SKKN Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông

SKKN Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông

- Giúp giáo viên nhận thức được đọc hiểu văn bản là khâu quan trọng trong môn Ngữ văn, đồng thời câu hỏi đọc hiểu cũng rất quan trọng trong cấu trúc đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực ( chiếm 30-40% điểm số) từ đó có định hướng giúp học sinh tự đọc hiểu không còn tình trạng “hiểu hộ”, “đọc hộ” .

- Giúp giáo viên có định hướng ôn luyện những kiến thức cơ bản, những kĩ năng cơ bản để học sinh có thể đáp ứng tốt yêu cầu của đề kiểm tra nói chung và đề tuyển sinh vào lớp 10 nói riêng.

- Đề tài này cũng có thể coi tài liệu để các giáo viên tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi tuyển sinh, ôn thi học sinh giỏi.

- Giúp học sinh nhận thức được đọc hiểu là khâu quan trọng trong chương trình ngữ văn để giải mã các văn bản trong chương trình cũng như các văn bản bắt gặp trong cuộc sống sau này.

- Đưa ra đề tài này thông qua việc hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết, lưu ý cách làm bài từ đó nâng cao chất lương làm dạng câu hỏi đọc hiểu của học sinh Trung học cơ sở, cụ thể:

+ Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi phần Đọc hiểu

+ Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi phần Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức.

+ Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao

+ Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài

+ Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn

 

doc 15 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:	
1. Tên sáng kiến: Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn: môn Ngữ văn.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố : mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lương giáo dục. Xác định được nhiệm vụ quan trọng đó nên những năm qua Bộ giáo dục đã không ngừng đưa ra những giải pháp mang tính cải tiến như: chuẩn bị đổi mới chương trình giáo khoa, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học Những thay đổi đó nhằm phát triển năng lực người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu hội nhập Quốc tế của đất nước.
Trong những năm gần đây, giáo dục Bến Tre cũng hòa vào trong mục tiêu đổi mới trên, nên đã mạnh dạn thay đổi cấu truc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông, đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu văn bản và Tạo lập văn bản hướng vào đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá học sinh qua hai kĩ năng đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản, trong đó tỉ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần đọc hiểu. Đây là xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá từ đánh đánh giá sự ghi nhớ kiến thức của học sinh chuyển sang đánh giá năng lực đọc hiểu của hoc sinh (tự mình khám phá văn bản). Cũng từ năm đó dạng câu hỏi đọc hiểu bắt đầu được  đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dung, vận dụng sáng tạo, kiểm tra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì. (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em) Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay có hai hướng tiếp cận chính về đánh giá kết quả học tập. Đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình phổ thông và đánh giá dựa vào sự phát triển năng lực ở học sinh.
Cách đánh giá thứ nhất thiên về đánh giá mức độ tiếp nhận nội dung chương trình môn hoc; cách đánh giá thứ hai thiên về xác định các mục tiêu năng lực của người học so với mục tiêu đặt ra của môn học. 
Do chi phối bới mục tiêu môn học và điều kiện thực hiện, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Ngữ văn hiện nay tập trung chủ yếu váo hai năng lực đọc và viết.
Từ thực tế đổi mới dạy học kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá cho nên đè thi tuyển vào lớp 10 cũng thay đổi cấu trúc. Nhưng thực tế trong ba năm gần đây kết quả điểm thi vào lớp 10 môn Ngữ văn ở Bến tre khá thấp, năm 2017 chỉ trên dưới 15% học sinh có điểm văn trên trung bình, năm 2018 khoảng 10% học sinh có điểm văn trên trung bình , năm 2019 20% học sinh có điểm văn trên trung bình , và năm nào cũng có học sinh điểm 0 môn văn. Đây là thực trạng đáng báo động, vì thế Sở Giáo dục đã tổ chức hội thảo huy mô toàn tỉnh, chuyên viên về các huyện để tìm hiểu nguyên nhân (vào tháng 4/2018); cuối cùng có thể dẫn đến kết luận: có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân cơ bản là giáo viên không chú tâm rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh.
 Chúng ta không thể tưởng học sinh bản xứ học 9 năm thi lại điểm 0 và trên dưới 70% có điểm dưới trung binh. Thực chất phần Đọc hiểu đã chiểm từ 3 đến 4 điểm trong đề thi. 
Đọc hiểu là một năng lực tiếp nhận văn bản, thông qua hoạt động của người đọc chữ, xem các kí hiệu bảng biểu, hình ảnh trong nhiều loại văn bản khác nhau, nhằm xử lý thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong cuộc sống. Đọc hiểu luôn là nội dung trọng tâm trong chương trình Ngữ văn, vì thế phải có phương pháp dạy cho phù hợp. Ở đây, vì điều kiện, người viết không đi sâu vào vấn đề này mà chỉ tập trung vào hướng dẫn cách trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu với tên gọi đề tài: Hướng dẫn học sinh ôn luyện phần Đọc hiểu văn bản đáp ứng yêu cầu đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông.
Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
Trong dạy học môn Ngữ văn năng lực đọc hiểu rất được coi trọng. phần lớn bài học và chương trình sách giáo khoa hiện nay là bài học về văn bản văn học. Cấu trúc một bài giảng văn bản văn học thường gồm hai phần lớn là Chú thích và Đọc hiểu văn bản. Chính vì thế giáo viên chỉ bám sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh nắm chắc hai phần này. Về cơ bản đáp ứng được chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học đề ra.
Tuy nhiên tình trạng giáo viên “ đọc hộ”, “hiểu hộ”, “cảm thụ hộ” học sinh diên ra khá phổ biến. Trong các giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học học sinh thường nghe và ghi chép lại bài giảng của giáo viên hơn là tự mình cảm thụ, tìm hiểu khám phá văn bản, nên khi làm bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ bộc lộ những hạn chế nhất định.
Ưu nhược điểm của giải pháp cũ:
Ưu điểm:
- Đáp ứng được chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản, sau khi học phần chú thích, học sinh có thể chỉ ra được những thông tin có liên quan được thể hiện trong văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, từ ngữ, chi tiếc, nhân vậtqua đó nhận biết được đối tượng và nội dung chính được đề cập (Mức độ nhận biết)
- Nắm bắt được nhứng giá trị nội dung và nghệ thuật, thông điệp mà tác giả gởi gấm thông qua bài ghi từ giáo viên (Mức độ thông hiểu)
- Giải quyết các vấn đề có liên quan theo mẫu của giáo viên (Mức độ vận dụng) và nhận xét đánh giá kiến giải vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên (mức độ vận dụng cao)
Nhược điểm:
- Học sinh có thể tái hiện lại thông tin có từ sách giáo khoa hoặc lời giảng của giáo viên riêng bản thân không thể tự mình nhận biết thông tin ngoại vi như phương thức biểu đạt, thể thơ đặc biệt là văn bản bên ngoài sách giáo khoa (Câu 1 đề năm 2017-2018- phần phụ lục)
- Không thể tự mình khái quát nội dung của một đoạn văn, một phần văn bản hoặc lý giải một vấn đề nào đó trong tác phẩm ( thường giáo viên chỉ hướng dẫn toàn bài) ví dụ câu 1 đề 2017- 2018 và 2918-2019 - phần phụ lục.
- Không thể tự mình giải quyết các tình huống/ vấn đề tương tự những tình huống/vấn đề đã học.
- Học sinh dễ dẫn đến học vẹt, học mẫu nhưng hiệu quả vẫn kém. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a. Mục đích của giải pháp Mục đích của giải pháp:
- Giúp giáo viên nhận thức được đọc hiểu văn bản là khâu quan trọng trong môn Ngữ văn, đồng thời câu hỏi đọc hiểu cũng rất quan trọng trong cấu trúc đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực ( chiếm 30-40% điểm số) từ đó có định hướng giúp học sinh tự đọc hiểu không còn tình trạng “hiểu hộ”, “đọc hộ” .
- Giúp giáo viên có định hướng ôn luyện những kiến thức cơ bản, những kĩ năng cơ bản để học sinh có thể đáp ứng tốt yêu cầu của đề kiểm tra nói chung và đề tuyển sinh vào lớp 10 nói riêng.
- Đề tài này cũng có thể coi  tài liệu để các giáo viên  tham khảo khi dạy các tiết ôn tập, ôn thi tuyển sinh, ôn thi học sinh giỏi.
- Giúp học sinh nhận thức được đọc hiểu là khâu quan trọng trong chương trình ngữ văn để giải mã các văn bản trong chương trình cũng như các văn bản bắt gặp trong cuộc sống sau này.
- Đưa ra đề tài này thông qua việc hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết, lưu ý cách làm bài từ đó nâng cao chất lương làm dạng câu hỏi đọc hiểu của học sinh Trung học cơ sở, cụ thể:
+ Nắm vững những kiến thức lý thuyết liên quan đến câu hỏi phần Đọc hiểu
+ Nhận diện, phân loại các loại câu hỏi phần Đọc hiểu theo phạm vi kiến thức..
+ Hiểu được phương pháp, cách thức làm dạng câu hỏi này đạt kết quả cao
+ Luyện tập một số đề Đọc hiểu để rèn kĩ năng làm bài
+ Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
b. Nội dung giải pháp 
Tính mới của giải pháp: 
Thực tế trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở văn bản được đọc hiểu chủ yếu là văn bản văn học, có rất ít văn bản thông tin được đưa vào chương trình, sách giáo khoa, mà trong thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải đọc hiểu nhiều kiểu văn bản khác nhau vì thế cần rèn luyện năng lực này.
Việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh hiện nay thông qua hai hình thức: kiểm tra miệng (yêu cầu học sinh nhắc lại một nội dung nào đó của bài học được ghi chép trong vở) và kiểm tra viết (Viết về vấn đề thuộc phương diện nội dung hoặc nghệ thuật của văn bản đã học). Những nhiệm vụ này chưa đánh giá được năng lực đọc hiểu các loại văn bản khác nhau của học sinh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần đổi mới đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh bằng việc sử dụng các văn bản (ngữ liệu) mới ngoài chương trình sách giáo khoa (bao gồm cả văn bản văn học và văn bản thông tin có cùng đề tài, chủ đề , thể loại văn bản đã học trong chương trinh, sách giáo khoa), yêu cầy học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có vào cảm thụ và đọc hiểu văn bản mới này- đây cũng là ý kiến chỉ đạo của bộ phận chuyên môn Sở Giáo duc chỉ đạo trong chương trình tập huấn Kỉ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn Ngữ văn tại Sở Giáo dục ngày 12/7/2018
Giải pháp mới giúp giáo viên và học sinh nhận thức được ràng câu hỏi đọc hiểu thông thường dựa trên 3 mức độ cụ thể như sau để từ đó định hướng dạy - học và rèn luyên qua 3 cấp độ đó.
Mức độ
Mô tả
1. Nhận biết thông tin từ văn bản
( Nhận biết)
Chỉ ra được những thông tin có liên quan được thể hiện trong văn bản: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, từ ngữ, chi tiết , nhân vạtqua đó nhận biết được đối tượng và nội dung chính được đề cập.
2. Xác định ý tưởng, nội dung chính của văn bản
(Thông hiểu)
Kết nối các thông tin những từ ngữ, bối cảnh trong văn bản để xác định được các ý tưởng, nội dung quan trọng của văn bản; kết nối các mối liên hệ trong văn bản để nhận xét về giá trị nội dung nghệ thuật của văn bản, ý tưởng sáng tác của tác giả, các thông điệp được gởi gấm.
3. Vận dụng thông tin vào tình huống giả định tương tự
(Vận dụng)
Sử dụng thông tin trong và ngoài văn bản, thông tin từ các nguồn khác và kinh nghiệm bản thân để giải quyết các tình huông/ vấn đề tương tự tình huống/ vấn đề đã học.
Từ nhận thức trên, giải pháp mới chỉ ra hệ thống câu hỏi đọc hiểu thường xoay quanh các nội dung sau:
- Nhận bi ...  10 năm học 2017-2018 
Câu1(4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau, thực hiện yêu cầu a/b/c/d/:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
(Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải. 
Theo Ngữ văn 6 tập2, NXB Giáo dục Việt Nam,2014, trang 109)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
b. Nêu nội dung chính đoạn thơ bằng một câu khái quát.
c. Hãy tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết tác dụng của nó.
d. Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua đoạn thơ.
Với câu 1/a học sinh thường trả lời là phương thức biểu đạt miêu tả, bởi lẽ đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả, nhưng các em quên thơ là trữ tình, là bộc lộ cảm xúc, Nguyễn Đình Thi có xúc cảm trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt nam mới viết được những câu thơ trên. Chính vì vậy phương thức biểu đạt chính phải là biểu cảm. Một số em ghi cả 2 phương thức biểu cảm và miêu tả cũng không có điểm bởi đề bài yêu cầu phương thức biểu đạt chính.
+ Với dạng câu hỏi thônghiểu:
Đề bài có dạng câu hỏi thông hiểu đơn giản, nhưng học sinh vẫn không thực hiện được do giáo viên chưa chú trọng rèn kĩ năng trình bày câu hỏi đầy đủ chủ vị mà các em quen trình bày theo cách trình bày miệng trên lớp
Ví dụ câu b/ của đề bài trên, các em chỉ cần khái quát được nội dung và trình bài bằng một câu đủ chủ ngữ vị ngữ là đạt 0, 5 đ ( đáp án : Đoạn thơ/ ca ngợi vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.). Nhưng thực tế các em lại mất điểm với các lý do sau: xác định đúng nội dung nhưng lại không có chủ ngữ, hai là có chủ ngữ nhưng lại sai phương thức biểu đạt nên trình bày nội dung sai, thay gì là ca ngợi các em lại nói miêu tả. Do đó với dạng câu hỏi này nên yêu cầu đặt câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ bởi đề yêu cầu trình bày bằng một câu khái quát.
Hoặc Đề thi tuyền sinh vào lớp 10 năm học 2018-2019
Câu 1.(5 đ) 
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
 - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
- Quê anh ở đâu thế?- Họa sĩ hỏi.
- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXBGD)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.
c. Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn
d. Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.
Chúng ta thấy ở câu c, đa số học sinh trả lời anh thanh niên từ chối là do khiêm tốn (bởi đây là đức tính nổi bậc của anh thanh niên được giáo viên giảng dạy trên lớp). Nhưng thực tế nếu hiểu kĩ hơn phần văn bản ta thấy rằng anh thanh niên từ chối vì nhận ra rằng công việc là trách nhiệm phải làm còn người khác làm tốt hơn mình (đáp án).
Ngoài ra với dạng câu hỏi phân tích câu thì các em lại nhầm lẫn với mục đich nói của câu do không đọc kĩ đề hoặc nhầm lẫn khái niệm.
Ví dụ: 
Câu /b: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. 
Học sinh chỉ cần xác định được trạng ngữ: Năm trước, chủ ngữ: cháu, vị ngữ tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. là đạt 1,5 đ. Nhưng ở đay các em lại xác định đây là câu trần thuật nên hoàn toàn không có điểm.
+ Với dạng câu hỏi vận dụng trong phần đọc hiểu:
Phần lớn các em thường không làm được câu này bởi các lý do sau: thứ nhất trên lớp giáo viên thường cảm nhận thay, học sinh học thuộc và làm theo, thứ hai học sinh không có kiến thức cơ bản để đọc hiểu và vận dụng vào đọc hiểu một văn bản không được học 
Chúng ta có thể lấy câu d/ của đề 2017-2018 trên để minh họa (d/ Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua đoạn thơ).
Với câu hỏi này học sinh chỉ cần nắm vững cấu trúc đoạn văn, hiểu phương thức biểu đạt, thấy được tác dụng của các từ láy làm nên giá trị tu từ thì hoàn toàn có thể viết được. nhưng như đã nói ở trên do không có kiến thức liên quan đến khâu đọc hiểu nên học sinh đành viết lung tung không có chủ đề, không có lập luận dẫn đến không đạt điểm.
Hoặc câu d của đề 2018-2019 Viết đoạn văn nghị luận (không quá 5 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. Học sinh không đề xuất được luận điểm hoặc các em đề xuất luận điểm thiếu, chỉ thấy được phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên là khiêm tốn (thể hiện trong vở ghi) còn sự thành thật của anh ( tâm sự chuyện gia đình với người khác ) thì lại không thấy, từ đó sẽ hình thành đoạn văn không đáp ứng được yêu cầu tối đa của đap án.
àTrên đây là một vài ví dụ minh họa cho thấy được kĩ năng đọc hiểu cần cung cấp cho học sinh là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên giáo viên cần hệ thống hóa các kiến thức liên quan để tự ôn luyện. Đó cũng là nội dung ở bước 3.
- Bước 3. Nội dung cần ôn luyện 
Để đạt được kết quả cao khi làm các câu hỏi Đọc –hiểu văn bản thì học sinh cần có những kiến thức kĩ năng nào? đó là vấn đề đặt ra, và giáo viên cần phải ôn luyện cho học sinh những kiến thức kĩ năng gì cũng là một vấn đề quan trọng (thực tế những kiến thức, kĩ năng này học sinh được cung cấp hình thành từ những lớp 6 đến lớp 9). Người viết đề xuất một số nội dung sau: 
Về Tiếng Việt cần cung cấp cho các em:
- Từ :
+ Chia theo cấu trúc, các lớp từ trong Tiếng Việt.
+ Hệ thống từ loại và chức năng của chúng.
+ Các biện pháp tu từ từ vựng và tác dụng.
- Câu:
+ Câu chia theo cấu trúc.
+ Câu chia theo mục đích nói.
+ Các thành phần câu.
+ Các biện pháp tu từ về câu.
Về làm văn cần ôn luyện cho các em:
- Các phương thức biểu đạt ( Biểu cám, miêu tả , nghị luận, thuyết minh.) giúp các em nhận dạng từng phương thức biểu đạt và vận dụng xây dựng đoạn theo 1 phương thức biểu đạt bất kì.
- Rèn kĩ năng xây dựng các đoạn văn tiêu biểu: đoạn diến dịch, đoạn qui nạp, đoạn tổng phân hợp.
- Rèn các thao tác lập luận tiêu biểu: giải thích-chứng minh, phân tích-chưng minh, thao tác so sánh, thao tác bác bỏ..
- Rèn kĩ năng liên kết câu trong đoạn.
Về văn bản:
- Cung câp các kiến thức ngoại vi để khai thác một văn bản như phong cách sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, những nhận định đánh giá về tác giả.
Nắm được các yếu tố có liên quan đến văn bẳn như thể loại, ngôi kể, nhan đề, chủ đề.
- Đặc biêt phải biết phân tích văn bản theo đặt trưng loại thể.
- Rèn kĩ năng đưa ra những nhận xét, kiến giải một vấn đề trong văn bản. Vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống, bởi lẽ học văn là học cách làm người. 
- Trên đây là những kiến thức, kĩ năng tối thiểu cần ôn luyện cho học sinh để đáp ứng yêu cầu đọc hiểu văn bản, thực tế để đọc hiểu tốt một văn bản ngoài kiến thức thì người đọc cần phải có thái độ, tình cảm những cảm xúc nhất định đối vớ văn bản đó. Điều này không thể ôn luyện được mà phải hình thành, trau dồi trong 1 thời gian dài thậm chí cả cuộc đời một con người.
- Bước 4. Hướng dẫn học sinh giải đề:
Ôn luyên thực chất là làm việc nhiều để hình thành kĩ năng, cho nên khâu giải đề là khâu vô cùng quan trọng. Có giải đề mới đánh giá được khả năng lĩnh hội của học sinh, khả năng “nhạy cảm” đề của học sinh từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Có thể hướng dẫn học sinh làm những đề của Sở Giáo dục Bến Tre hoặc của các tỉnh khác, với độ khó từ thấp lên cao, từ đề thi học kì đến đề tuyến sinh và đề học sinh giỏi. 
Môn Ngữ văn đòi hỏi phải viết nhiều nên học sinh dễ chán nản, vì thế muốn thành công đòi hỏi thầy và trò phải kiên trì, phải nhẫn nại hướng đến mục tiêu đề ra. 	
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Giáo viên Ngữ văn đang dạy 9 nói riêng và giáo viên Ngữ văn toàn cấp nói chung có thể vận dụng để định hướng cách giảng dạy tiếp cận đề kiểm tra phần Đọc hiểu theo hướng kiểm tra năng lực của học sinh ( Ra đề theo cách mới là yêu cầu chung cho môn Ngữ văn từ cấp Trung học cơ sở đến cấp Trung học phổ thông).
- Học sinh bậc Trung học cơ sở nói chung và học sinh lớp 9 nói riêng có thể xem đây là tài liệu gợi ý để có hướng ôn luyện thi tuyển sih vào lớp 10 Trung học phổ thông đạt hiệu quả.
- Triển khai, áp dụng đươc ở tất cả các trường Trung học cơ sở trong huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 
- Đề tài bắt đầu nghiên cứu và triển khai thực hiện từ tháng 1/2018 sau khi tiến hành thực hiện và triển khai tại đơn vị bước đầu mang lại kêt quả khả quan :chất lương môn Ngữ văn kì thi tuyển sinh vào lơp 10 Trung học phổ thông ở đơn vị có nâng lên, bài thi học kì I môn Ngữ văn năm học 2018-2019 ( đề Sở ra): không có học sinh bị điểm không, điểm trên trung bình đạt 70%.
- Năm học 2018-2019 sẽ triển khai đại trà ở tất cả các lớp từ 6-9,dự kiến hiệu quả mang lại từ đề tài sẽ tốt hơn: chất lương môn Ngữ văn trong đơn vị sẽ nâng lên, kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn sẽ tiến triển hơn, không còn điểm không, điểm trên trung bình sẽ cao hơn chứ không còn là 20% như năm vừa qua. 
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Đề thi tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn ở Bến Tre (4 bản).
àĐề tài thể hiện tâm huyết của của giáo viên văn giảng dạy nhiều năm lớp 9, cũng như những kinh nghiệm, những bài học rút ra được từ công tác chấm thi Tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông nhiều năm liền.Tuy nhiên chỉ là bản mô tả, hạn chế về dung lượng, người viết chỉ thực hiện bước đầu như là khâu định hướng một phần giúp đồng nghiệp và các em học sinh có thêm một tài liệu để nghiên cứu. là kinh nghiệm cá nhân không tránh khỏi thiếu sót, chủ quan, rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và đóng góp của Hội đồng khoa học cũng như quý đồng nghiệp để đề tài từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn!
 Bến Tre, ngày 05 tháng 3 năm 2019

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_on_luyen_phan_doc_hieu_van_ban_dap_u.doc