Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học

Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học và được viết. Biết đọc, biết viết là một thế giới đang mở ra trước mắt các em. Chính vì vậy việc rèn chữ cho học sinh tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt và nhất là đối với học sinh lớp 1. Học vần, tập đọc giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo. Đọc thông, viết thạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn.

Ngoài ra rèn chữ viết cho học sinh còn đóng góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt. Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói : " Chữ viết cũng biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận và đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình".

 

doc 10 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 2108Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học và được viết. Biết đọc, biết viết là một thế giới đang mở ra trước mắt các em. Chính vì vậy việc rèn chữ cho học sinh tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt và nhất là đối với học sinh lớp 1. Học vần, tập đọc giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo. Đọc thông, viết thạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. 
Ngoài ra rèn chữ viết cho học sinh còn đóng góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt. Tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói : " Chữ viết cũng biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận và đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình". 
Lâu nay nhiều thế hệ thầy, cô giáo đã trăn trở góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp dạy chữ viết cho học sinh. Tuy vậy vẫn còn học sinh viết sai, xấy và chậm, không đúng mẫu chữ. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. 
Vì vậy viết chữ đẹp là nguyện vọng, là mong mỏi của giáo viên, học sinh .. Trong các kỳ thi số học sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viét và trình bày tuỳ tiện, cẩu thả chiếm một tỉ lệ không nhỏ đến chất lượng học môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Làm thế nào để " dạy chữ viết, rèn nết người cho học sinh tiểu học". Qua 8 năm làm nghề dạy học, tôi đã đạt được kết quả bức đầu nhờ kiên trì thực hiện tôi đã có được những kết quả nhất định về việc rèn chữ viết cho học sinh. Vì vậy tôi đã mạnh dạn viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm " Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học". Trong quá trình viết, chắc không thiếu khỏi hạn chế và thiếu sót. Đồng thời biện pháp đưa ra chưa hẳn là tốt nhất. Tôi mong có sự đóng góp chân thành cảu bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
PHẦN THỨ HAI
I - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
1. Lý do chọn đề tài: 
Trước đây việc rèn chữ viết cho học sinh chưa được thực hiện và làm tốt như bây giờ, vậy để rèn chữ viết cho học sinh là mục đích không thể thiếu của nền giáo dục và đào tạo Việt Nam. Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thức sâu sắc về vị trí của việc rèn chữ viết cho học sinh. Nó phần góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách của mỗi học sinh làm cho học sinh thấy cái hay cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày. 
Việc đưa môn tập viết vào chương trình học ở các lớp 1,2,3,4 là hết sức quan trọng. Đó là một việc làm cần thiết và tất yếu cho học sinh tiểu học. 
Nhận thấy tầm quan trọng của môn học nhằm góp phần xây dựng những phương pháp học tập mới phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh. Trên cơ sở đó rèn cho học sinh luyện viết bài nhiều chữ ở các môn Chính tả, Tập làm văn .. Biết viết chữ truyền thống và biết sáng tạo trong khi viết. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài " Rèn chữ viết hoa cho học sinh Tiểu học".
2. Nhiệm vụ của đề tài :
Nhiệm vụ của đề tài này là rèn " Chữ viết cho học sinh Tiểu học " và chủ yếu là lớp mình đang giảng dạy. Qua đó nắm được tình hình học tập của các em và ý kiến của các giáo viên, để từ đó tìm ra biện pháp khoa học nhằm nâng cao chất lượng môn học. 
3. Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu về khả năng học viết của học sinh tiểu học tại lớp tôi đang chủ nhiệm qua phân môn Chính tả, tập làm văn và các môn học khác. 
* Vài nét về đặc điểm của trường tiểu học Mỏ Chè. 
Trường Mỏ Chè là một trường mới được thành lập năm 1999, trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhà trường đã thực hiện dạy đủ 9 môn học theo quy định của Nhà nước. 
Tuy cơ sở vật chất còn thiếu thốn song thầy và trò nhà trường đều cố gắng tích cực thi đua dạy tốt, học tốt. 
Vì địa bàn xã rộng nên việc đi học của các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để có điều kiện cho học sinh tới trường, nhà trường đã tổ chức cho học sinh ở khu lẻ. 
Trường luôn tổ chức, kiểm tra, thao giảgn, dự giờ của giáo viên trong toàn trường. 
Tuy gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng học sinh và giáo viên của trường luôn phấn đấu để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. 
* Vài nét về lớp 3A:
Từ khi về trường tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy ở nhiều khối lớp. Tôi đã phải trải qua quá trình phấn đấu hết mình vì học sinh thân yêu. Tôi học hỏi ở đồng nghiệp rất nhiều. Lớp 3A do tôi chủ nhiệm, đa số các em ngoan, lễ phép. Lực học tương đối đồng đều. Lớp có 15 học sinh. Nhìn chung các em đều là dân tộc kinh con em nông thôn nên hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn. 
4. Phương pháp nghiên cứu :
Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, tôi đã nghiên cứu khả năng viết chữ của học sinh dựa trên các phương pháp sau: 
a. Phương pháp quan sát:
Tôi đã sử dụng phương pháp này để quan sát cách học tập của các em học sinh trong giờ viết chính tả và các giờ khác, xem các em có chú ý nghe giảng và hăng hái phát biểu xây dựng bài không ? 
b. Phương pháp đàm thoại :
Tôi đã trực tiếp đàm thoại với học sinh về các nội dung trong bài viết xem các em có hiểu bài không ? Chỗ nào khó chưa hiểu, không biết cách viết, để tìm cho các em một phương pháp chung nhất dễ hiểu nhất cho đối tượng học sinh. 
c. Phương pháp điều tra:
Cùng với việc quan sát và đàm thoại, tôi đã tiến hành điều tra kết quả học tập. Tôi thấy được các em rất thích học các môn có liên quan, đến chữ viết, học sinh thi đua nhau viết nhanh viết đẹp để được chấm bài. 
II - NỘI DUNG :
I. Quá trình điều tra : 
a. Về công tác giảng dạy:
Nhìn chung giáo viên trong trường đều cố gắng phát huy tốt năng lực, sử dụng phương pháp rèn chữ viết cho học sinh. 
Trong quá trình giảng dạy đều thực hiện đúng các bước theo trình tự hướng dẫn chung. Tư thế, tác phong mẫu. 
b. Về phía học sinh :
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học giàu cảm xúc và ham hiểu biết nên đa số các em đều yêu thích môn học viết. Nó là một phần nhu cầu tất yếu trong đời sống tinh thần của các em. 
Trong thời gian giảng dạy, tôi thấy các em học sinh rất say mê và hào hứng trong giờ học viết. Tuy không phải em nào cũng có năng khiếu về viết nhưng hầu như đại đa số các em có ý thức nhiều trong khi viết. 
Do chưa được rèn luyện về khả năng quan sát, so sánh  nên trong nhìn nhận về các con chữ, ghép vần còn nhiều vướng mắc. Việc mắc lỗi chính tả hay dùng từ địa phương còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó đa số các em là con nhà nông có hoàn cảnh khó khăn do ý thức học tập chưa cao nên việc chuẩn bị sách vở, bút mực còn thiếu ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. 
Qua khảo sát thực tế thì cứ 10 em viết tốt thì có 6 em viết xấu, viết sai chính tả. Ở bài chính tả (nghe viết) Trần Bình Trọng (sách Tiếng Việt lớp 3) có :
6 em viết đẹp, không sai lỗi nào. 
4 em viết sai 1 đến 2 lỗi.
5 em viết sai 3 lỗi trở lên. 
Như vậy tình trạng sai lỗi chính tả ở học sinh tiểu học phổ biến như vậy, ta phải tìm ra nguyên nhân các em vì sao lại sai nhiều như vậy. Có ý kiến học sinh cho rằng chưa phân biệt được chính tả hoặc không viết kịp nên viết ẩu, hay giáo viên chưa rèn chữ viết cho học sinh ở các môn học khác. 
Qua điều tra trên tôi thấy còn rất nhiều học sinh chưa phát huy tích cực việc rèn chữ viết. Nguyên nhân không phải chỉ do giáo viên mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Hơn nữa, học sinh còn nhỏ mải chơi, chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học. Từ những nguyên nhân thực tế đó tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp khắc phục và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của việc rèn chữ viết cho học sinh như sau: 
II- Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh :
1. Bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê, tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ viết. 
Tôi nghĩ rằng " nếu như bất kỳ việc gì mà có lòng say mê thì việc thực hiện mới có đạt kết quả ? Vậy để bồi dưỡng lòng say mê và tinh thần rèn luyện chữ viết cho học sinh trong bài giảng. Cũng có khi cho học sinh nhìn cách trình bày của cô trên bảng  Tôi nghĩ nếu làm được như vậy các em sẽ tin tưởng và quyết tâm hăng say rèn luyện. 
Ngoài việc bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm luyện chữ còn có một yếu tố rất quan trọng nữa đó là : 
2. Chia chữ theo từng loại và rèn dứt điểm: 
Theo tôi nghĩ : Chúng ta đã từng trải qua thời học sinh nên nếu đòi hỏi các em một lúc vừa viết đúng lại vừa viết đẹp là một vấn đề rất khó và đó cũng là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Do vậy ta có thể ra lịch xem mỗi tuần rèn loại chữ gì ? nếu như học sinh làm tốt rồi thì chuyển sang loại chữ mới. Cứ như vậy, học sinh càng ngày càng viế đẹp và học sinh phấn khởi say mê rèn luyện. 
Hiện nay vấn đề chữ viết rất phức tạp. Có những học sinh viết chữ thường, chữ hoa lẫn lộn. Do vậy giáo viên phải luôn nhắc nhở " khi nào thì viết chữ hoa, khi nào thì viết chữ thường".
Ví dụ: Chữ " " học sinh thường viết thành " s" 
Tôi nghĩ rằng " nếu ngay từ lớp 1, giáo viên đã rèn cho học sinh bắt đầu từ nét sổ dọc hay nét móc. Nếu như khâu này làm kỹ thì học sinh dễ dàng viết được chính xác các chữ cái". 
Không cứ gì ở lớp 1 mà ở các lớp 2,3,4 khi dạy môn Tập Viết, giáo viên phải có chữ mẫu cho học sinh quan sát. Chữ mẫu phải kẻ rõ các đơn vị hang rộng, cao, để học sinh dễ dàng so sánh giữa các chiều với nhau. Sau đó giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát rồi học sinh viết theo. Nếu cứ làm theo quy trình như vậy thì việc rèn chữ cho học sinh rất nhàn. 
Ngoài ra khi dạy, giáo viên thường cho học nhận xét xem chữ này có điểm gì , giống ở chữ kia. 
Ví dụ: Chữ ơ giống chữ o ở điểm là có vòng tròn khép kín .. 
Bên cạnh việc bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê chia chữ thành nhiều loại cho dễ nhớ, dễ học còn một điều không kém phần quan trọng đó là : 
3. Sự gương mẫu về chữ viết của giáo viên:
Ở mọi lúc, mọi nơi đối với học sinh, giáo viên luôn là mẫu gương lí tưởng cho học sinh noi theo. 
Ví dụ: Khi viết bảng, chấm bài, viết sổ liên lạc 
Bởi vì khi học sinh nhìn vào những lời trình bày của thầy (cô giáo) nó sẽ nghĩ rằng " Sao thầy cô giỏi thế" và học sinh nhận thức rằng phải cố gắng vươn lên trong học tập để được thầy cô phê như " Em viết chữ đẹp hay em rất đáng khen .. "
Hiện nay chữ viết lại càng quan trọng đối với học sinh. Do vậy người thầy luôn phải cố gắng, đem hết sức lực, tâm huyết và lòng nhiệt tình thì chắc chắn sẽ có kết quả tốt. 
Ngoài 3 hình thức trên, nhà trường và giáo viên tổ chức tốt một nội dung hay hình thức nữa đó là : 
4. Tổ chức các phong trào thi đua:
Để khí thế rèn luyện chữ viết cho sôi nổi, nhà trường thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh nhân dịp các ngày lễ lớn. 
Ví dụ: Nhân dịp ngày 20/11 học sinh viết thật đẹp vào vở, hoặc làm báo tường để dâng lên thầy cô vì mỗi chữ viết đó cũng chính là những bông hoa đẹp và mỗi trang vở là cả một vườn hoa tươi thắm không bao giờ tàn. 
Hoặc là hàng năm, nhà trường tổ chức cuộc thi " vở sạch, chữ đẹp". Do vậy muốn cho lớp mình đạt giải cao thì ngay từ đầu giáo viên phải có hình thức rèn chữ cho học sinh. Đó là phong trào thi đua giữa học sinh với học sinh, lớp với lớp, trường với trường. 
Ngoài những vấn đề trên còn một vấn đề nữa đó là : 
5. Sử dụng đồng bộ, kết hợp giữa gia đình và nhà trường:
Ví dụ: Tất cả các em đều phải viết bằng vở kẻ ô li bởi vì nếu không viết bằng loại giấy này thì độ chính xác sẽ không có như cỡ lớn không biết viết cao mấy dòng, cỡ nhỡ và cỡ nhỏ cũng như vậy. 
Ngoài vấn đề vở viết thì bút viết cũng là một vấn đề hết sức quan trọng. Hầu hết hiện nay học sinh đều viết bút bi. Chính vì vậy việc rèn chữ cho học sinh rất khó vì ngòi bút bi rất trơn nên học sinh tiểu học nên viết bút mực. Vấn đề mà giáo viên chủ nhiệm nên có ý kiến với phụ huynh học sinh ngay từ phiên họp phụ huynh đầu năm học tất cả 100 % phải dùng bút mực . 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG NĂM HỌC
Do điều kiện trường ta là một miền nông thôn, đời sống kinh tế thấp, văn hoá còn nghèo nàn lạc hậu nên chưa có điều kiện cho con em học tập như các địa phương khác. Song do sự nỗ lực của bản thân các em học sinh cũng như sự dìu dắt của đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Qua các bài chính tả gần đây số học sinh viết sai lỗi chính tả đã giảm đáng kể. Nhiều em đã có tính cẩn thận hơn trước. Cụ thể là : 
Qua bài chính tả (nghe vi ết) : Tiếng đàn thì có : 
8 em không sai lỗi nào 
2 em sai 1 lỗi 
5 em sai 2 lỗi trở lên. 
Và trong đợt thi " Vở sạch, chữ đẹp" vừa qua cho trường tổ chức lớp tôi có 2 bộ vở sạch chữ đẹp để tham dự thi cấp trường . Ngoài ra còn có rất nhiều các lớp khác nữa góp phần đáng kể cho thành tích của trường. 
PHẦN III : KẾT LUẬN
 Hiện nay đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vậy để đào tạo con người toàn vẹn, đủ đức, đủ tài vẫn đang là một thách thức lớn nhất đối với nền giáo dục nước ta. 
Là một giáo viên trong thời đại hiện nay, tôi luôn ý thức được rằng trách nhiệm của mình là xây dựng thành công cho thế hệ tương lai có đức, có tài. Tích cực xây dựng chung cho việc thực hiện chiến lược phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân.Củng cố kết hợp xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi về vấn đề rnè chữ viết cho học sinh. Với suy nghĩ này tôi mgong muốn nước ta ngày càng có nhiều nhân tài để đóng góp phần nào vào công việc xây dựng đất nước, kiến thiết tổ quốc. Để có được như vậy họ hiểu rằng việc đầu tiên là phải biết chữ gì?
Lời cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tập thể giáo viêc, các bậc phụ huynh và học sinh toàn trường nói chung, tập thể học sinh lớp 3A nói riêng của trường Tiểu học Mỏ Chè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày tháng năm2009
Người viết đề tài
Trương Ngọc Khánh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn Khanh - TH Mỏ Chè.doc