Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của việc phân tich ngôn ngữ giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn bản nghệ thuật ở trường thcs

Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của việc phân tich ngôn ngữ giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn bản nghệ thuật ở trường thcs

A. LỜI MỞ ĐẦU

 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 Xuất phát từ mục tiêu chung :

 Dạy học ngữ văn là một môn học chú trọng nhiều đến mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh qua các tác phẩm văn học (hay còn gọi chung là văn bản ) giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực cá nhân , tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, từng bước hoàn thành tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang về đối nhân xử thế ,sống đẹp, sống có ý nghĩa để bước vào đời .

 II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:

 Xuất phát từ mục tiêu cụ thể của phân môn văn học :

 Tôi cho rằng trong dạy học văn , từ rất quan trọng . Trong ngôn ngữ ,từ cũng là cái quan trọng nhất cho nên trong giờ văn , dạy từ rất cần thiết , phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ , ý nghĩa sâu xa , ý nghĩa phong phú, hiểu tất cả mọi cách dùng từ .

 Là thực thể trực tiếp của ngôn ngữ, mỗi từ ngữ đều chứa đựng trong mình nó một nghĩa , đồng thời tiềm ẩn và hoà lẫn vào nhau những lượng thông tin rất đa dạng của ngôn ngữ và của xã hội .Khi đi vào tác phẩm văn học các từ ngữ không phải bao giờ cũng chỉ xuất hiện dưới dạng cố định và đơn giản như lúc nó ở trong từ điển . Trái lại do khả năng sáng tạo của nhà văn , nội dung biểu đạt của rất nhiều từ ngữ phải được coi là kết quả của hàng loạt các thao tác tư duy hình tượng , so sánh .Giữa các sự vật , hiện tượng trong thực tế khách quan giữa tâm tư tình cảm của người với các sự vật xung quanh của cuộc sống .Như vậy cuộc sống của từ ngữ trong tác phẩm văn học sẽ là rất mới mẻ , phức tạp và sinh động . Muốn học sinh hiểu nghĩa của từ , cách dùng từ , giáo viên phải phân tích từ ngữ không dừng lại ở cơ sở ban đầu là giảng nghĩa từ chung chung mà còn phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được những giá trị nghệ thuật tinh tế của từ,đồng thời thấy

được khả năng của người viết trong việc vận dụng từ ngữ thể hiện tình cảm , quan điểm,tư tưởng.để hình thành tác phẩm văn học .

 

doc 16 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tầm quan trọng của việc phân tich ngôn ngữ giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ văn bản nghệ thuật ở trường thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÂN TICH NGÔN NGỮ 
GIÚP HS NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN BẢN 
NGHỆ THUẬT ỞTRƯỜNG THCS
A. LỜI MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Xuất phát từ mục tiêu chung :
 Dạy học ngữ văn là một môn học chú trọng nhiều đến mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh qua các tác phẩm văn học (hay còn gọi chung là văn bản ) giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực cá nhân , tính năng động sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, từng bước hoàn thành tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang về đối nhân xử thế ,sống đẹp, sống có ý nghĩa để bước vào đời .
 II. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
 Xuất phát từ mục tiêu cụ thể của phân môn văn học :
 Tôi cho rằng trong dạy học văn , từ rất quan trọng . Trong ngôn ngữ ,từ cũng là cái quan trọng nhất cho nên trong giờ văn , dạy từ rất cần thiết , phải hiểu tất cả ý nghĩa của từ , ý nghĩa sâu xa , ý nghĩa phong phú, hiểu tất cả mọi cách dùng từ .
 Là thực thể trực tiếp của ngôn ngữ, mỗi từ ngữ đều chứa đựng trong mình nó một nghĩa , đồng thời tiềm ẩn và hoà lẫn vào nhau những lượng thông tin rất đa dạng của ngôn ngữ và của xã hội .Khi đi vào tác phẩm văn học các từ ngữ không phải bao giờ cũng chỉ xuất hiện dưới dạng cố định và đơn giản như lúc nó ở trong từ điển . Trái lại do khả năng sáng tạo của nhà văn , nội dung biểu đạt của rất nhiều từ ngữ phải được coi là kết quả của hàng loạt các thao tác tư duy hình tượng , so sánh ...Giữa các sự vật , hiện tượng trong thực tế khách quan giữa tâm tư tình cảm của người với các sự vật xung quanh của cuộc sống .Như vậy cuộc sống của từ ngữ trong tác phẩm văn học sẽ là rất mới mẻ , phức tạp và sinh động . Muốn học sinh hiểu nghĩa của từ , cách dùng từ , giáo viên phải phân tích từ ngữ không dừng lại ở cơ sở ban đầu là giảng nghĩa từ chung chung mà còn phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được những giá trị nghệ thuật tinh tế của từ,đồng thời thấy 
được khả năng của người viết trong việc vận dụng từ ngữ thể hiện tình cảm , quan điểm,tư tưởng...để hình thành tác phẩm văn học .
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN :
PHẦN I .
THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI :
 Việc phân tích từ ngữ trong các giờ giảng văn chưa được coi trọng đúng mức .Việc đánh giá nội dung của từ đặt trong vă bản đó đòi hỏi phải được khảo sát trên cơ sở phân tích khoa học thấu đáo vì nhiều khi việc phân tích giá trị của từ lại không được tiến hành theo góc độ , ngôn ngữ học , nếu có một lúc nào đó giáo viên đứng ở góc độ ngôn ngữ học để phân tích thì thật ra sự phân tích này chủ yếu dựa vào cảm tính mang ấn tươngc chủ quan của người dạy , hiệu quả không cao làm sai mục đích sáng tác của tác giả và tính tư tưởng của tác phẩm .
 “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
 ( Phan Bội Châu – Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác )
 Hay:
 “Được thời thân thích chen chân đến 
 Thất thế hương lư ngoảnh mặt đi”
 (Nguyễn Bỉnh Khiêm –Thói đời)
 “Kinh tế” ở đây nghĩa là “Kinh bang tế thế” (Trị nước cứu đời ) ; còn “hương lư” nghĩa là người hàng xóm .Nếu ta hiểu “kinh tế” là lợi nhuận ,tiền bạc hay của cải vật chất ...; hoặc “hương lư” là cái lư hương thì quả thật buồn cười và hài hước, do đó gán cho nó những thủ pháp nhân hoá , ẩn dụ , nói lái ...làm sai nội dung tác giả thể hiện .
 Để khảo sát thực tế việc giải nghĩa của từ , tôi đã tiến hành trắc nghiệm bằng phiếu đối với 28 học sinh khá giải nghĩa từ “hương lư” (Các học sinh này đã đến từ 4 lớp 9A, 9B, 9C, 9D/mỗi lớp 7 em thuộc trường THCS Phú Xuân , Krông Năng ,Đắc Lắc ) và đã thu được kế quả như sau:
Số học sinh
 Đúng
 Sai
 28
 Số lượng
 %
 Số lượng
 %
 4
 14,3
 24
 85,7
 Điều đó chứng tỏ rằng chỉ có số ít các em biết phân tích nghĩa của từ trên góc độ ngôn ngữ học; còn phần lớn chỉ là sự giải thích bằng cảm tính chủ quan.
PHẦN II.
CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG
 1.Năng lực cảm thụ của giáo viên.
 Năng lực cảm thụ của giáo viên rất cần thiết giúp giáo viên hoàn hành công việc của mình. Năng lực cảm thụ đó không thể tách rời khỏi việc khám phá những nội dung, ý nghĩa chứa đựng trong các hình tượng ngôn ngữ, không thể tách rời việc xác định những phong cách nghệ thuậtt chủ yếu của văn bản, không thể tách rời những kiến thức từ vựng.
 2.Từ với phương thức chuyển nghĩa.
 Trong ngôn ngữ mỗi từ đều có ý nghĩa cơ bản để xác định đặc trưng chủ yếu của đối tượng mà nó biểu thị, ý nghĩa này gọi là nghĩa gốc. Trong thực tế có nhiều từ nghĩa gốc chỉ là nghĩa vốn có chứ không phải là duy nhất. Bằng phép chuyển nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc, từ còn có nhiều nghĩa mới.
 Khi phân tích từ ngữ đặt trong mối quan hệ với phương thức chuyển nghĩa, giáo viên không chỉ dừng lại ở chổ thống kê , phân loại những phương thức chuyển nghĩa có trong từ, giáo viên cần lý giải được sự tồn tại của chúng ở những dạng cụ thể nhất về nội dung, tính chất.
 Ví dụ : “ Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỷ, bổng bừng lên buổi bình minh thời đại” (Lê Duẩn).
 Hai hình thức ẩn dụ tạo nên hình ảnh của câu, “ bóng đêm” chỉ chế độ thực dân phong kiến, dùng “ Buổi bình minh” để chỉ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở đối lập của hai từ vựng giữa hai khái niệm “ bóng đêm”, “ bình minh” các giá trị biểu đạt của hai từ vựng mang theo cấu trúc nghĩa của nó được tác giả khai thác một cách triệt để, để phục vụ cho cách diễn đạt của mình. Tác giả không gọi tên chế độ thực dân phong kiến nhưng thực ra tác giả đã nói rất nhiều, lên án mạnh mẽ, phủ nhận qua hình thức ẩn dụ “ bóng đêm”. Qua từ “bình minh” tác giả ca ngợi thời kì cách mạng mới của Đảng qua đường lối chủ nghĩa Mác – Lênin. Khi phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ giáo viên cần chú ý nêu tính chất sáng tạo mới mẻ của mỗi trường hợp cụ thể trong văn bản bằng cách so sánh chúng với các trường hợp khác ở các tác giả khác.
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
 (Viễn Phương - Viếng lăng Bác).
 Hình ảnh ẩn dụ mặt trời của thiên nhiên, “ mặt trời trong lăng” – hình ảnh cao cả vĩ đại của Bác Hồ. Mặt trời đem lại sự sống cho nhân loại – Bác Hồ đem lại sự sống, độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.
 “ Sàng tiền minh nguyệt quang
 Nghi thị địa thượng sương”
 (Lý Bạch – SGK 7)
 Việc chuyển nghĩa “ nguyệt quang” (ánh trăng rọi) sang hình ảnh “địa thượng sương” ( sương trên mặt đất). Hoạt động sáng tạo nghệ thuật của 
tác giả từ hình ảnh ánh trăng trong đêm khuya thanh tĩnh gợi hình ảnh màn sương. Đó là hoạt động nghệ thuật sáng tạo của tác giả làm cho câu thơ độc đáo vừa thể hiện được tâm trạng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài thơ nỗi nhớ quê hương da diết.
 Tóm lại, đối với từ ngữ trong tác phẩm văn học việc cần tạo ra sự biểu đạt bằng các phương thức chuyển nghĩa không chỉ đơn thuần là hình thức bóng bẩy của cách nói mà trước hết do yêu cầu của việc diễn đạt nội dung. Cách biểu đạt đó tác động đến lý trí, tình cảm của chúng ta. Phương thức chuyển nghĩa phải được giáo viên khai thác đúng để hiểu được giá trị mà tác giả muốn thể hiện.
 3. Hình thức đồng nghĩa. 
 Trong ngôn ngữ nên hiểu từ đồng nghĩa là nhóm từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh. Khi sử dụng một từ đồng nghĩa nào đó là nó đã chỉ chính xác ở một khía cạnh nào đó. Việc xuất hiện một từ đồng nghĩa trong một ngữ cảnh nào đó đều phải có lý do nhất định. Người giáo viên khi phân tích phải chỉ ra được lý do, giá trị đó.
 Trong nhóm từ đồng nghĩa nó được phân biệt với nhau bằng giá trị biểu cảm rất tinh vi . Giáo viên cần dựa vào đó để có sự so sánh các từ cùng đặt trong ngữ cảnh . Qua so sánh giá trị nghệ thuật của từ, từ ngữ cần phân tích sẽ được bộc lộ rõ nét .
 Ví dụ : “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
 Mặt trời chân lý chói qua tim” (Tố Hữu - Từ ấy)
 “Chói” là từ có tính chất hình tượng , tính biểu cảm cao.Trên trục từ đồng nghĩa , các từ khác : soi , rọi tuy là từ đồng nghĩa nhưng khả năng biểu đạt trong ngữ cảnh này không cao như từ “chói”.
 “Chói” ở đây miêu tả sự rực rỡ của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đối với nhân dân lao động , tác giả thể hiện niềm vui sướng cao độ , cảm xúc choáng ngợp khi bất thần tắm mình trong ánh sáng cách mạng .Nếu thay từ “chói”bằng từ khác như “chiếu” chẳng hạn thì cái rực rỡ, mãnh liệt của cảm xúc sẽ giảm đi rất nhiều .
 4. Hình thức đồng âm . 
 Theo lý thuyết từ vựng học hiện tương đồng âm thường xảy ra trong phạm vi của những từ ngữ ngắn có cấu trúc đơn giản nên tính võ đoán giữa hai mặt âm, nghĩa càng cao do đó dễ dàng chứa đựng các khái niệm khác nhau . Trong Tiếng Việt , hiện tượng đồng âm xuất hiện nhiều ở phạm vi chơi chữ .Xét theo quan điểm ngôn ngữ học nếu không kể những hiện tượng
nói lái, đọc xuôi, ngược, dùng điển thì chơi chữ là dùng một âm tiết trong câu nói thế nào cho ngoài nhiệm vụ giao tế thông thường nó còn đồng âm với một âm tiết khác .
 Với tư cách là trò chơi chữ , từ đồng âm được sử dụng theo nhiều cách khác nhau . Giáo viên phải chú ý đến đặc điểm chung của hiện tượng đồng âm, phân biệt được những trường hợp sử dụng từ đồng âm cụ thể. Một số trường hợp cụ thể là cách dùng từ đồng âm theo ngữ cảnh một số từ được hiểu theo nghĩa nước đôi .
 Ví dụ : “Trăng bao nhiêu tuổi trăng già 
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non” ( Ca dao)
 Đọc câu ca dao ta vô cùng ngạc nhiên trước óc sáng tạo của người xưa. Nghĩa của từ “già” chỉ mức độ của tuổi , từ “non” ở câu hai khó xác định hơn vì nó đan xen giữa hai ngữ cảnh khác nhau . Ngữ cảnh một , “non” là từ chỉ tuổi tác đối lập với già, ngữ cảnh hai , “non” là một danh từ chỉ sự vật trong thiên nhiên (trong quan hệ với núi ) cái hay ở chỗ là nó lung linh hai nghĩa khiến người đọc cảm nhận được giá trị thẩm mỹ ẩn chứa đằng sau mỗi từ. Cũng có khi tác giả tạo những ngữ cảnh chứa đựng nhiều từ có quan hệ đồng âm với một loạt các từ khác thuộc phạm vi ý nghĩa .
 Ví dụ : Bánh trôi nước 
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
 ( Hồ Xuân Hương – SGK7)
 Cái hài hước rất tài tình của bài thơ này là tác giả khéo léo sử dụng một loạt từ dưới nhiều dạng thức để tập trung đề cập việc làm bánh trôi nước. Bằng kiến thức về từ đồng âm ta phát hiện ra nhiều điều thú vị . 
 “Trắng” , “tròn” ...hình ảnh của bánh trôi nước lại là “thân em” ,đó lại là hình ảnh cô gái “bảy nổi ba chìm”. Luộc cái bánh chưa chín – chìm , cái chín - nổi .Đồng thời thành ngữ “bảy nổi ba chìm” chỉ số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ .
 Từ việc phát hiện năm thủ pháp chơi chữ ta thấy được tiếng cười chua xót cho số phận cuộc đời người phụ nữ lận đận vất vả trong hoàn cảnh họ vẫn giữ được phẩm hạnh của mình .
 5. Hình thức trái nghĩa .
 Từ trái nghĩa là tổ chức từ vựng ở vào thế đối lập nhau . Về ý nghĩa và kết quả là chúng có những cặp từ trái nghĩa nhau . Hai từ được xem là trái nghĩa khi chúng có cùng ngữ cảnh , có cấu trúc nghĩa giống nhau nhưng đối lập nhau ở tính chất của các thành tố nghĩa . Dưới bàn tay sáng tạo của nhà văn từ trái nghĩa có giá trị biểu đạt và tác dụng tu từ rất lớn , nhất là khi người viết muốn phản ánh thế giới khách quan trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập của nó .
 Có lúc người viết sử dụng hai từ trái nghĩa để nói về một nội dung , đây là cách vận dụng từ ngữ rất độc đáo mà giáo viên phải hết sức chú ý.
“Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”
 (Chế Lan Viên )
 Bằng nghệ thuật đồng nhất hai từ “khóc” và “cười’ vào cùng một trục tâm lý, tác giả thành công trong việc biểu đạt niềm sung sướng xúc động khôn cùng của Bác khi tìm được con đường cứu nước.
 Trong thực tế có những từ vốn không trái nghĩa nhưng do sử dụng trong từng ngữ cảnh nó lại trở thành từ trái nghĩa .
 Ví dụ : “Bằng nay châu chấu đá voi 
 Mai kia voi sẽ bị lòi ruột ra”
 (Hồ Chí Minh )
 Có cặp từ “voi” , “châu chấu” đối lập , đây không phải là cặp từ trái nghĩa thực sự mà chỉ là sự sử dụng thủ pháp đối lập lâm thời với các từ với một nhiệm vụ nhất định . Vì những cặp từ trái nghĩa, ngữ cảnh thường chỉ xuất hiện nhờ phép chuyển nghĩa cho nên khi phân tích những kiểu này giáo viên phải chú ý .
 Cấu trúc ngôn ngữ và cấu trúc văn học trong tác phẩm gắn bó chặt chẽ với nhau , các cấu trúc ngôn ngữ đều có khả năng góp phần vào việc biểu hiện các yếu tố của cấu trúc văn học . Phân tích cấu trúc ngôn ngữ là điều không thể thiếu khi phân tích tác phẩm văn học .
 Ở đây tôi chỉ mới nói đến khía cạnh phân tích từ ngữ , chỉ là một bộ phận chủ yếu , bên cạnh việc phân tích từ ngữ chúng ta còn phân tích ngữ âm , phân tích ngữ pháp...
 III.KẾT QUẢ THỰC TẾ .
 1 . Dạy bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du) khi không chú trọng đi sâu phân tích ngôn ngữ nghệ thuật , kết quả kiểm tra thu được như sau:
 1.1. Kết quả kiểm tra mức độ học sinh hiểu tác phẩm và cảm thụ sâu sắc tác phẩm:
 Lớp 9A 
Số
Bài kiểm
 tra
Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 39 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
23 bài
58,9 %
04 bài
10,2 %
12 bài
30,7 %
 Lớp 9B
Số
Bài kiểm
 tra
Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 37 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
21 bài
56,7 %
05 bài
13,5 %
11 bài
29,7 %
 Lớp 9C 
Số
Bài kiểm
 tra
Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 38 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
19 bài
50 %
03 bài
07,8 %
16 bài
42,1 %
 1.2. Kết quả trắc nghiệm mức độ học sinh yêu thích học giảng văn :
 Lớp 9A
Số
Học sinh
 Rất yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
39 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
13 Học sinh
33,3%
17 Học sinh
43,5 %
09 Học sinh
23 %
 Lớp 9B
Số
Học sinh
Rất yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
37 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
10 Học sinh
27%
15 Học sinh
40,5 %
12 Học sinh
32,4 %
 Lớp 9C
Số
Học sinh
Rất yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
38 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
08 Học sinh
21%
13 Học sinh
34,2 %
17Học sinh
44,7%
 2. Dạy bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Nguyễn Du) khi chú trọng đi sâu phân tích ngôn ngữ nghệ thuật , kết quả kiểm tra thu được như sau:
 2.1 Kết quả kiểm tra mức độ học sinh hiểu tác phẩm và cảm thụ sâu sắc tác phẩm:
 Lớp 9A 
Số
Bài kiểm
 tra
 Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 39 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
27 bài
69,2 %
07 bài
17,9 %
05 bài
12,8 %
 Lớp 9B
Số
Bài kiểm
 tra
Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 37 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
25 bài
67,5 %
08 bài
21,6 %
04 bài
10,8 %
 Lớp 9C 
Số
Bài kiểm
 tra
Học sinh nắm vững nội dung tác phẩm
Học sinh cảm thụ sâu sắc tác phẩm
Học sinh không nắm vững nội dung tác phẩm
 38 bài
Sốlượng
Tỉ lệ % 
Sốlượng
Tỉ lệ %
Sốlượng
Tỉ lệ %
23 bài
60,5%
06 bài
15,7 %
09 bài
23,6 %
 2.2 Kết quả trắc nghiệm mức độ học sinh yêu thích học giảng văn :
 Lớp 9A
Số
Học sinh
Yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
39 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
18 Học sinh
46,1%
19 Học sinh
48,7 %
02 Học sinh
5,1 %
 Lớp 9B
Số
Học sinh
Yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
37 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
16 Học sinh
43,2%
18 Học sinh
48,6 %
03 Học sinh
8,1 %
 Lớp 9C
Số
Học sinh
Yêu thích học giảng văn
 Mức độ bình
 thường
 Không yêu thích học giảng văn
38 học sinh
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ % 
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
Sốlượng
 HS
Tỉ lệ %
17 Học sinh
44,7%
19 Học sinh
50,0 %
02Học sinh
5,2 %
C. KẾT LUẬN:
 Qua quá trình khảo nghiệm đối với học sinh tôi rút ra kết luận như sau:
 * Muốn đạt kết quả cao quá trình dạy học ngữ văn nói chung , trong giờ giảng văn nói riêng và giúp học sinh cảm thụ tốt tác phẩm văn học , trước hết người giáo viên phải :
 - Nâng cao năng lực cảm thụ văn chương bằng cách phân tích nghĩa của từ trên góc độ ngôn ngữ học .
 - Nắm được phương thức chuyển nghĩa của từ (ẩn dụ , hoán dụ , phúng dụ ...)để hiểu được giá trị nội dung tư tưởng và ý đồ sáng tạo mà tác giả muốn thể hiện .
 - Nắm vững các thủ pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để chuyển tải nội dung tư tưởng trong tác phẩm . Thông qua đó giáo viên sẽ bình giảng , 
phân tích đúng hướng làm toát lên ý nghĩa của tác phẩm đưa đến cho học sinh những thông tin đầy đủ chính thống...
 Trên đây là một số kịnh nghiệm mà tôi đã áp dụng thành công trong quá trình dạy học ngữ văn ở trường THCS Phú Xuân -Huyện Krông Năng. Có thể bài sáng kiến kinh nghiệm của tôi chưa thật được hoàn hảo nhưng với sự tiến bộ của học sinh tôi đã mạnh dạn trình bày. Rất mong được sự góp ý chân thành của Hội đồng khoa học , quí bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ! 
 Krông Năng, ngày 20 tháng 10 năm 2008
 Người viết
 Trần Viết Hiền
 PHỤ LỤC
 Tài liệu tham khảo
1. F.Ănghen.Phép biện chứng tâm hồn – Nhà xuất bản Sự thật,Hà Nội,1963.
2. Mác-Ănghen,Lênin bàn về ngôn ngữ-Nhà xuất bản Sự thật,Hà Nội,1963.
3. V.I.Lênin-Bút kí triết học-Nhà xuất bản Sự thật,Hà Nội,1976
4. Ngữ âm tiếng Việt-Đoàn Thiện Thuật- Nxb Đại học Hà Nội - 1980.
5. Giáo trình ngôn ngữ học đại cương- Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội1973.
6. Khái luận ngôn ngữ học-Đại học sư phạm Hà nội-Nhà xuất bản giáo dục 
 1961.
7. Cơ sở ngôn ngữ học đại cương , nhà xuất bản Đại học Hà Nội 1977.
8. Ngôn ngữ học, khuynh hướng- lĩnh vực- khái niệm, Nxb khoa học xã hội 1984. 
9. Nguyễn Kim Thản- Lược sử ngôn ngữ học, tập I- Nxb Đại học Hà Nội 1984.
10. Nguyễn Tài Cẩn -Ngữ pháp tiếng Việt- Nxb Đại học Hà Nội 1973.
11. Nguyễn Thiện Giáp, Hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt- Nhà xuất bản 
 Giáo dục 1979.
12. L.R.Zindr- Ngữ âm học đại cương, Nhà xuất bản Hà Nội 1964.
13. Dạy và học môn ngữ văn- PGS.TS Nguyễn Trí- Nhà xuất bản Giáo dục.
14. Ôn tập và tự kiểm tra kiến thức ngữ văn THCS-Luyện thi vào lớp 10-
 Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 
15. Tuyển chọn 153 bài văn chọn lọc THCS dành cho học sinh lớp 9. TS Lê Thuận An, Tạ Đức Hiền. TS Nguyễn Trung Kiên. Phó GS Nguyễn Kim Hoa-Nxb Giáo dục.
16. Bình luận văn chương, Tạ Đức Hiển, TS Nguyễn Trung Kiên. PGS Nguyễn Kim Hoa- TS Lê Thuận An, Nhà xuất bản Hà Nội 2005.
MỤC LỤC
 Trang 1. A. Lời mở đầu
 I. Lí do chọn đề tài
 II. Phạm vi đề tài
 Trang 2. B. Nội dung sáng kiến
 Phần I. Thực trạng đề tài
 Trang 3. Phần II. Các giải pháp đã sử dụng
 Trang 8. Kết quả thực tế
 Trang 12. C. Kết luận
 Trang 14. Phụ lục tài liệu tham khảo
 Trang 15. Mục lục

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tam_quan_trong_cua_viec_phan_tich_ngon.doc