Sáng kiến kinh ngiệm Văn nghị luận lớp 9

Sáng kiến kinh ngiệm Văn nghị luận lớp 9

 Trong phân môn Tập làm văn Ngữ văn 9 có 4 dạng văn nghị luận(Nghị luận về sự việc hiện tượng, tư tưởng đạo lí, tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, bài thơ hoặc đoạn thơ) theo kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy Ngữ Văn 9, qua việc chấm bài của học sinh tôi nhận thấy chất lượng bài viết của học sinh qua 4 dạng văn trên thì bài viết nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc phân tích đặc điểm nhân vật là chất lượng yếu và thấp hơn cả.

 Thiết nghĩ đây là những nỗi lo thường trực của mỗi giáo viên, nhất là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 9. Bài viết là kết quả đánh giá chất lượng chuyên môn, uy tín của giáo viên và thực tế hơn là dạng văn Nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật là một trong những dạng văn thường đưa vào sát hạch kỹ năng cảm thụ và cách lập luận của học sinh trong các kỳ tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm.

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh ngiệm Văn nghị luận lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
 Trong phân môn Tập làm văn Ngữ văn 9 có 4 dạng văn nghị luận(Nghị luận về sự việc hiện tượng, tư tưởng đạo lí, tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, bài thơ hoặc đoạn thơ) theo kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm giảng dạy Ngữ Văn 9, qua việc chấm bài của học sinh tôi nhận thấy chất lượng bài viết của học sinh qua 4 dạng văn trên thì bài viết nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc phân tích đặc điểm nhân vật là chất lượng yếu và thấp hơn cả.
 Thiết nghĩ đây là những nỗi lo thường trực của mỗi giáo viên, nhất là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Ngữ Văn 9. Bài viết là kết quả đánh giá chất lượng chuyên môn, uy tín của giáo viên và thực tế hơn là dạng văn Nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật là một trong những dạng văn thường đưa vào sát hạch kỹ năng cảm thụ và cách lập luận của học sinh trong các kỳ tuyển sinh vào lớp 10 hàng năm.
2. Sự cần thiết chọn đề tài:
 Trước sự cần thiết cho việc thi tuyển và rèn luyện cách dựng đoạn văn cho học sinh trong phần văn nghị luận, tôi nghĩ rằng trong các buổi dạy bồi dưỡng nâng cao chất lượng đại trà vào buổi chiều giáo viên nên tập cho các em kỹ năng xác định đặc điểm nhân vật, rồi từ đó tìm dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật. Có như thế mới tạo được cho các em có thói quen lập luận trong văn nghị luận và từ đó mới nâng cao được chất lượng đại trà để các em thi tuyển vào lớp 10. 
B. PHẦN NỘI DUNG:
1. Cơ sở lí luận của kinh nghiệm:
 Văn nghị luận nói chung, Nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật nói riêng là một trong những dạng văn khó, người viết không chỉ đơn thuần nhớ được các chi tiết sự việc là viết được. Nếu dừng lại ở đó thì mới chỉ là văn tự sự, còn văn nghị luận là phải bày tỏ được những quan điểm, ý kiến đề xuất riêng của người viết. Khi đã đưa ra được những lời đánh giá, nhận xét xác đáng về đối tượng thì bước tiếp theo là phải biết bám vào lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ, việc làm... của nhân vật để làm sáng tỏ lời đánh giá nhận xét của mình.
2. Thực trạng của vấn đề chưa được giải quyết.
 Cái tồn tại của học sinh chúng ta lâu nay là chưa phân định được cách làm bài của các dạng văn nghị luận. Bài viết của các em cứ dàn trải theo kiểu văn tự sự, việc gì diễn ra trước nói trước, việc gì diễn ra sau nói sau. Các em chưa có ý thức đưa ra các lời đánh giá, nhận xét hay khái quát đặc điểm của nhân vật, (nghĩa là chưa xác lập được luận điểm). Thậm chí chưa phân định được thế nào là phân tích đặc điểm nhân vật? Thế nào là phân tích tác phẩm?
Chẳng hạn giáo viên cho đề bài:
Đề bài: Cảm nhận của em về tình cha con ông Sáu qua văn bản " Chiếc lược ngà" của Nguyễn quang Sáng.
Bài viết của các em cũng chỉ đơn thuần là kể tuần tự về thời gian xa cách của ông Sáu, nay được nghỉ phép về thăm nhà mong được gặp con, Thu nói hỗn với ông Sáu, bỏ sang ngoại. Hôm ông sáu lên đường Thu ôm ba nghẹn ngào dặn dò... Cũng có em biết đưa ra lời nhận xét, đánh giá nhưng đó chỉ là những lời đánh giá, nhận xét về nhân vật Ví dụ: "Thu là đứa bé ương ngạnh, bướng bỉnh, nhưng yêu thương ba kiên định". Về nhân vật ông Sáu " Ông Sáu là người yêu thương con nhưng chịu nhiều mất mát" 
Nhận xét đó của các em là đúng nhưng mới dừng lại ở mức độ nhận xét, đánh giá về tính cách, số phận nhân vật. Để đầy đủ, các em phải biết đánh giá khái quát về tình cảm cha con của họ rồi mới đi vào phân tích.
Có thể khái quát tình cảm cha con ông Sáu: (Biểu hiện bằng luận điểm)
- Luận điểm 1: Tình phụ tử của họ thật đáng thương bởi sự chia cắt của chiến tranh.
- Luận điểm 2: Tưởng rằng chiến tranh sẽ chia cắt tình cảm cha con nhưng trong hoàn cảnh éo le đó tình cảm cha con họ lại càng trở nên gắn bó thắm thiết bền chặt.
Hay gần đây là bài viết Tập làm văn số 6 (ở nhà) 
Đề bài: Những con người đáng yêu nơi Sa Pa lặng lẽ.
Các em vẫn nghiêng về kể các sự việc:
"Văn bản bàn về anh thanh niên 27 tuổi sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m công việc hàng ngày là .........Khi có khách đến anh nói và khoe......."
Trong bài viết các em đã có những lời đánh giá nhận xét về các nhân vật, song lộn xộn không rõ ràng, không biết đưa ra lời nhận xét xác đáng và triển khai thành đoạn văn mạch lạc, rõ ràng.
Kết quả bài viết Tập làm văn số 6 ở nhà rất thấp và một số bài kiểm tra trong học ôn rất thấp.
3. Thực trạng khi mới được áp dụng và giải quyết bằng nhận thức.
 Trước những non yếu của các em tôi có sưu tầm một số sách tham khao về cách dạy học Tập làm văn bậc THCS (Tạ Đức Hiền biên soạn, nhà xuất bản Hà Nội ấn hành). Qua sách tham khảo kết hợp với kinh nghiệm ôn tập đại trà nhiều năm tôi đã hướng dẫn cho các em tập xác định luận điểm bằng việc tìm đặc điểm nổi bật của một số nhân vật, sau đó tìm dẫn chứng trong tác phẩm, đoạn trích để chứng minh.
Qua một số buổi học thực hành viết đoạn văn tôi thấy các em cảm thấy hứng thú hơn, xây dựng bài sôi nổi hơn và hiệu quả viết văn có lập luận chặt chẽ, xác đáng hơn phù hợp với đặc trưng thể loại văn nghị luận.
4. Các biện pháp, phương pháp cụ thể.
 Thông thường học trên lớp giáo viên phải hướng cho học sinh có thói quen làm bài theo 4 bước (B1:Tìm hiểu đề, tìm ý; B2: Lập dàn bài; B3:Viết bài; B4 Đọc và sửa lỗi) đó là thói quen cần thiết để rèn luyện cho các em có tính cẩn thận không được vội vàng chủ quan, biết tìm ý trong quá trình làm bài.
Theo tôi nghĩ các kỹ năng nói trên là cần nhưng chưa đủ. Vậy để nâng cao chất lượng cho bài văn nghị luận nói chung, bài văn nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật nói riêng thì trong các buổi dạy ôn nâng cao chất lượng đại trà buổi chiều giáo viên phải hướng cho các em làm quen với những kỹ năng sau:
Một là: Tìm hiểu khái niệm phân tích nhân vật.
Hai là: Làm quen với các dạng đề và tìm hiểu đặc điểm nhân vật.
Ba là: Cách lập dàn bài (Nêu nhiệm vụ của MB,TB, KB)
Bốn là: Cho nghe đoạn văn mẫu, học sinh tập viết đoạn và bài văn hoàn chỉnh.
Cũng cần nói thêm, lâu nay ta quen gọi với nhan đề mới " Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)". Đây là nhan đề có cách hiểu rộng, có thể chỉ phân tích nhân vật, cũng có thể phân tích toàn tác phẩm. Còn thực tế trong thi cử thường yêu cầu phân tích nhân vật, cảm nhận về nhân vật. Vậy chúng ta cần chú trọng giúp các em biết cách làm bài bài văn phân tích, cảm nhận về các đặc điểm của nhân vật văn học, từ đó biết liên hệ để đánh giá bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ riêng sau khi đã cảm nhận.
Để học sinh dễ cảm nhận, nắm chắc đặc trưng kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ta thường cho các em cảm nhận về nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi, theo tôi ta có thể cho các em cảm nhân cả về một số nhân vật trong các văn bản thơ có như thế các em mới đỡ bỡ ngỡ khi cảm nhận về một số nhân vật trong thơ ca. Sau đây là kế hoạch giảng dạy của tôi khi áp dụng vào một số buổi dạy ôn buổi chiều như sau:
 Ôn tập Ngữ Văn 9 Thứ ngày tháng năm..... 
 Buổi:.....
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: Giúp học sinh biết làm bài văn nghị luận về các đặc điểm nổi bật của nhân vật văn học.
- Kỹ năng: Biết tìm và phân tích các đặc điểm của nhân vật. Biết triển khai các luận điểm thành dòng, thành đoạn có lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác đáng.
- Thái độ: Biết nhìn nhận đánh giá đặc điểm của nhân vật một cách nghiêm túc, khách quan, chân thành.
B. Tiến hành các hoạt động trên lớp:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu bài học và ghi nhan đề lên bảng.
1. Khái niệm:
-Phân tích nhân vật là gì? Là nêu lên các đặc điểm của nhân vật sau đó dùng dẫn chứng lấy trong tác phẩm (đoạn trích) để phân tích làm rõ các đặc điểm đã nêu, từ đó có nhận xét, đánh giá về nhân vật.
2. Xác định đề và tìm đặc điểm nhân vật.
Có nhiều cách ra đề với nhiều mệnh lệnh khác nhau. Chặng hạn như một số đề sau:
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ.
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Đề 3: Suy nghĩ về nhân vật Thuý Kiều trong đoạn trích "Mã Giám Sinh mua Kiều" của Nguyễn Du.
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến trong chiến tranh qua truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang sáng.
- Xác định yêu cầu cho các đề trên?
- Yêu cầu của các đề trên là:
Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện....
Đề 3: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích....
Đề 4: Đời sống tình cảm cha con trong chiến tranh....
 - Đối với loại đề có nêu trước đặc điểm của nhân vật thì chỉ cần lấy dẫn chứng trong tác phẩm (đoạn trích) để làm sáng tỏ đặc điểm đó.
 - Nhưng ở đây các đề phần lớn là không nêu trước đặc điểm của nhân vật, vậy người viết phải biết tìm ra các đặc điểm của nhân vật. Mà muốn tìm ra đặc điểm của nhân vật thì phải biết nhìn nhận khái quát để tổng hợp ra đặc điểm nhân vật thông qua lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ, việc làm....của nhân vật.
 Để học sinh có thói quen xác định được luận điểm giáo viên có thể cho học sinh tìm đặc điểm khái quát của một số nhân vật như:
 (Giáo viên ghi nhân vật lên bảng học sinh tìm đặc điểm khái quát)
+ Nhân vật ông Hai? Là người yêu làng, yêu nước
+ Nhân vật bé Thu? Là người có tính cách mạnh mẽ, bướng bỉnh, ương ngạnh, rạch ròi nhưng yêu thương ba chân thành, thắm thiết.
+ Nhân vật Nhĩ? Là người từng trải nhưng vấp phải những nghịch lí trớ trêu.
+ Nhân vật Phương Định? Là người có cuộc sống nội tâm phong phú, hồn nhiên dũng cảm.
+ Hình ảnh người lính trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính"? Là những người dũng cảm, yêu tổ quốc, tinh nghịch lạc quan.
3. Lập dàn bài:
 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh biết nhiệm vụ chung của các phần, đây được xem như là một công thức của Toán học. Khi làm bài nếu học sinh nắm chắc công thức sẽ làm bài đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận phân tích đặc điểm nhân vật.
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát đặc điểm nhân vật bằng câu hỏi (là người như thế nào?).
b. Thân bài: (Chứng minh, phân tích làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật)
+ Đặc điểm 1. Lấy dẫn chứng, phân tích.
+ Đặc điểm 2. Lấy dẫn chứng, phân tích.
-> Đánh giá, nhận xét nhân vật.
c. Kết bài: - Đánh giá khái quát chung về nhân vật
 - Nêu cảm xúc của người viết sau khi tìm hiểu về nhân vật.
4. Áp dụng dựng đoạn cho phần thân bài.
 Trong quá trình dựng đoạn, phân tích đặc điểm nhân vật thì có nhiều cách viết khác nhau, nhưng giáo viên nên hướng cho học sinh hai cách thường hay sử dụng nhất trong dựng đoạn văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
a. Cách 1: Tổng - Phân - Hợp.
 Phải cho học sinh hiểu khái niệm. Thế nào là cách viết Tổng - Phân - Hợp?
Nghĩa là đầu tiên giới thiệu tổng quát đặc điểm nhân vật, tiếp theo vừa nêu dẫn chứng vừa dùng lí lẽ để phân tích, rồi lồng ý nghĩ cảm xúc của người viết và cuối cùng tiểu kết và có thể chuyển ý.
* Có thể hiểu theo sơ đồ câu:
 1
 - Tổng
 4
 3
 2
 - ...  đề bài.
Đề bài: 
Đoạn thơ:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
 Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
 Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
 "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
 Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..."
Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong đoạn thơ trên? 
(Yêu cầu dựng đoạn theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp)
Chia lớp thành 2 nhóm.
Hết thời gian quy định giáo viên cho các nhóm tự cử lẫn nhau, em nào được nhóm bạn cử đứng dậy đọc đoạn văn của mình trước lớp. Cả lớp theo dõi phát hiện để nhận xét, góp ý bổ sung. Hai nhóm cứ luân phiên khoảng 2->3 vòng như vậy. Cuối cùng giáo viên nhận xét ưu điểm, tồn tại của các nhóm và đọc bài định hướng của mình cho học sịnh nghe. 
*Dựng đoạn theo cách lập luận Tổng - phân - Hợp.
 Bài thơ " Bếp lửa" là một trong những sáng tác đầu tay của Bằng Việt khi ông đang là sinh viên học tập ở xa nhà (Liên Xô cũ). Với cảm xúc nhớ thương bà, gia đình, quê hương tác giả đã dựng lên một hình ảnh người bà thật cao cả và thiêng liêng, nhân hậu mà đảm đang.
Hình ảnh của người bà được tác giả khắc hoạ qua dòng hồi tưởng của người cháu. Và dòng hồi tưởng đó được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa, hình ảnh gắn với người bà với bao kỷ niệm thật đáng nhớ.
Đó là kỷ niệm năm lên bốn tuổi, ấn tượng ám ảnh suốt đời là những năm chiến tranh chống Pháp biết bao nhiêu là vất vả, khổ cực "đói mòn đói mỏi". Đó là năm lên tám tuổi, khi bố mẹ đi công tác bà đã đảm đang thay bố mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ cháu.
Nhưng ấn tượng suốt đời không bao giờ phai là những năm "giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi...". Bà cứ một mình lầm lụi dựng lại nhà cửa mà không hề phàn nàn kêu ca. Bà vẫn vững lòng tin tưởng vào kháng chiến và bà dặn cháu:
 "Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 
 Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
 Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"
Từng việc làm, lời nói của bà dành cho cháu thật cao cả và nhân hậu biết bao, đó là phẩm chất, là nét đẹp tryuền thống về đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Có lẽ từ sự đảm đang và lòng nhân hậu của bà khiến cho người cháu cảm nhận bà chính là "ngọn lửa" tình cảm luôn cháy mãi trong mọi hoàn cảnh và không một thế lực nào có thể dập tắt. Đó là cảm nhẩn của sự khâm phục và lòng biết ơn. Khâm phục về thói quen của bà, dù lận đận, vất vả nhưng bà vẫn giữ được thói quen dậy sớm nhóm bếp. Biết ơn bà bởi bà không chỉ nhóm nồi khoai sắn, xôi gạo mà còn nhóm tình cảm vào lòng người "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ"
 Có thể nói, từ những việc làm, tình yêu thương và niềm tin vào kháng chiến cho thấy bà là người nhân hậu, đảm đang, giàu đức hy sinh. Vẻ đẹp và phẩm chất của người bà trong thơ Bằng Việt đó cũng là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. 
Đề bài: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. 
(Yêu cầu dựng đoạn theo cách diễn dịch)
Giáo viên cũng chia lớp thành hai nhóm tiếp tục thảo luận trao đổi theo hình thức xung phong trình bày trước lớp và sau đó cũng nhận xét góp ý và đọc bài định hướng của thầy.
Bài định hướng:
 Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh người lính lái xe Trường sơn dũng cảm, trẻ trung, sôi nổi được gợi tả qua hình ảnh thật độc đáo "những chiếc xe không kính". 
 Nhiệm vụ hàng ngày của các anh là chở lương thực, đạn được... để phục vụ cho tiền tuyến. Trên đường đi các anh phải trải qua bao nhiêu là khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn lại phải thường xuyên đối mặt với cái chết. Phương tiện điều khiển của các anh là những chiếc xe không kính, hư đèn, xước thùng, hỏng mui...." Không có kính không phải vì xe không có kính - Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi" thế nhưng các anh vẫn lái "ung dung" đưa xe chạy vào chiến trường đàng hoàng, vẫn cứ cười đùa hài hước thậm chí còn pha chút lí sự. Chưa hết, các anh còn phải thường xuyên đối mặt với mưa bom bão đạn, phải chịu cảnh mất ngủ, mưa, gió, bụi bẩn "Bụi phun tóc trắng như người già" vất vả là thế nhưng các anh vẫn không phàn nàn kêu ca. Bụi thì các anh châm điếu thuốc "Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". Ướt áo thì các anh đi tiếp, "chưa cần rửa, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa, Mưa ngừng gió lùa khô mau thôi".
 "Không có kính, ừ thì có bụi
 Bụi phun tóc trắng như người già
 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 Không có kính, ừ thì ướt áo
 Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
 Chưa cấn thay, lái trăm cây số nữa
 Mưa ngừng, giáo lùa khô mau thôi."
 Trên dọc đường chiến đấu các anh còn có những giây phút sinh hoạt thật đặc biệt đó là sự khẩn trương, chớp nhoáng "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" hành động bắt tay đó như tiếp thêm sức mạnh cho các anh, làm cho tình đồng chí đồng đội càng trở nên gắn bó bền chặt, để rồi các anh cùng đồng lòng tiến về phía trước, giải phóng miền Nam ruột thịt, thống nhất đất nước "Lại đi lại đi trời xanh thêm".
Những tính cách trẻ trung, sôi nổi, nghịch ngợm và lòng dũng cảm của các anh đó cũng là vẻ đẹp tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. cứu nước.
5. Các kết quả đạt được có sự đối chứng, kiểm nghiệm:
Sau khi học cách xác lập luận điểm, xây dựng đoạn văn nghị luận về cách phân tích đặc điểm nhân vật tôi có ra một số đề ôn luyện vào buổi chiều như:
Đề 1: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Các em cũng đã định hướng được đề bài yêu cầu nghị luận về nhân vật trong tác phẩm văn học. Cũng xác định được phương pháp: xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân rồi đi đến bày tỏ quan điểm suy nghĩ và biết dựng đoạn văn theo cách diễn dịch.
Trong qua trình viết bài các em cũng đã biết chỉ ra đặc điểm nổi bật của nhân vật ông Hai là: "Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước"
Và đặc điểm nổi bật đó được biểu hiện:
+ Khi mới lên tản cư thì ông nhớ làng, khoe về làng và thường theo dõi tin tức kháng chiến.
+ Đau khổ khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc.
+ Vui sướng khi nghe tin làng được cải chính.
Đề 2: Cảm nhận của em về tình cảm cha con ông Sáu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.
Các em cũng đã xây dựng được đặc điểm nổi bật của tình cảm cha con ông Sáu là:
- Tình phụ tử của họ thật đáng thương bởi sự chia cắt của chiến tranh.
Biểu hiện:
+ Ông Sáu phải đi kháng chiến biền biệt, tám năm sau mới có dịp về thăm vợ con. Bi kịch đến với ông là con gái - bé Thu - nhất quyết không chịu nhân ông là ba........
- Tưởng rằng chiến tranh sẽ chia cắt tình cảm cha con nhưng trong hoàn cảnh éo le đó tình cảm cha con họ lại càng trở nên gắn bó thắm thiết bền chặt.
Biểu hiện:
+ Trong buổi chia tay Thu kêu ba trong sự tha thiết...hôn ông Sáu cùng khắp..
+ Bao nhiêu tình cảm ông Sáu dồn vào chiếc lược với sự gọt dụa rất tỉ mỉ...
* Kết quả của những lần kiểm tra, kiểm chứng ở lớp 9C.
Tổng số học sinh đầu năm: 37 em
Tổng số học sinh hiện nay: 35 em.
TT
Họ và tên
KT thực nghiệm
Ghi chú
KT đầu năm
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Trần Thị Mai Chi
4
5
6
2
Phan Kim Công
3,5
3
4
3
Trần Văn Cường
4,5
6
6
4
Trần Văn Định
2,5
4
4
5
Bùi Thị Gấm
6
5
6
6
Nguyễn Thị Hương Giang
3,5
3
5
7
Vũ Văn Hạ
2,5
6
6
8
Ngô Thị Hậu
4
6
8
9
Nguyễn Thị Hiền
6
6
7
10
Nguyễn Thanh Hiệp
3,5
5
6
11
Trần Thị Hoa
3,5
5
6
12
Hà Thị Hoà
3,5
4
6
13
Tạ Thị Khánh Hoà
6
6
7
14
Đậu Văn Hoàng
3
5
6
15
Nguyễn Hữu Hoạt
3
5
5
16
Nguyễn Thị Huyền
3,5
5
5
17
Nguyễn Thị Hương
3
4
6
18
Tạ Đức Khang
6
5
6
19
Lang Đình Khánh
1
Bỏ học
20
Phan Kim Linh
4
5
7
21
Thái Bá Lộc
3
3
4
22
Cao Khắc Nam
4
5
5
23
Phan Thị Nga
2,5
Bỏ học
24
Nguyễn Văn Phúc
3,5
2
5
25
Nguyễn Thị Phương
3
3
5
26
Nguyễn Hồng Sang
3,5
5
6
27
Ngô Trần Thị Thanh
4
2
4
28
Nguyễn Thị Thảo A
6
4
6
29
Nguyễn Thị Thảo B
2,5
3
4
30
Nguyễn Hữu Thiên
3
4
5
31
Nguyễn Thị Thuý
2,5
3
5
32
Thành Văn Tiến
2,5
3
3
33
Phân Thị Đài Trang
4
5
7
34
Nguyễn Trọng Trung
4,5
5
5
35
Nguyễn Thanh Tuấn
5
3
5
36
Hoàng Văn Tùng
5
6
7
37
Phạm Thị Vân
4
6
6
* Tính theo tỉ lệ sau khi thực nghiệm.
Lớp
Tổng số
0 - 2
3 - 4
Dưới Tb
5 - 6
7 - 8
9 - 10
Ghi chú
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9C
35
0
0
5
5
14,3%
24
68,6%
6
17,2%
0
C. PHẦN KẾT LUẬN:
 Hướng dẫn học sinh xác định kiểu bài và xây dựng đoạn văn trong việc phân tích đặc điểm nhân vật theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp và Diễn dịch là cách dựng đoạn đã học ở các lớp 8, nhiều khi tưởng chừng đơn giản nên giáo viên thường bỏ qua mà chỉ tập trung cung cấp kiến thức cho học sinh. Chính vì giáo viên bỏ qua nên trong các bài viết Tập làm văn nói chung, văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng của các em cứ dàn trải, không xác định được đoạn văn, bài văn chẳng biết đang làm sáng tỏ trọng tâm vấn đề gì.
Thiết nghĩ để học sinh viết được một bài văn nghị luận nói chung, nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật nói riêng có lập luận, lí lẽ chặt chẽ, xác đáng thì trong quá trình dạy ôn giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thì cần phải rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn theo các cách lập luận đã nói trên. Có như thế mới tạo cho các em có thói quen biết xác lập luận điểm, rồi tìm dẫn chứng, lí lẽ phân tích làm sáng tỏ luận điểm.
Trên đây là những băn khoăn suy nghĩ của tôi, tuy chỉ là một phần nhỏ trong nguồn kiến thức vô tận nhưng đó là điều mà mọi giáo viên dạy lớp 9 cũng nên lưu tâm trong quá trìng dạy ôn. Có lưu tâm như thế mới giúp các em học sinh lớp 9 có cách viết hợp lí để vững tâm thi tuyển vào lớp 10 và quan trọng hơn là sẽ góp phần nâng cao được chất lương đại trà cho các trường học.
M ỤC L ỤC
TT
Nội dung
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1
 Lí do chọn đề tài.
1
2
 Sự cần thiết chọn đề tài.
1
B. PHẦN NỘI DUNG.
1
Cơ sở lí luận của kinh nghiệm.
1
2
Thực trạng của vấn đề chưa được giải quyết.
1
3
Thực trạng khi mới được áp dụng và giải quyết bằng nhận thức.
2
4
Các biện pháp, phương pháp cụ thể.
3
C. PHẦN KẾT LUẬN
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên sách
	Nhà xuất bản
1
Tập làm văn THCS
Nhà XB Hà Nội
2
Bồi dưỡng Ngữ Văn 9
Nhà XB Giáo dục
3
Đề luyện thi và kiểm tra NV 9
Nhà XB Hà Nội
4
40 đề trắc ngiệm tự luận NV9
Nhà XB tổng hợp TP HCM
5
Kiểm tra đánh giá TX và ĐK NV9
Nhà xuất bản Giáo dục
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI:
 Rèn luyện kỹ năng xây dựng đoạn văn trong bài văn nghị luận về phân tích đặc điểm nhân vật.
 SỐ PHÁCH 
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
TRƯỜNG THCS NGHĨA THÁI
TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích đặc điểm nhân vật
 trong văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 Môn: Ngữ Văn
 Họ và tên: Phan Tiến Phúc
 Trường: THCS Nghĩa Thái
 Tổ bộ môn: Tổ khoa học xã hội
 Số phách : 
 Tân Kỳ, ngày 28 tháng 3 năm 2010
 Số điện thoại: 0165 8190 376

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_ngiem_van_nghi_luan_lop_9.doc