Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS

 Năm học 2010 -2011 là năm học thứ chín tiếp tục thực hiện thay SGK giáo dục phổ thông. Năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 của Bộ chính trị về đổi mới phương pháp dạy học.

 Nghị quyết Trung ương hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ mộy chiều, phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo cho HS.

 Năm học 2010 – 2011 là năm học với chủ đề: “ Đối mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh đề tài:
 Năm học 2010 -2011 là năm học thứ chín tiếp tục thực hiện thay SGK giáo dục phổ thông. Năm học tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 của Bộ chính trị về đổi mới phương pháp dạy học.
 Nghị quyết Trung ương hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ mộy chiều, phát huy tính tích cực học tập, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo cho HS.
 Năm học 2010 – 2011 là năm học với chủ đề: “ Đối mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
II. Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm đã và đang được triển khai rộng rãi trong các nhà trường THCS và thu được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đổi mới phưong pháp dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực đã có những vứng mắc, khó khăn nhất định. Như ta đã biết tác phẳm văn chương có giá trị thường đa nghĩa mà sự tiếp nhận của người đọc, cảm lại mang tính chủ quan sâu sắc. Vì vậy không có một cách hiểu duy nhất đúng, duy nhất đầy đủ về một áng văn chương kiệt tác hay một đơn vị ngôn ngữ.
 Bởi vậy việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dayh học là môi trường thuận lợi để HS bàn bạc những vấn đề về nội dung, ý nghĩa của một văn bản văn học hay một đơn vị ngôn ngữ, là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương, giúp HS cảm hiểu sâu sắc, thấu đáo giá trị tác phẩm, có cáh tiếp cận độc lập sáng tạo, đảm bảo mỗi HS đều được đối thoại, được tôn trọng, được bình đẳng trước tác phẩm, đơn vị ngôn ngữ. Mặt khác về phía HS việc tự học, tự trau dồi vốn kiến thức còn hạn chế nên trong giừo học Ngữ văn chưa thật sự phát huy được năng lực vốn có. Với GV việc đầu tư thiết kế bài dạy học theo hướng tích cực cũng còn hạn chế.
 Vậy làm thế nào để có thể ứng dụng tốt phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng dạy - học tích cực lấy HS làm trung tâm. Đó là vấn đề mà bản thân tôi đã từng trăn trở, thực hiện trong suốt thời gian qua. Nhưng với phạm vi bài viết tôi không có tham vọng đề cập đến nhiều vấn đề, chỉ xin nêu: “ Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn ở trường THCS”.
 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
 1. Phạm vi nghiên cứu.
 Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuậ dạy học tích cực trong dạy học Ngữ văn THCS hiện nay.
 2. Đối tượng nghiên cứu.
 Áp dụng trong việc dạy - học Ngữ văn cho học sinh trường THCS Lương Sơn nói riêng và HS trường THCS nói chung.
 IV. Mục đích nghiên cứu.
 1. Đối với GV:
 - Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác, tự học tập của học sinh.
 - Trong quá trìng dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
 - Chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tế cuộc sống.
 - Thiết kế tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sự hấp dẫn, phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
 2. Đối với HS.
 - Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập, tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.
 - Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy( cô), cho bạn.
 - Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
 1. Quán triệt mục tiêu giáo dục.
 2. Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
 3. Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
 4. Đáp ứng yêu cầu phát triển cửa từng đối tượng HS.
 5. Đảm bảo tính khả thi.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
 Trước khi đưa ra những vận dụng cụ thể phương pháp đổi mới dạy học Ngữ văn theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Điều tôi muốn trình bày ở đây đó là những nhận thức được từ những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học.
 Quan niệm về PPDH tích cực
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "PP GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Vậy, tính tích cực là gì ? biểu hiện của nó trong dạy học thế nào? khi nào thì coi một PPDH là PP tích cực ?
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích : tích cực là (1) có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, tác dụng thúc đẩy sự phát triển; (2) tỏ ra chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển; (3) hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, với công việc.” Vận dụng vào dạy học, sự tích cực thể hiện ở thái độ chủ động, hăng hái, nhiệt tình (của GV đối với việc dạy, của HS trong việc học) và thông qua các hoạt động (dạy và học tích cực ấy) mà tạo ra sự biến đổi theo hướng phát triển (của cả thầy và trò).
Nhà giáo dục học Kharlamôp thì cho rằng: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là của người hành động. Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của HS đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức”. Nghĩa là, “tích cực” bao gồm cả tích cực bên trong thể hiện ở những vận động tư duy, trí nhớ, những chấn động của các cung bậc tình cảm, cảm xúc và tích cực bên ngoài lộ ra ở thái độ, hành động đối với công việc. Điều đó có nghĩa là PP dạy học tích cực là PP khi vận dụng sẽ vừa đòi hỏi vừa thúc đẩy sự tích cực bên trong (tư duy, tình cảm) và tích cực bên ngoài (thái độ, hành động) của GV và HS. 
Khi phân tích cụ thể vấn đề này, các nhà giáo dục còn chỉ rõ, tích cực nhận thức, nếu xét dưới góc độ triết học là thái độ, cải tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Tức là tài liệu học tập được phản ánh vào não của HS phải được biến đổi, được vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau để cải tạo hiện thực và cải tạo cả bản thân. 
Nếu xét dưới góc độ tâm lí học thì tích cực nhận thức là mô hình tâm lý hoạt động nhận thức. Đó là sự kết hợp giữa các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chí, trong đó chủ yếu là nhận thức của HS. Mô hình này luôn luôn biến đổi, tuỳ theo nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà các em phải thực hiện . Chính sự biến đổi liên tục bên trong của mô hình tâm lý hoạt động nhận thức là đặc trưng của tính tích cực nhận thức ở HS. Sự biến đổi này càng năng động bao nhiêu thì càng thể hiện tính tích cực ở mức độ cao bấy nhiêu.
	Tính tích cực của HS có hai mặt tự phát và tự giác. Mặt tự phát của tính tích cực biểu hiện ở sự tò mò, hiếu kì, hiếu động, sôi nổi trong hoạt động. Đó chính là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh của trẻ em, cần coi trọng và bồi dưỡng trong quá trình dạy học. Còn mặt tự giác thể hiện ở óc quan sát, hành vi tự phê phán, nhận xét trong tư duy, tò mò khoa học. Đây chính là trạng thái tâm lí tích cực có mục đích và đối tượng rõ rệt, có hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó.
	Hạt nhân cơ bản của tính tích cực nhận thức là hoạt động tư duy. GV có thể căn cứ vào những biểu hiện sau (theo các cấp độ từ thấp lên cao) để phát hiện tính tích cực của HS:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
 	- Chú ý học tập, hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, ghi chép
 	- Tốc độ học tập nhanh.
- Ghi nhớ những điều đã học.
- Hiểu bài và có thể trình bày lại nội dung bài học.
- Hoàn thành tốt những nhiệm vụ học tập được giao.
	- Đọc thêm và làm các bài tập khác ngoài những công việc được thầy giao.
	- Hứng thú học tập, có nhiều biểu hiện sáng tạo trong học tập.
	- Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
	Tính tích cực có liên quan đến nhiều phẩm chất và hoạt động tâm lý nhận thức của con người. Cụ thể là động cơ tạo ra hứng thú, hứng thú lại là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Như thế, để đạt được mức độ độc lập, sáng tạo trong nhận thức, GV phải thường xuyên phát huy tính tích cực học tập ở HS. 
	Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Tất cả các PP nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của HS đều được coi là PPDH tích cực.
Một PP dạy học nào đó tự nó không tích cực hay tiêu cực. Đồng thời PP nào cũng gắn liền với người sử dụng PP. Cho nên, một PP dạy học có phát huy được tính tích cực học tập của HS hay không còn tùy thuộc vào năng lực của người GV sử dụng nó. Tức là, bất kì cách thức tổ chức dạy học nào được thực hiện tạo nên những “chấn động”, khiến các em có những vận động trí tuệ cảm xúc đều là PP dạy học tích cực. 
“Không nên đặt đối lập những nguyên tắc dạy học cổ điển với những nguyên tắc lý luận dạy học gọi là mới. Mỗi nhóm nguyên tắc đó có một ý nghĩa bản chất, và nếu suy nghĩ sâu sắc hơn về từng hệ thống những nguyên tắc đó thì sẽ thấy chúng đều nhấn mạnh từ những khía cạnh khác nhau sự cần thiết phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.Vì thế không thể coi những nguyên tắc dạy học cổ điển hình như đã lỗi thời cũng như tưởng không nên tưởng rằng chỉ dựa vào những nguyên tắc lý luận dạy học “mới” mới có thể giải quyết được mọi vấn đề và mọi khó khăn của dạy học”. Vận dụng các PP dạy học thế nào, phát huy được tính tích cực của học sinh hay không và phát huy đến mức độ nào là tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vào khả năng tổ chức HS hoạt động học tập của GV.
II. Thực trạng của vấn đề.
1.Thực tế giảng dạy.
 Trong những năm qua nhìn chung các nhà trường đã dưa dần phưong pháp tích cực. “Lấy học sinh làm trung tâm” việc dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả cao hơn, học sinh đã chủ động làm việc trên lớp. Nhưng ở một số tiết dạy vẫn còn những giáo viên chưa định hình rõ hướng đi trong việc đổi mới phương pháp. Có những trường hợp giáop viên vẫn nặng nề diễn giải lý thuyết suông, không phân tích được hoặc hướng cho các em đi vào trọng tâm kiến thức, không để cho các em tự khám phá tìm hiểu.
 2. Thực trạng đối với học sinh.
 Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn đối tượng hầu hết các em đều cho rằng: “ Trong một tiết học các em chưa thật sự phát huy tính năng động sáng tạo ...  Thực hiện câu a) trong sgk: Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại ?
 + Nhóm 2: Thực hiện câu b): "- Hà nắng gớm về nào...” ông hai nói với ai ? Đây có phải là một câu đối thoại không ? Vì sao ? Trong đoạn trích còn câu nào thuộc kiểu câu này.
 + Nhóm 3: Thực hiện câu c): Những câu như: ‘ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?..” là những câu ai hỏi ai? Tại sao những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?
 - Vòng 2: Hình thành nhóm mới gồm 6 em ( 2 em từ nhóm 2,3; 2 em từ nhóm 1,3; 2 em từ nhóm 2,1) cùng chia sẻ thông tin đã tìm hiểu ở vòng 1 và giao nhiệm vụ mới - Thực hiện câu hỏi d) trong sgk:
 - Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?
 - Các hình thức trên có điểm gì giống và khác nhau?
 - Nhóm cử đại diện trình bày kết quả vòng 2.
* GV chốt lại kiến thức bài học. ( Ghi nhớ - SGK).
2.2 Kĩ thuật “khăn phủ bàn”.
 - Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS, phát triển mô hình có sự tương tác giữa các HS.
 - Thực hiện kĩ thuật “khăn phủ bàn” qua 2 giai đoạn:
 + Giai đoạn HS hoạt động độc lập: Các thành viên trong nhóm ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa, hoạt động tư duy tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,), sau đó trình bày ý kiến của bản thân vào ô quy định trong "khăn trải bàn" độc lập tương đối với các thành viên khác;
 + Giai đoạn HS hoạt động tương tác: các thành viên chia sẻ và thảo luận các câu trả lời, sau đó viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn phủ bàn.
VD1:
KĨ THUẬT KHĂN PHỦ BÀN
Văn bản : THÁNH GIÓNG ( lớp 6)
Vấn đề : Chi tiết Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời có ý nghĩa gì ?
1/ Gióng đánh giặc vì muốn giúp nước, không cần danh lợi nên không muốn ở lại để được vua ban chức tước, bỗng lộc.
2/ Gióng được Trời phái xuống, hoàn thành nhiệm vụ rồi nên Trời rút về.
3/ Gióng không phải con người bình thường nên không ở trần gian được.
4/ Gióng không muốn danh lợi 
Ý kiến thống nhất sau khi thảo luận :
- Là người có công đánh giặc nhưng Gióng không hề màng danh lợi. Người Việt Nam sẵn sàng cống hiến khi đất nước cần, không đòi hỏi quyền lợi.
- Việc đánh giặc giữ nước của nhân dân ta được trời đất ủng hộ.
Gióng đánh giặc vì muốn giúp nước,
không cần danh lợi nên không muốn ở
 ở lại để được vua ban thưởng chức tước,
 bổng lộc.
 - Là người có công đánh giặc 
nhưng không hề màng danh lợi. Ng ười Việt Nam sẵn sàng cống hiến khi đất nước cần, không đòi hỏi
quyền lợi.
- Việc đánh giặc giữ nước của nhân dân ta đựoc trời đất ủng hộ.
2. Gióng được Trời 4. Gióng không muốn
phái xuống, hoàn thành danh lợi.
nhiệm vụ nên Trời 
rút về.
3. Gióng không phải con người
 bình thường nên không ở trần gian được.
 VD2: Vận dụng kĩ thuật này vào việc hướng dẫn HS khám phá về ý nghĩa sâu sắc ở khổ thơ cuối bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
2.3. Kĩ thuật “KWL”.
 Là kĩ thuật dạy học nhằm tạo điều kiện cho người học nêu được những điều đã biết liên quan đến chủ đề, những điều muốn biết về chủ đề trước khi học và những điều đã học được sau khi học. 
Dựa trên sơ đồ KWL, người học tự đánh giá được sự tiến bộ của mình trong việc học, đồng thời GV biết được kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh việc dạy học cho hiệu quả.
K(Điều đã biết)
W (Điều muốn biết)
L (Điều học được) 
Người học điền những điều đã biết về chủ đề / bài học trước khi học 
Người học điền những điều muốn biết về chủ đề / bài học 
Sau khi học 
xong chủ đề/bài học, người học điền những điều đã học được
VD:An-đéc-xen được mệnh danh là "người kể chuyện cổ tích" cới nhiều tác phẩm nổi tiếng 
Cô bé bán diêm có phải là truyện cổ tích không? Vìsao
Cô bé bán diêm có tính chất của cổ tích: là hiện thực trong mộng tưởng của những trẻ em nghèo, bất hạnh.
2.4. Kĩ thuật “ Sơ đồ tư duy”.
 Là kĩ thuật DH nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp HS chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệ quả:
 + Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng.
 + Bao quá được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
 Cách tiến hành :
Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề liên quan.
Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/nội dung liên quan.
-> Sự phân nhánh cứ tiếp tục và cá yéu tố/nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này sẽ tạo ra một “Bức tranh tống thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ ràng.
VĐ liên quan VĐ liên quan
 Chủ đề
 Đổi mới giáo dục 
 VĐ liên quan VĐ liên quan
 VĐ liên quan
* Ưu điểm:
 - Sáng tạo hơn.
 - Tiết kiệm thời gian.
 - Ghi nhớ tốt hơn.
 - Nhìn thấy bức tranh tổng thể.
 - Tổ chức và phân loại đối tượng HS.
VD: Kỷ thuật dạy học bằng sơ đồ tư duy
 Trích đoạn dạy phần tổng kết nội dung bài “Đồng chí” ( Chính Hữu) - Lớp 9.
 Cùng chí hướng Đồng cảm 
 Cơ sở của tình đồng Biểu hiện của tình 
 chí đồng chí
 Cùng cảnh ngộ Chia sẻ
 ... ĐỒNG CHÍ 
 ( Chính Hữu)
  Vẻ đẹp của tình Sức mạnh của tình 
 đồng chí đồng chí
 * Kĩ thuật “ Sơ đồ tư duy” vận dụng rất hiệu quả trong các phần tổng kết nội dung,nghệ thuật bài học và phần tổng kết Tiếng việt trong dạy học Ngữ Văn ở trường THCS.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
 Từ việc vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nói trên vào thực tế các tiết dạy Ngữ văn tôi đã nhận thấy 
Các tiết dạy học Ngữ văn đã thực sự trở nên sinh động cuốn hút sự say mê của HS, các em đã thực sự làm việc, được phát huy tính tích cực chư động, năng lực sáng tạo của mình.
HS đã có sự chuẩn bị bài chu đáo, chủ động làm việc trên lớp, GV tạo điều kiện cho HS phát biểu ý kiến xây dựng bài, phát huy tư duy, quan điểm cá nhân của các em.
Các em đã tận dụng được tiềm năng tư duy, ngôn ngữ của mình chủ động chiếm lĩnh tri thức và vận dụng hệ thống kiến thức đó rất hiệu quả.
 Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2009- 2010.
TT
Lớp
Môn
Sĩ số
Tổng hợp chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
9A
Văn
31
4
13.33
14
46.70
13
39.97
0
0
0
0
1
8B
Văn
29
3
10.34
9
31.03
17
58.63
0
0
0
0
Học kì I năm học 2010-2011.
TT
Lớp
Môn
Sĩ số
Tổng hợp chất lượng
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
6A
Văn
31
8
25.81
12
38.70
11
35.49
0
0
0
0
1
7B
Văn
29
6
20.68
13
44.82
10
34.50
0
0
0
0
C. PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh nghiệm.
 1. Đổi mới là công việc đầy hứng thú nhưng cũng không ít khó khăn và phức tạp. Chúng ta cần tránh tư tưởng ngại khó, tư tưởng bảo thủ đồng thời cũng tránh xu hướng quá khích, phủ nhận và quay với truyền thống. 
 2. Đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là công việc của mọi cán bộ và phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp tổ chức, điều khiển các giờ dạy học Ngữ văn nói riêng và dạy học THCS nói chung. Bởi vậy, chúng ta cần phải thực sự trăn trở suy nghĩ, tìm tòi vận dụng triệt để các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
 3. Giáo viên cần phải hiểu thấu về “ Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” là như thế nào? Làm thế nào để đổi mới mà phù hợp với chuẩn kiến thức- kĩ năng với năng lực tư duy của học sinh, với môi trường thực tế và cơ sở vật chất của địa phương.
 4. Vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học trong việc thiết kế những giáo án nhằm phát huy được tính tích cực của HS thông qua các hoạt động độc lập, hoạt động nhóm giữa HS với GV, giữa HS với HS.
 II. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
 Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của HS là chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niền vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS; thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS, kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.
 Qua đề tài nghiên cứu giúp GV lựa chọn nội dung, phương pháp. Trong đó chú trọng đến việc:
 - Rèn luyện các kĩ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
 - Sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và HS tự làm, quam tâm đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
 - Động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng hoá nội dung, cáchình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả của việc đánh giá.
III. Những kiến nghị, đề xuất.
 - Với kinh nghiệm nhỏ bé của bản thân trong quá trình giảng dạy, tôi xin được đưa ra việc vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Ngữ Văn để các đồng chí tham khảo, đóng góp ý kiến bổ sung để cùng nhau xây dựng các giờ dạy có hiệu quả hơn.
 - Đề nghị phòng Giáo dục, hằng năm các sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cần được biên soạn lại và phổ biến về các cơ sở trường học để GV tham khảo và vận dụng nhằm tăng tính khả thi của các đề tài nghiên cứu.
 - Một trong những yếu tố tác động trong các phương pháp DH tích cực là phương tiện vật chất, công nghệ thông tin. Vậy nhà trường cần thu hút các nguồn đầu tư xây dựng, cung cấp phương tiện, công nghệ và có biện pháp sử dụng hợp lí, đúng liều lượng sẽ thích hợp với hứng thú, mục tiêu học tập và có thể dẫn đến biến đổi sâu sắc trong quan hệ giáo dục với tình hình hiện nay./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật giáo dục.
- Từ điển Tiếng việt ( Hoàng Phê chủ biên).
- Tài liệu tập huấn giáo viên: Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kíên thức – Kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông ( NXB Hà Nội năm 2010).
- SKG, SGV Ngữ văn THCS( NXBGD).
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
I. Bối cảnh đề tài
1
II. Lí do chọn đề tài
1
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2
IV. Mục đích nghiên cứu
2
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
3
II. Thực trạng vấn đề
6
III. Vận dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
7
1. PP tổ chức HS hoạt động tiếp nhận tác phẩm trong giờ học văn
7
1.1. Hoạt động cảm nhận ban đàu
7
1.2. Hoạt động tri giác ngôn ngữ nghệ thuật
7
1.3. Hoạt động tái hiện hình tượng
8
2. Kĩ thuật dạy học tích cực
9
2.1. Kĩ thuật “ Các mảnh ghép”
10
2.2. Kĩ thuật “ Khăn phủ bàn”
11
2.3. Kĩ thuật “KWL”
12
2.4. Kĩ thuật “ Sơ đồ tư duy”
13
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
C. KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
16
II. Ý nghĩa của đề tài
17
III. Những kiến nghị, đề xuất
17

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_mot_so_phuong_phap_va_ki_thua.doc