Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn

Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Mục đích yêu cầu

Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn? Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền và nhân loại. Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, đứa bé đã được nâng niu, bồi dưỡng bằng văn chương qua lời hát ru âu yếm, đạm đã. Khi được đi học, bài trước nhất phải là “học ăn, học nói”. Tiếp đó, con người đi vào đời sống của dân tộc “vốn tự xưng là nền văn hiến đã lâu”. Những thầy giáo từ hàng ngàn năm qua, đầu tiên vẫn là thầy văn chương, đạo lý. Và mãi sau này nữa, người trẻ tuổi muốn thi vào bất cứ trường đại học chuyên khoa nào, bài thi vẫn là bài thi văn.

Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, ngày nay, số lượng học sinh sao lãng trong việc học môn văn là tương đối. Đó cũng là vấn đề mà tôi trăn trở bấy lâu . Với 10 năm làm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng, cái ước muốn học văn sao cho giỏi, dạy văn sao cho hay, viết văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều giáo viên và học sinh . Muốn thực hiện ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tòi trong văn chương nói riêng và trong văn hóa nói chung. Tôi cố gắng chép lại vài ba kinh nghiệm thiết thực cho mình, hy vọng trao đổi với đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy và bồi dưỡng học sinh để phần nào đó giúp các em có hứng thú học tập hơn ở bộ môn văn. Để từ đó các em có thể phát huy năng lực của mình để trở thành những học sinh giỏi văn thực sự. Dù biết còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn không ngừng cố gắng.

2. Thực trạng ban đầu.

+ Khi chưa áp dụng SKKN này:

 

doc 15 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích yêu cầu
Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn? Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền và nhân loại. Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, đứa bé đã được nâng niu, bồi dưỡng bằng văn chương qua lời hát ru âu yếm, đạm đã. Khi được đi học, bài trước nhất phải là “học ăn, học nói”. Tiếp đó, con người đi vào đời sống của dân tộc “vốn tự xưng là nền văn hiến đã lâu”. Những thầy giáo từ hàng ngàn năm qua, đầu tiên vẫn là thầy văn chương, đạo lý. Và mãi sau này nữa, người trẻ tuổi muốn thi vào bất cứ trường đại học chuyên khoa nào, bài thi vẫn là bài thi văn.
Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, ngày nay, số lượng học sinh sao lãng trong việc học môn văn là tương đối. Đó cũng là vấn đề mà tôi trăn trở bấy lâu . Với 10 năm làm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng, cái ước muốn học văn sao cho giỏi, dạy văn sao cho hay, viết văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều giáo viên và học sinh . Muốn thực hiện ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tòi trong văn chương nói riêng và trong văn hóa nói chung. Tôi cố gắng chép lại vài ba kinh nghiệm thiết thực cho mình, hy vọng trao đổi với đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy và bồi dưỡng học sinh để phần nào đó giúp các em có hứng thú học tập hơn ở bộ môn văn. Để từ đó các em có thể phát huy năng lực của mình để trở thành những học sinh giỏi văn thực sự. Dù biết còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn không ngừng cố gắng.
2. Thực trạng ban đầu.
+ Khi chưa áp dụng SKKN này:
* Đối với học sinh : Đa số các em ở trung tâm, lại có điều kiện rất thuận lợi trong việc học tập và bồi dưỡng. Nhưng phần lớn trong số này thì các em lại thích những môn học tự nhiên hơn, thậm chí có nhiều em học đều tất cả các môn, trong đó học môn văn cũng rất là tốt nhưng khi giáo viên đặt vấn đề gợi ý cho các em đi bồi dưỡng và thi học sinh giỏi thì các em lại từ chối và chọn thi những môn tự nhiên như : Toán, Lí, Hóa Bởi các em cho rằng học văn đã khó rồi, viết văn lại càng khó hơn, các em tâm sự rằng: “để có một bài văn hay, giàu cảm xúc đặc biệt là phải đúng với yêu cầu của đề bài, các em thấy khó quá. Viết văn không những viết đúng mà còn phải viết hay nữa, nên chúng em sợ không làm được”. Do có những suy nghĩ như vậy nên đa số các em không đủ tự tin để thử tài năng của mình. Chỉ có một số ít trong số các em đó có can đảm tự tin chọn môn văn làm mục tiêu để thử năng lực của mình.
Còn có những em thì điều kiện gia đình có thừa khả năng cho các em học tập, bồi dưỡng. Nhưng bản thân các em đó lại có những đam mê cá nhân, mải chơi quên học. Phần thì ở ngay trung tâm thị xã nên có nhiều trò chơi cuốn hút sự đam mê của các em, phần thì có tính ham chơi, lười học nữa nên hầu như những em nào rơi vào tình trạng này đều rất lười học. Giáo viên giảng bài trên lớp thì một số em ngồi dưới lớp nói chuyện riêng, làm việc riêng không hề chú ý đến bài giảng của giáo viên . Có khi vừa giảng xong là giáo viên hỏi lại vấn đề ngay mà học sinh cũng không trả lời được. Mà bộ môn văn thì rất cần sự chú ý nghe giảng để các em dần phát triển kĩ năng, tư duy, lập luận của mình .Bên cạnh đó, cũng có nhiều em nhà ở rất xa trung tâm. Nếu xét về mặt tiếp cận các trò chơi hiện đại trên Intơnét thì các em rất hạn chế. Nhưng khả năng học và cảm nhận môn văn cũng không có gì tiến bộ hơn so với những em khác. Bởi vì sao? Vì hoàn cảnh gia đình không thể tạo điều kiện cho các em về mặt thời gian để học môn này. Trong khi đó bộ môn văn là một bộ môn cần đầu tư thời gian rất là nhiều. Mà các em thì ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông tập vở lo lao động để phụ giúp gia đình nên không có nhiều thời gian học tập. Gia đình, cha mẹ thì lo làm ăn, không có thời gian quan tâm, nhắc nhở con em học tập, thiếu tiền hỗ trợ cho con cái để mua các phương tiên học tập như, tài liệu, sách tham khảo và các phương tiện học tập khác nữa. Trong khi đó, trình độ văn hóa của cha mẹ có hạn nên không hướng dẫn, chỉ bảo được gì cho con mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo. Nếu bố mẹ nào có sự quan tâm thì cũng chỉ biết nhắc nhở là “ phải cố gắng học đi”,”lo mà học đi”..Còn các em thì vẫn cứ ngồi vào bàn nhưng chưa chắc đã học, ngồi chỉ để đối phó với bố mẹ, để bố mẹ thấy là mình có ngồi học. Thậm chí có những em ngồi vào bàn học nhưng đầu óc lại hướng vào những cuốn truyện tranh, những trò chơi thường ngày, có khi còn đọc truyện ngay trên bàn học mà bố mẹ không biếtNên đối với những học sinh rơi vào hai trường hợp trên thì giáo viên văn rất klhó bồi dưỡng cho các em để trở thành những học sinh khá giỏi được. Thậm chí có những em học lớp 7,8 rồi mà vẫn không viết được một lá đơn xin phép nghỉ học, hay trình bày bố cục của một văn bản.
Tất cả những vấn đề nêu trên thực sự là một vấn đề nan giải đối với tất cả mọi người. Đặc biệt là đối với những người làm công tác giảng dạy như chúng tôi.
* Đối với giáo viên :
Số lượng giáo viên của trường tương đối đầy đủ ở tất cả các bộ môn, 100% giáo viên đã đạt chuẩn, thậm chí số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỉ lệ khoảng 20% cán bộ công nhân viên chức, đồ dùng, trang thiết bị và tài liệu giảng dạy..Cũng đã được trang bị tương đối đầy đủ nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên . Đặc biệt là đầu sách tham khảo rất ít so với số lượng giáo viên dạy bộ môn. Hiện nay, xét về mặt bằng chung của trường, tỉ lệ học sinh yếu, kém vẫn còn và tỉ lệ học sinh trung bình cũng không phải là thấp. Phải chăng do chương trình đổi mới mà kiến thức cao hơn? Hay là do hoàn cảnh gia đình không đủ điều kiện để cho các em học tập và bồi dưỡng, nâng cao Nhưng dù sao thì trách nhiệm nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm thiểu học sinh yếu, tăng số lượng học sinh giỏi văn thuộc về các nhà quản lí, vẫn là các thầy cô giáo chúng ta.
Với kinh nghiệm 10 năm dạy học, tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh là điều kiện tất yếu. Nếu không, các em sẽ rất lơ là trong việc học tập và bồi dưỡng bộ môn văn. Vậy, giải pháp nào để khắc phục tình trạng đó.
3. Giải pháp đã sử dụng:
Khi chưa cải tiến phương pháp mới, tôi chỉ đơn thuần là đi theo phương pháp phân tích – tổng hợp. Tức là đầu tiên cho học sinh đọc văn bản, tìm hiểu chú thích, tìm hiểu nội dung khái quát của văn bản. Từ đó đi phân tích cụ thể từng hình ảnh, chi tiết để khắc sâu, cuối cùng tổng hợp lại vấn đề một lần nữa. Và tôi chỉ sử dụng cứng nhắc một phương pháp này trong nhiều năm và tôi cảm thấy hiệu quả không được khả quan. Bởi vì những em có học lực khá trở lên thì còn có hứng thú học, còn đối với những em có lực học trung bình trở xuống thì ngày càng lười học, lực học xa sút vì theo không kịp, nguyên nhân là do các em không chịu soạn bài mới trước ở nhà nên khi lên lớp, khi giáo viên giảng thì các em không tiếp thu kịp nên dẫn đến lười học rồi chán học, dẫn đến tình trạng học để đối phó chứ không hề có hứng thú, có sáng tạo trong bài làm của mình.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lí luận:
Dựa vào đặc thù của bộ môn, dạy văn không chỉ là dạy đúng là đủ mà còn phải dạy hay. Dạy đúng là phải dạy cho chắc kiến thức, nếu phạm nhiều cái sai thì dù chó có có tài hoa, độc đáo đến đâu cũng không cho là hay được.
Với chức năng là người làm công tác giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy hoạt động dạy học thể hiện ở kết quả học tập của người học sinh, cụ thể là là bằng kết quả lên lớp hàng năm, kết quả đậu tốt nghiệp, số lượng học sinh giỏi các cấp. Cho nên, vấn đề dạy học như thế nào để có kết quả cao, giảm học sinh yếu kém tăng số lượng học sinh giỏi các cấp là yêu cầu tất yếu của người giáo viên nhân dân.
Khi chọn đề tài này là muốn giúp học sinh nhận thức được sâu sắc của về câu nói của nhà văn Gorki: “Văn học là nhân học”. Đúng vậy, với thế mạnh riêng của mình, môn văn giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kì diệu và phong phú của tiếng mẹ đẻ, tiếp xúc với vốn văn học dân tộc và nhân loại. Giúp cho chúng ta có một đời sống tâm hồn tốt đẹp, biết yêu ghét rạch ròi, biết phân biệt bạn, thù, biết thông cảm với niềm đau, nỗi bất hạnh của người khác. Bởi vậy nên văn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Văn học là để học cách làm người, học văn để tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Ngày nay, xã hội công nghệ khoa học phát triển chóng mặt, nước ta cũng đang dần hội nhập chứ không hòa tan với các nước trên thế giới. Quan diểm của mọi người là chú ý đến học văn, không xem nhẹ các môn xã hội nhất là những môn được môn theo học sinh là những môn học phụ. Mọi người quan niệm: “Văn chương hạ giới rẻ như bèo “ . chỉ học giỏi các môn tự nhiên còn môn văn biết là được. Những người đâu có biết được rằng, nếu môn học tự nhiên giúp ta tính toán, rèn luyện tác phong khoa học, thì môn văn tạo cho học sinh phong cách sống, tiếp thu những cái hay, tinh hoa văn hóa của nhân loại, của những con người có tâm hồn trong sáng, có tư duy sáng tạo, bước đầu có những năng lực cảm thú những gia trị văn hóa ở trên đời, mỏe rộng tầm hiểu biết. Văn học còn giúp các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương Đất nước và còn giúp các em ấp ủ những ước mơ đẹp ... ỹ tác phẩm, sưu tầm những tài liệu xung quanh tác phẩm như, tiểu sử tác giả, cuộc đời sự nghiệp, bối cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời Những nhận xét đánh giá của những nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước về tác phẩm.
Dù là tiếng Việt hay tập làm văn, giáo viên cũng cần soạn giáo án tỉ mĩ, kỉ cương, có chất lượng cả về phương pháp và nội dung. Mục đích là truyền tải đầy đủ trọng tâm kiến thức, giúp học sinh hiểu bài nhanh nhất.
Đồng thời với giáo viên, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo như tranh, ảnh minh họa, bảng phụ, các sơ đồ, biểu đồ đối với phân môn Tiếng Việt.
Đối với học sinh:
Phải soạn bài chi tiết theo hệ thống câu hỏi trong SGK đọc kĩ văn bản, đọc được cả tác phẩm thì càng tốt. Tập phân tích, cảm nhận theo cách riêng của mình.
Khai thác những vấn đề xung quanh tác phẩm như: Bối cảnh, cuộc đời sự nghiệp, phong cách riêng của từng tác giả
3 Kết luận và kiến nghị
Nói chung cái gì cũng có hai mặt tác động qua lại thì mới có sự thành công được. Về phía giáo viên muốn dạy văn tốt thì phải chọn những giải pháp tốt nhất để gây hứng thú cho người học. Và hơn thế nữa người giáo viên dạy văn phải có chất văn, có vốn văn thì mới có thể dạy văn đúng và dạy văn hay được . Chất văn là một cái gì đó rất khó nói, nhưng lại cũng rất dễ nhận ra. Chẳng hạn như phải có tâm hồn thi sĩ, dù không bao giờ làm thơ, thậm chí không làm thơ được. Không làm được thơ nhưng lại hiểu được thơ.
Muốn có được chất văn thì cần phải có vốn văn phong phú muốn có được vốn văn phong phú thì điều quan trọng trước tiên là phải yêu văn chương. Nhưng cái vốn văn chương không chỉ nằm ở phạm vi văn học mà còn ở chung quanh những văn liệu, cái vốn lịch sử, vốn phong tục của đất nước, cái vốn ngoài đời Mà người giáo viên dạy văn phải tìm cách tích lũy.
Ngoài ra, người giáo viên phải biết rõ học lực và trình độ nhận thức của các em, dù chỉ là những nhận biết sơ bộ nhưng để từ đó giáo viên mới có thể đặt được việc giáo dục, giáo dưỡng của mình một cách có kết quả, vừa truyền thụ kiến thức, vừa bồi dường tâm hồn. Trang bị kiến thức cho các em, để rồi phát hiện, rồi nâng đỡ bồi dưỡng để hướng các em phát huy được sở trường của mình.
Bên cạnh giáo viên là người định hướng và tác nhận xúc tác để thúc đẩy việc học tập của học sinh thì sự say mê, ham học của các em cũng rất cần thiết và phải kết hợp giữa thầy và trò. Người thầy cũng cần có cái tâm trong nghề nghiệp, nhiệt tình giảng dạy thì kết quả sẽ thành công. 
Còn về phía học sinh, đòi hỏi phải tích lũy được những tri thức về văn học, chính trị, đạo đức, lịch sử và những hiểu biết về cuộc sống để lí giải những vấn đề đặt ra trong học tập, lao động, trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, trong kiến thức thẩm mỹ.thu thập được vốn kiến thức như vậy thì các em mới có thể say mê học văn, cảm thấy yêu thơ văn và yêu cuộc sống hơn.
Tóm lại: điều quan trọng nhất để chứng tỏ cái tài lên của người giáo viên là phải biết biến hóa bài giảng của mình làm sao cho giờ dạy đáp ứng được thực tế lên lớp. Thực tế lên lớp là gì? Nhiều lắm: là thực tế tình hình học sinh trong giờ, trình độ của các em, tâm lí của các em và sự chờ đợi tiếp cận cũng như khi đi sâu vào bài giảng; là thực tế chỉ cho bài học phải đặt ra nhiệm vụ gì, yêu cầu giáo dục giáo dưỡng ra sao; lại cả thực tế của bản thân giáo viên nữa. Nắm được thực tế ấy để xử lí bài: nếu là bài văn cổ, văn dịch, văn nói về dân tộc thiểu số, văn liên quan đến lịch sử, chính trị  thì phải tạo không khí khác nhau. Phải chuẩn bị đặt câu hỏi như thế nào để giúp học sinh động não, phải lường trước ở chặng nào, lúc nào thì có cách giải quyết như thế nào. Do đó, mà giò lên lớp sẽ rất biến hóa: biến hóa ngôn ngữ, biến hóa thái độ, biến hóa không khí  thì bài giảng mới có sự lôi cuốn.
Tất nhiên, khi giảng bài người giáo viên phải giữ đúng tư cách của mình. Người thầy không phải là một diễn giả đi diễn thuyết, không phải là một nghệ sĩ lên sân khấu, cũng không phải là một nhà truyền đạo hay là một pháp sư. Nhưng môn văn là một môn học có những lợi thế nói trên, nên tùy từng lúc giáo viên phải mượn những thủ thuật, những kinh nghiệm của các nhà chuyên môn để làm cho bài dạy của mình có kết qua cao hơn. Có như thế thì giờ dạy mới sự sắc nét được
MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ .. 1
	1 Mục đích yêu cầu . 1
	2 Thức trạng ban đầu  1
	3 Giải pháp đã sử dụng ... 3
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  4
1 Cơ sở lí luận .. 4
 2 Giả thiết .. 6 
	3 Quá trình thử nghiệm sáng kiến  7
	4 Hiệu quả mới .10
Phần III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM  11
	1 Kinh nghiệm cụ thể . 11
2 Sử dụng sáng kiến . 11
3 Kết luận và kiến nghị  11
MỤC LỤC  13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học văn ở trường PTCS.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 6.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 8.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 9.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 mơn ngữ văn (2004 – 2007).
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BỘ MÔN VĂN - LÊ THỊ ANH ĐÀO - NBK.doc