Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng ngân hàng hoạt động nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học phần tiếng việt ở thcs

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng ngân hàng hoạt động nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học phần tiếng việt ở thcs

Hiện nay vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinhTHCS là vấn đề không còn mới, nhưng trong thực tiễn dạy học nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh sao cho thực sự có ý nghĩa tích cực. Mọt trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là giáo viên có ít “vốn” về các loại hoạt động tự lực của học sinh, vì thế họ không có nhiều những lựa chọn và không thường xuyên yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt độngmột cách tích cực nhất.

 Trong khi đó, hoạt động học tập của học sinh THCS đang còn là một hoạt động mới mẻ, các em chưa tự mình tìm ra các hoạt động cho bản thân để nâng cao hiệu quả nhận thức.

 Theo Gillian Frost, trong sáu điểm cần chú ý trong tiết học theo “Phương pháp học sinh – trung tâm” có một điểm quan trọng sau đây: “Giáo viên cần giao cho học sinh thực hiện các hoạt động theo đúng trình độ và nhu cầu nhận thức của học sinh” để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng ngân hàng hoạt động nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học phần tiếng việt ở thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng và sử dụng ngân hàng hoạt động nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học phần Tiếng Việt ở THCS.
A. Đặt vấn đề:
Sự cần thiết phải xây dựng ngân hàng các hoạt động nhận thức cho học sinh THCS.
	Hiện nay vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức cho học sinhTHCS là vấn đề không còn mới, nhưng trong thực tiễn dạy học nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh sao cho thực sự có ý nghĩa tích cực. Mọt trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là giáo viên có ít “vốn” về các loại hoạt động tự lực của học sinh, vì thế họ không có nhiều những lựa chọn và không thường xuyên yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt độngmột cách tích cực nhất.
	Trong khi đó, hoạt động học tập của học sinh THCS đang còn là một hoạt động mới mẻ, các em chưa tự mình tìm ra các hoạt động cho bản thân để nâng cao hiệu quả nhận thức.
	Theo Gillian Frost, trong sáu điểm cần chú ý trong tiết học theo “Phương pháp học sinh – trung tâm” có một điểm quan trọng sau đây: “Giáo viên cần giao cho học sinh thực hiện các hoạt động theo đúng trình độ và nhu cầu nhận thức của học sinh” để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
	Vì vậy cần thiết phải cung cấp cho giáo viên và giúp giáo viên tự xây dựng ngân hàng các hoạt động nhận thức để tiện cho hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của các em.
	Trong môn Ngữ văn THCS phần tiếng Việt là phần cần có nhiều hoạt động tự lực của học sinh, vì mục đích của dạy tiếng Việt là giúp học sinh có đủ kĩ năng vận dụng và khai thác ngôn ngữ. Vì vậy việc xây dựng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh đối với phần tiếngViệt trong dạy học để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh bằng những hành động học tập cụ thể là cần thiết.
b. nội dung sáng kiến.
I. định hướng xây dựng các ngân hàng hoạt động cho học sinh nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh THCS.
	Việc xây dựng các ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh nên có một nhóm chuyên gia soạn thảo và mỗi giáo viên tự bổ sung khi cần thiết. Bước đầu chúng tôi xin đề xuất các định hướng sau:
1) Ngân hàng các hoạt động nhận thức cho học sinh phải lấy tư tưởng dạy học hướng tập trung vào học sinh làm chủ đạo. Nghĩa là các hoạt động này phải huy động được tính tự lực cao ở học sinh trên cơ sở có sự điều khiển của giáo viên.
2) Ngân hàng các hoạt động nhận thức của học sinh phải phù hợp với các mức độphát triển của hoạt động nhận thức trong từng độ tuổi trong bậc THCS.
3) Ngân hàng các hoạt động nhận thức của học sinh phải bao gồm các mức độ tư duy của học sinh từ thấp đến cao. TheoBloom thì có sáu thang bậc trong các mức độ nhận thức của học sinh: Biết- hiểu- áp dụng- phân tích- tổng hợp- đánh giá.
	Ví dụ: Biết – Cần các hoạt động đặc trưng sau: nhận ra, liệt kê, đọc lại, kể tên, chỉ ra
	Hiểu – cần các hoạt động đặc trưng sau minh hoạ, diễn đạt lại, trình bày lại, tìm cách thể hiện khác, giải thích
4) Ngân hàng các hoạt động nhận thức cho học sinh phải phù hợp với đa dạng các hình thức khác nhau của hoạt động dạy học như: hoạt động chung của lớp, nhóm, cá nhân
II. xây dựng ngân hàng hoạt động nhận thức phần tiếng việt cho học sinh THCS.
	1) Điền thông tin vào chỗ trống (có cho sẵn hoặc không cho sẵn) trong các câu cho sẵn. Những từ còn thiếu có thể là những loại từ đang được dạy trong bài. Ví dụ: Tất cả những từ còn thiếu là những danh từ.
	2) Liệt kê tất cả “các từ khác thay thế cho từ.”, cho sẵn một từ và các từ đồng nghĩa khác.
	3) Tạo ra một tập hợp từ. 
Ví dụ: một yêu cầu đặt ra là : em hãy tìm tất cả các tính từ miêu tả vật này. Em chỉ có 5 phút thôi.
	4) Hãy phân tích loại từ cho sẵn này. Em có thể viết riêng ra, gạch dưới hoặc khoanh tròn trong bài.
	5) Phân tích từ loại trong bài (ví dụ: các dạng từ) và chọn từ khác để thay thế mà nghĩa vẫn không thay đổi.
	6) Sắp xếp lại các từ cho sẵn để tạo thành các câu có nghĩa.
	7) Cho sẵn một số từ, hãy hoàn thành câu với những từ đó.
Ví dụ: cho các từ như : nước, mưa, nó, trút xuống. 
 Câu có thể đặt ra là: Mưa trút xuống nhanh như vậy cho nên nó đã gây nên hiện tượng nước sông dâng lên.
	Có thể yêu cầu học sinh hoàn thành càng nhiều câu càng tốt bằng cách sử dụng những từ đã cho sẵn này.
	8) Đưa ra một bảng liệt kê các từ có nhiều loại khác nhau, hãy phân loại thành các loại từ khác nhau.
Ví dụ: Danh từ riêng và danh từ chung.
	9) Khớp ghép tương ứng từ với các từ đồng nghĩa của nó, cho sẵn một từ và một bảng liệt kê các từ có thể ghép với nghĩa tương ứng của nó. Học sinh cần phải phân tích được đâu là những từ đúng trong bảng liệt kê này (những từ này có thể là tính từ hay động từ)
	10) đóng vai trò là một giáo viên, hãy tìm lỗi sai cho học sinh trong các câu cho sẵn: dấu câu, trật tự từ, cách dùng từ và viết lại cho đúng.
	11) Từ những loại từ đã cho (ví dụ như tính từ), hãy viết các câu văn có nghĩa hoặc một câu chuyện ngắn hoặc một bài thơ ngắn sử dụng từ này sao cho đúng.
	12) Dùng một từ cho sẵn để đặt càng nhiều câu càng tốt.
	13) Khớp ghép với từ ngữ tương ứng.
	14) Hãy viết một từ đúng ghép với định nghĩa cho sẵn.
	15) Hãy tìm các từ ngữ để điền vào chỗ trống trong câu sao cho đúng để hình thành một đoạn văn có nghĩa.
	16) Khớp ghép từ với bức tranh tương ứng có nghĩa.
	17) Vẽ một bức tranh để ghép với nghĩa của một từ cho sẵn và ngược lại, viết từ ghép với tranh.
	18) Khớp các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa tương ứng.
	19) Cho sẵn một từ và một bảng liệt kê các từ có thể khớp tương ứng hoặc đồng nghĩa với từ đó. Học sinh cần phải phân tích để tìm ra những từ đúng
III. sử dụng ngân hàng hoạt độngnhân thức phần tiếng việt trong dạy học ở THCS.
	Khi đã có các ngân hàng hoạt động, để sử dụng có hiệu quả, cần thông qua các yêu cầu sau đây:
1. Lựa chọn ngân hàng các hoạt động theo đúng môn học.
2. Căn cứ vào bài học cụ thể: vị trí bài học trong chương trình, nội dung bài học để lựa chọn các hoạt động trong ngân hàng cho phù hợp.
 3. Căn cứ vào trình độ của đối tượng dạy học để đặt ra các yêu cầu trong từng hoạt động cho sát hợp.
4. Cần thay đổi các hoạt động ở mỗi bài trong một môn, phân môn để tạo ra tính đa dạng trong các hoạt động nhận thức nhằm tăng hứng thú nhận thức và phát triển trí tuệ cho học sinh.
5. Mỗi một bài học, nội dung dạy học cần có một số hoạt động chính làm chủ đạo.
6. Mỗi một hình thức tổ chức dạy học cần có một số hoạt động phù hợp, không nên áp dụng một cách máy móc các hoạt động cho mọi hình thức dạy học.
Ví dụ: - Hình thức học tập cá nhân của học sinh cần những hoạt động gì?
	 - Hình thức học tập theo nhóm nhỏ cần những hoạt động gì?
	 - Hình thức học tập của nhóm trung tâm cần những hoạt động gì?
	 - Hình thức hoạt động theo nhóm lớn cần những hoạt động gì?....
C. Kết luận và đề xuất sư phạm
I. kết luận:
	- Có nhiều con đường và cách thức cho giáo viên có thể vận dụng để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học môn Ngữ văn nói chung phần tiếng Việt nói riêng. Trong dó, việc xây dựng và vận dụng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh là một con đường cần được quan tâm. 
	 - Việc xây dựng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh trong phần tiếng Việt của môn ngữ văn ở THCS dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là nhằm nâng cao dung lượng các hoạt động tự lực của học sinh. Trong quá trình lĩnh hội tri thức tiếng Việt theo tinh thần “ học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn”. 
	 - Ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần tiếng Việt của môn Ngữ văn có tác dụng giúp cho giáo viên có nguồn “vốn” để tổ chức hoạt động nhận thức nội dung dạy học tiếng Việt cho học sinh một cách thuận lợi góp phần đa dạng hoá các loại hình hoạt động trên lớp của học sinh. 
	 - Ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần tiếng Việt giúp giáo viên vận dụng thuận lợi đa dạng các hình thức tổ chức dạy học như các hình thức: lớp- bài; thảo luận nhóm; ngoại khoá
II. đề xuất sư phạm:
	 - Môn Ngữ văn ở THCS có các phần Tập làm văn, tiếng ViệtVới mỗi phần trong kết cấu, cấu thành môn Ngữ văn cần có một ngân hàng hoạt động nhận thức riêng để tiện lợi cho việc dạy học. Các ngân hàng hoạt động nhận thức này cần được cơ quan quản lí giáo dục tổ chức cho các giáo viên giàu kinh nghiệm xây dựng.
	 - Để tránh sự lúng túng và đơn điệu ttrong việc tổ chức hoạt động nhận thức phần tiếng Việt môn Ngữ văn ở THCS. Mỗi giáo viên cần có thói quen sử dụng ngân hàng hoạt động nhận thức cho học sinh.
	 - Mỗi giáo viên cần vận dụng linh hoạt ngân hàng hoạt động nhận thức đã được xây dựng để phù hợp với từng điều kiện dạy học cụ thể và trình độ đối tượng học cụ thể.
	 - Khuyến cáo tất cả các giáo viên dạy học Ngữ văn xây dựng và khai thác tốt ngân hàng hoạt động nhận thức của học sinh để nâng cao hiệu quả dạy học.
D. tài liệu tham khảo:
	1. Ngữ văn lớp 6 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2002.
	2. Ngữ văn lớp 7 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2003.
	3. Ng ữ văn lớp 8 tập 1,2. NXB Giáo dục Hà Nội- 2004
	4. Ngữ văn lớp 9 tập 1,2 . NXB Giáo dục Hà Nội- 2005.
	5. Phương pháp dạy học tích cực- Nguyễn Kì- NXB Giáo dục Hà Nôị 1995.
	6. Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học- Chu Trọng Tuấn- NXB Giáo dục Hà Nội, 2000.
	7. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm- Oxfam Anh, Việt năm 2000. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien KN.doc