Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao kĩ năng giải bài tập xác suất trong di truyền học người” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hoa

Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao kĩ năng giải bài tập xác suất trong di truyền học người” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hoa

Câu 2. Ở người, gen A- quy định da và tóc bình thường, gen a – bạch tạng. Người ta ước lượng trong quần thể người, số cá thể dị hợp về gen bạch tạng là 1%.

1. Hãy cho biết:

a. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường, không có quan hệ gần về huyết thống sinh ra đứa con bạch tạng.

b. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này không bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?

c. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này đã bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 cũng bạch tạng là bao nhiêu ?

2. Người chồng bạch tạng, người vợ bình thường và không có quan hệ huyết thống với chồng. Hãy cho biết:

a. Xác suất để đứa con đầu của họ bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?

b. Nếu đứa thứ nhất không bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?

c. Nếu đứa thứ nhất bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?

 

doc 22 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao kĩ năng giải bài tập xác suất trong di truyền học người” - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
THPT
Trung học phổ thông
NST
Nhiễm sắc thể
TLKG
Tỉ lệ kiểu gen
TLKH
Tỉ lệ kiểu hình
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nói đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học là một công việc vô cùng khó khăn và vất vả. Bởi lẽ, với môn Sinh học, học sinh vừa phải hoàn thiện kiến thức lí thuyết, vừa phải nhuần nhuyễn bài tập. Trong khi đó, số lượng tiết bài tập được đưa vào phân phối chương trình là quá ít so với số dạng bài tập xuất hiện trên các đề thi. Chính điều đó đã làm không ít học sinh lúng túng khi trình bày phần biện luận trong các bài tập Sinh học. 
Trong kiến thức Sinh học 9, học sinh bắt buộc phải giải được các bài tập liên quan đến: Các quy luật di truyền, nguyên phân – giảm phân, ADN – ARN và prôtêin, di truyền phả hệ và bài toán xác suất, sinh thái. Với học sinh giỏi thì không chỉ dừng lại ở việc hiểu, biết và làm được một số bài cơ bản mà còn phải làm được những dạng nâng cao, biện luận chặt chẽ. Để làm được việc đó không chỉ cần sự chăm chỉ, chịu khó, học sinh cần có một phương pháp giải bài tập tốt cho các dạng. Trong phạm báo cáo biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, tôi lựa chọn mảng Di truyền học người và bài toán xác suất để viết với mong muốn có thể giúp các em có được phương pháp giải bài tập di truyền người tốt hơn. Do đó tôi lựa chọn biện pháp “Nâng cao kĩ năng giải bài tập xác suất trong di truyền học người”
Đề tài này tôi đã áp dụng từ năm học 2015 – 2016 và thấy đã có những chuyển biến tích cực trong lối tư duy và phương pháp làm bài tập của các em học sinh trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo sự tự tin, niềm hứng thú trong môn Sinh học lên rất nhiều.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
Trước khi vào các biện pháp đã được áp dụng thử tại trường THCS Yên Phong, đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học, tôi xin được khái quát thực trạng vấn đề mà sáng kiến tập trung giải quyết:
+ Thời lượng kiến thức môn Sinh học 9 theo phân phối chương trình của Sở giáo dục và đào tạo là 2 tiết/tuần. Số tiết tương đối lớn so với một số môn khác. Tuy nhiên, số tiết bài tập được đưa vào giảng dạy chính thức lại quá ít so với khối lượng kiến thức đó. Điều này khiến các em khó vận dụng để làm các dạng bài tập một cách nhuần nhuyễn.
+ Kiến thức sinh học 9 là phần tương đối trừu tượng. Học sinh phải phát huy trí tưởng tượng của mình. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết bài tập nếu không có phương pháp rõ ràng.
+ Trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh và các đề thi vào THPT chuyên, bài tập về di truyền học người và bài toán xác suất chiếm tỉ lệ điểm khá cao (2 – 3 điểm). Điều này nói lên tầm quan trọng của bài tập di truyền học người và bài toán xác suất trong tổng thể chương trình sinh học 9.
Vấn đề cần giải quyết là làm thế nào để học sinh không sợ bài tập di truyền học người kèm theo tính xác suất?? để khi các em nhìn vào một dạng bài có thể dự đoán được cách làm và có những biện luận sắc bén, chắc chắn. Nếu làm được điều đó chắc chắn các em sẽ có hứng thú với bộ môn Sinh học cụ thể là Sinh học 9. 
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
2.1 Biện pháp 1: Phương pháp chung giải bài tập xác suất trong di truyền học người
2.2 Biện pháp 2: Bài tập áp dụng
2.3 Biện pháp 3: Bài tập tự luyện
3. Thực nghiệm sư phạm
3.1. Mô tả cách thức thực hiện
3.1.1 Biện pháp 1: Phương pháp chung giải bài tập xác suất trong di truyền học người
Bước 1: Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen
(Nếu bố mẹ có kiểu hình giống nhau, con xuất hiện kiểu hình khác thì kiểu hình ở đời con là kiểu hình lặn, kiểu hình của bố mẹ là kiểu hình trội)
Lưu ý: Khi xác định tính trạng trội hay lặn không nên quan tâm đến giới tính trong sơ đồ phả hệ	
Bước 2: Xác định gen gây bệnh nằm trên NST thường hay giới tính:
(Nên lập luận bằng cách loại trừ dần các trường hợp). Trong đó:
- Nếu gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X thì bố có kiểu hình nào thì tất cả các con trai đều có kiểu hình đó (di truyền thẳng).
- Nếu gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y thì sự di truyền tuân theo quy luật di truyền chéo.
- Nếu gen không nằm trên NST giới tính X, cũng không nằm trên NST giới tính Y chứng tỏ gen quy định tính trạng đang xét nằm trên NST thường.
Bước 3: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ (tùy từng bài yêu cầu mà xác định kiểu gen của tất cả mọi người trong phả hệ hoặc chỉ xác định kiểu gen của những người liên quan đến yêu cầu tính xác suất).
- Xác định kiểu gen của những người mang kiểu hình lặn trước (vì mang kiểu gen đồng hợp tử lặn).
- Từ kiểu gen của những người mang kiểu hình lặn suy ra kiểu gen của những người còn lại trong phả hệ.
Bước 4: Tính xác suất xuất hiện kiểu gen hoặc kiểu hình nào đó ở đời con .
Đây là phần dễ nhầm lẫn nhất, học sinh dễ tính toán sai. Trong phả hệ luôn có những cá thể biết chắc chắn kiểu gen, và những cá thể chưa biết rõ kiểu gen mà mới chỉ biết kiểu hình nên chúng ta cần xác định rõ đó là những cá thể nào, tỉ lệ về kiểu gen là bao nhiêu. Công thức chung mà các em có thể áp dụng cho xác suất cần tìm trong phả hệ như sau:
Xác suất kiểu hình cá thể cần tìm = [tỉ lệ kiểu gen bố] x [tỉ lệ kiểu gen mẹ] x [tỉ lệ kiểu hình cần tìm] x [số trường hợp xảy ra]
3.1.2 Biện pháp 2: Bài tập áp dụng
Câu 1. Ở người tính trạng bạch tạng do 1 gen lặn (a) nằm trên NST thường gây nên. Gen trội A lấn át hoàn toàn gen lặn a. Trong một gia đình bố và mẹ đều có da bình thường, sinh ra một người con bị bạch tạng. 
1. Đứa con thứ 2 của cặp bố mẹ trên có thể bị mắc bệnh không, xác suất là bao nhiêu?
2. Lần sinh thứ 3 là sinh đôi khác trứng, xác suất của 2 đứa trẻ về cặp tính trạng trên có thể như thế nào ?
Hướng dẫn giải
 1. Quy ước: 
	A: bình thường	a: bạch tạng
+ Bố mẹ có kiểu hình bình thường, sinh ra con bị bạch tạng, nên bố và mẹ đều mang kiểu gen Aa
+ Sơ đồ lai: P: Aa (bình thường) x Aa (bình thường)
 GP : A, a A, a 
 F1: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa
 TLKH: 3/4 bình thường: 1/4 bạch tạng
+ Mỗi lần sinh con là một sự kiện độc lập, do vậy nếu đứa thứ nhất bị bệnh bạch tạng thì đứa thứ 2 cũng có thể bị bệnh với xác suất là 1/4 (25%).
2. Hai đứa con là sinh đôi khác trứng → kiểu gen về tính trạng này của chúng giống hoặc khác nhau → kiểu hình giống hoặc khác nhau.
+ Xác suất sinh con bình thường = 3/4 
+ Xác suất sinh con bình thường = 1/4
+ Xác suất sinh 2 con, trong đó 1 người con bị bệnh, 1 người con bình thường có 2 trường hợp xảy ra: con bị bệnh sinh trước, con bình thường sinh sau và ngược lại nên xác suất sinh 2 con trong đó 1 con bị bệnh, 1 con bình thường là:
 2.x.y = 2.3/4 .1/4 = 3/8
Câu 2. Ở người, gen A- quy định da và tóc bình thường, gen a – bạch tạng. Người ta ước lượng trong quần thể người, số cá thể dị hợp về gen bạch tạng là 1%.
1. Hãy cho biết:
a. Xác suất để 1 cặp vợ chồng bình thường, không có quan hệ gần về huyết thống sinh ra đứa con bạch tạng.
b. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này không bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?
c. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này đã bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 cũng bạch tạng là bao nhiêu ?
2. Người chồng bạch tạng, người vợ bình thường và không có quan hệ huyết thống với chồng. Hãy cho biết:
a. Xác suất để đứa con đầu của họ bị bệnh bạch tạng là bao nhiêu?
b. Nếu đứa thứ nhất không bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?
c. Nếu đứa thứ nhất bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là bao nhiêu ?
Hướng dẫn
1. 
a. Quy ước: A: bình thường	a: bạch tạng
Để một cặp vợ chồng bình thường sinh ra con bị bạch tạng (aa) thì họ đều có kiểu gen Aa. Xác suất để cả 2 vợ chồng đều mang kiểu gen dị hợp là: 1%.1% = 0,01% 
Sơ đồ lai: P: Aa x Aa 
 GP: A, a A, a 
 F1: TLKG 1AA : 2Aa : 1aa
 TLKH: 3/4 bình thường: 1/4 bạch tạng 
Vậy xác suất để con của họ bị bệnh là: 0,01%.1/4 = 0,0025%.
b. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này không bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là 0,01%.1/4 = 0,0025%.
c. Nếu đứa con đầu của cặp vợ chồng này đã bị bạch tạng thì cả 2 vợ chồng đều có kiểu gen Aa, nên xác suất đứa con thứ 2 bị bạch tạng là 25%.
2. 
a. Người chồng bạch tạng có kiểu gen aa. Để con của họ bị bệnh thì người vợ phải mang kiểu gen Aa với xác suất là 1%
Sơ đồ lai: P: Aa x aa 
 GP: A, a a 
 F1: TLKG 1Aa : 1aa
 TLKH: 1/2 bình thường: 1/2 bạch tạng 
Vậy xác suất để đứa con đầu của họ bị bệnh bạch tạng là 1%.1/2 = 0,5%
b. Nếu đứa thứ nhất không bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là 1%.1/2 = 0,5%
c. Nếu đứa thứ nhất bị bạch tạng thì xác suất để đứa con thứ 2 bị bạch tạng là 50%
Bài 3. Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng.Về mặt lý thuyết hãy tính xác suất để họ:
1. Sinh người con thứ 2 khác giới tính với người con đầu và không bị bệnh bạch tạng 
2. Sinh người con thứ hai là trai và người con thứ 3 là gái đều bình thường
	3. Sinh 2 người con đều bình thường	
4. Sinh 2 người con khác giới tính và đều bình thường
5. Sinh 2 người con cùng giới tính và đều bình thường
6. Sinh 3 người con trong đó có cả trai lẫn gái và ít nhất có được một người không bị bệnh
Hướng dẫn giải:
Theo giả thiết à Bố mẹ bình thường sinh con đầu lòng bị bệnh àbố mẹ đều phải dị hợp về gen gây bệnh à xác suất sinh :
1. + Xác suất sinh người con thứ 2 bình thường = 3/4
 + Xác suất sinh người con thứ 2 khác giới với người con đầu = 1/2 
 àXác suất chung theo yêu cầu = 3/4.1/2 = 3/8 = 37,5%
2. Xác suất sinh người con thứ 2 là trai và thứ 3 là gái đều bình thường = 3/8.3/8 = 9/64 ≈ 14,1% 
3. Xác suất sinh 2 người con đều bthường = 3/4. 3/4 = 9/16 = 56,25%
4. Xác suất sinh 2 người con khác giới (con thứ 1 là trai,con thứ 2 gái hoặc con thứ 1 là gái, con thứ 2 là trại) đều bình thường = (3/8.3/8) + (3/8.3/8) = 9/32 ≈ 28,12%
5. + Xác suất sinh 2 người cùng giới = 1/4 + 1/4 = 1/2 = 50%
 + Xác suất để 2 người đều bình thường = 3/4.3/4 = 9/16 = 56,25%
 àXác suất sinh 2 người con cùng giới(cùng trai hoặc cùng gái) đều bình thường là = 1/2.9/16 = 9/32 ≈ 28,12% 
6. +Xác suất sinh 3 có cả trai và gái (trừ trường hợp cùng giới) 
= 1 – 2(1/2.1/2.1/2) = 3/4 
 Xác suất trong 3 người ít nhất có 1 người bình thường (trừ trường hợp cả 3 bệnh) = 1 – (1/4)3 	= 63/64
 à Xác suất chung theo yêu cầu = 3/4.63/64 = 189/256 ≈ 73,83%
Câu 4. Nghiên cứu sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau:
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
I
II
III
Nam bình thường
Nam bị bệnh M
Nữ bình thường
Nữ bị bệnh M
Xác suất để người III2 mang gen gây bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn
+ Cặp vợ chồng II2xII3 không bị bệnh sinh ra con III1 bị bệnhgen gây bệnh là ge ... 
+ Vì người số (5) có kiểu gen aa→ người số (10) có kiểu gen Aa.
 + Vì người con số (12) có kiểu gen aa →cặp vợ chồng (7), (8) có kiểu gen: Aa x Aa→ người số (11) có kiểu gen với xác suất: 1/3AA : 2/3 Aa.
+ TH1: (10) Aa x (11) 1/3AA →Sinh cả hai đứa con đều bình thường với xác suất = .
+ TH2: (10) Aa x (11) 2/3Aa →Sinh cả hai đứa con đều bình thường với xác suất = 
→ Xác suất để cặp vợ chồng (10) và (11) sinh cả hai đứa con đều bình thường là
Bài 7. Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
	Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
+ Theo sơ đồ phả hệ trên→ bệnh do gen lặn nằm trên NST thường.
+ Mẹ của chồng III: khả năng có kiêu gen Aa = 2/3 (xét trong số người có kiểu hình bình thường). Theo đề bố của chồng III kiêu gen AA → khả năng có kiêu gen Aa của chồng III = 2/3 x 1/2 = 1/3 ≈ 33,33%
+ Vợ III : khả năng có kiêu gen Aa = 2/3 (xét trong số người có kiểu hình bình thường). 
Ta có : PIII : ♂1/3Aa x ♀2/3Aa 
→ Xác suất người con đầu lòng của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III bị bệnh là = 1/3x2/3x1/4 = 1/18 ≈ 5,56%
Bài 8. Một người phụ nữ bình thường có bố mẹ bình thường và em trai bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người đàn ông bình thường. Nếu cặp vợ chồng sinh con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh máu khó đông là bao nhiêu? Biết bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y).
Hướng dẫn giải:
+ Quy ước: A: bình thường	 a: bị bệnh máu khó đông
+ Bố mẹ người phụ nữ bình thường sinh được con trai mắc bệnh máu khó đông có kiểu gen XaY à người con trai nhận giao tử Y từ bố, nhận giao tử Xa từ mẹ à bố mẹ người này phải có kiểu gen: XAY x XAXa. Người phụ nữ có kiểu hình bình thường sinh ra từ cặp bố mẹ này có kiểu gen XAXA hoặc XAXa với tỉ lệ đều bằng 1/2.
+ Người chồng bình thường có kiểu gen XAY
+ Người phụ nữ bình thường trên lấy chồng bình thường để sinh người con trai bị bệnh máu khó đông nên người phụ nữ này phải có kiểu gen XAXa với xác xuất 1/2 à kiểu gen cặp vợ chồng này là: XAXa x XAY à Xác xuất người con trai bị bệnh máu khó đông XaY là: 1/4 = 25%
+ Nếu cặp vợ chồng sinh con trai thì xác suất để người con trai đó bị bệnh máu khó đông là: 1/2 x 1/4 = 1/8 = 12,5% 
Bài 9. Ở người bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Trong một gia đình bố bình thường về bệnh này, mẹ bình thường nhưng mang gen gây bệnh. Xác suất để sinh được cả 3 con trai đều không mắc bệnh mù màu.
Hướng dẫn giải:
XM: bình thường, Xm: mù màu
Kiểu gen của bố: XMY, kg của mẹ: XMXm. 
Sơ đồ lai: XMY x XMXm à 100% con gái bình thường, 50% con trai bệnh: 50% con trai bình thường
Xác suất sinh con trai = Xác suất sinh con gái = 1/2
à Xác suất sinh con trai bình thường là 1/2 x 50% = 1/4
Vậy, xác suất để sinh được cả 3 con trai đều không mắc bệnh mù màu : 
 (1/4)3 = 1,5625 % 
Câu 10: Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
I
II
III
?
Quy ước:
 : Nữ bình thường
 : Nam bình thường 
 : Nữ bị bệnh
 : Nam bị bệnh
 : Nữ bị bệnh
 : Nam bị bệnh
1
1
2
2
4
3
5
2
6
3
4
1
	Biết rằng không xảy ra đột biến và bố của người đàn ông ở thế hệ thứ III không mang alen gây bệnh. 
	Tính tỉ lệ để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được đứa con trai đầu lòng không bị bệnh.
Hướng dẫn giải
* Biện luận trội lặn, quy ước gen
- Cặp vợ chồng II5 x II6 đều có kiểu hình bình thường, sinh được con bị bệnh → bệnh do gen lặn gây nên. 
Quy ước: gen A- không gây bệnh 
 gen a – gây bệnh
- Nếu gen nằm trên NST giới tính thì người bố II5 có kiểu gen XAY → cho con gái XA → tất cả con gái không bị bệnh (trái giả thiết). Vậy gen phải nằm trên NST thường. 
(Nếu học sinh biện luận theo cách khác mà đúng, cho điểm tối đa)
* Tỉ lệ để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con đầu lòng bị bệnh 
+ Để con của họ bị bệnh → người III2, III3 đều có kiểu gen Aa.
+ Tỉ lệ để người III2 có kiểu gen Aa là vì có bố mẹ: Aa() x AA →.Aa =Aa
+ Tỉ lệ để người III3 có kiểu gen Aa là vì có bố mẹ: Aa x Aa → AA :Aa
P: III2 Aa (xác suất=) x III3 Aa (xác suất=) 
F1 : tỉ lệ con bị bệnh (aa) =(.).= 1/18
* Tỉ lệ để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con trai đầu lòng không bị bệnh:
-Xác suất sinh con bình thường =1-1/18 = 17/18
 -Xác suất sinh con trai bình thường =1/2.17/18 = 17/36
3.1.3. Biện pháp 3 : Bài tập tự luyện
Câu 1 [T. Long An 2014]: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn m liên kết với giới tính quy định. Một phụ nữ bình thường có cha bị máu khó đông và kết hôn với một người đàn ông bình thường. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 người con. Tính xác suất để 2 người con : đều là con trai bình thường, đều là con trai bị bệnh. Biết rằng quá trình tạo giao tử ở cặp vợ chồng này diễn ra bình thường.
Câu 2 [T. Vĩnh Phúc 2013 – 2014]
Ở người, cả 3 bệnh M, L, K đều là các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau) các gen quy định 3 bệnh này nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả 3 bệnh trên. Nếu cặp vợ chồng trên muốn sinh thêm con thứ 2 thì tính theo lí thuyết, xác suất đứa con thứ 2 mắc hai trong số 3 bệnh trên là bao nhiêu ? Biết rằng không có đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng trên.
Câu 4 [T. Long An 2015]
Bệnh u xơ nang do một gen lặn a nằm trên NST thường quy định và di truyền theo quy luật Menđen. Một người đàn ông bình thường có người em trai bị bệnh, người đàn ông này lấy một người vợ bình thường có người em gái không bị bệnh nhưng có mẹ bị bệnh. Căp vợ chồng này dự tính sinh con đầu lòng.
a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên qua 3 thế hệ và xác định kiểu gen của từng thành viên.
b. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bênh u xơ nang. Nếu người con trai đầu lòng mắc bệnh uxo thì ở lần sinh thứ hai, xác suất sinh ra người con không bị bệnh là bao nhiêu ?
Biết rằng ngoài mẹ vợ và em trai của người đàn ông nói trên bị bệnh ra, cả hai bên vợ và bên chồng không ai khác bị mắc bệnh.
Câu 3: Một bệnh ở người do một gen nằm trên NST thường quy định. Cho sơ đồ phả hệ sau:
	a. Hãy xác định kiểu gen của những người trong phả hệ? Những người nào trong phả hệ chưa biết chắc chắn kiểu gen?
	b. Nếu người IV.20 kết hôn với người không bị bệnh trên thì xác suất sinh ra con bị bệnh trên là bao nhiêu? 
Đáp án: 2/3
Câu 4 : Sơ đồ phả hệ dưới đây là sự di truyền bệnh bạch tạng ở một gia đình. Biết rằng gen a gây bệnh bạch tạng. Giả thiết các cá thể II3 và II6 không mang alen lặn.
	a. Xác định kiểu gen của các cá thể 1, 2, 4, 5, 7 và 8.
	b. Xác suất để II5 có kiểu gen dị hợp tử bằng bao nhiêu?
 c. Nếu xảy ra sự kết hôn gần giữa III7 và III8 thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con đầu lòng mắc bệnh bạch tạng (tính theo %) là bao nhiêu? 
Đáp án: 1/12
-----------hghmng
3.3 Kết quả đạt được
Sau 3 năm áp dụng biện pháp nâng cao kĩ năng giải bài tập xác suất trong di truyền học, tôi nhận thấy học sinh có rất nhiều tiến bộ. Thể hiện ở:
- Học sinh có kĩ năng phân tích đề bài tốt hơn, tránh sót ý.
- Học sinh có kĩ năng làm bài tốt hơn, giải bài tập nhanh và chính xác hơn.
- Học sinh có hứng thú trong việc trao đổi và giải bài tập xác suất thay vì sợ như trước đây.trong di truyền học người.
- Chất lượng đội tuyển học sinh cấp tỉnh được nâng cao. 
3.3 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Trong quá trình triển khai biện pháp nâng cao kĩ năng giải bài tập về bài toán xác suất, tôi gặp khá nhiều khó khăn vì đây là lần đầu tiên các em làm quen với tư duy trong xác suất và phải áp dụng vào bài toán trong sinh học, lực học của các em trong đội tuyển không đồng đều nhau dẫn tới khó khăn trong quá trình giải bài tập. Do đó để tiếp tục áp dụng biện pháp này, tôi định hướng phân loại học sinh, bồi dưỡng thêm cho những học sinh yếu về toán học.
4. Kết luận
Biện pháp trong báo cáo này của tôi cũng đã được sự đánh giá cao của đồng nghiệp, sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh thể hiện ở việc say mê, hỗ trợ trong việc giải bài tập
Để thực hiện được biện pháp này, tôi nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện rất lớn của Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt những góp ý sâu sắc của tổ, nhóm chuyên môn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ, nhóm chuyên môn trường trung học cơ sở Yên Phong đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thời gian thực hiện có hạn và hiểu biết của bản thân tôi còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng thẩm định, các đồng nghiệp để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn.
5. Kiến nghị, đề xuất
5.1 Đối với tổ/nhóm chuyên môn
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến, cùng nhau xây dựng để hoàn thành tất cả chuyên đề trong khung bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp huyện, tỉnh.
5.2 Đối với Lãnh đạo nhà trường
- Tạo điều kiện để giáo viên trong nhà trường nói chung và giáo viên môn sinh học nói chung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Tạo điều kiện để giáo viên thực hiện các chuyên đề, ngoại khóa, giúp giáo viên giao lưu, học hỏi thêm kinh nghiệm từ trường bạn.
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết, phục vụ cho môn Sinh học để tăng niềm hứng thú cho học sinh.
5.3 Đối với Phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề cấp huyện, các buổi hội thảo nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học; động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học. 
- Tổ chức triển khai áp dụng những kinh nghiệm hay trong giảng dạy.
- Tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng giáo viên môn Sinh học có mời chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. 
PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Phan Khắc Nghệ (2018), Phương pháp giải toán xác suất sinh học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Lê Thị Hà (2013); Tuyển chọn đề thị học sinh giỏi 9 và tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Sinh học, NXB Đại học Sư phạm.
3. Phan Khắc Nghệ (2016); Bộ đề thi sinh học 9, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Huỳnh Quốc Thành (2012); Bồi dưỡng học sinh giỏi 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên môn Sinh học, NXB Đại học Sư phạm.
PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Năm học
Giải đạt được
2016 – 2017
1 giải ba, 1 giải khuyến khích
2017 – 2018
1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích
2018 – 2019
2 giải ba, 2 giải khuyến khích
PHẦN V: CAM KẾT
Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của học sinh là trung thực.
Yên Phong, ngày 15 tháng 11 năm 2020
Giáo viên
Nguyễn Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ki_nang_giai_bai_tap_xac_suat.doc