Sáng kiến kinh ngiệm Những yêu cầu khi dạy học bài ôn tập văn học

Sáng kiến kinh ngiệm Những yêu cầu khi dạy học bài ôn tập văn học

Giáo dục luôn là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Bởi đối tượng chịu tác động trực tiếp- sản phẩm- của GD là con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực lẫn quan niệm sống. Như vậy rõ ràng chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trọng trách đó đòi hỏi ngành GD phải có những cải cách tích cực để hoàn thành mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong suốt những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI nền GD nước ta đã có những bước phát triển không ngừng. Chuyển dần từ cách dạy truyền thống sang cách dạy hiện đại hướng tới phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, phái huy sức mạnh của khoa học công nghệ. Đây là hình thức dạy học tiên tiến giúp học sinh chủ động trong việc tìm ra và sở hữu nguồn tri thức. Có thể nói đây hình thức dạy học rất phù hợp với môn Ngữ văn, bởi với hình thức này người học không chỉ khám phá được nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà còn hiểu nó theo một cách riêng dựa trên năng lực cảm thụ sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên để vận dụng tốt hình thức dạy học này không phải là việc đơn giản, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức lại có một yêu cầu khác nhau. Đặc biệt trong dạy học bài Ôn tập văn hoc, do lượng kiến thức quá rộng nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp không ít khó khăn. Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp một số phương pháp nhằm làm tăng hiệu quả của giờ dạy bài “Ôn tập văn học”.

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh ngiệm Những yêu cầu khi dạy học bài ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài:
Những yêu cầu khi dạy học bài ôn tập văn học
A / đặt vấn đề:
Giáo dục luôn là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển xã hội. Bởi đối tượng chịu tác động trực tiếp- sản phẩm- của GD là con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực lẫn quan niệm sống. Như vậy rõ ràng chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục. Trọng trách đó đòi hỏi ngành GD phải có những cải cách tích cực để hoàn thành mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong suốt những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI nền GD nước ta đã có những bước phát triển không ngừng. Chuyển dần từ cách dạy truyền thống sang cách dạy hiện đại hướng tới phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, phái huy sức mạnh của khoa học công nghệ. Đây là hình thức dạy học tiên tiến giúp học sinh chủ động trong việc tìm ra và sở hữu nguồn tri thức. Có thể nói đây hình thức dạy học rất phù hợp với môn Ngữ văn, bởi với hình thức này người học không chỉ khám phá được nội dung nghệ thuật của tác phẩm mà còn hiểu nó theo một cách riêng dựa trên năng lực cảm thụ sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên để vận dụng tốt hình thức dạy học này không phải là việc đơn giản, mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức lại có một yêu cầu khác nhau. Đặc biệt trong dạy học bài Ôn tập văn hoc, do lượng kiến thức quá rộng nên việc áp dụng phương pháp dạy học mới gặp không ít khó khăn. Từ thực tế kinh nghiệm giảng dạy tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp một số phương pháp nhằm làm tăng hiệu quả của giờ dạy bài “Ôn tập văn học”. 
B / nội dung:
I. Cơ sở lí luận:
	Muốn tiến hành dạy học theo hình thức dạy học mới, trước tiên phải nắm chính xác những đặc điểm về đổi mới phương pháp dạy học.
1/ Về phương hướng: 
 	Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là quá trình thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế dân tộc. Trong điều kiện của dân tộc ta hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học tức là khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Không ngừng phát huy tính độc lập sáng tạo của học sin, từng bước rèn luyện năng lực tự học, tự hoàn thiện và nâng cao trình độ về mọi mặt.
2/ Về tính chất hoạt động nhận thức của học sinh: 
Điều quan trọng nhất trong đổi mới phương pháp dạy học là dạy thế nào để học sinh động não, để làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển rí thông minh, trí sáng tạo của người học. Đó là bản chất của vấn đề, là sự vận động nội tại của phương pháp dạy học, có ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích dạy –học.
3/ Về vai trò của học sinh:
 	Thực chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ kinh nghiệm xã hội. Những tri thức về kinh nghiệm xã hội có đến được với học sinh hay không là nhờ vào các em. Bởi thầy có dạy hay đến mấy mà học sinh không hợp tác thì cũng không thể mang lại kết quả được. Vì thế quá trình dạy học phải biết phát huy vai trò của học sinh, phải lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ định hướng để học sinh thực hiện đúng vai trò của mình.
4/ Về vai trò của phương tiện dạy học: 
Sử dụng thiết bị dạy học để tăng cường thí nghiệm thực hành, giúp học sinh có điều kiện làm quen với kiến thức thực tế. Tạo cho học sinh môi trường học tập tự nhiên, gắn liền với thực tế cuộc sống nhằm tăng khả năng vận kiến thức vào lao động thực tế.
II. Cơ sở thực tiển:
1/ Thái độ học sinh:
Xã hội đang phát triển nhanh chóng về nhiều lĩnh vực, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống không ngừng nâng cao. Nhưng tư duy, ý thức về lối sống của học sinh ngày càng suy giảm. Phần lớn HS có thái độ thờ ơ với công việc học tập. Học đối phó, phụ thuộc quá nhiều vào sách giải, ham chơi, bỏ học điều đó gây không ít cản trở cho việc thực hiện mục tiêu GD. Bởi đối tượng đóng vai trò trung tâm không nhận ra vai trò của mình nên nhiều tiết dạy buộc phải áp dụng phương pháp truyền thống.
2/ Thái độ và trách nhiệm của GV:
Trong nhịp sống hối hả của nền kinh tế thị trường ít nhiều tác động đến công tác giảng dạy của GV. Số GV trăn trở với nghề không nhiều, việc chịu khó tìm tòi để đưa ra cách dạy tối ưu là rất hiếm. Trong thực tế nhiều GV còn làm việc chiếu lệ nếu không nói là đối phó. Khi gặp đối tượng HS không tích cực họ thường quay về cách dạy truyền thống, vô tình đã tạo nên thói quen lười suy nghĩ cho học sinh. Điều đó lại càng dễ diễn ra trong bài ôn tập văn học. Bởi đây là loại bài có kiến thức tổng hợp, khó nhớ, khó soạn
3/ Môi trường gia đình và xã hội:
Gia đình và xã hội là hai yếu tố quan trọng có tác động không nhỏ đến quá trình dạy học. Con người vốn rất nhạy bén, những thói quen của gia đình, những biểu hiện mới của xã hội rất dễ thâm nhập vào lối sống của HS. Thực tế không ít gia đình thờ ơ với công việc học tập của học sinh. Họ phó mặc số phận của con cho nhà trường, họ không biết rằng không gian học tập, thói quen học tập ở gia đình là rất cần thiết. Bên cạnh gia đình thì khả năng quản lí và định hướng giáo dục nhân cách cho HS của xã hội có không ít hạn chế. Các cộng đồng dân cư, các tổ chức đoàn thể chưa tổ chức được các hoạt động tích cực để thu hút HS tham gia và giáo dục nhân cách cho các em. Mặt khác, xã hội, cộng đồng sinh sống của học sinh lại chính là nơi du nhập các tệ nạn xã hội, những thói quen xấu làm thay đổi nhân cách và lối sống của một bộ phận không nhỏ học sinh.
III. Phương pháp dạy học bài “Ôn tập văn học”:
	Từ cơ sở lí luận kết hợp cơ sở thực tiển và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân cũng như học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp dạy học bài “Ôn tập văn học” như sau:
1/ Phương pháp chung:
	Dạy học Ngữ văn nói chung và bài “Ôn tập văn học” nói riêng có rất nhiều phương pháp, sau đây là một số phương pháp tiếp cận:
a/ Dạy bài “Ôn tập văn học” chia theo giai đoạn:
 Đây là một trong những phương pháp phổ biến. Chia theo giai đoạn tức là gộp các tác phẩm có cùng giai đoạn sáng tác. Tuỳ cách chia của GV, có thể chia theo giai đoạn ngắn hoặc giai đoạn dài( năm, mười, mười lăm hoặc theo giai đoạn lịch sử của dân tộc). Dạy học theo phương pháp này giúp học sinh nắm được nội dung khái quát, dễ dàng liên hệ để nắm chắc đặc điểm củng như nội dung phản ánh trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Hình thức này tạo cho HS khả năng tư duy, biết vận dụng đặc điểm của giai đoạn để làm nổi bật nội dung tư tưởng nghệ thuật của mỗi tác phẩm.
b/ Dạy bài “Ôn tập văn học” chia theo thể loại: 
	Như chúng ta đều biết, tác phẩm văn học nghệ thuật trình bày dưới nhiều thể loại khác nhau. Mỗi thể loại lại mang một đặc trưng riêng, có cách phản ánh riêng. Chính vì thế chia theo thể loai là một trong những phương pháp quan trọng giúp học sinh tiếp cận tác phẩm một cách đúng hướng nhất. Dựa vào đặc trưng thể loại, HS dễ dàng làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/ Dạy bài “Ôn tập văn học” chia theo chủ đề (nội dung tư tưởng của tác phẩm)
	Văn học phản ánh một cách sinh động đời sống xã hội cũng như thế giới tự nhiên xinh đẹp và thơ mộng. Tuy nhiên mỗi tác phẩm lại nằm trong tập hợp của mỗi chủ đề khác nhau như: chủ đề tình cảm gia đình; tình yêu quê hương; tình yêu nam nữ; tinh thần yêu nước; tinh thần lao động; tình yêu thiên nhiên Đặt tác phẩm trong nhóm chủ đề là phương pháp giúp người học có sự liên tưởng mở rộng, nắm bắt tác phẩm một cách đồng bộ. Trên cơ sở những nét chung của chủ đề người học có thể khám phá để tìm ra nét riêng của mỗi tác phẩm. Mặt khác khi xem xét tác phẩm dựa theo nhóm chủ đề sẽ làm người học tiếp thu đúng hướng, không sai lệch về nội dung. Đồng thời tiếp cận theo cách này còn là hình thức giúp học sinh củng cố ghi nhớ, bởi đặc điểm về nội dung và nghệ thuật được nhắc đi nhắc lại nhiều lần qua mỗi tác phẩm.
d/ Dạy bài “Ôn tập văn học” theo đặc trưng nghệ thuật:
	Văn học nghệ thuật là vườn hoa muôn màu muôn sắc, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều mang trong mình một màu sắc riêng. Đó là phong cách thể hiện và cũng là cái tôi của mỗi tác giả. Tuy nhiên trong cái đa sắc đa màu của thế giới nghệ thuật ấy vẫn có những nét chung. Nhiệm vụ của GV là định hương để học sinh biết cách đưa các tác phẩm có những nét chung trong đặc trưng nghệ thuật về một nhóm. Đây không phải là thao tác đơn giản, nhưng khi HS đã biết cách tìm điểm chung trong đặc trưng nghệ thuật của các tác phẩm thì sẽ rất thuận lợi cho việc khám phá nội dung. Có thể chia đặc trưng nghệ thuật theo các nhóm sau: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất; kể chuyện theo ngôi thứ ba; sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại hoặc độc thoại nội tâm; sử dụng lối nói ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; cách lựa chọn đề tài; việc lựa chọn và sử dụng hình ảnh Hình thức ôn tập này vừa giúp học sinh hệ thống kiến thức vừa có điều kiện đối chiếu để thấy rõ phong cách sáng tác của các tác giả.
2/ Phương pháp và yêu cầu cụ thể cho bài “Ôn tập về thơ” tiết 127:
	Tiết 127 là một trong những tiết có dung lượng kiến thức lớn, nếu không vận dụng phương pháp phù hợp sẽ rất khó hoàn thành yêu cầu của tiết dạy. ở bài học này ngoài vận dụng phương pháp phù hợp GV phải thiết kế một kế hoạch bài dạy có sự cộng tác đắc lực của học sinh. Muốn vậy GV phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn học sinh trong công tác chuẩn bị như : Chia nhóm học sinh theo bốn tổ và phân công nhiệm vụ cũ thể cho các em:
Tổ 1 hoàn thành bảng thống kê theo mẫu, điền đủ các thông tin 
Tổ 2 phân loại các tác phẩm theo nhóm theo thời gian sáng tác.
Tổ 3 phân loại các tác phẩm theo nhóm chủ đề và nêu nội dung khái của các nhóm tác phẩm.
Tổ 4 nêu những điểm chung về nghệ thuật giữa các nhóm tác phẩm.
Phương hướng kế hoạch giảng dạy của GV
+ Hoạt động1:
Tổ chức cho HS trình bày bảng thống kê theo mẫu SGK nêu rõ: Tên tác phẩm, tên tác giả, năm sáng tác, thể thơ, nội dung, nghệ thuật.
Tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá, bổ sung chỉnh sữa các đơn vị kiến thức.
Giáo viên tổng kết, đánh giá, rút ra kết luận, củng cố kiến thức cần ghi nhớ.
+ Hoạt động2:
Tổ chức cho HS phân loại các tác phẩm theo giai đoạn sáng tác: Thời kì chống Pháp; từ 1954 đến 1965; từ 1965 đến 1975; từ 1975 đến 2000.
Nhận xét đặc điểm của các tác phẩm trong các giai đoạn, chủ yếu tìm những nét tương đồng.
Học sinh nhận xét góp ý, Gv củng cố và đánh giá tổng kết.
+ Hoạt động3:
Tổ chức cho HS phân loại các tác phẩm theo nhóm chủ đề khác nhau: chủ đề người lính và chiến tranh; chủ đề tình cảm gia đình; chủ đề về thiên nhiên và cuộc sống; chủ đề về tình cảm với các vị lãnh tụ
Nêu nội dung, nghệ thuật, điểm giống và khác nhau trong mỗi tác phẩm thuộc mỗi nhóm.
Tổ chức cho HS nhận xét góp ý sau đó giáo viên rút ra kết luận củng cố kiến thức cho HS ghi nhớ.
+ Hoạt động 4:
Tổ chức cho HS phân loại các tác phẩm có điểm chung về phong cách nghệ thuật:
Nhóm tác phẩm thể hiện dưới dạng lời hát ru, lời nói chuyện hoặc lời kể.
Nhóm tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người thông qua xúc cảm và suy ngẩm của bản thân nhà thơ.
Nhóm tác phẩm trình bày dưới dạng hồi tưởng, tự sự.
Tổ chức nhận xét đánh giá giúp ra điểm chung trong mỗi tác phẩm thuộc các nhóm có đặc trưng nghệ thuật như trên.
Giáo viên nhận xét rút ra kết luận chung, củng cố kiến thức cần ghi nhớ cho học sinh.
+ Hoạt động5:
Tiến hành cho HS nêu suy nghĩ và cảm xúc về một số khổ thơ tiêu biểu mà các em lựa chọn.
GV tổ chức đánh giá nhận xét, định hướng về nội dung củng như hình thức trình bày của các em.
+ Hoạt động 6: 
Giáo viên củng cố nội dung toàn tiết học.
Hướng dẫn cho học sinh ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
C/ Kết luận:
	Tóm lại, dạy Ngữ văn, đặc biệt dạy bài “Ôn tập văn học” cho thành công là một trong những nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Với đặc điểm kiến thức rộng, đòi hỏi cả học sinh và GV phải có sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trên cơ sở một phương pháp dạy học phù hợp. Dạy bài ôn tập theo phương pháp trên là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao và đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo đầy đủ kiến thức trong quỹ thời gian ngắn ngủi 45 phút; phân loại được nhóm bài có các đặc điểm chung; tạo điều kiện cho học sinh hoạt động để phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh; giúp học sinh củng cố và ghi nhớ các kiến thức cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên đây không phải là một phương pháp giảng dạy hoàn hảo, chắc chắn rằng trong quá trình thực hiện sẽ gặp ít nhiều khó khăn. Với kinh nghiệm giảng dạy có hạn bản thân xin mạo muội đưa ra hình thức dạy học trên mong đồng nghiệp góp ý chia sẻ để công tác giảng dạy Ngữ văn ngày càng thu được hiệu quả cao hơn, góp phần đưa ngành giao dục và sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển. Nhằm hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn lịch sử xã hội không ngừng biến động này. Góp phần đào tạo con người đáp ứng với yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay 
Khánh Thành, ngày 15 tháng 5 năm 2010
 Người viết sáng kiến

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem_nhung_yeu_cau_khi_day_hoc_bai_on_tap_va.doc