Sáng kiến kinh nghiệm về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Lê Đình Chinh

Sáng kiến kinh nghiệm về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Lê Đình Chinh

 Nước ta trong thời kì đổi mới,hướng tới một kỉ nguyên mới một nền khoa học kĩ thuật hiện đại và tiên tiến hơn.

 Để đáp ứng phát triển kinh tế khoa học, công nghệ thì giáo dục đào tạo phải là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cụ thể là xây dựng một hệ thống giáo dục có quy mô chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng như đồng chí Đỗ Mười đã vạch rõ:”đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có tâm hồn đậm đà bản sắc dân tộc làm chủ tri thức, khoa học, công nghệ có năng lực tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi có ý thức tổ chức kỉ luật và tôn trọng pháp luật của nhà nước, có tác phong công nghiệp có sức khỏe”

 Ngày nay khi xem giáo dục là một động lực đặc biệt quan trọng của sự phát triển xã hội ta không thể bỏ quatính chất xã hội của con người .Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đế các emngay từ dưới mái nhà trường xã hội chủ nghĩa .Bởi trong quá trình lĩnh hội nền văn hóa xã hội ,trẻ không tự mình giao tiếp mà phải thông qua sự gíp đỡ của người lớn (cha mẹ ,thầy cô.)nhằm phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.

 Ở nước ta hiện nay trong thời kì kinh tế mở với cơ chế kinh tế nhiều thành phần đã đem lại những thuận lời cho sự phát triển kinh tế của đât nước, đưa đất nước lên một tầm cao hơn ,có vị trí xứng đáng trên chính trường quốc tế .Xong cũng nảy sinh không ít tiêu cực trong công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh THCS nói riêng.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 744Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN M’ĐRĂK
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
------*--------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
VỀ VIỆC GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
 Ở TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH
&
A/PHẦN MỞ ĐẦU:
 Nước ta trong thời kì đổi mới,hướng tới một kỉ nguyên mới một nền khoa học kĩ thuật hiện đại và tiên tiến hơn.
 Để đáp ứng phát triển kinh tế khoa học, công nghệ thì giáo dục đào tạo phải là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cụ thể là xây dựng một hệ thống giáo dục có quy mô chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng như đồng chí Đỗ Mười đã vạch rõ:”đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có tâm hồn đậm đà bản sắc dân tộc làm chủ tri thức, khoa học, công nghệ có năng lực tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi có ý thức tổ chức kỉ luật và tôn trọng pháp luật của nhà nước, có tác phong công nghiệp có sức khỏe”
 Ngày nay khi xem giáo dục là một động lực đặc biệt quan trọng của sự phát triển xã hội ta không thể bỏ quatính chất xã hội của con người .Chính vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đế các emngay từ dưới mái nhà trường xã hội chủ nghĩa .Bởi trong quá trình lĩnh hội nền văn hóa xã hội ,trẻ không tự mình giao tiếp mà phải thông qua sự gíp đỡ của người lớn (cha mẹ ,thầy cô..)nhằm phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân cách.	
 Ở nước ta hiện nay trong thời kì kinh tế mở với cơ chế kinh tế nhiều thành phần đã đem lại những thuận lời cho sự phát triển kinh tế của đâùt nước, đưa đất nước lên một tầm cao hơn ,có vị trí xứng đáng trên chính trường quốc tế .Xong cũng nảy sinh không ít tiêu cực trong công tác giáo dục thanh thiếu niên nói chung và học sinh THCS nói riêng.
 Thực tế có không ít học sinh là con ngoan trò giỏi là nguồn nhân lực đang được đặt nhiều kì vọng .Ngược lại số học sinh chưa ngoan ,trây lười, vi phạm pháp luật ,xuống cấp về lối sống và đạo đức đang có chiều hướng gia tăng.Nhằm khắc phục tình trạng, tránh ảnh hưởng tiêu cực trên ,yêu cầu đặt ra cho đội ngũ giáo viên nhà trương phải có biện pháp kịp thời tìm ra nguyên nhân tránh những hậu quả khó lường trước và giúp đỡ các em thành người có ích cho xã hội.
* *
*
B/PHẦN NỘI DUNG:
 I/Nhận thức chung:
 1/Cơ sở lí luận :
 Để một đất nước ngày càng phát triển thì yếu tố quyết định đó chính là con người.Vậy con người đó phải là người như thế nào?Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy bảo:”có tài mà không có đức là người vô dụng ,có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó” Và “vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây ,vì lời ích trăm năm thì phải trồng người”.Do đó mà vấn đề giáo dục một con người hoàn thiện là vấn đề nhà nước và cộng đồng quan tâm.
 2/Cơ sở pháp chế:
 Như chúng ta đã biết hiện nay Đảng ,nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để có những nhân tài phục vụ cho đất nước trong cơ chế hội nhập hiện nay.Vì vậy giáo dục đưa ra những quy chế tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt để đánh giá xếp loại học lực và đạo đức một học sinh .Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng phải có trách nhiệm và biện pháp giúp những học sinh yếu kém về đạo đức cũng như học tập ngày càng tiến bộ hơn và trở thành công dân có ích cho xã hội .
 3/Yêu cầu cơ bản của vấn đề:
 Trước tình trạng học sinh sa sút về đạo đức cũng như học tập ngày càng có chiều hướng gia tăng là một giáo viên luôn có tâm huýết với nghề ,với học sinh thân yêu khi nhận ra những vấn đề đạo đức trên của học sinh bản thân tôi không khỏi băn khoăn lo lắng.Làm sao để những học sinh đó trở thành con ngoan,trò giỏi .Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi,giải pháp nào ? ngoài truyền thụ kiến thức cho các em ra thì người thầy còn phải dạy cho các em cách làm người.Chính vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài :Vận dụng phương pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt .
 II/Thực trạng:
 1/Đặc điểm tình hình chung của trường THCS Lê đình Chinh.
 Trương THCS Lê Đình Chinh đóng trên địa bàn xa EA Riênghuyện M’đrăk,với diện tích tương đối rộng ,số lượng học sinh tương đối đông so với các trường trong toàn huyện .
Phần lớn các gia đình làm nông nghiệp kinh tế còn nhiều khó khăn ý thức về dân trí còn thấp.Chính vì vậy đầu tư cho việc học hành của con cái còn hạn chế.Họ chỉ biết cho con đi học mà không quan tâm con mình học như thế nào?chất lượng ra sao.Một số em gia đình còn khó khăn phải làm việc nhà quá nhiều nên có ảnh hưởng rát lớn đến chất lượng học tập .Bên cạnh đó một số gia đình giàu có chiều chuộng con không đúng .Mà trường nằm ở địa bàn gần chợ các quán chat,bida mọc lên nhiều là những trò tiêu khiển khá hấp dẫn đối với học sinh .Nói thế không phải là tất cả các gia đình và các em không chú trọng đến việc học tập và rèn luyện đạo đức mà có nhiều gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con cái .Trong những năm qua trường có nhiều em đạt học sinh giỏi, ngoan.
 2/ Thực trạng vấn đề:Trong thực tế hiện nay trường THCS nói chung và trường Lê Đình Chinh nói riêng vâùn đề học sinh cá biệt ngày càng gia tăng.Đó là mối lo của giáo viên,nhà trường,gia đình và xã hội .Vậy làm sao một lớp học không có học sinh yếu kém.Chúng ta là giáo viên những người trực tiếp truyền thụ tri thức,đạo đức cho học sinh phải làm gì?
 Qua thời gian chủ nhiệm lớp 9D và tìm hiểu giáo viên chủ nhiệm lớp những năm trước đó,tôi đã theo dõi sàng lọc kĩ và chọn ra ba em học sinh có thể nói là cá biệt về học tạp và đạo đức ở học kì một để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến học sinh cá biệt 
+1/Ngô thách Thức: 	-	học lực kém hạnh kiểm trung bình.
+2/Trần Thị Phương:	-	học lực yếu hạnh kiểm yếu.
+3/Nguyễn Minh Tiến:-	học lực yếu hạnh kiểm yếu.
 a)Phân tích thực trạng :
 Để tìm hiểu nguyên nhân học sinh học yếu kém tôi tiến hành điều tra bằng các phương pháp sau:
*Giả thiết khoa học:
Nguyên nhân nào dẫn đến học yếu kém,sa sút về đạo đức(học sinh đánh dấu + vào ô trống nếu thấy đúng)
1
Do năng lực học tập kém dẫn đến lười học
2
Do sự lôi kéo của bạn bè
3
Do hoàn cảnh gia đình
4
Do bất đồng với thầy cô giáo
*Phương pháp nghiên cứu tìm hiểu:
+ Phương pháp điều tra:Dùng hệ thống câu hỏi dưới dạng điều tra xã hội để hỏi các em trả lời ,đồng thời tiếp cận một cách trực tiếpđến các em.
+ Phương pháp quan sát:Thường xuyên theo dõi các em qua các tiét học ,sinh hoạtlớp ,sinh hoạt tập thểdo trường tổ chức và mối quan hệ của các em.
+Phương pháp trò chuyện :Trước hết trò chuyện với các em sau đó là với các giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy,trao đổi với phụ huynh học sinh để tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt 
 Căn cứ vào những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt của ba em mà các em đã đánh dấu ở bảng cùng với cuộc trò chuyện tiếp xúc với học sinh phụ huynh cho thấy.
Em: Ngô Thách Thức về học lực kém hạnh kiểm trung bình đặc biệt là em đã từng ở lại lớp năm lớp 7.Tìm hiểu về nguyên nhân em cho rằng do năng lực tiếp thu chậm dẫn đến không hiểu bài và không muốn học bài hơn nữa ,gia đình làm nông nghiệp nên em phải phụ giúp gia đình nhiều nên không có thời gian học bài
Em:Trần Thị Phương học lực yếu hạnh kiểm yếu.Em này thường xuyên nghiû học, bỏ tiết ít tham gia các hoạt động tập thểvà qua tìm hiểu được biết thêm do năng lực học tập kém dẫn đến lười học ,hai là do hoàn cảnh gia đình mới vào làm ăn kinh tế còn khó khăn nhà ở Cư róa quá xa trường phần nào có tác động đến học tập và nhân cách của em.
Em :Nguyễn Minh Tiến học lực yếu hạnh kiểm yếu thường xuyên nghỉ học bỏ tiết để đi chơi điện tử ngồi học trong lớp thường nói chuyện riêng không học bài thường xuyên bị thầy cô nhắc nhở ,tiếp thu bài không được .Vì vậy ngồi học em cảm tháy như cực hình chỉ đi cho có lệ mà thôi hơn nữa em có quan hệ với một số bạn bè chưa tốt thường lôi kéo nghỉ học đi chơi chat ,bố mẹ ít quan tâm đến việc học tập của em.
 Như vậy qua thời gian theo dõi nghiên cứu tôi nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến học sinh cá biệt là:
Năng lực học tập kém dẫn đến lưòi học nghịch ngợm chiếm 100%
Do hoàn cảnh gia đình chiếm 33%
Do sự lôi kéo của bạn bè chiếm 33%
Bên cạnh đó ta biết ở lứa tuổi 15-16 của các em rất nhạy cảm và hiếu động thích cái mới muốn khẳng định mình.Và lài ở lứa tuổi này các em còn hồn nhiên “ăn chưa no ,lo chưa tới”đua đòi bắt chước dễ bị cám dỗ dễ bị kích động bởi cái xấu của xã hội .Do đó cần có sự định hướng của cha mẹ thầy cô xã hội nhằm giáo dục các em hoàn thiện mính hơn
 b. Một số giải pháp giáo dục các em trở thành học sinh ngoan.
*Về việc giáo dục học sinh cá biệt là vấn đề cơ bản lâu dài không chỉ thông qua giừo dạy giờ sinh hoạt trên lớpmà còn thông qua các hoạt động ngoài giờ nhằm ngăn chặn khắc phục hiện tượng tiêu cực trong học sinh góp phần hình thành nhân cách phẩm chất đạo đức phát triển trí tuệ theo mục tiêu đào tạo của bậc THCS bao gồm các nội dung sau:
Giáo dục tinh thần ham học
Giáo dục ý thức sống vì tập thể
Giáo dục ý thức công dân ý thức chấp hành luật pháp
Giáo dục tư tưởng cách mạng lòng yêu nước
Giáo dục lòng nhân ái
Chính vì vậy tôi tự đưa ra những giải pháp cụ thể mong muốn giáo dục các em tốt hơn.
*Trước hết tôi đã cố gắng tạo mọi điều kiện về mặt thời gian để nói chuyện tâm tình với các emcho các em hiểu được mong muốn của thầy cô giáo của cha mẹ và cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc học cũng như tu dưỡng đạo đức của các em vì tương lai của các em tùy thuộc vào chính bản thân các em” nó là chìa khóa mở cánh cửa tương lai” vậy muốn học tốt phải làm gì?Chú ý nghe giảng cần cù ,chịu khó học baiø, làm bài tập thầy cô giao và tham khảo thêm sách vở .Nếu có vướng mắc cần hỏi bạn bè và thầy cô ,không được dấu dốt.
*để đạt được hiệu quảngoài việc tâm tình trò chuyện cho các em hiểu thiết nghĩ giáo viên chúng ta phải thông qua việc làm cụ thể đối với từng đối tượng học sinh sau khi đã năm bắt được nguyên nhân.
+Thứ nhất:Nếu học sinh vì năng lực học tập kém dẫn đến lười học thì giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm theo dõi phan công lớp trưởng lớp phó học tạp có nhiệm vụ giúp đỡvà tháo gỡ làm các bài tập ởp lớp cũng như ở nhà hoặc chia ra các nhóm cùng học.Ở lớp trong khi giảng dạy giáo viên nên đưa ra những câu hỏi tương đối dễ gợi cho những học sinh đó trả lời,nếu trả lời đúng cho điểm để kích thích tính ham học của các em.
+Thứ hai:Nếu gai đình có hoàn cảnh khó khăn hay mâu thuẫn trong gia đình.Giáo viên bí mật cho tập thể lớp an ủi ,động viên giúp đỡ về kinh tế và tinh thần một cách bất ngờ em đó sẽ thay đổi.
+ Thứ ba:Nếu do bị bạn bè lôi kéo thì bằng nghệ thuạt sư phạm giáo viên nên gặp rieng phân tích cho học sinh đó thấy được những bất lời khi quan hệ với những kẻ xấu sẽ ảnh hưởng tới bản thân gia đình và tương lai của mình.Nêu một ssố tấm gương gần gũi cho các em thấy.
+Thứ tư:Giáo viên phải chủ động liên hệ với gia đình ,thường xuyên trao đổi về kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của các emqua sổ liên lạc ,thăm gia đình qua các buổi gặp phụ huynh.Bởi gia đình có vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục con trẻ .
 Cuối cùng nhà trường cần tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức,thi tìm hiểu về pháp luật,.lịch sử dân tộc,các kién thức khoa học...qua các hoạt động ngoài giờ nhằm lôi cuốn kích thích hứng thú học tập và hiểu rõ hơn vai trò vì trí,nhiệm vụ,của người học sinh.
 Muốn các biện pháp trên có hiệu quả góp phần tích cực trong việc giáo dục học sinh cá biệt cần phát huy vai trò chức năng của các tổ chức,cá nhân trong nhà trường như giáo viên chủ nhiệm,bộ môn,tổng phụ trách đội ,hội liên hiệp thanh niên, bí thư đoàn trường,ban giám hiệu...
 Phối hợp với các cơ quan đoàn thể ngoài nhf trường :Hội phụ huynh,chính quyền địa phương có thế mới xây dựng được một môi trường giáo dục lành mạnh và một xã hội học tập .
 c.Kết quả bài học:
 Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng vào thực tếù đối tượng .Tuy thời gian chưa dài nhưng tôi thấy từ bắt đầu học kì II đến nay ba học sinh trên đã có sự chuyển biến rõ rệt.Cả ba em trước đây không bao giờ phát biểu trong giừo học và thường quay ngược quay xuôi.Nay thông qua các giáo viên trực tếùp giảng dạy và đặc biệt môn văn mà tôi phụ trách các em có sự chuyển biến rõ rệt.Kiểm tra bài cũ được 8-9 điểm thường xuyên phát biểu không nói chuyện riêng.Riêng em Phương thường nghỉ học không có lí do thì nay đi học rấùt chuyên cần.Trên đây mới chỉ là kếùt quả đạt được ban đầu khi tôi áp dụng một số biện pháp nêu trên.Tôi cũng kì vọng không chỉ ở những em đómà tôi chủ nhiệm mà các em khác nếu được sự quan tâm giáo dục của nhà trường gia đình,xã hội các em sẽ dần dần nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân để trở thành con ngoan trò giỏi và là người có ích cho xã hội .
C/KẾT LUẬN :
 Dân tộc Việt Nam sớm hình thành một nề đạo đức có ý thức tu dưỡng ,gìn giữ cũng như tinh thần hiếu học.Để phát huy truyền thống ấy ,là thế hệ trẻ,những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp,kiến thức vững vàng thông qua con đường giáo dục.Bác Hồ đã chỉ ra rằng”hiền dữ đâu phải là tính sẵn,phần nhiều do giáo dục mà nên”.
 Từ thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc,từ những ý kiến chỉ dạy của Bác Hồ cho thấùy việc giáo dục thế hệ trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết đó là trách nhiệm của giáo viên của nhà truờng góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống cho những học sinh,cá biệt nói riêng và toàn thể học sinh nói chung.Để giáo dục học sinh có hiệu quả tốt hơn tôi đề nghị :
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp vừa có chuyên môn vưà có nghiệp vụ vững vàng,có tinh thần trách nhiệm cao,vừa có cái tâm của người thầy.
+Xây dựng cơ chếù phối hợp tốt giữa nhà trường gia đình và xã hội .Phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong trường học.
Trên đây là một ssố kinh nghiệm và phương pháp giáo dục đạo đức học tập học sinh cá biệt của tôi.Mong các đồng nghiệp đọc và đóng góp ý kiến để cùng tôi đưa ra những biện pháp giáo dục học sinh hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docSáng kiến kinh nghiệm Vip.doc