Sáng kiến kinh nghiệm (về việc công tác chủ nhiệm lớp)

Sáng kiến kinh nghiệm (về việc công tác chủ nhiệm lớp)

 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 (V/v CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP )

 * MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ:

 - Mục tiêu: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục nề nếp, đạo đức học sinh là đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nề nếp học sinh và góp phần dần hoàn thiện nhân cách học sinh ở bậc Tiểu Học.

 - Nhiệm vụ:

 . Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao.

 . Đề ra những giải pháp hiêu quả cụ thể để áp dụng vào thực tiễn hàng ngày trên lớp để giáo dục các em.

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 873Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm (về việc công tác chủ nhiệm lớp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 (V/v CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP ) 
 * MỤC TIÊU- NHIỆM VỤ:
 - Mục tiêu: Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục nề nếp, đạo đức học sinh là đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nề nếp học sinh và góp phần dần hoàn thiện nhân cách học sinh ở bậc Tiểu Học.
 - Nhiệm vụ: 
 . Giáo viên chủ nhiệm lớp phải thể hiện vai trò của mình như thế nào trong công tác giáo dục nề nếp, đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao.
 . Đề ra những giải pháp hiêu quả cụ thể để áp dụng vào thực tiễn hàng ngày trên lớp để giáo dục các em.
I/. ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
 1). Thuận lợi :
 - Được sự chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu trường , đề ra kế hoạch cụ thể hàng tuần , hàng tháng, học kỳ , theo dõi kiểm tra đôn đốc thường xuyên.
 - Sự kết hợp hỗ trợ kịp thời của đoàn đội , của ban chấp hành công đoàn trong nhà trường. Sự cộng tác chặt chẽ từ phía giáo viên bộ môn cùng tôi quản lý lớp . Sự quan tâm của cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương.
 2). Khó khăn:
 - Tình hình lớp còn một số ít cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến các em. Từ đó ý thức học tập của các em chưa cao , thu các khoản đóng góp tự nguyện còn rất khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm, để xác định động cơ học tập người giáo viên chủ nhiệm phải mất thời gian dài. 
II/. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP :
 1). Thực trạng công giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp: Trước ngày khai giảng tôi nhận sự phân công của BGH trường thu nhận học sinh lớp 3A1 điểm Trung tâm.
 - Cơ sở vật chất nhà trường mới được đầu tư xây dựng nên khang trang sạch đẹp, có tương đối đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ để phục vụ cho việc dạy và học. 
 - Nhà trường luôn nghiên cứu đặc điểm tâm lý lứa tuổi của tưng học sinh từ đó đề ra phương pháp giáo dục phù hợp theo hướng cá biệt hóa cao nhất.
 - Đối với học sinh trong lớp phần đông học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập và được sự quan tâm sâu sắc của cha mẹ học sinh, các em có ý thức học tập tốt.
 2). Vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động giáo dục học sinh trong giai đoạn hiên nay:
 - Đối với sự nghiệp “ Trồng người” hình ảnh người thầy giáo mẫu mực luôn là tấm gương sáng cho các em học sinh. Do vậy xuất phát từ vai trò trách nhiệm và sự gắn kết với học sinh mà đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm phải giàu lòng nhân ái, vị tha, kiên trì, nhiệt tình, biết tôn trọng nhân cách học sinh và được các em tin yêu. Giáo viên chủ nhiệm cần có uy và có sức cảm hóa thuyết phục, có bản lĩnh để xử lý kịp thời các tình huống sư phạm đa dạng, phải biết đối xử khéo léo, công bằng và nghiêm minh trong nhận xét đánh giá đối với học sinh. Là người chịu trách nhiệm về sự phát triển toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách. Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm là những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giảng dạy. Xây dựng kế hoạch giáo dục riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình. Chủ động tiếp xúc học sinh để nắm bắt về điều kiện và hoàn cảnh của học sinh, động viên, an ủi.. giúp các em có hoàn cảnh khó khăn biết vượt khó vươn lên.Tạo mối quan hệ “ Thầy- Trò”tạo được ấn tượng tốt và xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ, cao cả của những Thầy, Cô giáo trong ký ức của các em học sinh.
 3). Đề xuất đổi mới nội dung,phương pháp và kỷ năng thực hiện công tác chủ nhiệm lớp để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học .
 - Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo viên bởi vì đổi mới là sự cải tiến nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy và học. Giáo viên luôn sử dụng phương pháp dạy học hướng vào người học. Dạy lấy học sinh làm trung tâm , nhằm khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến . Giáo viên là người đóng vai trò hướng dẫn . Nhưng muốn làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, nắm vững lý luận sư phạm về các lĩnh vực giảng dạy đồng thời phải biết chuyền tải những kiến thức đó vào chương trình,vào phương pháp giảng dạy , vào các bài học cụ thể . Có như vậy giáo viên có thể giúp học sinh tích cực chủ động phát huy , khả năng sáng tạo trong quá trình học tập.Giáo viên có nhiều kiến thức , có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy điều đó tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công . 
 4). Phương pháp,giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm lớp :
 - Tôi gặp giáo viên chủ nhiệm cũ nắm bắt tình hình chung của lớp và cụ thể đến từng học sinh. Cần chú ý đến học sinh giỏi, học sinh cá biệt, học sinh là cán sự lớp cũ, hiểu rõ hơn những nguyên nhân mà học sinh yếu, hoàn cảnh em cá biệt.
 - Từ kinh nghiệm biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm cũ, tôi chỉnh lại biện pháp của mình sao cho phù hợp. Với tôi sẽ không xa lánh các em, dùng hình thức xử phạt nghiêm gay gắt sẽ không có tác dụng. Tôi gần gũi các em nhiều hơn, thể hiện một tình cảm như người mẹ. Động viên kịp thời chỉ rõ cho các em việc làm sai , làm đúng  xử phạt là biện pháp bất đắc dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo léo, vừa mền mỏng ,vừa kiên quyết .
 - Tổ chức cán sự lớp :
 - Tiến hành ngay sau vài buổi học đầu tiên, lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lớp .
 a). Chia tổ : Lớp tôi có 23 em tôi chia làm ba tổ . tổ 1 có 07 em , tổ 2 có 08 em , tổ 3 có 08 em . Mổi tổ phải đảm nhiệm các đối tượng học sinh khá , giỏi , có học sinh ngoan , có học sinh cá biệt , có học sinh ở địa bàn gần điểm trường.
 b). Bầu lớp trưởng , lớp phó và tổ trưởng , tổ phó :
 Lấy ý kiến biểu quyết của tổ trên cơ sở gợi ý của giáo viên chủ nhiệm .
 + Lớp trưởng điều hành công việc chung của lớp .
 + Lớp phó điều hành công việc lao động của lớp và thay thế lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt .
 + Tổ trưởng : điều hành công việc chung theo dõi , đôn đốc các hoạt động hàng ngày của tổ về thực hiện nội qui học tập.
 + Tổ phó : theo dõi điều hành công việc về lao động vệ sinh , cây xanh .
 c). Nhiệm vụ chung của tổ trưởng, tổ phó : là 15 phút đầu giờ kiểm tra các bạn trong tổ việc học ở nhà , việc làm bài tập, nội qui . Tôi đưa ra những qui định cụ thể để các em tổ trưởng , tổ phó theo dõi chính xác , công bằng.
 Ví dụ : Bắt buộc học sinh phải làm bài và thuộc bài trước khi đến lớp . Nếu còn thiếu phái có lý do chính đáng . Tổ phó đến lượt tổ mình làm trực nhật lớp , tổ phó phân công các bạn trong tổ trực nhật ( 2 em một ngày ) con việc làm vệ sinh của lớp thì cả lớp làm .
Như vậy công việc giao cụ thể bạn nào làm chưa tốt thì tổ phó nắm tình hình báo cho giáo viên chủ nhiệm để giáo viên dễ dàng theo dõi uốn nắn.
 + Giáo viên hướng dẫn các tổ trưởng chuẩn bị một cuốn sổ theo dõi những ưu điểm và khuyết điểm của tổ viên.
 + Giáo viên chủ nhiệm ra qui định để học sinh trong tổ tự xếp loại , ví dụ : một lỗi trừ 2 điểm . Trong lớp có bạn gây gổ mâu thuẩn với một bạn khác thì cán sự lớp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời.
 + Giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp cụ thể để học sinh tự quản lớp trong giờ học và cả khi giáo viên vắng mặt . VD : Như giao nhiệm vụ cho tổ trưởng theo dõi các thành viên trong tổ nếu bạn nào chưa thực hiện tốt nội qui của trường , lớp thì ghi tên sau đó báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm trong ngày học hôm đó và giáo viên chủ nhiệm phải có biện pháp với những em đó ngay sau buổi học không để qua ngày sau . Có như vậy học sinh mới có ý thức trong học tập và ngay cả giờ ngoại khóa . 
 5). Giáo vien chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua phụ đạo học sinh yếu kém ,Xanh - Sạch - Đẹp :
 - Giáo viên chủ nhiệm có phương pháp dạy học ,giáo dục và hướng dẫn học sinh học tập nhằm khuyến khích sự chuyên cần tích cực ,chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên,góp phần hình thành khả năng tự học của học sinh .
 - Giáo viên chủ nhiệm gần gủi các em , có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh nhất là học sinh cá biệt , học sinh yếu kém để các em vươn lên học tốt .
 - Về phong trào Xanh – Sạch Đẹp , nhà trường làm các bảng nội quy ở các khu nhà vệ sinh , phòng học đủ ánh sáng cho học sinh .
 - Giáo viên chủ nhiệm xây dựng hộp thư góp ý cho học sinh như “ Điều em muốn nói “
 - Tổ chức phân công cho học sinh lao động trương lớp thường xuyên và giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường luôn giữ trường lớp xanh – Sạch – Đẹp và vệ sinh cá nhân tốt .
 6). Giáo viên chủ nhiệm làm công tác quan hệ gia đình và xã hội :
 Đầu năm học cha mẹ học sinh, nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh , thông báo kết quả học tập đầu năm và các khoảng đóng góp tự nguyện của trường .
 Cần chú ý đến gia đình nghèo , gia đình khó khăn . Vận động các nhà hảo tâm , chính quyền hổ trợ tập vở , sách giáo khoa  
 Gởi phiếu liên lạc về gia đình một học kỳ 2 lần 
 Họp cha mẹ học sinh một năm ba lần vào đầu năm cuối học kỳ một và cuối học kỳ hai .
 III/. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
 - Đại đa số học sinh của lớp chủ nhiệm có ý thức , kỷ luật cao , biết thi đua học tập, có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình , thông tin chính xác kịp thời .
 Vì vậy qua nhiều năm chủ nhiệm lớp không có học sinh nghỉ học giữa chừng .
 - các em tự rèn luyện cho mình có một ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp , trong suốt buổi học lớp không có hiện tượng xả rác bừa bãi , lớp học thoáng mát.
 - Từng tổ có ý thức trách nhiệm đựoc giao và bảo quản cây xanh đạt hiệu quả cao.
 - Ý thức chấp hành nội qui của các em rất cao : đồng phục trước khi đến lớp, xếp hàng trước khi vào lớp khi ra khỏi trường 
 Trên đây là những kết quả đạt được khi tôi áp dụng bằng các biện pháp trên , nhờ có những biện pháp trên tôi tranh thủ thời gian hoàn thành tốt nhiều công tác khác.
IV/. RÚT KINH NGHIỆM :
 - Qua quá trình quản lý học sinh tôi rút ra kinh nghiệm như sau: Đầu năm phải có được nội qui , qui định riêng của lớp lồng ghép trong nội qui của nhà trường .
 - Xây dựng đội ngũ cán sự lớp : Giỏi trong học tập và ý thức đạo đức tốt , năng động sáng tạo mạnh dạn là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm.
 - Sự kết hợp chặt chẽ của giáo viên bộ môn , có biện pháp hỗ trợ kịp thời cùng giáo viên chủ nhiệm .
 - Sự quan tâm của gia đình , kết hợp chằt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm bên cạnh đó nhờ sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường của chính quyền địa phương.
V/. KẾT LUẬN :
 Trong công tác chủ nhệm lớp tôi gặp rất nhiều khó khăn , bằng kinh nghiệm bé nhỏ của mình tôi áp dụng vào thực tế, nắm bắt tình hình học sinh khi không đến lớp , xử lý kịp thời được phụ huynh thống nhất. Tôi tin rằng với biện pháp nêu trên , được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn của ban giám hiệu trường , gia đình và xã hội kết quả trong công tác chủ nhiệm sẽ đạt cao hơn.
 Trên đây là một vài biện pháp trong phần quản lý học sinh của lớp chủ nhệm mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để giúp tôi làm công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đạt kết quả cao hơn .
 Tân Thanh, ngày 20 tháng 09 năm 2010
	 Người viết 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNGVCN.doc