,biển đục ngầu ,giận dữ..
 b)Vào mùa sương ,ngày ở Hạ Long như ngắn lại.Buổi sớm ,mặt trời lên ngang cột buồm ,sương tan,trời mới quang.Buổi chiều ,nắng vừa nhạt ,sương đã buông nhanh xuống mặt biển. 
- Quan hệ ý nghĩa các vế câu ghép: quan hệ nguyên nhân hệ quả.(Có thể dùng phương pháp điền các cặp QHT thích hợp để xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế).
- Không nên tách các vế câu trên thành những câu riêng vì chúng có quan hệ về ý nghĩa khá chặt chẽ và tinh tế(cảnh huống,tâm trạng,điểm nhìn...).
BT 3(SGK):
- Về nội dung,mỗi câu trình bày một sự việc mà lão Hạc nhờ ông giáo.
- Về lập luận ,thể hiện cách diễn giải của nhân vật lão Hạc.
 - Về quan hệ ý nghĩa ,chỉ rõ mối quan hệ tâm trạng,hoàn cảnh của nhân vật lão Hạc với sự việc mà nhân vật lão Hạc có nguyện vọng nhờ ông giáo giúp đỡ.
 - Nếu tách thành những câu đơn riêng thì các quan hệ trên sẽ bị phá vỡ.
*Bài tập bổ sung:
BT1:Đi tìm ẩn số từ các ô chữ.
 a.( ...)anh đến muộn (...) xe đã chạy.
 b.(...)trái đất bé bằng quả cam(...)tôi sẽ bỏ vào túi áo.
 c.(...)nó vẽ bằng những nét to tướng(...)ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh.
 d.Mặt trời dần xuống thấp (...)từng đàn chim bay về tổ.
- Đáp án: Câu a điền QHT “vì..nên”; Câu b điền QHT “nếu...thì” ; câu c điền QHT “mặc dầu...nhưng”; câu d điền dấu phẩy.
 Lưu ý:HS có thể điền những cặp QHT khác nếu diễn đạt đúng ý nghĩa .
BT2.Có một bạn HS đã đặt những câu ghép như sau:
 a.Tuy trời mưa nhưng buổi liên hoan văn nghệ đã phải hoãn lại.
 b.Những kẻ bất tài mà tham quyền cố vị và họ làm cản trở việc xây dựng đất nước.
 - Đáp án:Cả hai câu đều sử dụng sai quan hệ từ.Vì vậy dẫn đến việc diễn đạt nghĩa giữa hai vế câu trở nên thiếu lô gic, tối nghĩa và khó hiểu.
 +Câu a:Mối quan hệ giữa các vế câu là mối quan hệ nguyên nhân nên không thể dùng cặp quan hệ từ “tuy...nhưng” được mà phải thay bằng các quan hệ từ “vì..nên,bởi vì..nên,,do..nên...
 +Câu b:Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu không phải là quan hệ nối tiếp hay đồng thời nên dùng quan hệ từ “và” không hợp lý.Trong trường hợp này có thể sử dụng các cặp quan hệ từ “nếu...thì”(điều kiện/giả thiết) hoặc “vì...nên”(quan hệ nguyên nhân).
BT3:Viết đoạn văn.
Đoạn văn mẫu:Tuy bao bì ni lông có vẻ rất tiện lợi cho việc gói đựng hàng hoá,thực phẩm nhưng tác hại của nó đối với môi trường sống không phải nhỏ(1).Hằng ngày,người ta đựng thức ăn vào túi ni lông mà không hề biết rằng mình đang bị nhiễm độc từ từ(2).Nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn thì hậu quả thật khó lường(3).Những bãi rác ,sông hồ,góc ruộng ,ven làng ...ngập
ngụa túi ni lông và không có cách nào dọn được(4).Nếu đốt thì còn nguy hiểm hơn(5).Cả một vùng dân cư sẽ hít phải thứ khí độc thải ra từ những đám khói đen kịt rồi từ đó con người sinh ra bao nhiêu thứ bệnh tật lạ,khó chữa.
III.Hướng dẫn bài tập về nhà:
1.Làm BT4 SGKT 125.
2.Tìm các câu ghép và chỉ ra các kiểu quan hệ ý nghĩa có trong những văn bản đã học: Lão Hạc Chiếc lá cuối cùng, Ôn dịch thuốc lá...
3.Nắm được nội dung bài học
 Với thiết kế giờ dạy như trên, tôi đã xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp mọi đối tượng học sinh. Cùng với sự hoạt động song phương giữa thầy và trò, tôi đã phát huy tính tích cực, chủ động và khả năng sáng tạo của học sinh trong giờ học phân môn Tiếng Việt , cụ thể là đối với một phần kiến thức khó như bài Câu ghép . Các em tham gia sôi nổi, có nhiều hứng thú và đặc biệt là các em đã thực sự nắm vững kiến thức và ứng dụng thuần thục vào thực hành để tăng khả năng giao tiếp.Chính điều này từng bước giúp học sinh trở nên yêu thích học môn ngữ văn nhiều hơn.
IV.Khảo sát kết quả: Lớp 8A (sỉ số 40 em).
- Nội dung kiểm tra như đã trình bày ở phần trên.
Loại
Số em
Tỷ lệ %
Giỏi
4
10%
Khá
11
12,5%
TB
22
55&
Yếu
3
7,5&
kém
0
0&
- So sánh kết quả của hai lần khảo sát: 
III. So sánh kết quả:
Loại
Cách dạy trước
(Lớp 8D)
Cách dạy sau
(Lớp 8A)
Tăng (tính %)
Giảm (tính %)
Số em
Tỷ lệ %
Số em
Tỷ lệ %
Giỏi
0
0%
4
10%
10%
Khá
6
15%
11
27,5%
12,5%
TB
24
60%
22
55%
5%
Yếu
10
25%
3
7,5%
17,5%
 V.Bài học kinh nghiệm:
 Từ những bài dạy - học cụ thể, chúng ta có thể thấy rằng để dạy - học phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh; để rèn luyện kỹ năng : nghe, nói, đọc, viết tốt hơn khi dạy phân môn Tiếng Việt cấp THCS nói chung, Tiếng Việt lớp 8 nói riêng người giáo viên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
	Thứ nhất : Người dạy phải có định hướng tốt các hoạt động, chuẩn bị công phu, thực sự sáng tạo trong quá trình thiết kế bài dạy và đảm bảo tính tích hợp hợp lý giữa ba phân môn: Văn bản – Tiếng việt và Tập làm văn.
 Thứ hai:Giáo viên phải thực sự mạnh dạn trong việc bổ sung ,sắp xếp hợp lý các kiến thức rút ra được từ thực tế giảng dạy .Không nên quá lệ thuộc hoàn toàn vào sự hướng dẫn của SGK và SGV.Tuy nhiên những định hướng trong đó vẫn phải luôn là kim chỉ nam cơ bản để từ đó người dạy mới tìm được sự đột phá,sáng tạo.
 Thứ ba: Chú ý cách tổ chức hoạt động của HS để có giá trị phát huy tính tích cực hoạt động của các em trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi đa dạng phù hợp mọi đối tượng HS.Giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các phương pháp học tập , đặc biệt tăng cường cho HS hoạt động nhóm,thảo luận trao đổi,bàn bạc vấn đề .Chính điều này sẽ giúp hình thành cho HS kỹ năng tập hợp , tương tác để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống với những người xung quanh.
	Thứ tư : Trong dạy học Tiếng việt GV nên sáng tạo ra một số trò chơi kiến thức để thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú ham mê cho học sinh.
 Thứ năm: Giáo viên phải đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng nói và viết(dùng từ,đặt câu,tạo lập văn bản) trong giờ dạy phân môn tiếng Việt cho HS .Điều này cũng có nghĩa giáo viên đã thực hiện hoàn thành được chức năng lớn thứ hai của bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông , đó là chức năng công cụ.
 C.Kết luận:
 Trên đây là những kinh nghiệm và bài học tôi đã rút ra được từ tiết dạy 46-Câu ghép trong chương trình ngữ văn 8.Với một mong muốn và khát vọng cháy bỏng đó là đem lại niềm hứng thú học tập cho học sinh trong giờ ngữ văn từ những hiệu quả cụ thể của bài học.
 Sáng kiến kinh nghiệm này chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót.Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và hội đồng khoa học ,để vấn đề tôi đưa ra được hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn.
 Thị xã Thái Hoà ngày 30 tháng 4 năm 2010
 Người viết sáng kiến
 Nguyễn thị Hoài Thơ
 Mục lục:
 Các phần nội dung Trang
 A-Đặt vấn đề. 1,2 
 B.Giải quyết vấn đề: 
 I.Cơ sở lý luận của vấn đề. 2-3 
 II.Cơ sở thực tiễn của vấn đề. 3-7 
 III. Cánh dạy mới. 7-21
 IV.So sánh kết quả. 22
 V.Bài học kinh nghiệm. 22
C.Kết luận. 2
 Tài liệu tham khảo :
1.Sách giáo khoa ngữ văn 8-tập 1.
2.Sách giáo viên ngữ văn 8-tập 1.
3.Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học THCS môn ngữ văn.
4.Bài viết “Nhìn lại bài học câu ghép trong sách ngữ văn 8” của tác giả thạc sỹ Lê Hoàng 
Giang-Viện NCGD-ĐHSP TP Hồ Chí Minh.(Báo Giáo dục và thời đại).

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_rut_ra_tu_bai_day_cau_ghep.doc