Sáng kiến kinh ngiệm Kinh nghiệm dạy thơ trữ tình hiện đại

Sáng kiến kinh ngiệm Kinh nghiệm dạy thơ trữ tình hiện đại

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới vối nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế. Nó đòi hỏi một sự phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội của toàn đất nước, trước vấn đề đó Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới văn hoá giáo dục bởi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với mục tiêu trên bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều những noọi dung giải pháp và cải cách giáo dục, tiêu biểu là chương trình thay SGK đổi mới GDPT ở các cấp học.

- Căn cứ vào nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội khoá X về mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là:

- Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước: Phù hợp với thực tiễn dân tộc Việt Nam. Tiếp cạn trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 

doc 26 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh ngiệm Kinh nghiệm dạy thơ trữ tình hiện đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A - Phần mở đầu
 I - Lý do chọn đề tài
 1 - Căn cứ pháp chế
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới vối nền công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế. Nó đòi hỏi một sự phát triển toàn diện về kinh tế - văn hoá - xã hội của toàn đất nước, trước vấn đề đó Đảng và nhà nước ta rất quan tâm tới văn hoá giáo dục bởi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với mục tiêu trên bộ giáo dục và đào tạo đã có nhiều những noọi dung giải pháp và cải cách giáo dục, tiêu biểu là chương trình thay SGK đổi mới GDPT ở các cấp học.
- Căn cứ vào nghị quyết số 40/2000/QH10 của quốc hội khoá X về mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là:
- Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước: Phù hợp với thực tiễn dân tộc Việt Nam. Tiếp cạn trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
- Căn cứ vào việc thực hiện chỉ thị số14/2001/CT - TTg của thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư trung ương đảng về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, chỉ thị số 22/2003/CT - BGD và ĐT ngày5/6/2003 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Quyết định 14/2004/QĐ - BGD và ĐT ngày 17/5/2004 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trung học cơ sở.
2 - Cơ sở lý luận 
Văn bản văn chương là một văn bản nghệ thuật. Nghệ thuật nào cũng lấy cái đẹp làm tôn chỉ mục đích. Dạy văn là khám phá cái hay cái đẹp trong văn bản nghệ thuật nên trước hết nó phải là một nghệ thuật, nghệ thuật và phô diễn cái đẹp. Môn văn là một trong hai môn hiện nay vẫn được coi là môn học chính ở cấp học phổ thông, vì vậy môn học này có vị trí đáng kể trong nhà trường THCS hiện nay.
Và do đó nó phải đạt được yêu cầu giáo dục là khơi dậy, phát triển nhân cách cho học sinh. Định hướng cho các em những tiêu chí sống khi bước vào đời.
Nếu môn toán dạy cho học sinh cách tính toán cần tới sự chính xác thì môn văn giúp phần hoàn thiện tâm hồn cho các em bởi: Dạy văn là dạy người. Vì vậy, dạy văn học trong nhà trường thật nặng nề và có mục đích nhiều bề, nhiều mặt, sức mạnh của môn Ngữ văn là sức mạnh tổng hợp: sức mạnh của khoa học và nghệ thuật, sức mạnh của trí tuệ và tâm hồn. Văn học luôn tạo ra sự hài hoà thư giãn cho con người. Vì vậy môn Ngữ văn luôn hướng con người tới Chân - Thiện - Mĩ.
Một trong những mảng không thể thiếu trong môn văn đó là mảng thơ trữ tình. Thơ là một hiện tượng văn học rất phức tạp, có thể nói là kì diệunhư nhà thơ Sóng Hồng đã nói: “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Không giống như văn xuôi, nhà thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, tư tưởng qua nhân vật trữ tình.
Thơ trữ tình nói riêng, thơ nói chung ra đời từ cảm xúc cụ thể của tác giả về một hiện tượng, sự kiệnbởi vậy trong bài thơ có cái “thần” chớp nhoáng, khác hẳn tác phẩm văn xuôi nhà văn có sự thai nghén lâu dài. Bởi thế người ta nói, tiếng thơ là tiếng lòng. Vậy làm thế nào làm thế nào để khai thác tiếng lòng ấy thật đầy đủ, sâu sắc, lột tả dược cảm xúc chớp nhoáng ấy của tác giả ? Đó là cả một vấn đề lớn trong dạy thơ trữ tình.
3 - Cơ sở thực tiễn
Hiện nay có thể thấy số lượng các bài thơ trong sách giáo khoa THCS là khá lớn. Song việc dạy thơ theo tôi chưa được quan tâm đúng mức. Giáo viên còn lệ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn, đôi khi lười suy nghĩ, lười cảm thụ mới chỉ khai thác tác phẩm thơ một cách hời hợt, thiếu hẳn chiều sau, quên hẳn một điều “thơ là cảm xúc là tiếng lòng của tác giả”.
Hơn nữa hiện nay sách hướng dẫn, tham khảo quá nhiều dẫn đến hiện tượng định hướng bị “loãng”, nhiều thông tin. Thậm trí có sách viết bị sai kiến thức, hoặc không hoàn toàn chính xác, đi lệch hướng của bài thơ bài văn. Cho nên giáo viên dạy văn chúng tôi cảm thấy còn khó khăn trong việc giảng dạy, nhất là đối với những tác phẩm thơ trữ tình.
II - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 - Mục đích nghiên cứu
Như trên đã nói, việc dạy văn là một nghệ thuật, nó có những đặc thù riêng của môn học trong đó ngôn từ là một yếu tố không thể thiếu. Ngôn từ ở đây ta phải hiểu không chỉ là ngôn từ của giáo viên mà còn là sự hiểu biết và vốn ngôn từ của học sinh nữa. Đối với các em học sinh là con em đồng bào dân tộc Hmông ở các bản xã thì vốn tiếng phổ thông của các em có thể sử dụng và hiểu được là rất hạn chế đâu dám nói đến ngôn từ nghệ thuật. Vì vậy nếu ta cần phải có những nghiên cứu mạnh dạn thử nghiệm để sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Từ nhận thức đó chúng tôi đã tiến hành áp dụng thử nghệm và:
 - Đề xuất thêm một số yêu cầu về phương pháp dạy - học tác phẩm thơ trữ tình thông qua bài thơ “Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh”.
 - Cụ thể hoá lý luận dạy - học thơ nói chung và lý luận tiếp nhận thơ trữ tình nói riêng.
2 - Nhiệm vụ của đề tài
 - Thông qua bài thơ “Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh”, chỉ ra những nét dặc trưng của thơ để từ đó đề xuất một số phương pháp dạy - học thơ trữ tình, theo phương pháp đổi mới.
III - Phạm vi nghiên cứu của đề tài
 - Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chung.
 - Nghiên cứu bằng thực tiễn giảng dạy và quá trình thực hiện chuyên đề.
IV - Đối tượng nghiên cứu
 - Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. Chỉ ra những nét đặc trưng của thơ để từ đó đề xuất một số ý kiến
 - Đối tượng nghiên cứu là học sinh khối 7 trường THCS xã Lao Chải - huyện Mù Cang Chải - tỉnh Yên Bái
V - Thời gian nghiên cứu
- Từ năm học 2005 đến năm học 2007
VI - Phương pháp nghiên cứu
 Từ cơ sở lý luận chung, cộng với thực tiễn giảng dạy, khi làm đề tài này tôi xác định như sau:
 - Khảo sát thực tế việc giảng dạy và học thơ trữ tình hiện đại ở trường THCS (không chỉ riêng trong phạm vi trường mình) để từ đó đề ra biện pháp cụ thể cho việc dạy một giờ thơ trữ tình trên cơ sở đó tôi tìm ra phương pháp cơ bản nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ này là:
1 - Phương pháp khảo sát thống kê.
Bố trí thời gian dự giờ thăm lớp các giáo viên trong trường, trao đổi với giáo viên trong trường, trong huyện về giảng dạy thơ trữ tình . Tìm hiểu tâm lý chung của thầy và trò khi dạy và học tác phẩm mới đưa vào chương trình Ngữ văn lớp 7 (Tiếng gà trưa). Từ đó thống kê kết quả có bao nhiêu giáo viên hứng thú, tâm huyết với giảng dạy tác phẩm thơ. Đánh giá có bao nhiêu giờ dạy đủ tiêu chuẩn để xếp vào thang bậc giỏi, có bao nhiêu giờ giỏi, khá, trung bình, giờ không đạt.
Bên cạnh đó tìm hiểu tâm trạng của học sinh khi tiếp nhận bài thơ đó, xem có bao nhiêu phần trăm học sinh yêu, hiểu thơ. Tại sao lại có hiện tượng học sinh học thuộc mà không hiểu thơ? để từ đó tìm ra những hướng đi mới.
2 - Phương pháp đọc tài liệu
Từ nghiên cứu thực tế kết hơp với việc đọc tài liệu, tìm hiểu tài liệu trong SGK, SGV, sách bài soạn, các chuyên đề bồi dưỡng về thơ. Vấn đề giảng dạy tác phẩm của nhà xuất bản in lần thứ 4 và cuấn đổi mới phương pháp dạy học văn. Tôi đã đọc ghi chép những điều cốt lõi cơ bản liên quan đến thơ trữ tình và phương pháp đổi mới giảng dạy thơ trữ tình hiện đại, từ đó tổng hợp đúc kết kinh nghiệm giảng dạy thơ trữ tình hiện đại của bản thân nhất là bài thơ “Tiếng gà trưa” để tìm ra giải pháp mới nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy thơ theo phương pháp đổi mới bậc THCS.
B - Phần nội dung đề tài
I - Thực trạng công tác dạy và học thơ trữ tình hiện đại ở trường THCS
1 - Về phía giáo viên
Như đã đề cập ở phần mở đầu việc dạy thơ trữ tình ở trường THCS hiện nay không chỉ gặp khó khăn về phương pháp luận mà còn mắc nhiều ở thực tế giảng dạy của giáo viên.
Về mặt phương pháp luận chưa có một giải pháp nào gọi là tối ưu nhất, mô hình cố định cho việc soạn giảng một một tác phẩm trữ tình.
Trên thực tế việc giảng dạy kiểu học truyền thụ kiến thức một chiều khá phổ biến. Thông thường giáo viên chỉ cốt hiểu và nắm vững nội dung cơ bản của bài rồi truyền đạt cho học sinh, như vậy sẽ mang tính áp đặt. Giáo viên chỉ cần học sinh ghi nhớ và tái hiện bài dạy của mình và lấy thế làm hài lòng. Thế nhưng ngay cả những nội dung ấy chắc gì đã cảm thụ tốt, đôi khi bài giảng trở nên chắp vá tới tức cười vì sự vay mượn các kiến thức từ các tài liệu khác nhau về tác phẩm.
- Vậy đến bao giờ mới khắc phục được tình trạng này ?
Không ít giáo viên còn cho rằng một gìơ dạy có chất lượng phải bình thật hay, nhồi cho học sinh được nhiều kiến thức. Có biết đâu đối với học sinhTHCS dung lượng kiến thức như vậy là quá lớn, các em không thể tiếp nhận hết. Mà đã chú ý bình hay, mải mê cung cấp kiến thức trong 45phút dạy thì dẫn đến tình trạng hỏi quá ít, học sinh ít có cơ hội trả lời, bày tỏ, phát huy tính tích cực sáng tạo của bản thân. Hoặc các câu hỏi quá đơn giản chỉ mang tính chất tái hiện, học sinh nhìn vào sách có thể trả lời được ngay, không có tình huống, không có câu hỏi “điểm nóng”
Vậy nguyên nhân là do đâu ? Có phải tất cả đều rơi vào tình trạng ấy không ? Xin trả lời: Không hẳn như vậy, Vẫn có người thành công với giờ dạy thơ nhưng số đó không nhiều. Về cơ bản những giáo viên mắc phải tình trạng trên do các nguyên nhân sau:
- Giáo viên nhiều tuổi chưa theo kịp phương pháp đổi mới do quá quen kiểu cũ.
- Giáo viên trẻ ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy
- Giáo viên lười cảm thụ, phụ thuộc nhiều kiến thức ở SGV và sách tham khảo, không chịu tìm tòi sáng tạo.
Năng lực cảm thụ thơ của mỗi giáo viên THCS còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cảm thụ thơ, hiểu thơ theo phương pháp chủ đạo thay SGK điều đó dẫn đến hai biểu hiện cụ thể:
*1 Thứ nhất: xáo mòn trong cảm xúc (do phụ thuộc vào tài liệu, sách hướng dẫn tham khảo).
*2 Thứ hai: cảm xúc nông cạn do chưa nắm vững nội dung và nghệ thuật tác phẩm.
- Giảng thơ trữ tình mà không nắm được cảm xúc chính; không hiểu hết các tầng nghĩa mà ta gọi là “ý tại ngôn ngoại” thì không thể chiếm lĩnh được chọn vẹn cái hay, cái đẹp của bài thơ .
- Thực trạng chung mà tôi nắm bắt được là như vậy, vấn đề đặt ra là chính giáo viên chúng ta phải khắc phục được tình trạng trên.
2 - Về phiá học sinh.
Nơi chúng tôi thhực nghiệm đề tài này là một huyện vùng núi. Học sinh là con em đồng bào người Hmông. Điều kiện tiếp xúc với các luồng văn hoá, độ nhanh nhạy còn hạn chế, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến học tập: chính bản thân các em đã thụ động.
- Hơn nữa hầu hết gia đình các em còn khó khăn không có điều kiện quan tâm đến học tập của con em mình. Đối với môn học nào cũng cần có sự đầu tư, và môn văn rất cần các em có chút ít vốn sống, nhất là thơ. Nếu không có sự hiểu biết cảm thụ sẽ rất khó.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất do giáo viên đã tạo cho các em thụ động ghi chép, chưa có tìm tòi sáng tạo, tự phát hiện một câu, một từ hay, “từ đắt” trong bài thơ. Tình trạng chung là hiểu theo cách hỉêu của giáo viên, cảm theo cách cảm của giáo viên như đã đề  ... nào của Xuân Quỳnh cũng viết về trẻ em?
hoặc: Cũng viết về tuổi thơ trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” Xuân Quỳnh lại đề cập tới những vấn đề hoàn toàn khác? Hãy chỉ ra sự khác nhau ấy?
Với câu hỏi này giáo viên có thể sử dụng luyện tập cho các em ngay trong bài giảng, không cần phải đưa vào phần cuối.
Như vậy theo tôi việc luyện cho học sinh là cần thiết. Tuy nhiên giáo viên không nên áp dụng quá máy móc, tự giáo viên cần biết lựa chọn sử dụng cách luyện tập sao cho phù hợp với từng bài.
III - Kết quả khảo sát thông qua giờ dạy thực nghiệm
Với những định hướng trên, tôi tiến hành dạy bài thơ “Tiếng gà trưa” ở lớp 7A trường PTCS Lao Chải - Mù Cang Chải.
- Kết quả cho thấy chất lượng giờ dạy khá khả quan
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên các em học sinh đã phân tích, cảm thụ đúng hướng. Bài học sôi nổi, kiến thức khai thác đầy đủ, sâu sắc, học sinh đọc diễn cảm đạt tới 90% ; phát hiện hình tượng ngôn từ đặc sắc trong thơ đạt 80%.
IV - Kết luận thực nghiệm 
Như vậy có thể nói rằng:
- Tất cả những vấn đề giáo viên định trình bầy phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo được thể hiện ở bài soạn của giáo viên.
- Dạy thơ phải biết kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy văn nói chung, dạy thơ nói riêng để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất với bài thơ tuỳ theo đối tượng học sinh.
- Trong quá trình giảng dạy phải chú ý đến đối tượng học sinh, phải có biện pháp động viên kịp thời để kích thích hứng thú học tập của các em như: một lời khen, lời động viên, cho điểm.
- Phải biết lắng nghe thông tin từ phía học sinh để điều trình bày dạy và học uốn nắn quá trình tiếp nhận cảm thụ của học sinh đi đúng hướng.
- Giáo viên nên rèn luyện học sinh có nhu cầu khả năng bộc lộ suy nghĩ và tình cảm của mình.
* Sau giờ dạy tôi và tổ chuyên môn tiến hành kiểm tra khảo sát lớp thực nghệm 7A
* Kết quả: 95% Các em hiểu sâu sắc và cảm thấy yêu thích bài thơ “Tiếng gà trưa”. Và như vậy phương pháp tiếp nhận bài thơ Tiếng gà trưa đã thu được kết quả như mong muốn.
 V - Giáo án thực nghiệm.
 Văn bản:
Tiếng gà trưa
 - Xuân Quỳnh -
A - Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.
- Thấy dược nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.
 B - Chuẩn bị
- Thầy: soạn giáo án, chuẩn bị các bước cho bài giảng
 + Chuẩn bị tích hợp: với tiếng việt - phần điệp ngữ, với TLV - phàn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
 + Làm đồ dùng dạy học: tranh minh hoạ, bảng phục vụ cho giờ dạy
- Trò: soạn bài theo SGK
C - Tiến trình
1 - ổn định lớp: 
2 - Kiểm tra bài cũ:
 - Cho biết những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Cảnh Khuya .
- Phân tích hai câu đầu của bài thơ, nêu ghi nhớ của bài.
3 - Bài mới
*1 Hoạt động 1
 Giớ thiệu bài
*2 Hoạt động 2
- Gọi học sinh đọc phần chú thích (*) trong SGK
H: Em hãy cho biết đôi nét về tác giả Xuân Quỳnh?
H: Kể tên một vài tập thơ của nhà thơ mà em biết?
H: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tiếng gà trưa?
*3 Hoạt động 3
- Giáo viên đọc mẫu hướng dẫn học sinh đọc bài thơ
(Yêu cầu: đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những tư ngữ miêu tả)
- Giải nghĩa từ khó: Gọi học sinh đọc phần chú thích SGK.
H: Tiếng gà vọng vào tâm trí của người lính trong hoàn cảnh nào?
H: Vì sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người lại chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?
H: Đối với người ra trậntiếng gà trưa gợi những cảm giác mới lạ nào?
H: Vì sao âm thanh tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó của con người?
H: Tiếng gà gợi trong lòng tác giả đối với làng xóm quê hương như thế nào?
H: tiếng gà trưa đã khơi dậy những hình ảnh thân thương nào trong đoạn thơ thứ hai?
H: Những con gà mái với n hững quả trứng hồng hiện lên qua những chi tiết nào?
H: Những màu sắc của gà và trứng đã gợi vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê?
H: Lời thơ: Này con gà mái như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ này có sức biểu hiện như thế nào tình cảm của con người với làng quê?
H: Trong âm thanh tiếng gà trưa, nhiều kỉ niệm tình bà cháu hiện về. Thêo em đó là những kỉ niệm nào?
H: Chi tiết bà mắng cháu gợi cho êm những suy nghĩ gì về tình bà cháu?
H: Nỗi lo toan của bà trong đoạn thơ này gợi những cảm nghĩ gì trong em?
H: Trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu hình ảnh bà hiện lên với những đức tính nào?
H: Những chắt chiu lo toan của bà được bù lại bằng niềm vui của cháu, điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm
H: Tình bà cháu thể hiện trong lời nói, cử chỉ, cảm xúc bình thường nhưng tại sao tình cảm ấy lại thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?
H: Tiếng gà trưa còn gợi cả những suy tư của con người về hạnh phúc về cuộc chiến đấu hôm nay?
H: Vì sao ta có thể nói rằng tiếng gà trưa mang lại bao nhiêu hạnh phúc? 
H: Như thế trong giấc ngủ hồng những trứng, con người chỉ có thể mơ những điều gì?
H: Em hãy nhận xét ý nghĩa của những từ “vì” được lặp lại liên tiếp ở những câu thơ? Từ “vì” được sử dụng với biện pháp nghệ thuật gì?
H: Vì sao người chiến sỹ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ?
H: Khi chiến đấu vì tổ quốc, xóm làng, vì bà, vì tiếng gà và ổ trứng hồng con người sẽ mang một tình yêu đất nước như thế nào?
*4 Hoạt động4
H: Bài học cho em những điều gì cần ghi nhớ?
*5 Hoạt động5
H: Văn bản Tiếng gà trưa là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc của con người, Theo em những cảm xúc nào được bộc lộ?
H: Cảm xúc chủ đạo của bài thơ?
H: Cảm xúc nào khiến ta đồng cảm?
I - Giớ thiệu tác giả, tác phẩm
1 - Tác giả
- XuânQuỳnh (1942 - 1988), là nhà thơ nữ xuất sắc của thơ hiện đại
- Các tác phẩm chính: Chồi biếc ( 1963), 
2 - Tác phẩm
- Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiếnn chống Mĩ tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm của tuổi thơ
II - Tìm hiểu tác phẩm
1 - Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm lãng quên
- Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ, trên đường hành quân
- Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh báo điều tốt lành.
- Đó là tiếng gà trưa dễ tạo thành những kỉ niệm khó quên của con người.
- Cảm thấy tiếng gà trưa xao động
- Cảm thấy bàn chân đỡ mỏi
- Cảm thấy tuổi thơ hiện về
- Trong không gian yên tĩnh của buổi trưa, tiếng gà trưa đem lại niềm vui cho con người, tiếng gà gợi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
* Đó là tình làng quê thắm thiết, sâu nặng
2 - Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm thơ ấu
- Hình ảnh con gà với những quả trứng hồng
- Hình ảnh người bà với những lo toan
- ổ rơm hồng quả trứng
- Khắp mình hoa đốm trắng
- Lông óng như màu nắng
- Gợi vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, bình dị, hiền hoà.
- Biểu hiện tình cảm nồng hậu, gần gũi, thân thương, sự gắn bó của con người với gia đình, làng quê.
- Những kỉ niệm tình bà cháu:
 + Lời bà mắng
 + Cách bà chăm chút từng quả trứng
 + Nỗi lo của bà
 + Niềm vui của cháu
- Người bà thôn quê chịu thương chịu khó chắt chiu niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan.
- Là nỗi lo niềm vui của cháu
- Là nỗi lo chân thực của bà trong cuộc sống khó khăn
- Nghèo nhưng hiền thảo , hết lòng vì con cháu
- Chịu đựng, hy sinh
- Thảo luận:
 + Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ.
 + Vui vì có quần áo mới
* Niềm vui thật thiêng liêng
- Đó là tình cảm ấm áp chân thật của tình ruột thịt
- Là tình cảm gia đình, tình quê hương, tình cội nguồn trong mỗi con người
3 - Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa.
- Suy tư về hạnh phúc: “Tiếng gà trưa sắc trứng”
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay: “Cháu chiến đấu hôm nay”
( Học sinh trao đổi nhóm)
- Mơ những niềm vui và hạnh phúc
- Điệp từ “vì”: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả.
- ổ trứng và tiếng gà là những điều thân thương, là biểu tượng hạnh phúc ở miền quê.
- Đó là tình yêu rộng lớn, sâu sắc, cao cả.
III - Tổng kết
 * Ghi nhớ
 (SGK)
IV - Luyện tập
 4 - Củng cố: - Em hãy nhắc lại ba ý chính của bài?
 5 - Dặn: Soạn bài “Cốm”. Một thứ quà của lúa non.
 * Hướng dẫn soạn bài:
 - Cảm nghĩ về nguồn gốc Cốm.
 - Tìm hiểu những tư ngữ thể hiện những giá trị của cốm
 - Cảm nghĩ về sự thưởng thức cốm.
C - Kết luận 
Như vậy từ yêu cầu vế vấn đề nâng cao chất lượng của giờ dạy Ngữ văn nói chung, giờ dạy thơ trữ tình nói riêng trong chương trình THCS. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những ý kiến trên. đó là cả một quá trình tích luỹ, thử nghiệm và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp của bản thân tôi. Nó đã dược trải nghiệm thông qua một số giờ dạy thực tế ở khối lớp 7 trường PTCS Lao Chải. Đặc biệt là bài thơ “Tiếng gà trưa” qua thực tế của giờ dạy cụ thể như trên nó đã đem lại một kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện ở: Mặc dù đối tượng học sinh ở Bản còn có không ít hạn chế về mặt ngôn từ “văn nghệ thuật” nhưng qua việc nghiên cứu tiếp cận với các em đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu đối tượng các em không những đã có sự cải thiện về nhận thức văn chương mà còn có nhiều chiều hướng tích cực hơn trong nhận thức về các giờ học văn. 
D - Kiến nghị đề nghị 
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, thường xuyên tham gia các chuyên đề trong tổ tôi xin được bàn góp thêm một chút về phương pháp dạy môn Ngữ vănTHCS nói chung, dạy thơ trư tình hiện đại nói riêng. Tôi rất mong muốn (vì đây là một vấn đề mới mẻ) được các đồng chí đồng nghiệp bổ sung, để ý kiến của tôi được hoàn thiện và có hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Mục lục
 A - Phần mở đầu
I - Lý do chọn đề tài
1 - Căn cứ pháp chế
2 - Cơ sở lý luận
3 - Cơ sở thực tiễn
II - Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1 - Mục đích nghiên cứu
2 - Nhiệm vụ của đề tài
III - Phạm vi nghiên cứu của đề tài
IV - Đối tượng nghiên cứu
V - Thời gian nghiên cứu
VI - Phương pháp nghiên cứu
1 - Phương pháp khảo sát thống kê
2 - Phương pháp đọc tài liệu
B - Phần nội dung đề tài
I - Thực trạng công tác dạy và học thơ trữ tình hiện đại ở trường THCS
1 - Về phía giáo viên
2 - Về phía học sinh
II - Các giải pháp tiến hành
1 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
2 - Hướng dẫn đọc diễn cảm - Lắng nghe để biết điều mà tác giả muốn nói, tạo xúc động bao trùm mà lời thơ đưa lại cho mình
3 - Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ qua đặc trưng nghệ thuật, phát hiện những đặc sắc khác thường trong sáng tạo nghệ thuật của bài thơ
4 - Luyện tập
III - Kết quả khảo sát thông qua giờ dạy thực nghiệm
IV - Kết luận thực nghiệm
V - Giáo án thực nghiệm
C - Kết luận
D - Kiến nghị đề nghị
* Tài liệu tham khảo
1 - Một số vấn đề về văn học Việt Nam hiện đại ( Đại học sư phạm I - Hà Nội)
2 - Giảng văn văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Hà Nội)
3 - Bình giảng Ca Dao Dân Ca (Trần Đình Sử)
4 - Các tài liệu về thiết kế bài giảng văn, chương trình Ngữ văn THCS
ý kiến nhận xét của hội đồng giáo dục nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem_kinh_nghiem_day_tho_tru_tinh_hien_dai.doc