Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn

PHẦN I : MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng .

- Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn.

- Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu,yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản lýgiáo dục.

“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”.

Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên.

- Mục tiêu năm học 2008 – 2009 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh.

 

doc 38 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 904Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục:
 Trang
A- Mở đầu
2
I: Lý do chọn đề tài
2
II:Lịch sử vấn đề
3
III:Mục đích của đề tài
3
IV:Nhiệm vụ nghiên cứu
4
V:Phương pháp nghiên cứu
4
B- Nội dung 
5
I.Đánh giá một giờ dạy học Văn có hiệu quả
5
II:Những hạn chế của giờ dạy và học văn hiện nay – Nguyên nhân.
6
III:Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ dạy và học văn.
9
IV:Kết quả nghiên cứu ứng dụng của đề tài.
24
V:Triển vọng của đề tài.
24
C. Giáo án thử nghiệm
25
D. Kết luận
35
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Căn cứ vào yêu cầu phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng .
- Cùng với mối quan tâm chung về chất lượng giáo dục, lâu nay dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề dạy văn, học văn trong nhà trường. Ai cũng muốn giờ dạy văn phải hấp dẫn hơn cuốn hút học sinh và hiệu quả hơn.
- Đổi mới dạy học bằng đáp ứng mục tiêu,yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ GV và cán bộ quản lýgiáo dục.
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ dộng, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho người học”.
Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn không nằm ngoài những định hướng đổi mới nói trên.
- Mục tiêu năm học 2008 – 2009 đã được xác định: giảm căng thẳng, khơi dậy hứng thú học tập, khả năng hoạt động sáng tạo tích cực của học sinh.
2. Căn cứ vào những khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn
Hiện nay, số học sinh thích học môn Văn chưa nhiều. Một số không nhỏ học sinh không thích học Văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương. Điều đó thể hiện qua những giờ học ở lớp và qua những bài kiểm tra, bài thi khiến các thày cô chấm bài phải “cười ra nước mắt”.
- Về phía học sinh, phần lớn các em chưa thực sự hài lòng với cách dạy Văn của các thày cô. Theo phản ánh của không ít học sinh, các giờ lên lớp của thày cô giáo Văn không tạo được ấn tượng cho các em.
- Như vậy, cả thày trò đều cảm thấy chưa thực sự thoải mái. Trò mong muốn có những giờ dạy Văn hấp dẫn hơn ở thày còn thày cũng đòi hỏi trò phải say mê và có trách nhiệm với môn học này.
Dù hàng năm giáo viên vẫn được tham dự các đợt thực tập Khu, dự giờ thăm lớp ở trường, dự giờ giáo viên dạy giỏi nhưng dường như vẫn còn những điều đáng bàn về phương pháp dạy học văn.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 
- Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục Đào tạo có nhiều tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên Ngữ văn theo tinh thần đổi mới.
- Vấn đề “Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn” được nhiều nhà giáo, các nhà nghiên cứu quan tâm và có nhiều bài viết có chất lượng.
Đó là những định hướng phương pháp dạy học cơ bản giúp giáo viên vận dụng vào quá trình dạy học Ngữ văn Trung học cơ sở.
Người viết trên cơ sở kế thừa phương pháp giáo dục đã được định hướng kết hợp với việc học hỏi đồng nghiệp, sự trải nghiệm của bản thân muốn qua đề tài này được cùng các đồng chí và các bạn chia sẻ kinh nghiệm “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn” ở trường THCS.
III. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
1. Rút ra một số nguyên nhân khiến giờ dạy và học Văn hiệu quả chưa cao.
2. Đề xuất một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu tình hình dạy và học Văn ở trường THCS (chủ yếu ở lớp 9)
2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giờ dạy và học Văn chưa cao.
3. Rút ra một số kinh nghiệm dạy và học Văn.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu, trao đổi.
- So sánh.
- Phân tích.
PHẦN II : NỘI DUNG
I. ĐÁNH GIÁ MỘT GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN CÓ HIỆU QUẢ
1. Giờ Văn đó phải tạo nên tâm lí thoải mái, nhẹ nhàng cho cả người dạy và người học.
Điều đó thể hiện ở nhiều phương diện : giọng nói của thày nhẹ nhàng, lượng kiến thức nhẹ nhàng, lượng câu hỏi vừa phải. Học sinh có giây phút được lắng đọng trong cảm xúc của tác phẩm, được suy nghĩ về một vấn đề các em muốn tự mình khám phá Các hoạt động của giờ học phải diễn ra thật tự nhiên không hề gò ép, khiên cưỡng.
2. Học sinh được khơi gợi hứng thú, say mê, có nhu cầu khám phá.
 Nói như nhà văn Tạ Duy Anh thì “bản chất của việc học văn là khám phá những bí mật về vẻ đẹp: khám phá những bí mật về con người, khám phá sự kì lạ của ngôn ngữ khi đó mỗi giờ học Văn giống như một cuộc thám hiểm vào những miền đất mới luôn hứa hẹn vô số bất ngờ thú vị”. Người thày phải là người hướng các em đi đến những miền đất ấy.
3. Học sinh có tình cảm, thái độ đúng đắn trước những con người, sự việc , vấn đề mà tác phẩm đề cập, phản ánh. 
Đó là những tình cảm, thái độ: vui – buồn, yêu – ghét, yêu thương – căm thù, ca ngợi – phê phán Thương “Cô bé bán diêm” chết vì đói rét giữa đêm giao thừa, bất bình trước thái độ thờ ơ, ích kỉ của con người trước nỗi đau đồng loại Ngưỡng mộ, trân trọng lẽ sống “Lặng lẽ dâng cho đời” của những con người mới nơi Sa Pa thơ mộng ( Lặng lẽ Sa Pa) Xúc động bởi dòng cảm xúc dạt dào của tình bà cháu( Bếp lửa) Nghĩ suy về những lời cha nói với con ( Nói với con).
Thật đáng tiếc khi học những áng văn “ sống mãi với thời gian” ấy mà các em thờ ơ không mấy xúc động.
4. Học sinh biết soi từ tác phẩm vào cuộc sống bản thân, bạn bè, những người xung quanh Học được ở đó bao điều tốt đẹp. 
Một trong những yêu cầu đổi mới của dạy học chính là “ Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân người học, tạo điều kiện cho người học có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau trong học tập và thực tiễn cuộc sống”.
( Đổi mới PPDH môn Ngữ văn THCS – Nguyễn Quang Minh, Nguyễn Thuý Hồng).
Từ “ Ca Huế trên sông Hương”, học sinh thêm yêu những khúc dân ca quê mình, trân trọng giữ gìn bản sắc văn hoá có từ bao đời. Từ lời người cha “Nói với con”, các em tìm thấy ở đó lời nói với chính mình về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, ý thức gắn bó cội nguồn, ý chí vươn lên trong cuộc sống
Nhưng môn Văn không phải là những lời giáo huấn khô khan, gượng ép, hô hào mà lay động tâm hồn con người rất tự nhiên, rất ám ảnh, rất tinh tế và tràn đầy cảm xúc. Tự các em thấy mình phải như thế, nên như thế, ước ao được như thế Không cần lúc nào phải nói ra mà tự nhủ trong lòng. Đó là sự thành công của giờ học Văn.
5. Một điều rất quan trọng đó là từ một giờ Văn cụ thể, học sinh hiểu thêm cách học Văn để dần dần các em có thể tự đọc – hiểu tác phẩm văn học một cách khoa học, đúng đắn.
 “Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn” ( A. Kômenxki)
Tên gọi “Đọc – Hiểu văn bản” đã lưu ý giáo viên về mặt phương pháp, không chỉ giúp học sinh nắm những kiến thức cụ thể về nội dung cũng như nghệ thuật của một văn bản nhất định mà còn giúp học sinh nắm được đặc điểm của kiểu văn bản để từ đó cách đọc – hiểu thích hợp với kiểu văn bản.
II. NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ CỦA GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN HIỆN NAY – NGUYÊN NHÂN
1. Vẫn còn những giờ học nặng nề. Học sinh luôn phải đối mặt với bao nhiêu câu hỏi liên tiếp. Có những câu hỏi hoặc quá khó hoặc không phù hợp với trình độ nhân thức của học sinh hoặc câu hỏi không rõ. Có nhiều câu hỏi vụn vặt, câu hỏi xa rời trọng tâm. Học sinh như bị đưa vào “ma trận”, không hình dung nổi đâu là trọng tâm bài. Học sinh quay cuồng trong những câu hỏi, thót tim về lo bị cô gọi trả lời. Và như thế không còn cảm hứng chỉ còn thấy sợ, chán, nặng nề.
Nguyên nhân của căn bệnh “ mưa câu hỏi” này là do giáo viên nhầm tưởng đặt nhiều câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh.
Một nguyên nhân khiến cho giờ học nặng nề ( nặng về kiến thức), đó là bởi người dạy muốn đưa nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm, muốn truyền hết những gì mình biết, mình hiểu cho học trò.
2. Giáo viên chưa có phương án câu hỏi gợi mở để những học sinh trung bình, yếu được tham gia vào tiết học. Các em gần như bị đứng ngoài cuộc, cả lớp chỉ vài ba em trả lời. Học sinh im lặng trước câu hỏi hoặc trả lời miễn cưỡng không hứng thú.
3. Những lời phát biểu, ý kiến học sinh đưa ra chưa được sự động viên khuyến khích, bị phủ nhận tức thì hoặc lời nhận xét “đúng”, “sai” mà chưa có sự lí giải thấu đáo có sức thuyết phục. Có khi học sinh đưa ra ý hiểu khá độc đáo, mới mẻ nhưng lại bị phủ nhận (vì không đúng ý cô).
Hạn chế này là do bản thân người dạy chưa có sự chuẩn bị chu đáo, chưa nắm được đặc điểm của văn bản, đó là sự đa nghĩa. Trước đây mọi người đều cho rằng văn bản chỉ có một ý nghĩa duy nhất và đều tìm cách tiếp cận cái ý nghĩa duy nhất ấy. Nhưng không có một tác phẩm xuất sắc nào lại chỉ đóng khung trong một cách hiểu duy nhất. Có nhiều cách hiểu khác về một văn bản : có ý nghĩa do tác giả dụng ý biểu đạt trong văn bản, có ý nghĩa do cấu tạo của văn bản gợi lên, có ý nghĩa do người đọc liên hệ, suy diễn hay áp đặt cho nó.
Trong các ý nghĩa ấy, những ý nghĩa phù hợp với cấu trúc biểu đạt thì bổ sung cho nhau. Các ý nghĩa không phù hợp với sự biểu đạt thì phải coi là không có sức thuyết phục. Vì vậy, việc phủ nhận những ý nghĩa phù hợp với văn bản do học sinh phát hiện ra sẽ làm mất đi hứng thú sáng tạo, phát hiện của các em.
4. Thảo luận còn mang tính hình thức
+ Một giờ học Văn đưa ra quá nhiều câu hỏi thảo luận. Cảm thụ văn bản ( nhất là văn bản nghệ thuật) thuộc về khả năng của mỗi cá thể học sinh. Do vậy hoạt động cá nhân tự bộc lộ phải là hình thức dạy học thường xuyên hàng đầu.
+ Câu hỏi thảo luận không có sức thu hút học sinh: quá đơn điệu, quá dễ hoặc quá khó với khả năng học sinh.
Ví dụ : Nhận xét về logic diễn biến tâm trạng của người anh? 
 (Bức tranh của em gái tôi – Ngữ Văn 6)
Câu thơ :
Ánh trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường 
 (Ánh trăng – Ngữ văn 9)
Sử dụng biện pháp tu từ gì ? 
+ Cuộc thảo luận tẻ nhạt, chỉ tập trung vào học sinh khá, giỏi, những học sinh khác vì tự ti không đưa ý kiến gì.
5. Các phương pháp và hình thức dạy học chưa phong phú lôi cuốn. Hoạt động chủ yếu là hỏi, trả lời, vài lần thảo luận nhóm.
6. Người thày chưa chú ý đến giọng điệu văn chương. Giọng điệu đều đều, hoặc quá nhỏ hoặc quá to ( nhất là khi học sinh ồn ào) hoặc quá nhanh Sự thành công của giờ dạy Văn có phần không nhỏ của giọng điệu người thày.
7. Về phía học sinh :
- Không đọc kĩ trước văn bản. Chuẩn bị bài ở nhà còn mang tính đối phó ( Chép ở sách giải bài tập, “ Để học tốt”), bản thân chưa suy nghĩ trước những câu hỏi phần “ Đọc – Hiểu văn bản”.
- Thể hiện những kiến thức để đọc – hiểu văn bản còn thiếu hụt ( Tiếng Việt, Văn học, Lịch sử)
- Chưa biết cách đọc – hiểu văn bản theo thể loại. Nhiều khi chỉ nắm được nội dung, nghệ thuật của 1 văn bản cụ thể. 
Như vậy việc khắc sâu cách khám phá tác phẩm theo một thể loại nào đó còn chưa được giáo viên chú trọng.
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY VÀ HỌC VĂN
Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản
Trước khi tìm hiểu VB, giáo viên cũng ch ...  Hình ảnh ấy được lồng vào khung cảnh, một vừng trăng tròn vàng thẫm một bên là bãi cát và biển cả mênh mông, một bên là ruộng dưa hấu xanh bát ngát.
- Các em nghe cô đọc đoạn văn và cho biết, tại sao “tôi ” gọi đó là một cảnh tượng thần tiên? 
Đọc đoạn văn, học sinh trả lời.
- Cảnh : đẹp thơ mộng như trong một giấc mơ.
- Con người : dũng mãnh, oai phong như một tiểu anh hùng.
Giới thiệu bức tranh tự vẽ theo hình dung của các em : cảnh Nhuận Thổ săn tra.
Đánh giá sự chuẩn bị của học sinh.
- Dũng cảm, lanh lợi
GV
HS
Tấn được Nhuận Thổ kể cho nghe nhiều chuyện thú vị 
? Nghe những câu chuyện đó, cảm xúc của Tấn như thế nào ? Em hãy đọc đoạn văn trong truyện nói lên cảm xúc đó.
đọc, trả lời : Tấn rất thán phục Nhuận Thổ
HS
HS
?Vì sao“tôi” lại thán phục Nhuận Thổ đến vậy ? 
- Vì Nhuận Thổ có một kho hiểu biết mà Nhuận Thổ và lũ bạn – những cậu ấm nhà giàu chỉ biết thế giới qua “một mảnh trời vuông trên bốn bức tường bao bọc lấy cái sân”- không thể nào biết được.
? Tuổi niên thiếu thường hiếu động, thích được như vậy. Còn em, em có cảm nghĩ gì về cuộc sống của Nhuận Thổ qua những câu chuyện ấy? 
- Nêu cảm nghĩ, lời bình (ví dụ : cuộc sống thật thích thú, được hoà mình với thiên nhiên, tắm trong bầu không gian thiên nhiên trong lành, thả hồn cùng bao giấc mộng dưới trời xanh, vui đùa tung tăng trên những cánh đồng, hít đẫm hương vị của sự sống thiên nhiên mãnh liệt. Nhuận Thổ như chú chim nhỏ khoẻ khoắn, bay lượn trong không gian khoáng đạt ấy)
- Nhiều hiểu biết.
GV
HS
GV
Cũng nhờ những câu chuyện thú vị của Nhuận Thổ mà tuổi thơ dễ gần, thân nhau.
? Từ những chi tiết nói về thái độ, tình cảm của Nhuận Thổ với nhân vật “tôi”, em thấy tình bạn giữa hai cậu bé là một tình bạn như thế nào ? (gợi : khi một người là cậu chủ, người kia là con của kẻ làm thuê)
- Tình bạn hồn nhiên trong sáng, chân thành.
- Tình bạn thật xúc động.
- Tình bạn ấy không hề bị ngăn cách bởi những thành kiến giai cấp dù Tấn là cậu chủ, còn Nhuận Thổ là đứa con người ở.
Em hãy đọc những câu văn nói về tình bạn giữa Nhuận Thổ và Tấn mà em thấy xúc động nhất.
- Sống tình cảm.
GV
HS
Chiếu đoạn văn “Nhưng tiếc thay gặp mặt nhau nữa”
? Cho biết PTBĐ chính của đoạn văn? Ngoài ra tác giả còn sử dụng các yếu tố của các PTBĐ nào khác? Sự kết hợp các PTBĐ ấy có tác dụng làm nổi bật điều gì? 
- Đoạn văn chủ yếu dùng phương thức tự sự có kết hợp với biểu cảm làm nổi bật tình cảm gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu
? Như vậy, qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, em thấy Nhuận Thổ của 20 năm về trước là một cậu bé như thế nào?
-> Nhuận Thổ là một chú bé đáng yêu, khoẻ mạnh, hồn nhiên, tự tin, thông minh lanh lợi, sống tình cảm.
HS
GV
?Nếu không đọc phần sau của truyện, đến đây người đọc có thể nghĩ Nhuận Thổ sẽ có một tương lai ra sao? 
- Chắc chắn sẽ có một tương lai tốt đẹp đang hứa hẹn cậu. Lớn lên, đó phải là một người lao động cần cù, có khả năng để sống đầy đủ, phóng khoáng và hạnh phúc.
Bình, chốt : với “tôi”, Nhuận Thổ là thần tượng, là ánh sáng, niềm vui, là tất cả quê hương yêu dấu và đẹp đẽ. Những nỗi buồn u ám khi mới trở về quê bỗng bị xua đi nhường chỗ cho một cảm xúc dâng trào “tôi cảm thấy tựa hồ quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”.
GV
HS
HS
HS
HS
HS
GV
HS
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhân vật Nhuận Thổ 20 năm sau 
Dẫn dắt : nhưng cái chút óng ánh ngọt ngào ấy đã bị tắt ngấm khi Nhuận Thổ của hiện tại hiện ra.
Hướng dẫn học sinh thực hiện như ở phần trước: tìm những chi tiết nói về diện mạo, động tác, nói năng, thái độ với “tôi” của Nhuận Thổ.
Chiếu phương án trả lời 
Chiếu đoạn văn “Người đi vào là Nhuận Thổcây thông”. Yêu cầu trả lời như với đoạn văn trước.
- Đoạn văn chủ yếu sử dụng phương thức miêu tả kết hợp với biện pháp hồi ức và đối chiếu, làm nổi bật sự thay đổi về ngoại hình của Nhuận Thổ: thay đổi theo chiều hướng xấu đi, thảm hại và tàn tạ. Sự đổi thay đó nói lên anh đã phải chịu những ngày tháng lao lực vất vả, phải vật lộn với cuộc sống thiếu đói, lạnh lẽo, những khó nhọc khổ sở của cuộc đời.
Giới thiệu bức tranh các em hình dung về Nhuận Thổ hiện tại.
? Qua lời Nhuận Thổ, qua lời than thở của mẹ Tấn và Tấn, em nhận thấy Nhuận Thổ đã phải chịu những nỗi khổ nào.
- Con đông, mùa mất, thuế nặng (chỗ nào cũng hỏi tiền, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ)
? Nói về những nỗi khổ đè nặng uất ức mà anh chỉ có thái độ ra sao? 
-Không hề thấy sự phản ứng quyết liệt, căm phẫn, chỉ thấy một sự cam chịu nhẫn nhục của một con người vô hồn, vô cảm như tượng đá.
? Nhìn người bạn tiểu anh hùng dũng mãnh xưa, nay đổi thay đáng buồn như thế hẳn Tấn phải xót xa đau đớn lắm. Nhưng điều làm anh đau xót nhất là gì ? 
- Là thái độ của Nhuận Thổ với anh.
Đọc và yêu cầu HS theo dõi những dòng văn tả hình ảnh Nhuận Thổ khi nhìn thấy người bạn xưa.
? Tại sao khi nhìn thấy bạn, nét mặt Nhuận Thổ lại có những biểu hiện rất trái ngược : vừa hớn hở, vừa thê lương
-Hớn hở vì được gặp bạn. Xúc động, sung sướng.
- Thê lương vì giữa họ có một bức tường dày ngăn cách.
? Bức tường ấy là gì ? 
- Đó là bức tường của thành kiến đẳng cấp, sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Nhuận Thổ công khai phủ nhận mối liên hệ thân tình giữa “anh” và “tôi” và xem đó như là khiếm khuyết của một thời non dại
* Nhuận Thổ 20 năm sau khi tôi gặp lại
HS
GV
HS
? Như vậy, so sánh Nhuận Thổ hiện tại với Nhuận Thổ 20 năm trước, em có nhận xét gì ?
? Xây dựng hình ảnh Nhuận Thổ, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nổi bật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này? 
? Em hãy khái quát những nguyên nhân gây nên sự đổi thay đáng buồn đó ở Nhuận Thổ? 
-Thảo luận
Đưa phương án sau thảo luận:
- Bị áp bức bóc lột thậm tệ (nguyên nhân khách quan).
- Vì mê tín, lạc hậu, mặc cảm về thân phận, cam chịu làm nô lệ. (nguyên nhân chủ quan)
- Theo em, tác giả muốn phản ánh điều gì? và muốn gửi tới bạn đọc Trung Quốc bấy giờ điều gì từ nhân vật Nhuận Thổ?
- Hình ảnh Nhuận Thổ nói lên tình cảnh sa sút về mọi mặt của người dân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.
-Muốn người dân Trung Quốc thấy những nguyên nhân làm cho họ lâm vào tình cảnh như vậy.
- Hình tượng Nhuận Thổ còn là lời kêu gọi thảng thốt của tác giả về sự cần kíp phải thức tỉnh nông dân, chỉ cho họ con đường đi tới tương lai tốt đẹp.
-> Nhuận Thổ đã trở thành một người đàn ông xấu xí, thảm hại, đần độn, cam chịu, mặc cảm thân phận.
-> Nghệ thuật: sử dụng hồi ức và đối chiếu, so sánh tương phản làm nổi bật sự đổi thay ghê gớm của con người cả về hình hài lẫn tính cách.
-> Hình ảnh Nhuận Thổ nói lên tình cảnh sa sút về mọi mặt của người dân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.
HS
HS
GV
HS
GV
HS 
? Tác giả có dụng ý gì khi đối chiếu Nhuận Thổ ngày bé với Thuỷ Sinh trong hiện tại ?
- Để dễ dàng nhận ra sự đi xuống của cuộc sống, có nguy cơ xuất hiện lớp Nhuận Thổ mới sẽ còn thảm hại hơn nhiều.
? Số phận của người dân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX có làm em liên tưởng gì đến số phận người dân Việt Nam dưới thời thực dân phong kiến mà em đã được học và đọc?
- kể các tác phẩm : Sống chết mặc bay, lão Hạc, Tắt đèn
Chính vì thế, dù là một tác phẩm văn học của tác giả Trung Quốc nói về số phận con người ở Trung Quốc nhưng ta vẫn thấy một sự đồng cảm sâu sắc.
? Bên cạnh những điều thay đổi đáng buồn ở Nhuận Thổ, ta vẫn nhận ra ở anh có điều gì không thay đổi? 
- đó là tình bạn nằm trong đáy lòng với nhân vật “tôi” 
Và chính điều đó càng làm cho tình bạn giữa hai người càng xót xa hơn, đáng buồn hơn.
? Có ý kiến cho rằng, Nhuận Thổ vừa là người đáng thương, vừa là người đáng trách. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? 
Thảo luận
HỆ THỐNG HOÀN CHỈNH KIẾN THỨC CỦA BÀI
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ 
( 20 năm trước ) trong kí ức tôi
Thuận Thổ 20 năm sau
 (Khi “tôi” gặp lại)
1. DIỆN MẠO
- Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, tay hồng hào lanh lẹn mập mạp, cứng rắn.
- Nước da vàng sạm, những vết răn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng lên, đầu đội mũ lông chiên rách tươm, mặc áo bông mỏng dính.
- Tay thô kệch,nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông.
2. ĐỘNG TÁC
- Tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba cố sức đâm theo một con tra.
- Co ro, cúm rúm, cung kính chào.
- Cứ lúc lắc đầu, vết răn sâu hoắm, khắc sâu trên mặt tuyệt nhiên không động đậy.
3.
NÓI NĂNG
- Líu lo, kể nhiều chuyện: bẫy chim, nhặt vỏ sò, săn tra, cá nhảy lúc triều lên.
- bẩm, thưa, lạy.
- “chỉ cảm thấy khổ sở nhưng không nói ra được hết”
4.
THÁI ĐỘ VỚI “TÔI”
- Thân nhau, xưng “anh, em”, khóc khi xa nhau, tặng bạn vỏ sò, lông chim.
- Xưng hô : Thưa, bẩm ông -> khách sáo, xa lạ
=> Nhuận Thổ là một chú bé đáng yêu, khoẻ mạnh, hồn nhiên, tự tin, thông minh, lanh lợi, sống tình cảm.
=> Nhuận Thổ trở thành người đàn ông xấu xí, thảm hại, đần độn, vô cảm, cam chịu mực cảm thân phận.
- Nghệ thuật : sử dụng hồi ức và đối chiếu so sánh tương phản làm nổi bật sự thay đổi ghê gớm của Nhuận Thổ cả về hình hài lẫn tính cách.
- Hình ảnh Nhuận Thổ nói lên tình cảnh sống sa sút về mọi mặt của người dân Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.
- Nguyên nhân : 
+ Bị bóc lột thậm tệ 
+ Mê tín lạc hậu, cam chịu làm nô lệ.
c. Củng cố : 
+ Khắc sâu kiến thức : Hình tượng nhân vật Nhuận Thổ. Cách tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm tự sự.
? Giả sử em là nhân vật “tôi” (bạn của Nhuận Thổ), em sẽ nói gì với Nhuận Thổ trong phút chia tay? 
d. Hướng dẫn : - Học bài cũ 
 - Chuẩn bị bài mới : Tiết 78 “ Cố hương”
PHẦN C : KẾT LUẬN
Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, có thói quen và khả năng tự học, có tinh thần hợp tác, vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, có niềm vui hứng thú học tập.
Để đạt được mục tiêu đó ở giờ dạy và học Văn, giáo viên luôn phải suy nghĩ tìm tòi, vận dụng và rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ dạy.
Trong quá trình dạy học trên lớp, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy và học Văn:
- Chú ý việc xác định thể loại và cách tiếp cận văn bản.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lí trên cơ sở mục tiêu cần đạt.
- Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức dạy học.
- Nghệ thuật khi người thày đóng vai trò hướng dẫn học sinh.
Tuy nhiên để một giờ dạy và học Văn đạt kết quả cao còn là vấn đề nhiều khó khăn và khiến giáo viên phải trăn trở.
Đề tài này vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết và chắc hẳn cần góp ý bổ sung thêm. Rất mong được sự đóng góp của các đồng chí, các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III 
 ( 2004 - 2007)
2. Tạp chí Thế giới trong ta số 199
3. Văn học tuổi trẻ số 6 – 2006; số 11 – 2007.
4. Sách giáo viên Ngữ văn 9 – NXB Giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN nang cao chat luong gio van.doc