Xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển. Để thích ứng với sự phát triển đó, con người phải không ngừng đổi mới, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai tài liệu " Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn KT - KN" các môn học trong đó có môn Ngữ Văn THCS. Việc áp dụng việc giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong dạy - học đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD và sở GD & ĐT Quảng Ninh, Phòng GD & ĐT Tiên Yên đã có công văn số 570/GD -ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chuyên môn cấp học THCS năm 2010 -2011 đã chỉ rõ cần phải " tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS". Song hành với sự chỉ đạo này là khóa tập huấn cho giáo viên Ngữ Văn hè 2010 giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Việc giảng dạy bám sát chuẩn kiến thúc kĩ năng của giáo viên sẽ giúp hướng học sinh đến mục đích là chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức của mỗi bài học một cách cơ bản nhất. Tuy nhiên với học sinh vùng cao dân tộc thiểu số thì để làm được điều này không phải dễ dàng.
Vậy làm thế nào trong mỗi tiết học, giáo viên giúp cho học sinh nắm được tối thiểu một đơn vị kiến thức, kĩ năng ?
MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 I. Phần mở đầu 2 2 I .1. Lí do chọn đề tài 2 3 I. 1.1 . Cơ sở lí luận 2 4 I.1.2 Cơ sở thực tiễn. 2 5 I.2. Mục đích nghiên cứu . 3 6 I.3. Thời gian - địa điểm. 3 7 I.4. Phương pháp nghiên cứu . 4 8 I.5. Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn. 5 9 II. Phần nội dung 7 10 II.1. Chương I: Tổng quan. 7 11 II.1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7 12 II.1.2. Cơ sở lí luận. 7 13 II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu. 8 13 II..2.1. Thực trạng . 8 15 II.2..2. Đánh giá thực trạng 8 16 II..3.Chương III : Các biện pháp 10 17 II.3.1. Các biện pháp 10 18 II.3.2. Kết quả thực nghiệm. 18 19 II.3.3. Bài học kinh nghiệm. 19 20 III. Phần kết luận và kiến nghị 20 21 III.1. Kết luận. 20 22 III.2. Kiến nghị. 20 23 IV. Tài liệu tham khảo 23 24 V. Nhận xét của hội đồng khoa học cấp trường 29 25 VI. Nhận xét của hội đồng khoa học Phòng GD 30 I/ PHẦN MỞ ĐẦU: I.1.Lí do chọn đề tài: I.1.1.Cơ sở lí luận: Xã hội luôn luôn thay đổi và phát triển. Để thích ứng với sự phát triển đó, con người phải không ngừng đổi mới, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Năm học 2010 – 2011, Bộ GD & ĐT đã triển khai tài liệu " Hướng dẫn thực hiện theo chuẩn KT - KN" các môn học trong đó có môn Ngữ Văn THCS. Việc áp dụng việc giáo dục theo chuẩn kiến thức, kĩ năng góp phần khắc phục tình trạng quá tải trong dạy - học đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD và sở GD & ĐT Quảng Ninh, Phòng GD & ĐT Tiên Yên đã có công văn số 570/GD -ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chuyên môn cấp học THCS năm 2010 -2011 đã chỉ rõ cần phải " tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS". Song hành với sự chỉ đạo này là khóa tập huấn cho giáo viên Ngữ Văn hè 2010 giúp cho giáo viên hiểu rõ hơn về việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Việc giảng dạy bám sát chuẩn kiến thúc kĩ năng của giáo viên sẽ giúp hướng học sinh đến mục đích là chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức của mỗi bài học một cách cơ bản nhất. Tuy nhiên với học sinh vùng cao dân tộc thiểu số thì để làm được điều này không phải dễ dàng. Vậy làm thế nào trong mỗi tiết học, giáo viên giúp cho học sinh nắm được tối thiểu một đơn vị kiến thức, kĩ năng ? I.1.2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2010 -2011 là năm học đầu tiên áp dụng dạy học theo tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng cho các môn học, trong đó có môn Ngữ văn. Thực tế cho thấy việc áp dụng giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong môn Ngữ Văn, mà phân môn Tiếng Việt nói riêng cho học sinh vùng cao là vấn đề gặp nhiều trở ngại. Bởi các em học sinh ở đây là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc dân tộc Sán Chỉ nằm trên địa bàn xã vùng cao Đại Dực - một trong khu vực kinh tế khó khăn nhất của huyện Tiên Yên. Đa số các em sống xa trung tâm văn hóa của xã cũng như của huyện. Do đó, các em ít có điều kiện gặp gỡ giao lưu văn hóa với đồng bào các dân tộc khác. Hơn nữa, trong giao tiếp thường ngày các em chủ yếu dùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính vì vậy, vốn từ ngữ tiếng Việt và kinh nghiệm sử dụng tiếng Việt của các em là rất nghèo nàn gây khó khăn cho việc học môn Ngữ Văn nói chung, đặc biệt là phân môn Tiếng Việt lớp 9 nói riêng. Kết quả là một số tiết học chưa đạt chuẩn, hoặc một số học sinh sau tiết học chưa nắm được chuẩn kiến thức – kĩ năng. Xuất phát từ lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm " Một số biện pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 tại trường PTCS Đại Dực" để góp phần khắc phục những khó khăn trên, nâng cao chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt lớp 9 nói riêng và môn Ngữ Văn nói chung . I.2. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện sự chỉ đạo của các cấp quản lí giáo dục về dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, vấn đề được nghiên cứu nhằm khắc phục những khó khăn mà thực tiễn việc dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 vấp phải: - Tìm hiểu thực trạng dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng tại trường PTCS Đại Dực. - Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên. - Đề ra biện pháp hỗ trợ dạy học đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9. - Rút ra kinh nghiệm cho bản thân. I.3.Thời gian - địa điểm: I .3.1 Thời gian : Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2010 đến tháng 4/2011. I .3.2 Địa điểm : Đề tài này nghiên cứu tại Trường PTCS Đại Dực. I. 3.3 Phạm vi đề tài : I. 3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu : Một số biện pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 tại trường PTCS Đại Dực. I .3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu : - Nơi nghiên cứu : Xã Đại Dực – huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh . I. 3.3.3. Giới hạn về khách thể nghiên cứu : - Học sinh lớp 9 trường PTCS Đại Dực: 13 học sinh. I.4. Phương pháp nghiên cứu I. 4.1. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : Cách tiến hành : - Thu thập các bài kiểm tra Ngữ văn của học sinh 9. - Đọc, thống kê chất lượng bài làm của học sinh. I. 4.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Cách tiến hành : - Trao đổi với giáo viên dạy Ngữ văn trường PTCS Đại Dực về nguyên nhân vì sao một số tiết dạy chưa đạt chuẩn kiến thức kĩ năng và biện pháp khắc phục thực trạng trên. - Trao đổi xin ý kiến của các giáo viên của trường PTCS Đại Dực . I.4.3. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: - Khi nghiên cứu phương pháp này tôi đã nghiên cứu các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách giáo khoa Ngữ văn 9, sách giáo viên Ngữ văn 9, chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS của Bộ GD & ĐT ban hành năm 2006 và tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn ban hành năm 2010 bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh mô hình hoá để rút ra những vấn đề lí luận có tính định hướng làm cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu. I.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Nghiên cứu điều tra thực tiễn qua dự giờ, phiếu điều tra, qua phỏng vấn học sinh và giáo viên để làm nền cho quá trình nghiên cứu, đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhất. I.4.5. Phương pháp điều tra: - Thông qua việc trao đổi bàn bạc với giáo viên, với phụ huynh học sinh và học sinh nhằm nắm bắt thu thập tài liệu và các thông tin về tình hình thực tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 9 nói riêng, từ đó phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. I.4.6. Phương pháp đàm thoại: - Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi, khó khăn trong dạy học và cách sử dụng phương pháp hiện nay. I.4.7. Phương pháp quan sát: - Thông qua các tiết dự giờ, thao giảng trên lớp có thể quan sát trực tiếp tình hình học tập của học sinh trong một tiết học để qua đó biết được khả năng tiếp thu bài, nắm bắt kiến thức qua bài giảng của học sinh. Bên cạnh đó tiếp thu học tập đồng nghiệp và phát hiện ra những hạn chế trong giảng dạy của giáo viên. I.4.8. Phương pháp thực nghiệm: - Để kiểm nghiệm tính khả thi và tác dụng của các bài đã thiết kế qua các bài điều chỉnh cho hợp lí nhằm đạt kết quả cao trong dạy và học. I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn: I.5.1 Về mặt lí luận: Chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 là những yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm trong dạy học phân môn Tiếng Việt ( Hoạt động Ngữ văn nói chung). Đạt được yêu cầu của Chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của người thầy trong việc quản lí hoạt động dạy và học. Đạt Chuẩn là yêu cầu chung, tối thiểu của một đơn vị kiến thức mà người học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức không phân biệt vùng miền. Với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực thì việc thực hiện dạy học theo Chuẩn phải cần nhiều biện pháp có ý nghĩa thực tiễn để giúp cho các em nắm được Chuẩn một cách dễ dàng nhất. Dạy học theo chuẩn cho các em học sinh đối tượng này là dạy học áp dụng các biện pháp dành cho đối tượng học sinh theo đặc trưng vùng cao. Phải hiểu được đặc điểm tâm lí cũng như nhận thức, hoàn cảnh của từng em thì việc áp dụng các biện pháp dạy học theo Chuẩn mới đạt hiệu quả. I.5.2.Về mặt thực tiễn: Thực hiện sự chỉ đạo của nghành về việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, bản thân tôi thấy thực tế việc dạy học trong môn Ngữ Văn, trong đó có phân môn Tiếng Việt lớp 9 tại Trường PTCS Đại Dực có những thuận lợi và khó khăn sau: * Về mặt thuận lợi: - Việc dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đối với các môn học có sự chỉ đạo thống nhất, kiểm tra đôn đốc sâu sát của các cấp quản lí giáo dục. - Phòng GD & ĐT Tiên Yên đã tổ chức nhiều đợt tập huấn dạy học theo Chuẩn cho giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn nên tất các đồng chí giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn đều nắm được nội dung cũng như tinh thần chỉ đạo của Ngành. - Giáo viên được trang bị tài liệu thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng đầy đủ, cùng với cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học không ngừng được cải thiện, giúp cho việc giảng dạy theo Chuẩn thuận lợi hơn. *Về khó khăn: - Khi thực hiện dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì trong một bài có đơn vị kiến thức thì vượt chuẩn còn một số đơn vị kiến thức thì lại chưa đạt chuẩn. - Trong khi đó, có những đơn vị kiến thức trong SGK mà không có trong Chuẩn và ngược lại, có trong Chuẩn mà không có trong SGK. Hơn nữa, theo tinh thần chỉ đạo của lớp tập huấn hè 2010 và các cấp quản lí giáo dục thì giáo viên trong quá trình dạy học theo Chuẩn phải đảm bảo không được bỏ các nội dung có trong SGK. Điều này cũng là một trong những thách thức với giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã thực hiện quan sát và đi tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này. II/ NỘI DUNG: II.1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN. II.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: - Đã có những chuyên đề nghiên cứu vấn đề này, nhưng tôi thấy chưa cụ thể và chưa phù hợp với việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong phân môn Tiếng Việt lớp 9 tại trường PTCS Đại Dực nên đã quyết định chọn đề tài này. II.1.2.Cơ sở lí luận: Dạy học tích cực là một hoạt động bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Đây là hoạt động mà ở đó người thầy là người chủ đạo, thông qua kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để giúp học sinh chủ động lĩnh hội và sáng tạo tri thức. Nói cách khác, người thầy chính là người "thắp lửa" ở mỗi học sinh để học trò "tự sáng", "tự cháy" hết mình để thắp sáng những chân trời tri thức. Chính vì thế, công việc của người thầy là hết sức vẻ vang nhưng đầy gian truân bởi tri thức của mỗi bài học là vô cùng phong phú. Hơn nữa, trong thời gian của một tiết học thì làm thế nào người thầy phải hướng học sinh nắm bắt được khối lượng tri thức của bài học theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. Để làm được điều này, trư ... ộ phần ghi nhớ. - Lấy VD - Học sinh nêu yêu cầu và đọc. - Học sinh lên bảng. - Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu ( Làm ra nháp à Tìm ra các thành phần tình thái hay cảm thán ). - HS lên bảng - Thảo luận nhóm - Trong các nhóm từ: “ Chắc, hình như, chắc chắn “ thì: +) Chắc chắn -> Chỉ độ tin cậy cao nhất. +) Hình như -> Chỉ độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ “ Chắc “ trong câu vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo 2 khả năng: +) Thứ 1: Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phảI diễn ra như vậy. +) Thứ 2: Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. - Một học sinh lên bảng viết đoạn văn. - Những học sinh còn lại viết ra vở. - Nhận xét, chữa bài. A- Lí thuyết I- Thành phần tình thái: 1. Khảo sát ngữ liệu - C(a): Chắc -> Chỉ độ tin cậy cao của người nói. - C(b): Có lẽ -> Chỉ độ tin cậy thấp của người nói. - Nếu thiếu những từ này ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi -> Thành phần tình thái 2. Ghi nhớ ý 1: ( SGK – 18 ) II- Thành phần cảm thán 1. Khảo sát ngữ liệu: - C(a): ồ à Chỉ sự ngạc nhiên. - C(b): Trời ơi à Chỉ thái độ tiếc rẻ của người nói. - Những từ này giúp người nói giãi bày nỗi lòng -> Thành phần cảm thán 2. Ghi nhớ ý 2+3 B- Luyện tập 1. Bài tập 1: ( SGk – 19 ) Tìm các thành phần tình thái cảm thán: a) Có lẽ : TP tình thái. b) Chao ôi : TP cảm thán. c) Hình như : Tp tình thái. d) Chả nhẽ : Tp tình thái. 2. BTập 2 :( SGk – 19 ) Sắp xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy. - Dường như ( hình như, có vẻ như ); Có lẽ; Chắc là; Chắc hẳn; Chắc chắn. 3. Bài tập 3:( SGK - 19 ) - Trong các nhóm từ: “ Chắc, hình như, chắc chắn “ thì: +) Chắc chắn -> Chỉ độ tin cậy cao nhất. +) Hình như -> Chỉ độ tin cậy thấp nhất. - Tác giả dùng từ “ Chắc “ trong câu vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo 2 khả năng: +) Thứ 1: Theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phảI diễn ra như vậy. +) Thứ 2: Do thời gian và ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi một chút. 4. Bài tập 4: ( SGK – 19 ) Viết đoạn văn ngắn. 4. Củng cố: *) Phương pháp: Vấn đáp, *) Kĩ thuật: Động não ( ?) Thành phần tình thái và cảm thán được dùng để làm gì ? Cho VD. 5. Hướng dẫn về nhà: - Bài cũ: +) Học ghi nhớ +) Làm hết bài tập Bài mới: + Chuẩn bị bài: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống E- Rút kinh nghiệm: - Thời gian:........................................................................................................... - Nội dung kiến thức:........................................................................................... - Phương pháp giảng dạy:.................................................................................... - Hình thức tổ chức lớp:...................................................................................... - Thiết bị, đồ dùng dạy học:.................................................................................. V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG V.I. Người nhận xét thứ nhất : ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... V.II. Người nhận xét thứ 2 : ......................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. VI. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC ......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: