Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính

Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính

 . Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông có một phong cách thơ được nhiều thế hệ đương thời mến mộ, đặc biệt nhiều bài sáng tác trong phong trào Thơ Mới nhưng đậm chất trữ tình dân gian cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Ngôn ngữ có vai trò “là phương tiện thứ nhất của văn học”, nên việc khảo sát kỹ lưỡng hệ thống ngôn ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính sẽ góp phần xác định những điểm độc đáo, đặc sắc về hình thức biểu hiện, nhất là về cấu trúc, âm điệu, các lớp từ giàu giá trị biểu nghĩa và các biện pháp tu từ nổi bật.Vỡ thế , tụi tiến hành khảo sỏt “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” để có thể góp phần lý giải tại sao mảng thơ này lại có sức cuốn hút nhiều thế hệ người Việt đến vậy.

2. Lịch sử vấn đề

 Trong nhiều thập kỷ qua, thơ Nguyễn Bính đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình yêu thích thơ ông và đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ viết về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Bính với quy mô và hướng tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.

 Trước cách mạng tháng tám thẩm định hay nhất, gợi đúng cái “Chân quê” của hồn thơ Nguyễn Bính phải kể đến bài giới thiệu về Nguyễn Bính của Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh là người đầu tiên nhận ra vẻ đẹp kín đáo đậm đà của hồn thơ Nguyễn Bính đồng thời đã cắt nghĩa về sự quan tâm chưa thích đáng của giới nghiên cứu đối với thơ ông “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo “Thơ như thế này có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu bằng một lý trí, một điều đáng quý vô ngần “hồn xưa đất nước” Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng chúng ta”

 

doc 37 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục 
Trang
1. Lý do chọn đề tài. 
 2. Lịch sử vấn đề 
 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
3.1. Mục đích của đề tài
	3.2. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu. 
Chương 1 : Cở sở lớ luận 
1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ. 
 1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi
 1.1.2. Các đặc trưng của ngôn ngữ thơ 
1.2. Nguyễn Bính - Cuộc đời và thơ. 
1.2.1. Cuộc đời và tác phẩm 
 1.2.2. Thơ tình trong thơ Nguyễn Bính 
Chương 2 Cấu trỳc và õm điệu trong thơ tỡnh Nguyễn Bớnh
 2.1. Các thể thơ tiêu biểu trong thơ tình Nguyễn Bính 
 2.1.1. Kết quả thống kê phân loại về thể thơ. 
 2.1.2. Tổ chức của các bài thơ tình Nguyễn Bính 
 2.1.3. Khổ thơ trong thơ tình Nguyễn Bính 
 2.2. Âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính
 2.2.1. Vần điệu trong thơ tình Nguyễn Bính 
 2.2.2. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính
 2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mở đầu 
1. Lý do chọn đề tài
 . Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong văn học hiện đại Việt Nam. Ông có một phong cách thơ được nhiều thế hệ đương thời mến mộ, đặc biệt nhiều bài sáng tác trong phong trào Thơ Mới nhưng đậm chất trữ tình dân gian cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện. Ngôn ngữ có vai trò “là phương tiện thứ nhất của văn học”, nên việc khảo sát kỹ lưỡng hệ thống ngôn ngữ trong thơ tình Nguyễn Bính sẽ góp phần xác định những điểm độc đáo, đặc sắc về hình thức biểu hiện, nhất là về cấu trúc, âm điệu, các lớp từ giàu giá trị biểu nghĩa và các biện pháp tu từ nổi bật.Vỡ thế , tụi tiến hành khảo sỏt “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” để có thể góp phần lý giải tại sao mảng thơ này lại có sức cuốn hút nhiều thế hệ người Việt đến vậy.
2. Lịch sử vấn đề
 Trong nhiều thập kỷ qua, thơ Nguyễn Bính đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình yêu thích thơ ông và đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ viết về cuộc đời và tác phẩm Nguyễn Bính với quy mô và hướng tiếp cận, nghiên cứu khác nhau.
	Trước cách mạng tháng tám thẩm định hay nhất, gợi đúng cái “Chân quê” của hồn thơ Nguyễn Bính phải kể đến bài giới thiệu về Nguyễn Bính của Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh là người đầu tiên nhận ra vẻ đẹp kín đáo đậm đà của hồn thơ Nguyễn Bính đồng thời đã cắt nghĩa về sự quan tâm chưa thích đáng của giới nghiên cứu đối với thơ ông “Cái đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính tuy cảm được một số đông công chúng mộc mạc khó lọt vào con mắt của các nhà thông thái thời nay. Tình cờ đọc thơ Nguyễn Bính họ sẽ bảo “Thơ như thế này có gì?”. Họ có ngờ đâu đã bỏ rơi một điều mà người ta không thể hiểu bằng một lý trí, một điều đáng quý vô ngần “hồn xưa đất nước” Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng chúng ta” 
	Cùng thời với Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng chỉ ra thứ tình quê xác thực được toát lên từ những câu thơ mang dáng vẻ “thực thà”, “hai lần hai là bốn” của Nguyễn Bính Vũ Ngọc Phan đã đánh giá cao thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là mảng thơ viết về làng quê.	
 	* Lịch sử nghiên cứu thơ tình Nguyễn Bính
	Người đầu tiên đề cập đến thơ tình Nguyễn Bính đó là nhà phê bình Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” nhạy cảm, tinh tế Hoài Thanh đã phát hiện ra vẻ đẹp kín đáo của những vần thơ Nguyễn Bính. Đó là chất “Chân quê” là “hồn xưa đất nước”, một phẩm chất “quý giá vô ngần” mà chúng ta không hiểu được bằng lý trí.
	Trong lời giới thiệu tập “Chân quê” Mã Giang Lân cũng có băn khoăn giữa tính chất “Chân quê” với Thơ Mới trong ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính: “Trong thơ Nguyễn Bính bên cạnh những câu thơ duyên dáng thuần thục như ca dao ta thấy xen vào những câu thơ quá mới nên thơ ông giống ca dao mà cũng khác ca dao” 
Mỗi tác giả đều có những tìm tòi phát hiện những cái riêng của ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. Trong chuyên luận “Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê” Hà Minh Đức cho rằng: “Nguyễn Bính thích những ngôn ngữ nhiều màu sắc trong thơ. Nếu Hàn Mặc tử nói nhiều đến hương vị trong đời, trong thơ, thì Nguyễn Bính lại chuộng màu sắc” 
Trong bài viết “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn Bính”, Nguyễn Quốc Tuý cho rằng: “Ngôn ngữ Thơ Mới dân gian Nguyễn Bính trước hết là ngôn ngữ của ca dao của thơ ca dân gian nói chung và rộng hơn nữa là ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của quảng đại quần chúng nhân dân được nhà nghệ sĩ dân gian Nguyễn Bính chọn lọc mài giũa và tinh luyện” 
Trên cơ sở lựa chọn đề tài “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” người viết sẽ tập trung khảo sát, đi sâu tìm hiểu hình thức ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính một cách có hệ thống để làm nổi bật những nét cơ bản của hình thức ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của đề tài
	Qua khảo sát bộ phận thơ tình Nguyễn Bính từ góc độ ngôn ngữ, đề tài có mục đích góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, một phong cách thơ có sự nối kết hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nền thơ Việt Nam giữa thế kỉ XX.
3.2. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu
a. Nhiệm vụ
- Khảo sát và miêu tả về cấu trúc và âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính.
- Khảo sát và miêu tả các lớp từ và các biện pháp tu từ nổi bật trong thơ tình Nguyễn Bính.
b. Đối tượng nghiên cứu
khảo sát cỏc bài thơ tình (được sáng tác trước cách mạng tháng tám năm 1945) có trong tập thơ: Thơ tình Nguyễn Bính (Nxb Đồng Nai, 1996) và Tuyển tập Nguyễn Bính (Nxb văn học, Hà Nội 1986).
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Được dùng khi khảo sát nguồn tư liệu theo từng vấn đề cụ thể.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm, từ đó khái quát thành các luận điểm cơ bản.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được dùng khi so sánh đối chiếu với nhà thơ cùng thời về sử dụng ngôn ngữ để làm rõ những đặc điểm riêng về phong cách ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính.
Chương 1 : Cở sở lớ luận 
 1.1. Thơ và ngôn ngữ thơ
 1.1.1. Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi
	Thơ và văn xuôi là hai kiểu tổ chức ngôn từ nghệ thuật mà sự khác nhau thuần tuý bề ngoài trước hết là ở cơ cấu nhịp điệu. Nhịp điệu ở thơ được tạo ra do sự phân chia (theo những quy tắc mang tính số lượng) dòng ngôn từ tác phẩm thành những ngữ đoạn vốn không trùng với sự phân chia dòng ngôn từ theo quy tắc cú pháp.
	Trong khi văn xuôi thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh. Thơ cũng tái hiện đời sống trực tiếp, miêu tả thiên nhiên hoặc thuật lại ít nhiều sự kiện tương đối liên tục (như: “Mưa” - Nguyễn Bính, “Mùa xuân chín” - Hàn Mạc Tử, “Núi đôi” - Vũ Cao), song sự tái hiện này không mang mục đích tự thân mà tạo điều kiện để chủ thể bộc lộ cảm xúc, chiêm nghiệm, suy tưởng của mình.
Tác phẩm văn xuôi thường có cốt truyện và hành động. Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ. Thơ thường không có cốt truyện, mỗi bài thơ thể hiện một tâm trạng nên dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài).
	Trong thơ, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình. Còn ở văn xuôi thì nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào vị trí là nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm, nó đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật.
	Thơ là tiếng nói bộc bạch làm việc trên trục dọc (trục lựa chọn, thay thế, tương đồng, quy chiếu, trục của các ẩn dụ) còn văn xuôi là tiếng nói đối thoại làm việc trên trục ngang (trục kết hợp, trục tuyến tính). Trong thơ trữ tình chỉ có một kiểu lời nói duy nhất thống lĩnh toàn bộ thế giới nghệ thuật: kiểu lời độc thoại trực tiếp của nhân vật trữ tình (hoá thân của chủ thể trong tác phẩm). ở đó tính tương đồng của các đơn vị ngôn ngữ được dùng để xây dựng các thông báo. Thơ sử dụng nhiều hình ảnh, nhiều từ đồng nghĩa để diễn tả một tâm trạng, một suy tư. 
Không gian trên trang giấy in thơ có nhiều khoảng trắng hơn trang in văn xuôi. Đặc điểm này cho thấy, thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa, thơ là văn bản không liên tục, nó còn có nhiều khoảng “lặng”. Chính những khoảng trắng ấy là nơi chất thơ lan toả, là nơi tràn đầy tư duy, cảm xúc và hiển nhiên lượng ngôn từ còn lại là tinh chất đã được gạn lựa, chắt lọc công phu.
	1.1.2. Các đặc trưng của ngôn ngữ thơ
	Khi phân biệt thơ với các thể loại khác người ta thường đi theo cách lưỡng phân, đối lập thơ và văn xuôi ở nhiều góc độ khác nhau. ở góc độ ngôn ngữ ta có thể đối lập thơ với văn xuôi trên ba cấp độ: ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp để thấy rõ đặc trưng của ngôn ngữ thơ ca.
a. Về ngữ âm
	Đặc điểm nổi bật về ngữ âm để phân biệt thơ với văn xuôi là đặc trưng tính nhạc. Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm. Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu. Vì vậy mà nhiều người nhất trí xem tính nhạc là đặc thù cơ bản của ngôn ngữ thơ ca. Đây là điều mà trong văn xuôi ít được nhắc đến. Đặc điểm về tính nhạc có tính phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên trong mỗi ngôn ngữ có cách thể hiện riêng tuỳ theo cơ cấu cách cấu tạo và tổ chức khác nhau về ngữ âm. Tiếng Việt giàu có về nguyên âm, phụ âm, thanh điệu là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca Việt Nam có dáng vẻ độc đáo về tính nhạc. Khi khai thác về tính nhạc trong thơ, chúng ta cần chú ý những đối lập sau.
- Sự đối lập trầm - bổng, khép - mở của các nguyên âm.
- Sự đối lập về vang - tắc giữa hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các phụ âm cuối.
- Sự đối lập cao - thấp, bằng - trắc của các thanh điệu.
 Bên cạnh sự đối lập đó vần và nhịp cũng góp phần quan trọng trong việc tạo tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca. Những yếu tố về ngữ âm này là cơ sở cũng là chất liệu cho sự hoà âm của ngôn ngữ thơ ca, tạo nên những âm tưởng trầm bổng diệu kỳ.
	Tính nhạc trong ngôn ngữ thơ ca đưa thơ ca xích gần lại với âm nhạc làm chỗ dựa cho các phương pháp diễn đàn âm nhạc.
b. Về ngữ nghĩa
	Ngữ nghĩa trong thơ ca không đồng nhất với ngữ nghĩa của ngôn ngữ giao tiếp đời thường, thậm chí khác cả ngữ nghĩa trong văn xuôi. Ngữ nghĩa trong văn xuôi chủ yếu là nghĩa miêu tả, tường thuật, kể chuyện. Còn nghĩa của ngôn ngữ thơ ca phong phú hơn nhiều. Mỗi từ ngữ khi được đưa vào thơ đều hoạt động rất linh hoạt và đa dạng.
	Văn xuôi không hạn chế về số lượng âm tiết, từ ngữ, câu chữ. Còn trong thơ tuỳ theo thể loại mà có những cấu trúc nhất định. Khi đi vào thơ, do áp lực của cấu trúc mà ngữ nghĩa của ngôn từ nhiều khi không dừng lại ở nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của nó mà còn có những ý nghĩa mới tinh tế hơn, đa dạng hơn, mới lạ hơn nhiều. Đó là n ... g/ nhớ làm sao/ qua/ mất công.
	 	(Hà nội ba sáu phố phường)
ở thơ lục bát Nguyễn Bính dùng lối ngắt nhịp 3/3/2 gợi bao trắc trở gian truân và cũng gợi bao điều xót xa
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời giông bão/ giữa tràng giang/ lật thuyền
	 	(Lỡ bước sang ngang)
Nhịp 3/3/2 diễn tả những thất vọng dở dang trong tình yêu
	Đấy tình duyên của đôi ta
	Đến đây là/ đến đây là/ là thôi.
	 	(Rượu xuân)
Ngoài cách ngắt nhịp như trên thơ lục bát của Nguyễn Bính còn có cách ngắt nhịp khác. Nhịp 2/4/2 ở câu bát nhà thơ sử dụng để diễn tả trạng thái đau đơn nghẹn ngào của chàng trai trong “Người hàng xóm”
Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng/ tôi gục xuống bàn/ rưng rưng.
Đây là trạng thái phân vân, lưỡng lự trong tình cảm của chàng trai đối với cô hàng xóm được nhà thơ diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp khúc với từ “không” ở giữa câu thơ
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng/ không/ quyết là không nhớ nàng
	 	(Người hàng xóm)
Nhịp 2/1/3 ở câu lục diễn tả trạng thái chếnh choáng của những người du khách một chiều dừng chân nơi bến sông xa
Chưa say/ em/ đã say gì
Chúng tôi còn uống/ còn nghe em đàn
 	(Một con sông lạnh)
Có thể nói, thơ tình Nguyễn Bính đã xuất hiện những lối ngắt nhịp không còn tuân theo những quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, diễn tả tâm trạng chủ quan của cái tôi cá thể, đào sâu vào thế giới nội tâm của con người. Do vậy nhịp điệu trong thơ ông là nhịp điệu tâm hồn. Lối ngắt nhịp trong thơ tình Nguyễn Bính rất tự do, mới mẻ, xôn xao, hơi thở thời đại.
Nguyễn Bính vừa có kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống, nhưng phần cách tân sáng tạo của ông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt ông làm mới lối thơ xưa của dân tộc bằng cách cấu tứ thiên về trình bày, diễn tả, cách thức và ý nghĩa dùng từ ngữ, hình ảnh mới lạ, nhịp thơ đầy biến hoá linh hoạt, giọng điệu phong phú. Có khi ngay cả những câu thơ lục bát của Nguyễn Bính mà câu chữ, nhịp điệu không có gì mới mẻ, người ta vẫn nhận ra cái hồn cốt của câu thơ mới bởi nó đã diễn tả những “bâng khuâng khó hiểu” của tâm hồn con người hiện đại. Có thể nói với nguồn cảm xúc thơ mới dạt dào, Nguyễn Bính như “nhập” vào thể thơ lục bát và góp phần hiện đại hoá lối thơ truyền thống.
2.2.3. Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính
Góp phần làm nên tính nhạc tiềm ẩn trong thơ Nguyễn Bính không thể không nói đến thanh điệu. Trong thơ Nguyễn Bính giữa các câu thơ nói riêng và giữa toàn bài thơ nhà thơ đã khéo léo phối hợp các yếu tố ngữ âm đặc biệt là thanh điệu làm cho câu thơ, bài thơ mang âm hưởng và tính nhạc độc đáo.
Thơ tình Nguyễn Bính có sự phối hợp hài hoà, luân phiên giữa thanh cao (bổng) với thanh thấp (trầm) đặc biệt là sự kết hợp liên tiếp các thanh bằng giữa các tiếng trong câu thơ và giữa các câu thơ với nhau tạo nên âm hưởng và tính nhạc cho bài thơ
Tóc tơ minh liễn da ngã
Một người càng nhớ càng xa một người
Ngày trông mây trắng bay hoài
Đêm mơ áo trắng bay dài năm canh.
	(Quê tôi)
Trong thơ Nguyễn Bính thường kết thúc bằng sự kết hợp giữa thanh dấu ngã - huyền, thanh trắc - bằng, thanh cao - thấp ở cuối câu thơ gợi lên âm hưởng trầm buồn xót xa
	 	Lá ơi và gió ơi tôi biết
	 	Tình chửa chúng đôi đã lỡ làng.
	 	(Nhặt nắng)
	 	Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
	 	Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.
	 	(Mưa xuân)
Có khi trong một bài thơ tác giả kết hợp liên tiếp các thanh dấu ắc và thanh trắc với nhau tạo thành những câu hỏi tu từ
Ai đem rắc bướm lên hoa
Rắc bèo xuống giếng rắc ta vào nàng?
Ai đem nhuộm lá cho vàng?
Nhuộm đời cho bạc cho nàng phụ ta.
 	(Rắc bướm lên hoa)
Tác giả dùng thanh bằng giữa câu thơ gợi lên kết cục buồn của tình yêu
Đây tình duyên của đôi ta
Đến đây là đến đây là là thôi.
	 	(Rượu xuân)
Thanh điệu trong thơ tình Nguyễn Bính được tác giả phối hợp một cách tinh tế và điêu luyện trong các thanh tiếng việt đưa đến cho người đọc sự bất ngờ thú vị. Thơ tình Nguyễn Bính có sự đồng điệu sâu xa với tâm hồn người đọc bởi một phần trong thơ ông rất đậm đà tính nhạc và điều đặc biệt là nhà thơ có khả năng kỳ diệu đi vào trái tim quần chúng lao động, những người bình dân ở khắp ba miền đất nước.
Nguyễn Bính vừa có kế thừa những yếu tố nghệ thuật truyền thống, nhưng phần cách tân sáng tạo của ông vẫn là chủ yếu. Đặc biệt ông làm mới lối thơ xưa của dân tộc bằng cách cấu tứ thiên về trình bày, diễn tả, cách thức và ý nghĩa dùng từ ngữ, hình ảnh mới lạ, nhịp thơ đầy biến hoá linh hoạt, giọng điệu phong phú. Có khi ngay cả những câu thơ lục bát của Nguyễn Bính mà câu chữ, nhịp điệu không có gì mới mẻ, người ta vẫn nhận ra cái hồn cốt của câu thơ mới bởi nó đã diễn tả những “bâng khuâng khó hiểu” của tâm hồn con người hiện đại. Có thể nói với nguồn cảm xúc thơ mới dạt dào, Nguyễn Bính như “nhập” vào thể thơ lục bát và góp phần hiện đại hoá lối thơ truyền thống.
Kết luận
Nghiên cứu đề tài “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” một cách toàn diện về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật, chúng tôi đi đến những kết luận sau:
1. Cỏc bài thơ tình chúng tôi khảo sát trong luận văn được Nguyễn Bính sáng tác vào thời kỳ trước cách mạng đã khẳng định sức mạnh, tài năng và tâm huyết trong cuộc đời thơ ông và trong phong trào thơ mới (1932-1945). Đề tài luận văn “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” chúng tôi đi vào giải quyết hai nội dung chính của thơ tình Nguyễn Bính: thứ nhất là miêu tả về cấu trúc và âm điệu thơ tình Nguyễn Bính,thứ hai là khảo sát và miêu tả các biện pháp tu từ và các lớp từ chỉ trạng thái, sắc thái biểu cảm, lớp từ biểu thị tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính.
2. Xét về nội dung cấu trúc và âm điệu trong thơ tình Nguyễn Bính. Trong tất cả các thể thơ Nguyễn Bính sử dụng, thơ lục bát là thể thơ tiêu biểu có số lượng nhiều nhất đã tạo nên bản sắc và diên mạo trong thơ tình Nguyễn Bính nói riêng và thơ Nguyễn Bính nói chung trong phong trào thơ mới (1932-1945). Lục bát trong thơ tình Nguyễn Bính thể hiện tâm trạng cái tôi thơ mới, mang đủ loại cung bậc, cảm xúc buồn vui, ngậm ngùi, cay đắng vừa như kể chuyện lại vừa như trữ tình. Thơ tình Nguyễn Bính là những bài thơ dài nhiều khổ, khổ thơ mở đầu và khổ thơ kết thúc các bài thơ tình Nguyễn Bính đầy tự do cảm xúc, không hề có sự lệ thuộc hay gò ép trong việc thể hiện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật thơ. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính có sự cách tân so với ca dao, nhịp điệu thơ tình Nguyễn Bính không tuân theo quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, diễn tả tâm trạng chủ quan của cái tôi cá thể, đào sâu vào thế giới nội tâm của con người.
3. Xét về ngữ nghĩa ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính. Từ láy thể hiện đa chiều các trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình và cái tôi trữ tình. Từ tình thái thể hiện muôn màu muôn vẻ các sắc thái tình cảm, những xôn xao trong cảm xúc của cái tôi trữ tình. Từ địa phương vừa tạo nên sắc thái biểu cảm vừa thể hiện phong cách ngôn ngữ riêng của tác giả. Từ ngữ biểu hiện tình yêu trong thơ tình Nguyễn Bính phong phú đa dạng thể hiện mọi cung bậc của tình cảm: nhớ thương, tương tư, mong chờ, giận hờn, ghen tuông, trách móc, xót xa, biệt ly, mơ mộng, ước mong, thất tình, tan vỡ. Điều này đã làm nên tính chân thật đa dạng của thơ tình Nguyễn Bính, đi con đường ngắn nhất đến tâm hồn người đọc. Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, đối, điệp trong đó nổi bật nhất là biện pháp so sánh đã cụ thể hoá những cảm xúc, tâm hồn tình cảm của con người hiện đại.
4. Việc nghiên cứu thơ Nguyễn Bính mà đặc biệt là thơ tình Nguyễn Bính bằng sự đi sâu chi tiết vào ngôn ngữ tình yêu là một đóng góp hoàn toàn mới giúp chúng ta có một hình dung chung nhất, cơ bản nhất về thơ tình Nguyễn Bính ở phương diện nội dung và hình thức, cách thức thể hiện và ý nghĩa của ngôn ngữ tình yêu. Mặt khác nhằm khẳng định một tài năng có giọng điệu, ngôn ngữ riêng biệt khó trộn lẫn với ai trong phong trào Thơ Mới (1932-1945).
Chọn đề tài “Ngôn ngữ thơ tình Nguyễn Bính” tôi muốn góp một phần tiếng nói vào việc khẳng định vị trí và sức sống của thơ tình Nguyễn Bính trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn nên việc giải quyết vấn đề này một cách thấu đáo không phải là một việc làm dễ dàng. 
Tài liệu tham khảo
[1]	Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]	Nguyễn Ngã Bản (2001), Cơ sở ngôn ngữ học (Giáo trình Đại học Vinh)
[3]	Phan Cảnh (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Mũi Cà Mau.
[4]	Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vững ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5]	Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
[6]	Hữu Đạt (2000), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[7]	Hà Minh Đức (1994), Nguyễn Bính thi sĩ của đồng quê, Nxb Văn học, Hà Nội.
[8]	Hà Minh Đức (1997), Một thời đại của thơ ca về phong trao thơ mới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[9]	Hà Minh Đức (2002), Nguyễn Bính thi sĩ của làng quê, Nxb Văn học, Hà Nội.
[10]Hà Minh Đức (1974), Thơ ca mấy vấn đề trong thơ hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[11]	Hà Minh Đức - Bùi Văn Nguyên (1968), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[12]	Hà Minh Đức - Đoàn Phương (2001), Nguyễn Bính về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[13]	Nguyễn Đăng Điệp (1994), “Khối tình cỡ của người dân quê”, Văn học, (4).
[14]	Tô Hoài (1986), Tuyển tập Nguyễn Bính, Nxb Văn học, Hà Nội.
[15]	Đoàn Thị Đặng Hương (2000), Nguyễn Bính thi sĩ nhà quê, Nxb Văn học, Hà Nội.
[16]	Bùi Công Hùng (1983), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học Xã hội.
[17]	Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
[18]Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên (1991), Văn học dân gian, Nxb Đại học và GDCN, Hà Nội
[19]Đinh Trọng Lạc -Nguyên Thái Hoà (1993), Phong cách học tiếng Việt Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[20]	Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phương tiện và biện pháp tu từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[21]	Thảo Linh (2000), Nguyễn Bính - Nhà thơ chân quê, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
[22]	Đỗ Thị Kim Liên (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[23]	Phương Lựu (2002), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[24]	Nhiều tác giả (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
[25]	Nhiều tác giả (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, Hà Nội
[26]Đoàn Đức Phương (2006), Nguyễn Bính - Hành trình sáng tạo thơ ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[27]	Vũ Ngọc Phan (1960), Nhà văn hiện đại, Nxb Thăng Long, Sài Gòn. 
[28]	Phan Ngọc (1995), Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
[29]	Chu Văn Sơn (1997), Ba đỉnh cao Thơ mới Xuân Diệu - Nguyễn Bính - Hàn Mặc Tử.
[30]	Hoài Thanh - Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.
[31]	Đỗ Lai Thuý (1991), “Đường về Chân quê của Nguyễn Bính”, Văn học, (6).
[32]	Đỗ Lai Thuý (1993), Con mắt thơ, Nxb Lao động, Hà Nội.
[33]	Kiều Văn (1996), Thơ tình Nguyễn Bính, Nxb Đồng Nai.
[34]Vũ Thanh Việt (1999), Thơ tình Nguyễn Bính-những lời bình,Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu luan cao hoc chuyen nganh ngon ngu.doc